chiến lược

phồn thể

Từ điển phổ thông

chiến lược, kế hoạch chiến đấu

Từ điển trích dẫn

1. Mưu lược tác chiến. ◇ Cao Thích : "Đương thì vô chiến lược, Thử địa tức biên thú" , (Tự Kì thiệp Hoàng Hà đồ trung tác ).
2. Kế hoạch và sách lược chỉ đạo toàn cục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường lối chung trong việc đánh giặc.

đan thanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nét đan thanh, nét thanh tao

Từ điển trích dẫn

1. Tức "đan sa" (đỏ) và "thanh hoạch" (xanh): chất màu dùng để vẽ.
2. Chỉ về hội họa. ◇ Lưu Trường Khanh : "Tự căng kiều diễm sắc, Bất cố đan thanh nhân" , (Vương Chiêu Quân ca ) Tự cho sắc đẹp mình lộng lẫy, Không màng đến người vẽ (chân dung).
3. Sáng rõ, minh hiển.
4. Tức là "đan sách" (sách son ghi công trạng) và "thanh sử" (sử xanh); "đan thanh" phiếm chỉ sử sách ghi công huân.

bố cục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bố cục, cách sắp xếp

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "bố cục" .
2. Nghĩa gốc chỉ trong phép đánh cờ, sắp xếp tiến hành các quân cờ một cách hệ thống theo quan điểm của toàn cục. ◇ Ngô Mai : "Liễm biên phong phúc thẩm tứ ngung, Bố cục lạc tử vô kì ngẫu" , (Đề thiên hương thạch nghiễn trai kì phổ ) Thu vén hai bên, phình ở giữa, coi xét bốn góc, Sắp xếp các quân cờ lạc không thành đôi.
3. Quy hoạch, an bài, xếp đặt. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Na thì tiên sanh giáo tha tố văn tự, khước tựu tri bố cục luyện cách, trác cú tu từ" , , (Trương đình tú đào sanh cứu phụ ) Thời kì đó thầy dạy anh làm văn chương, phải biết cấu trúc luyện cách, mài giũa từng câu tu sửa từng chữ.

thôi phiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lật đổ, lật nhào

Từ điển trích dẫn

1. Xô ngã, làm đổ.
2. Lật đổ (chính quyền hoặc chế độ). ◎ Như: "thôi phiên quân chủ chuyên chế, thật thi dân chủ chánh trị" , lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thực thi chính trị dân chủ.
3. Phủ định, phủ nhận (kế hoạch, quyết định...). ◇ Ba Kim : "Trương thái thái tịnh bất đồng ý tha đích chủ trương, bất quá tha tri đạo tự kỉ vô pháp thôi phiên tha đích luận chứng" , (Thu , Tam thập) Bà Trương hoàn toàn không đồng ý với chủ trương của ông, chẳng qua là tự mình không biết cách nào phủ định luận chứng của ông mà thôi.

Từ điển trích dẫn

1. Tỉ dụ cùng sinh sống hoặc cùng nhau làm việc nhưng ý kiến bất đồng, mỗi người đều có dự tính riêng. ☆ Tương tự: "đồng sàng các mộng" . ◇ Chu Nhi Phục : "Tống Kì Văn yếu tha hòa Giang Cúc Hà trù hoạch miên phưởng toàn nghiệp liên doanh đích sự, lưỡng cá nhân đồng sàng dị mộng, các hữu các đích đả toán" , , (Thượng Hải đích tảo thần , Đệ tứ bộ tam bát ).

đặc điểm

phồn thể

Từ điển phổ thông

đặc điểm, tính chất riêng

Từ điển trích dẫn

1. Những chỗ mà người hoặc sự vật vốn có riêng biệt. ☆ Tương tự: "đặc tính" , "đặc chất" , "đặc trưng" , "đặc sắc" . ◇ Lỗ Tấn : "Yếu cực tỉnh kiệm đích hoạch xuất nhất cá nhân đích đặc điểm, tối hảo thị họa tha đích nhãn tình" , (Nam khang bắc điệu tập 調, Ngã chẩm ma tố khởi tiểu thuyết lai ).
kê, kế
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đếm, tính. ◎ Như: "bất kế kì số" không đếm xuể, "thống kế" tính gộp cả, "hội kế" tính toán. § Ngày xưa, nhà Hán kén quan lại cho vào cung làm việc tính toán sổ sách. Nên đời khoa cử gọi thi hội là "kế giai" .
2. (Động) Mưu tính, trù tính. ◎ Như: "kế hoạch" mưu tính, vạch ra đường lối.
3. (Động) Xét, liệu tưởng, so sánh. ◇ Trang Tử : "Kế tứ hải chi tại thiên địa chi gian dã, bất tự lỗi không chi tại đại trạch hồ?" , (Thu thủy ) Kể bốn biển ở trong trời đất, chẳng cũng giống như cái hang nhỏ ở trong cái chằm lớn sao?
4. (Danh) Sách lược, phương pháp, mưu mô, mẹo, chước. ◎ Như: "đắc kế" đắc sách, có được mưu hay, "hoãn binh chi kề" kế hoãn binh.
5. (Phó) Kể ra, đại khái, so ra, tính ra, ngỡ rằng. ◇ Sử Kí : "Dư dĩ vi kì nhân kế khôi ngô kì vĩ, chí kiến kì đồ, trạng mạo như phụ nhân hảo nữ" , , (Lưu Hầu thế gia ) Ta cho rằng người ấy tất phải khôi ngô kì vĩ, khi nhìn tranh, thấy trạng mạo như một người con gái đẹp.

Từ điển Thiều Chửu

[jì]
① Đếm: Không thể đếm xuể
② Tính: Không tính thù lao; Tính gộp lại, cả thẩy
③ Mưu, mẹo, kế: Có được mưu hay đắc kế, đắc sách; Trúng kế, mắc mưu; Kế hoãn binh
④ Lo toan, tính toán: Để (lo toan cho việc) tăng cường kỉ luật
⑤ Kế, máy đo, đồng hồ đo: (Máy) áp kế
⑥ (văn) Xét các quan lại: Xét hết các quan lại trong cả nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Tính. Phàm tính gộp các môn lại để xem số nhiều hay ít đều gọi là kế. Như thống kê tính gộp cả, hội kế cùng tính cả, v.v. Vì thế nên sổ sách cũng gọi là kế. Nhà Hán kén quan lại cho vào cung làm việc với các quan tính toán sổ sách để tập việc. Nên về đời khoa cử gọi thi hội là kế giai là bởi đó.
② Xét các quan lại. Như đại kế xét suốt cả các quan lại trong thiên hạ.
③ Mưu kế, mưu tính. Như đắc kế đắc sách (mưu hay).
④ Ta thường đọc là kê cả.

Từ ghép 3

kế

phồn thể

Từ điển phổ thông

mưu kế, kế sách

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đếm, tính. ◎ Như: "bất kế kì số" không đếm xuể, "thống kế" tính gộp cả, "hội kế" tính toán. § Ngày xưa, nhà Hán kén quan lại cho vào cung làm việc tính toán sổ sách. Nên đời khoa cử gọi thi hội là "kế giai" .
2. (Động) Mưu tính, trù tính. ◎ Như: "kế hoạch" mưu tính, vạch ra đường lối.
3. (Động) Xét, liệu tưởng, so sánh. ◇ Trang Tử : "Kế tứ hải chi tại thiên địa chi gian dã, bất tự lỗi không chi tại đại trạch hồ?" , (Thu thủy ) Kể bốn biển ở trong trời đất, chẳng cũng giống như cái hang nhỏ ở trong cái chằm lớn sao?
4. (Danh) Sách lược, phương pháp, mưu mô, mẹo, chước. ◎ Như: "đắc kế" đắc sách, có được mưu hay, "hoãn binh chi kề" kế hoãn binh.
5. (Phó) Kể ra, đại khái, so ra, tính ra, ngỡ rằng. ◇ Sử Kí : "Dư dĩ vi kì nhân kế khôi ngô kì vĩ, chí kiến kì đồ, trạng mạo như phụ nhân hảo nữ" , , (Lưu Hầu thế gia ) Ta cho rằng người ấy tất phải khôi ngô kì vĩ, khi nhìn tranh, thấy trạng mạo như một người con gái đẹp.

Từ điển Thiều Chửu

[jì]
① Đếm: Không thể đếm xuể
② Tính: Không tính thù lao; Tính gộp lại, cả thẩy
③ Mưu, mẹo, kế: Có được mưu hay đắc kế, đắc sách; Trúng kế, mắc mưu; Kế hoãn binh
④ Lo toan, tính toán: Để (lo toan cho việc) tăng cường kỉ luật
⑤ Kế, máy đo, đồng hồ đo: (Máy) áp kế
⑥ (văn) Xét các quan lại: Xét hết các quan lại trong cả nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Tính. Phàm tính gộp các môn lại để xem số nhiều hay ít đều gọi là kế. Như thống kê tính gộp cả, hội kế cùng tính cả, v.v. Vì thế nên sổ sách cũng gọi là kế. Nhà Hán kén quan lại cho vào cung làm việc với các quan tính toán sổ sách để tập việc. Nên về đời khoa cử gọi thi hội là kế giai là bởi đó.
② Xét các quan lại. Như đại kế xét suốt cả các quan lại trong thiên hạ.
③ Mưu kế, mưu tính. Như đắc kế đắc sách (mưu hay).
④ Ta thường đọc là kê cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính toán — Sổ sách để tính toán — Sắp đặt trước công việc.

Từ ghép 37

hoạch
huò ㄏㄨㄛˋ

hoạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bắt được, có được
2. gặt hái
3. đầy tớ, nô tỳ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Được, bắt được. ◇ Tô Thức : "Thước khởi ư tiền, sử kị trục nhi xạ chi, bất hoạch" , 使, (Phương Sơn Tử truyện ) Chim khách vụt bay trước mặt, sai người cưỡi ngựa đuổi bắn, không được.
2. (Động) Thu được, giành được. ◎ Như: "hoạch ấn" thu được ấn quan (giành được chức quan), "hoạch thành" đạt được thành công.
3. (Động) Gặt hái (mùa màng). ◎ Như: "thu hoạch đông tàng" mùa thu gặt hái, mùa đông tồn trữ.
4. (Động) Gặp phải, tao thụ. ◎ Như: "hoạch vưu" gặp phải oán hận. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Hoạch tội như thị" (Thí dụ phẩm đệ tam ) Bị tội như vậy.
5. (Danh) Đày tớ, nô tì (ngày xưa). ◎ Như: "tang hoạch" tôi tớ. ◇ Tư Mã Thiên : "Thả phù tang hoạch tì thiếp, do năng dẫn quyết, huống bộc chi bất đắc dĩ hồ!" , , (Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư ) Bọn tôi tớ tì thiếp còn biết giữ tiết, tự quyết được, huống hồ kẻ hèn này lại không hiểu cái lẽ có khi bất đắc dĩ phải chết sao!

Từ điển Thiều Chửu

① Ðược, bắt được.
② Tang hoạch đầy tớ gái, con đòi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thu (được), bắt được, giành được, được: Bắt được rất nhiều tù binh; Giành được thành tích rất lớn; Nhỏ thì được ấp, lớn thì được thành (Tô Tuân: Lục quốc luận);
② (Thu) hoạch: Ruộng đồng năm nay thu hoạch rất tốt;
③ (cũ) Đầy tớ, con đòi, nô tì (thời xưa): Đầy tớ gái, con đòi;
④ Có thể, có dịp: Không thể tiến lại; Không có dịp để gặp mặt từ chối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Săn bắt được — Chỗ chính giữa của cái đích để nhắm bắn — Thâu được. Có được — Đứa tớ gái.

Từ ghép 5

tang, táng
sāng ㄙㄤ, sàng ㄙㄤˋ

tang

phồn thể

Từ điển phổ thông

việc tang, tang lễ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lễ nghi chôn cất người chết.
2. (Danh) Sự tình quan hệ với cái chết. ◎ Như: "cư tang" để tang, "điếu tang" viếng kẻ chết.
3. (Danh) Xác chết, thi thể.
4. (Danh) Họa nạn, tai vạ.
5. (Danh) Họ "Tang".
6. Một âm là "táng". (Động) Chạy trốn, đào vong.
7. (Động) Mất, đánh mất. ◎ Như: "táng minh" mù mắt, "táng vị" mất ngôi. ◇ Luận Ngữ : "Tử ngôn Vệ Linh Công chi vô đạo dã, Khang Tử viết: Phù như thị, hề nhi bất táng?" , : , ? (Hiến vấn ) Khổng Tử nói về chuyện vua Vệ Linh Công (là người) vô đạo, Khang Tử hỏi: Như vậy sao không mất (ngôi vua)?
8. (Động) Thất bại, hủy diệt.
9. (Động) Chết. ◇ Đào Uyên Minh : "Trình thị muội táng ư Vũ Xương" (Quy khứ lai từ tự ) Em gái Trình thị chết ở Vũ Xương.
10. (Động) Tiêu phí, hao phí. ◇ Bách dụ kinh : "Đồ táng kì công, không vô sở hoạch" , (Điền phu tư vương nữ dụ ) Uổng phí công lao mình mà không thu hoạch được gì cả.
11. (Động) Quên, quên mất. ◇ Trang Tử : "Kim giả ngô táng ngã, nhữ tri chi hồ?" , (Tề vật luận ) Nay ta đã quên ta, mi biết thế chăng?
12. (Động) Đau buồn, ưu thương. ◇ Thương quân thư : "Cuồng phu lạc chi, hiền giả táng yên" , (Canh pháp ).
13. (Động) Sầm mặt, xịu mặt (thần thái bất mãn, vẻ mặt không vui). ◇ Tỉnh thế nhân duyên truyện : "Nã trước không hạp tử, táng trước kiểm, quyệt trước chủy khứ liễu" , , (Đệ thất thập cửu hồi) Cầm cái hộp không, xịu mặt giảu mỏ bỏ đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ tang, như cư tang để tang, điếu tang viếng kẻ chết, v.v.
② Một âm là táng. Mất, như táng minh mù mắt, táng vị mất ngôi, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

Việc tang: Để tang; Viếng người chết; Ban tổ chức lễ tang. Xem [sàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lễ đối với người chết. Việc ma chay. Ca dao Chồng cô vợ cậu chồng dì. Trong ba người ấy chết thì không tang — Một âm là Táng. Xem Táng.

Từ ghép 24

táng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đánh mất, rơi mất, làm mất
2. lễ tang

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lễ nghi chôn cất người chết.
2. (Danh) Sự tình quan hệ với cái chết. ◎ Như: "cư tang" để tang, "điếu tang" viếng kẻ chết.
3. (Danh) Xác chết, thi thể.
4. (Danh) Họa nạn, tai vạ.
5. (Danh) Họ "Tang".
6. Một âm là "táng". (Động) Chạy trốn, đào vong.
7. (Động) Mất, đánh mất. ◎ Như: "táng minh" mù mắt, "táng vị" mất ngôi. ◇ Luận Ngữ : "Tử ngôn Vệ Linh Công chi vô đạo dã, Khang Tử viết: Phù như thị, hề nhi bất táng?" , : , ? (Hiến vấn ) Khổng Tử nói về chuyện vua Vệ Linh Công (là người) vô đạo, Khang Tử hỏi: Như vậy sao không mất (ngôi vua)?
8. (Động) Thất bại, hủy diệt.
9. (Động) Chết. ◇ Đào Uyên Minh : "Trình thị muội táng ư Vũ Xương" (Quy khứ lai từ tự ) Em gái Trình thị chết ở Vũ Xương.
10. (Động) Tiêu phí, hao phí. ◇ Bách dụ kinh : "Đồ táng kì công, không vô sở hoạch" , (Điền phu tư vương nữ dụ ) Uổng phí công lao mình mà không thu hoạch được gì cả.
11. (Động) Quên, quên mất. ◇ Trang Tử : "Kim giả ngô táng ngã, nhữ tri chi hồ?" , (Tề vật luận ) Nay ta đã quên ta, mi biết thế chăng?
12. (Động) Đau buồn, ưu thương. ◇ Thương quân thư : "Cuồng phu lạc chi, hiền giả táng yên" , (Canh pháp ).
13. (Động) Sầm mặt, xịu mặt (thần thái bất mãn, vẻ mặt không vui). ◇ Tỉnh thế nhân duyên truyện : "Nã trước không hạp tử, táng trước kiểm, quyệt trước chủy khứ liễu" , , (Đệ thất thập cửu hồi) Cầm cái hộp không, xịu mặt giảu mỏ bỏ đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ tang, như cư tang để tang, điếu tang viếng kẻ chết, v.v.
② Một âm là táng. Mất, như táng minh mù mắt, táng vị mất ngôi, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mất: Mù mắt; Mất ngôi; Mất lập trường;
② (văn) Chết: Chẳng bao lâu em của Trình thị chết ở Vũ Xương (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai hề từ tự). Xem [sang].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất đi — thua. Td: Đắc táng ( được thua ) — một âm là Tang. Xem Tang.

Từ ghép 10

thị
shì ㄕˋ

thị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. là
2. đúng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự đúng, điều phải. ◎ Như: "tự dĩ vi thị" tự cho là phải, "tích phi thành thị" sai lâu thành đúng (lâu ngày làm sai, hiểu sai rồi tưởng vậy là đúng).
2. (Danh) Chính sách, kế hoạch, sự tình. ◎ Như: "quốc thị" chính sách quốc gia.
3. (Danh) Họ "Thị".
4. (Động) Khen, tán thành. ◎ Như: "thị cổ phi kim" khen xưa chê nay, "thâm thị kì ngôn" cho rằng điều đó rất đúng.
5. (Động) Là. ◎ Như: "tha thị học sanh" nó là học sinh.
6. (Động) Biểu thị sự thật tồn tại. ◎ Như: "mãn thân thị hãn" 滿 đầy mình mồ hôi.
7. (Động) Lời đáp: vâng, phải, đúng. ◎ Như: "thị, ngã tri đạo" , vâng, tôi biết.
8. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: đó, ấy. ◎ Như: "thị nhân" người ấy, "thị nhật" ngày đó. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kì chánh" , (Học nhi ) Phu tử đến nước đó, tất nghe chính sự nước đó.
9. (Liên) Do đó, thì. ◇ Quản Tử : "Tâm an thị quốc an dã, tâm trị thị quốc trị dã" , (Tâm thuật hạ ) Tâm an thì nước an vậy, tâm trị thì nước trị vậy.
10. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy, v.v. ◇ Luận Ngữ : "Thị tri tân hĩ" (Vi Tử ) Ông ấy biết bến đò rồi mà! § Ghi chú: "thị" thay cho Khổng Tử nói đến trước đó.
11. (Trợ) Dùng giữa câu, để đem tân ngữ ra trước động từ (có ý nhấn mạnh). ◎ Như: "duy lợi thị đồ" chỉ mưu lợi (mà thôi). § Ghi chú: trong câu này, "lợi" là tân ngữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Phải, điều gì ai cũng công nhận là phải gọi là thị. Cái phương châm của chánh trị gọi là quốc thị .
② Ấy thế, lời nói chỉ định như như thị như thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Là, đó là: Anh ấy là công nhân; Không biết thì cho là không biết, đó là biết vậy (Luận ngữ); Tôi là cha của người đàn bà gả chồng kia (Vương Sung: Luận hoành).【】thị phàm [shìfán] Như nghĩa ③;【】thị phủ [shìfôu] Có phải... hay không: Có sát thực tế hay không;【】thị dã [shìyâ] (văn) Đó là, là như thế vậy: Đánh lấy nước Yên mà dân nước Yên vui vẻ, thì đánh lấy. Người xưa đã có người làm thế rồi, đó là Võ vương vậy (Võ vương là như thế vậy) (Mạnh tử); Dứt hết rồi trở lại như lúc đầu, mặt trời mặt trăng là như thế vậy (Tôn tử binh pháp);【】 thị dĩ [shìyê] (văn) Lấy đó, vì vậy, vì thế: ? Tôi lấy đó làm lo (vì thế đâm lo), ông lại mừng tôi, vì sao thế? (Tả truyện)
② Có: 滿 Trên mình đẫm mồ hôi, mồ hôi nhễ nhãi;
③ Đó, đấy, ấy: 西 Đồ có cũ thật đấy, nhưng còn dùng được;
④ Thích hợp, đúng: Đến đúng lúc; Đặt đúng chỗ;
⑤ Bất cứ, phàm, hễ: Hễ là việc chung, mọi người đều phải quan tâm;
⑥ Đấy (dùng cho câu hỏi): ? Anh ngồi tàu thủy hay đi tàu hỏa đấy?;
⑦ Dùng làm tiếng đệm: ? Ai cho anh biết đấy?; Anh ấy không hiểu thật đấy; Trời rét thật;
⑧ Đúng, phải, hợp lí: Thực sự cầu thị; Anh ấy nói đúng;
⑨ Cái đó, cái ấy, việc đó, việc ấy, người đó, người ấy, đó, đấy, ấy, thế: Như thế; Ngày đó trời nắng tốt; Ông tôi chết vì việc đó, cha tôi cũng chết vì việc đó (việc bắt rắn) (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); Người đó đã biết chỗ bến đò rồi (Luận ngữ); Đó là cách thi hành điều nhân vậy (Mạnh tử); Đây là nơi cây gươm của ta rơi xuống (Lã thị Xuân thu); Chiêu công đi tuần hành ở phương nam không trở về, quả nhân muốn hỏi về việc đó (Tả truyện). Xem [shìyâ] ở trên;
⑩ (văn) Như thế: Tấm lòng như thế là đủ để xưng vương với thiên hạ rồi (Mạnh tử);
⑪ (văn) Trợ từ giữa câu để đảo trí tân ngữ ra phía trước động từ: Ta chỉ chú trọng đến điều lợi (Tả truyện) (thay vì: ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấy là. Tức là — Đúng. Phải ( trái với sai quấy ). Văn tế Trương Công Định của Nguyễn Đình Chiểu: » Nhọc nhằn vì nước, nào hờn tiếng thị tiếng phi «.

Từ ghép 29

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.