lai, lãi
lāi ㄌㄞ, lái ㄌㄞˊ, lài ㄌㄞˋ

lai

giản thể

Từ điển phổ thông

đến nơi

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lại, đến: Đem cái cuốc lại đây; Nhờ người đưa đến một bức thư;
② Đặt sau động từ để chỉ kết quả của động tác: Nói ra dài dòng; Người này xem ra tuổi không nhỏ; Tết năm nay chắc các anh vui lắm thì phải.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến: Tôi đến Bắc Kinh đã 3 năm rồi; ! Anh đã đến đấy à!;
② Xảy ra (sự việc, vấn đề), đã đến: Xảy ra vấn đề rồi đấy; , Sang xuân mùa màng bận rộn đã đến;
③ Làm, chơi, mở... hoặc dùng để thay thế cho một động từ cụ thể: Làm bậy, làm bừa; Chơi một ván cờ; Mở một cuộc thi đua; , Anh nghỉ một tí, để tôi làm; , ? Chúng tôi chơi bóng, anh có tham gia (chơi) không?;
④ Đặt sau từ "" hoặc "" để biểu thị ý có thể hoặc không: Hai người này nói chuyện rất tâm đắc (ăn ý với nhau); Bài này tôi không biết hát;
⑤ Đặt trước động từ để đề nghị sẽ làm một việc gì: Mời anh đọc một lần; Ai nấy đều nghĩ xem;
⑥ Đến... để...: Chúng tôi đến để chúc mừng; Anh ấy về nhà để thăm cha mẹ;
⑦ Để (mà)...: ? Anh lấy lí lẽ gì để thuyết phục hắn?;
⑧ Đấy, đâu (đặt sau câu để tỏ sự việc đã xảy ra): ? Tôi có bao giờ nói thế đâu?
⑨ Tương lai, sau này (hoặc các thời gian về sau): Sang năm; Đời sau;
⑩ Từ trước đến nay: Lâu nay; Hai nghìn năm nay; Từ mùa xuân đến giờ; Hơn hai mươi năm nay anh ấy đều làm việc ở nông thôn. Xem ;
⑪ Trên, hơn, ngoài, trên dưới, khoảng chừng: Hơn mười ngày; Ngoài năm mươi tuổi; Trên ba trăm người; Hơn hai dặm đường;
⑫ Đặt sau số từ "" v.v.. để liệt kê các lí do mục đích: , , , Lần này anh ấy vào phố, một là để báo cáo công tác, hai là để sửa chữa máy móc, ba là để mua sách vở; , , Một là bận việc, hai là kẹt xe, nên tôi vẫn không đến thăm anh được;
⑬ [Lái] (Họ) Lai;
⑭ Dùng làm từ đệm trong thơ ca, tục ngữ hoặc lời rao hàng: Tháng giêng đón xuân sang; 穿 Chẳng lo chuyện no cơm ấm áo; ! Mài dao mài kéo đây!;
⑮ (văn) Trợ từ, dùng để nêu tân ngữ ra trước động từ (thường dùng trong Hán ngữ thượng cổ): , Chàng không nghĩ đến tình xưa mà giận ta (Thi Kinh: Bội phong, Cốc phong);
⑯ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự cầu khiến, thúc giục (đôi khi dùng kèm với , ): ! Sao chẳng về đi! (Mạnh tử: Li Lâu thượng); , ? Về đi thôi hề! Ruộng vườn sắp hoang vu, sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai hề).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một cách viết của chữ Lai .

Từ ghép 20

lãi

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
lai, lãi
lái ㄌㄞˊ, lài ㄌㄞˋ

lai

phồn thể

Từ điển phổ thông

đến nơi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến. § Đối lại với "khứ" , "vãng" . ◎ Như: "xa lai liễu" xe đến rồi. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
2. (Động) Tới nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai, hồng nhan đa bạc mệnh" , từ xưa đến nay, những kẻ má hồng thường bạc mệnh. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu" , (Xuân hiểu ) Từ hồi đêm đến giờ (nghe) tiếng mưa gió, Hoa rụng không biết nhiều hay ít?
3. (Động) Xảy ra, đã đến. ◎ Như: "vấn đề lai liễu" xảy ra vấn đề rồi đấy.
4. (Động) Làm (dùng thay cho một số động từ để nói vắn tắt). ◎ Như: "lai nhất bàn kì" chơi một ván cờ, "giá giản đan, nhượng ngã lai" , cái đó dễ mà, để tôi làm cho.
5. (Tính) Sẽ đến, về sau. ◎ Như: "lai niên" sang năm, "lai nhật" ngày sau, "lai sanh" đời sau.
6. (Tính) Khoảng chừng (dùng với số lượng). ◎ Như: "tam thập lai tuế" khoảng ba mươi tuổi, "nhị thập lai cân" chừng hai chục cân.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ hoặc động từ, biểu thị: từ đó ... về sau. ◇ Đỗ Phủ : "Tiểu lai tập tính lãn" (Tống Lí Hiệu Thư ) Từ nhỏ, tính vốn lười. ◇ Bạch Cư Dị : "Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn" , (Tì bà hành ) Từ khi (người đó) đi đến nay, tôi ở cửa sông giữ con thuyền không, Quanh thuyền trăng sáng trải trên dòng sông lạnh.
8. (Trợ) Đặt trước động từ, biểu thị ý nguyện. ◎ Như: "nhĩ lai khán điếm" anh coi tiệm, "đại gia lai tưởng tưởng biện pháp" mọi người sẽ nghĩ cách.
9. (Trợ) Đặt sau động từ: đến, để. ◎ Như: "tha hồi gia khán gia nương lai liễu" anh ấy về nhà để thăm cha mẹ.
10. (Trợ) Đi liền với "đắc" , "bất" , biểu thị "có thể" hay "không thể". ◎ Như: "giá sự ngã tố đắc lai" việc này tôi làm được, "Anh ngữ ngã thuyết bất lai" tôi không biết nói tiếng Anh.
11. (Trợ) Dùng sau số từ, dùng để liệt kê: một là ..., hai là ..., v.v. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm nhất lai đỗ lí vô thực, nhị lai tẩu liễu hứa đa trình đồ, tam giả đương bất đắc tha lưỡng cá sanh lực, chỉ đắc mại cá phá trán, tha liễu thiền trượng tiện tẩu" , , , , 便 (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm một là bụng đói, hai là đi đường xa, ba là không đương nổi hai người sung sức, nên đành chờ một miếng hở, gạt thiền trượng rồi chạy.
12. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị thúc giục, khuyến nhủ. ◇ Đào Uyên Minh : "Quy khứ lai hề, điền viên tương vu, hồ bất quy" ,, (Quy khứ lai từ ) Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang vu, sao không về.
13. (Trợ) Dùng làm chữ đệm trong câu. ◎ Như: "chánh nguyệt lí lai, đào hoa khai" , tháng giêng, hoa đào nở, "bất sầu cật lai, bất sầu xuyên" , 穿 không lo ăn, chẳng lo mặc.
14. (Danh) Họ "Lai".
15. Một âm là "lại". (Động) Yên ủi, vỗ về. § Thông .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại.
② Về sau, như tương lai về sau này.
③ Một âm là lãi. Yên ủi, vỗ về yên ủi kẻ đến với mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lại, đến: Đem cái cuốc lại đây; Nhờ người đưa đến một bức thư;
② Đặt sau động từ để chỉ kết quả của động tác: Nói ra dài dòng; Người này xem ra tuổi không nhỏ; Tết năm nay chắc các anh vui lắm thì phải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến: Tôi đến Bắc Kinh đã 3 năm rồi; ! Anh đã đến đấy à!;
② Xảy ra (sự việc, vấn đề), đã đến: Xảy ra vấn đề rồi đấy; , Sang xuân mùa màng bận rộn đã đến;
③ Làm, chơi, mở... hoặc dùng để thay thế cho một động từ cụ thể: Làm bậy, làm bừa; Chơi một ván cờ; Mở một cuộc thi đua; , Anh nghỉ một tí, để tôi làm; , ? Chúng tôi chơi bóng, anh có tham gia (chơi) không?;
④ Đặt sau từ "" hoặc "" để biểu thị ý có thể hoặc không: Hai người này nói chuyện rất tâm đắc (ăn ý với nhau); Bài này tôi không biết hát;
⑤ Đặt trước động từ để đề nghị sẽ làm một việc gì: Mời anh đọc một lần; Ai nấy đều nghĩ xem;
⑥ Đến... để...: Chúng tôi đến để chúc mừng; Anh ấy về nhà để thăm cha mẹ;
⑦ Để (mà)...: ? Anh lấy lí lẽ gì để thuyết phục hắn?;
⑧ Đấy, đâu (đặt sau câu để tỏ sự việc đã xảy ra): ? Tôi có bao giờ nói thế đâu?
⑨ Tương lai, sau này (hoặc các thời gian về sau): Sang năm; Đời sau;
⑩ Từ trước đến nay: Lâu nay; Hai nghìn năm nay; Từ mùa xuân đến giờ; Hơn hai mươi năm nay anh ấy đều làm việc ở nông thôn. Xem ;
⑪ Trên, hơn, ngoài, trên dưới, khoảng chừng: Hơn mười ngày; Ngoài năm mươi tuổi; Trên ba trăm người; Hơn hai dặm đường;
⑫ Đặt sau số từ "" v.v.. để liệt kê các lí do mục đích: , , , Lần này anh ấy vào phố, một là để báo cáo công tác, hai là để sửa chữa máy móc, ba là để mua sách vở; , , Một là bận việc, hai là kẹt xe, nên tôi vẫn không đến thăm anh được;
⑬ [Lái] (Họ) Lai;
⑭ Dùng làm từ đệm trong thơ ca, tục ngữ hoặc lời rao hàng: Tháng giêng đón xuân sang; 穿 Chẳng lo chuyện no cơm ấm áo; ! Mài dao mài kéo đây!;
⑮ (văn) Trợ từ, dùng để nêu tân ngữ ra trước động từ (thường dùng trong Hán ngữ thượng cổ): , Chàng không nghĩ đến tình xưa mà giận ta (Thi Kinh: Bội phong, Cốc phong);
⑯ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự cầu khiến, thúc giục (đôi khi dùng kèm với , ): ! Sao chẳng về đi! (Mạnh tử: Li Lâu thượng); , ? Về đi thôi hề! Ruộng vườn sắp hoang vu, sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai hề).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đến. Lại. Tới — Mời gọi lại — Sắp tới. Về sau này.

Từ ghép 58

lãi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến. § Đối lại với "khứ" , "vãng" . ◎ Như: "xa lai liễu" xe đến rồi. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
2. (Động) Tới nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai, hồng nhan đa bạc mệnh" , từ xưa đến nay, những kẻ má hồng thường bạc mệnh. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu" , (Xuân hiểu ) Từ hồi đêm đến giờ (nghe) tiếng mưa gió, Hoa rụng không biết nhiều hay ít?
3. (Động) Xảy ra, đã đến. ◎ Như: "vấn đề lai liễu" xảy ra vấn đề rồi đấy.
4. (Động) Làm (dùng thay cho một số động từ để nói vắn tắt). ◎ Như: "lai nhất bàn kì" chơi một ván cờ, "giá giản đan, nhượng ngã lai" , cái đó dễ mà, để tôi làm cho.
5. (Tính) Sẽ đến, về sau. ◎ Như: "lai niên" sang năm, "lai nhật" ngày sau, "lai sanh" đời sau.
6. (Tính) Khoảng chừng (dùng với số lượng). ◎ Như: "tam thập lai tuế" khoảng ba mươi tuổi, "nhị thập lai cân" chừng hai chục cân.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ hoặc động từ, biểu thị: từ đó ... về sau. ◇ Đỗ Phủ : "Tiểu lai tập tính lãn" (Tống Lí Hiệu Thư ) Từ nhỏ, tính vốn lười. ◇ Bạch Cư Dị : "Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn" , (Tì bà hành ) Từ khi (người đó) đi đến nay, tôi ở cửa sông giữ con thuyền không, Quanh thuyền trăng sáng trải trên dòng sông lạnh.
8. (Trợ) Đặt trước động từ, biểu thị ý nguyện. ◎ Như: "nhĩ lai khán điếm" anh coi tiệm, "đại gia lai tưởng tưởng biện pháp" mọi người sẽ nghĩ cách.
9. (Trợ) Đặt sau động từ: đến, để. ◎ Như: "tha hồi gia khán gia nương lai liễu" anh ấy về nhà để thăm cha mẹ.
10. (Trợ) Đi liền với "đắc" , "bất" , biểu thị "có thể" hay "không thể". ◎ Như: "giá sự ngã tố đắc lai" việc này tôi làm được, "Anh ngữ ngã thuyết bất lai" tôi không biết nói tiếng Anh.
11. (Trợ) Dùng sau số từ, dùng để liệt kê: một là ..., hai là ..., v.v. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm nhất lai đỗ lí vô thực, nhị lai tẩu liễu hứa đa trình đồ, tam giả đương bất đắc tha lưỡng cá sanh lực, chỉ đắc mại cá phá trán, tha liễu thiền trượng tiện tẩu" , , , , 便 (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm một là bụng đói, hai là đi đường xa, ba là không đương nổi hai người sung sức, nên đành chờ một miếng hở, gạt thiền trượng rồi chạy.
12. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị thúc giục, khuyến nhủ. ◇ Đào Uyên Minh : "Quy khứ lai hề, điền viên tương vu, hồ bất quy" ,, (Quy khứ lai từ ) Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang vu, sao không về.
13. (Trợ) Dùng làm chữ đệm trong câu. ◎ Như: "chánh nguyệt lí lai, đào hoa khai" , tháng giêng, hoa đào nở, "bất sầu cật lai, bất sầu xuyên" , 穿 không lo ăn, chẳng lo mặc.
14. (Danh) Họ "Lai".
15. Một âm là "lại". (Động) Yên ủi, vỗ về. § Thông .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại.
② Về sau, như tương lai về sau này.
③ Một âm là lãi. Yên ủi, vỗ về yên ủi kẻ đến với mình.
gū ㄍㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phép tắc, luật lệ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bình đựng rượu có cạnh. ◇ Luận Ngữ : "Cô bất cô, cô tai, cô tai" , , (Ung dã ) Cái cô mà không có cạnh góc thì sao gọi là cái cô! Sao gọi là cái cô! § Ghi chú: Cô vốn là cái bình đựng rượu có cạnh góc. Tới đời Khổng Tử, người ta biến đổi nó, bỏ cạnh góc đi, nhưng vẫn giữ tên cũ. Khổng Tử chỉ trích thói đương thời hữu danh vô thực, nhất là trong chính trị.
2. (Danh) Góc. ◎ Như: "lục cô" sáu góc.
3. (Danh) Hình vuông. ◇ Sử Kí : "Phá cô vi viên" (Khốc lại truyện ) Đổi vuông làm tròn.
4. (Danh) Thẻ tre, ngày xưa dùng để viết chữ. § Vì thế nên người nào khinh suất viết lách (viết bậy không nghĩ) gọi là "suất nhĩ thao cô" .
5. (Danh) Chuôi gươm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bình đựng rượu có cạnh.
② Góc. Như lục cô sáu góc.
③ Vuông. Như phá cô vi viên đổi vuông làm tròn, ý nói không cố chấp vậy.
④ Cái thẻ tre, ngày xưa dùng để viết chữ. Vì thế nên người nào khinh suất viết lách (viết bậy không nghĩ) gọi là suất nhĩ thao cô .
⑤ Chuôi gươm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bình đựng rượu có góc cạnh (thời xưa);
② Góc: Sáu góc;
③ Hình vuông: Bỏ vuông làm tròn, bỏ chín làm mười, không cố chấp;
④ Thẻ tre (thời xưa dùng để viết): Viết lách ẩu tả;
⑤ Quy tắc, phép tắc;
⑥ Thư từ, giấy má, tài liệu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bầu rượu — Góc cạnh, chỗ hai mái nhà giáp nhau.
hàm, hám
hán ㄏㄢˊ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cằm
2. nuốt
3. chứa đựng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngậm, giữ ở trong mồm không nhả ra, không nuốt vào. ◎ Như: "hàm trước dược phiến" ngậm thuốc.
2. (Động) Chứa, bao gồm. ◎ Như: "hàm thủy phần" chứa nước, "hàm dưỡng phần" có chất dinh dưỡng.
3. (Động) Dung nạp, bao dong. ◇ Đỗ Phủ : "Song hàm tây lĩnh thiên thu tuyết, Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền" 西, (Tuyệt cú ) Cửa sổ ngậm tuyết nghìn thu núi phía tây, Ngoài cổng đậu những chiếc thuyền Đông Ngô vạn dặm.
4. (Động) Ôm giữ, nhẫn chịu, chịu đựng. ◎ Như: "hàm hận" ôm hận, "cô khổ hàm tân" chịu đắng nuốt cay.
5. (Động) Giữ kín bên trong, ẩn tàng. ◇ Hàn Dũ : "Lăng thần tính tác tân trang diện, Đối khách thiên hàm bất ngữ tình" , (Hí đề mẫu đan ) Sớm mai đều trang điểm mặt mới, Trước khách vẫn cứ giữ kín trong lòng không nói ý tình.
6. (Động) Hiển hiện, bày ra. ◇ Tuấn Thanh : "Kính tử lí xuất hiện đích thị nhất phó niên thanh đích hàm trứ hạnh phúc đích vi tiếu đích kiểm" (Lê minh đích hà biên , Đông khứ liệt xa ) Trong gương hiện ra một khuôn mặt trẻ tuổi tươi cười tràn trề hạnh phúc.
7. (Danh) Tục lệ ngày xưa, lấy ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) bỏ vào mồm người chết, gọi là "hàm" . § Thông "hàm" , "hàm" .
8. (Danh) Ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) để trong mồm người chết (ngày xưa). § Thông "hàm" , "hàm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngậm, ngậm ở trong mồm không nhả không nuốt là hàm.
② Dung được, nhẫn được. Như hàm súc , hàm dong nghĩa là bao dong nhịn nhục được, không vội giận vội cười.
③ Lễ ngày xưa người chết thì bỏ gạo và của quý vào mồm gọi là hàm. Ta thường gọi là đồ vặn hàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngậm: Ngậm một ngụm nước; Ngậm máu phun người miệng mình dơ trước. (Ngr) Rưng rưng: Rưng rưng nước mắt;
② Nuốt.【】hàm nộ [hánnù] Nuốt giận, nén giận;
③ Chứa, có, bao gồm: Chứa chất nước; Có chất dinh dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngậm trong miệng — Chứa đựng. Chẳng hạn Bao hàm — Tích chứa trong lòng.

Từ ghép 13

hám

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho vàng bạc châu ngọc vào miệng người chết ( tục lệ xưa ) — Một âm là Hàm xem Hàm.

bào hao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gầm, rống, gừ

Từ điển trích dẫn

1. Dã thú gầm thét. ◇ Thường Kiến : "Nhật nhập văn hổ đấu, Không san mãn bào hao" , 滿 (Không linh san ứng điền tẩu ).
2. Gào thét giận dữ. ◎ Như: "bào hao như lôi" .
3. Khí thế dũng mãnh cứng cỏi. ◇ Bão Phác Tử : "Bào hao giả bất tất dũng, Thuần đạm giả bất tất khiếp" , (Ngoại thiên , Thanh giám ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gầm thét giận dữ ( không phải Bào hao của Việt Nam trong thành ngữ » Thấy sao bào hao làm vậy « ).
khước, quặc
jué ㄐㄩㄝˊ

khước

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi rụt rè
2. nhảy

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dáng đi nhanh. ◇ Luận Ngữ : "Quân triệu sử tấn, sắc bột như dã, túc khước như dã" 使, (Hương đảng ) Khi vua triệu ông tiếp khách, thì ông đổi sắc mặt (tỏ vẻ nghiêm nghị, trịnh trọng), bước chân vội vàng nhanh nhẹn.
2. (Động) Nhảy. ◇ Hoài Nam Tử : "Phù dục, viên khước, si thị, hổ cố" , , , (Tinh thần huấn ) Le le tắm, vượn nhảy, cú nhìn, cọp ngoảnh lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Đi rụt rè tỏ dáng kính cẩn.
② Đi nhanh, đi vội.
③ Nhảy. Ta quen đọc là chữ quặc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhảy;
② Đi nhanh, đi vội;
③ Đi rụt rè (tỏ vẻ kính cẩn).

quặc

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Đi rụt rè tỏ dáng kính cẩn.
② Đi nhanh, đi vội.
③ Nhảy. Ta quen đọc là chữ quặc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhảy lên — Khuỵu gối tỏ ý kính trọng.

Từ ghép 1

khấu
kòu ㄎㄡˋ

khấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gõ (cửa)
2. lạy, rập đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gõ, đập. ◎ Như: "khấu môn" gõ cửa, "khấu quan" gõ cửa quan. ◇ Bạch Cư Dị : "Kim khuyết tây sương khấu ngọc quynh" 西 (Trường hận ca ) Gõ cánh ngọc nơi cửa vàng hiên tây.
2. (Động) Hỏi, thăm hỏi, gạn hỏi. ◎ Như: "khấu an" vấn an. ◇ Luận Ngữ : "Ngô hữu tri hồ tai? Vô tri dã. Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã; ngã khấu kì lưỡng đoan nhi kiệt yên" ? . , ; (Tử Hãn ) Ta có kiến thức rộng chăng? Không có kiến thức rộng. Có người tầm thường hỏi ta (một điều), ta không biết gì cả; ta xét đầu đuôi sự việc mà hiểu hết ra.
3. (Động) Lạy sát đầu xuống đất. ◎ Như: "bách khấu" trăm lạy. ◇ Nguyễn Du : "Ngô tương hà dĩ khấu thần minh" (Vãn há Đại Than ) Ta sẽ lấy gì để lạy xin với thần minh?
4. (Động) Giằng, lôi, kéo. § Thông "khấu" . ◇ Sử Kí : "Bá Di, Thúc Tề khấu mã nhi gián" , (Bá Di truyện ) Bá Di và Thúc Tề giằng ngựa lại mà can.

Từ điển Thiều Chửu

① Gõ, như khấu môn gõ cửa, khấu quan gõ cửa quan, v.v.
② Hỏi, như ngã khấu kì lưỡng đoan ta gạn hỏi thửa hai mối.
③ Lạy rập đầu xuống đất. Như bách khấu trăm lạy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gõ, đập: Gõ cửa;
② Khấu đầu (lạy rập đầu xuống đất): Trăm lạy; Khấu đầu lạy tạ;
③ (văn) Hỏi, thăm hỏi, hỏi han, gạn hỏi: Gạn hỏi về hai đầu mối của nó: Ta hỏi lí do tại sao thế (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
④ (văn) Giằng lại (dây cương...) (dùng như , bộ ): Bá Di và Thúc Tề giằng ngựa lại mà can ngăn (Sử kí: Bá Di liệt truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gõ. Đập — Hỏi — Rập đầu xuống đất mà lạy — Dùng như chữ Khấu .

Từ ghép 8

Từ điển trích dẫn

1. Hai đầu, gốc ngọn, thủy chung. ◇ Luận Ngữ : "Ngô hữu tri hồ tai? Vô tri dã. Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã; ngã khấu kì lưỡng đoan nhi kiệt yên" ? . , ; (Tử Hãn ) Ta có kiến thức rộng chăng? Không có kiến thức rộng. Có người tầm thường hỏi ta (một điều), ta không biết gì cả; ta xét đầu đuôi sự việc mà hiểu hết ra.
2. Hai cực đoan, tức thái quá và bất cập. ◇ Lễ Kí : "Chấp kì lưỡng đoan, dụng kì trung ư dân" , (Trung Dung ) ý nói xử sự không thiên lệch, cẩn thận giữ đạo trung dung, không nên cực đoan..
3. Thái độ do dự, lưỡng lự, không nhất định. ◇ Sử Kí : "Ngụy vương khủng, sử nhân chỉ Tấn Bỉ, lưu quân bích Nghiệp, danh vi cứu Triệu, thật trì lưỡng đoan dĩ quan vọng" , 使, , , (Ngụy Công Tử truyện ) Vua Ngụy sợ, sai người cản Tấn Bỉ lại, giữ quân đóng lũy ở đất Nghiệp, tiếng là cứu Triệu, nhưng thực ra là còn lưỡng lự để nghe ngóng xem sao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai đầu. Chỉ sự thái quá và sự bất cập.
nỗi
něi ㄋㄟˇ

nỗi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đói
2. đuối, kém
3. ươn, thối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đói. ◎ Như: "đống nỗi" đói rét. ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Ngô gia bổn San Đông, lương điền sổ khoảnh, túc dĩ ngự hàn nỗi, hà khổ cầu lộc" , , , 祿 (Lữ Ông ) Nhà ta gốc ở Sơn Đông, ruộng tốt vài trăm mẫu, đủ để khỏi đói lạnh, tại sao phải khổ sở đi cầu bổng lộc.
2. (Danh) Người bị đói. ◇ Hậu Hán Thư : "Chẩn dữ bần nỗi, bất tuyên kỉ huệ" , (Lương Thống truyện ) Cứu giúp người nghèo đói, không rêu rao ơn huệ.
3. (Động) Làm cho đói. ◇ Mạnh Tử : "Tắc đống nỗi kì thê tử" (Lương Huệ Vương hạ ) Thì sẽ làm cho vợ con đói rét.
4. (Động) Đuối, nhụt, mất dũng khí, nản lòng. ◎ Như: "thắng bất kiêu, bại bất nỗi" , thắng không kiêu, bại không nhụt.
5. (Tính) Ươn, thối. ◇ Luận Ngữ : "Ngư nỗi nhi nhục bại bất thực" (Hương đảng ) Cá ươn, thịt thối chẳng ăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Đói, đói rét gọi là đống nỗi .
② Đuối. Như khí nỗi đuối hơi, kém sức.
③ Ươn, thối. Như sách Luận Ngữ nói: Ngư nỗi nhi nhục bại bất thực (Hương đảng ) cá ươn, thịt thối chẳng ăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đói;
② Chán nản, nản lòng: Thắng không kiêu, bại không nản;
③ (văn) Thối, thối rữa, (cá) ươn: Cá ươn và thịt thối (thì) không ăn (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chết đói — Cá ươn, thối.

Từ ghép 1

lương
liáng ㄌㄧㄤˊ, liǎng ㄌㄧㄤˇ

lương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hiền lành, tốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành, hay, giỏi. ◎ Như: "lương sư" bậc thầy tài đức, "lương gia tử đệ" con em nhà lương thiện, "lương dược khổ khẩu" thuốc hay đắng miệng. ◇ Chiến quốc sách : "Ngô mã lương" (Ngụy sách tứ ) Ngựa tôi tốt (chạy hay).
2. (Tính) Trời phú cho, thuộc về bổn năng sẵn có. ◎ Như: "lương tri" tri thức thiện năng tự nhiên, "lương năng" khả năng thiên phú.
3. (Danh) Người tốt lành. ◎ Như: "trừ bạo an lương" diệt trừ kẻ ác dữ, giúp yên người lương thiện.
4. (Danh) Sự trong sạch, tốt lành. ◎ Như: "tòng lương" trở về đời lành.
5. (Danh) Đàn bà gọi chồng mình là "lương nhân" .
6. (Danh) Họ "Lương".
7. (Phó) Đúng, quả thật, xác thực, quả nhiên. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Phó) Rất, lắm, quá. ◎ Như: "lương cửu" lâu lắm, "cảm xúc lương đa" rất nhiều cảm xúc, "huyền hệ lương thâm" mong nhớ thâm thiết.

Từ điển Thiều Chửu

① Lành, tính chất thuần tốt bền giữ không đổi gọi là lương. Như trung lương , hiền lương , v.v. Cái tâm thuật của người gọi là thiên lương , tục gọi là lương tâm . Tục gọi con nhà thanh bạch, không có tiếng tăm gì xấu là lương gia tử đệ con em nhà lương thiện. Cô đầu nhà thổ giũ sổ về làm ăn lương thiện gọi là tòng lương .
② Tốt, vật gì hoàn toàn tốt đẹp gọi là lương.
③ Sâu, thâm. Như huyền hệ lương thâm mong nhớ thâm thiết. Sự gì hơi lâu gọi là lương cửu hồi lâu.
④ Dùng làm trợ ngữ, nghĩa là tin. Như lương hữu dĩ dã tin rằng có vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lương thiện, hiền lương, tài: Tiêu hóa không tốt; Cải lương; Tướng tài (giỏi); Nhà có nhiều ngựa tốt (Hoài Nam tử);
② Người lương thiện: Trừ kẻ bạo ngược để người lương thiện được sống yên ổn;
③ Rất, lắm, thật là: Rất lâu; Được lắm cái hay; Thật là có lí do;
④ [Liáng] (Họ) Lương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Giỏi, làm việc được — Tiếng người vợ gọi chồng mình. Xem Lương nhân — Tên người, tức Hoàng Đức Lương, danh sĩ Hậu Lê, người xã Cửu cao huyện Văn giang tỉnh Bắc Ninh, đậu Tiến sĩ năm 1478, niên hiệu Hồng đức thứ 9 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Hộ bộ Thi lang, có đi sứ Trung Hoa năm 1489. Tác phẩm văn học có Trích diễm thi tập, gom góp các bài thơ hay của đời Trần và Lê.

Từ ghép 38

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.