phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Nước ngoài, ngoại quốc. ◎ Như: "đối ngoại mậu dịch" 對外貿易 buôn bán với nước ngoài.
3. (Danh) Vai ông già (trong tuồng Tàu).
4. (Tính) Thuộc về bên ngoài, của ngoại quốc. ◎ Như: "ngoại tệ" 外幣 tiền nước ngoài, "ngoại địa" 外地 đất bên ngoài.
5. (Tính) Thuộc về bên họ mẹ. ◎ Như: "ngoại tổ phụ" 外祖父 ông ngoại, "ngoại tôn" 外孫 cháu ngoại.
6. (Tính) Khác. ◎ Như: "ngoại nhất chương" 外一章 một chương khác, "ngoại nhất thủ" 外一首 một bài khác.
7. (Tính) Không chính thức. ◎ Như: "ngoại hiệu" 外號 biệt danh, "ngoại sử" 外史 sử không chính thức, không phải chính sử.
8. (Động) Lánh xa, không thân thiết. ◇ Dịch Kinh 易經: "Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" 內君子而外小人, 君子道長, 小人道消也 (Thái quái 泰卦) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
9. (Động) Làm trái, làm ngược lại. ◇ Quản Tử 管子: "Sậu lệnh bất hành, dân tâm nãi ngoại" 驟令不行, 民心乃外 (Bản pháp 版法) Lệnh gấp mà không thi hành, lòng dân sẽ làm trái lại.
Từ điển Thiều Chửu
② Vợ gọi chồng cũng là ngoại tử 外子, vì con trai làm việc ở ngoài, con gái ở trong nên gọi là ngoại.
③ Con sơ không coi thân thưa gọi là kiến ngoại 見外.
④ Ðóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).
Từ điển Trần Văn Chánh
② Không thuộc nơi mình hiện ở: 外國 Ngoại quốc; 見外 Coi là người ngoài, coi sơ (không thân); 外人 Người ngoài; 外鄉 Quê người;
③ Ngoại quốc: 對外貿易 Mậu dịch đối ngoại, buôn bán với nước ngoài; 古今中外 Xưa nay trong và ngoài nước; 外僑 Ngoại kiều, kiều dân nước ngoài;
④ Thuộc dòng mẹ: 外祖母 Bà ngoại; 外甥 Cháu (gọi bằng cậu); 外戚 Họ ngoại; 外孫 Cháu ngoại;
⑤ Đóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 99
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ điển trích dẫn
2. Hoành hành phóng túng. ◇ Vương Sung 王充: "Thì hoặc bạch bố hào dân, hoạt lại bị hình khất thải giả, uy thắng ư quan, thủ đa ư lại, kì trùng hình tượng hà như trạng tai?" 時或白布豪民, 猾吏被刑乞貸者, 威勝於官, 取多於吏, 其蟲形象何如狀哉 (Luận hành 論衡, Thương trùng 商蟲).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
Từ điển Trần Văn Chánh
② Kẻ trộm, kẻ cắp;
③ (văn) Riêng: 竊比 Riêng ví;
④ (văn) Nông;
⑤ Tiếm đoạt, chiếm đoạt: 竊國大盜 Tên cướp đoạt quyền hành Nhà nước;
⑥ (văn) Tôi trộm (khiêm từ), thầm (một mình): 竊以爲 Tôi trộm cho là; 竊笑 Cười thầm; 子曰:述而不作,信而好古,竊比於我老彭 Khổng tử nói: Ta chỉ truyền thuật chứ không sáng tác, ta tin tưởng và ham thích việc xưa, ta trộm ví mình với ông Lão Bành của ta (Luận ngữ).
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 2
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Chiếm cứ, chiếm giữ. ◎ Như: "thiết chiếm" 竊占 chiếm cứ.
3. (Danh) Kẻ cắp. ◎ Như: "tiểu thiết" 小竊 tên trộm cắp. § Cũng nói là "tiểu thâu" 小偷.
4. (Phó) Khiêm từ: riêng. ◎ Như: "thiết tỉ" 竊比 riêng ví, "thiết tưởng" 竊想 riêng tưởng. ◇ Luận Ngữ 論語: "Thuật nhi bất tác, tín nhi hảo cổ, thiết tỉ ư ngã Lão Bành" 述而不作, 信而好古, 竊比於我老彭 (Thuật nhi 述而) Ta truyền thuật mà không sáng tác, tin và hâm mộ (đạo lí) người xưa, ta trộm ví với ông Lão Bành của ta.
5. (Phó) Lén, ngầm, vụng, lặng lẽ. ◎ Như: "thiết thính" 竊聽 lén nghe, "ám tự thiết tiếu" 暗自竊笑 lặng lẽ cười thầm. ◇ Sử Kí 史記: "Tề sứ dĩ vi kì, thiết tại dữ chi Tề" 齊使以為奇, 竊載與之齊 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) Sứ Tề nhận thấy (Tôn Tẫn) là một kì tài, (bèn) lén chở cùng xe về Tề.
6. (Tính) Nông.
Từ điển Thiều Chửu
② Kẻ cắp.
③ Riêng, như thiết tỉ 竊比 riêng ví, thiết tưởng 竊想 riêng tưởng (lời nói khiêm), v.v.
④ Chiếm cứ, không phải vật của mình được giữ mà cứ giữ.
⑤ Nông.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Kẻ trộm, kẻ cắp;
③ (văn) Riêng: 竊比 Riêng ví;
④ (văn) Nông;
⑤ Tiếm đoạt, chiếm đoạt: 竊國大盜 Tên cướp đoạt quyền hành Nhà nước;
⑥ (văn) Tôi trộm (khiêm từ), thầm (một mình): 竊以爲 Tôi trộm cho là; 竊笑 Cười thầm; 子曰:述而不作,信而好古,竊比於我老彭 Khổng tử nói: Ta chỉ truyền thuật chứ không sáng tác, ta tin tưởng và ham thích việc xưa, ta trộm ví mình với ông Lão Bành của ta (Luận ngữ).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 4
phồn & giản thể
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. bộ (sách, phim,...)
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Đơn vị có chức vụ riêng trong một cơ quan. ◎ Như: "xuất bản bộ" 出版部 ti xuất bản, "biên tập bộ" 編輯部 ti biên tập.
3. (Danh) Phần tách riêng biệt theo loại (từ một chỉnh thể). ◇ Tấn Thư 晉書: "Vu thì điển tịch hỗn loạn, Sung san trừ phiền trùng, dĩ loại tương tòng, phân tác tứ bộ" 于時典籍混亂, 充刪除煩重, 以類相從, 分作四部 (Lí Sung truyện 李充傳) Thời đó sách vở hỗn loạn, Lí Sung trừ bỏ những cái trùng lập, tùy theo thứ loại, chia làm bốn phần riêng biệt.
4. (Danh) Phần (của một toàn thể). ◎ Như: "cục bộ" 局部 phần hạn, "bộ phận" 部分 một phần.
5. (Danh) Chỉ bộ thủ (trong 214 bộ thủ chữ Hán).
6. (Danh) Bộ đội, quân đội. ◇ Hậu Hán Thư 後漢書: "Nhất nhật chi gian, chư bộ diệc diệt hĩ" 一日之閒, 諸部亦滅矣 (Quang Vũ đế kỉ thượng 光武帝紀上) Trong vòng một ngày, các quân đều bị tiêu diệt.
7. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị dùng cho sách vở, phim ảnh, tuồng, kịch: cuốn, quyển, v.v. ◎ Như: "nhất bộ từ điển" 一部辭典 một quyển từ điển, "tam bộ điện ảnh" 三部電影 ba cuốn phim. (2) Đơn vị dùng cho máy móc, xe cộ. ◎ Như: "tam bộ thôi thổ ki" 三部推土機 ba máy xe ủi đất.
8. (Động) Cầm đầu, thống suất. ◇ Sử Kí 史記: "Hán Vương bộ ngũ chư hầu binh, phàm ngũ thập lục vạn nhân, đông phạt Sở" 漢王部五諸侯兵, 凡五十六萬人, 東伐楚 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) Hán Vương cầm đầu quân năm nước, gồm năm mươi sáu vạn người, tiến sang đông đánh Sở.
9. (Động) Xếp đặt, bố trí. ◎ Như: "bộ thự" 部署 bố trí, xếp đặt.
Từ điển Thiều Chửu
② Xếp bày. Như bộ thự 部署 bố trí, xếp đặt.
③ Dinh sở quan.
④ Bộ. Bộ sách nào đầu đuôi hoàn toàn gọi là nhất bộ 一部, có khi sổ quyển nhiều mà cùng là một sách cũng gọi là một bộ.
⑤ Cơ quan hành chính. Ngày xưa đặt ra sáu bộ như bộ Lễ, bộ Binh, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Bộ, ban: 外交部 Bộ Ngoại giao; 禮部 Bộ lễ (thời xưa); 編輯部 Ban biên tập;
③ (cũ) Đứng đầu, chỉ huy, dưới quyền chỉ huy của...: 吳廣所部三千人 Ba nghìn người dưới quyền chỉ huy của Ngô Quảng;
④ (loại) Bộ, cuốn, quyển: 兩部字典 Hai quyển tự điển; 一部故事片 Bộ phim truyện;
⑤ (đph) Chiếc, cỗ: 一部機器 Một cỗ máy; 三部汽車 Ba chiếc xe hơi.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 47
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.