chǒu ㄔㄡˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

xấu xa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Xấu, khó coi (tướng mạo). ◎ Như: "hình mạo đoản xú" hình dạng thấp bé xấu xí.
2. (Tính) Xấu xa, không tốt. ◎ Như: "xú danh" tiếng xấu. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ vi thiên hạ tể, bất bình. Kim tận vương cố vương ư xú địa, nhi vương kì quần thần chư tướng thiện địa" , . , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương làm chúa tể thiên hạ, nhưng không công bình. Nay phong cho tất cả các vua cũ làm vương ở những đất xấu, còn cho quần thần, tướng tá của ông ta làm vương ở những nơi đất tốt.
3. (Tính) Nhơ nhuốc, ô uế. ◇ Tư Mã Thiên : "Hạnh mạc xú ư nhục tiên, cấu mạc đại ư cung hình" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Đạo cư xử không gì nhơ nhuốc bằng làm nhục tổ tiên, sự nhục nhã không gì nặng hơn bị cung hình.
4. (Động) Ghét. ◇ Tả truyện : "Ố trực xú chánh" (Chiêu Công nhị thập bát niên ) Ghét ngay ghét phải.
5. (Động) Xấu hổ, hổ thẹn. ◇ Sử Kí : "Dĩ tu tiên quân tông miếu xã tắc, quả nhân thậm xú chi" , (Ngụy thế gia ) Để tủi cho tông miếu xã tắc của tổ tiên, quả nhân rất hổ thẹn.
6. (Động) Giống như, cùng loại. ◇ Mạnh Tử : "Kim thiên hạ địa xú đức tề" (Công Tôn Sửu hạ ) Nay trong thiên hạ đất giống nhau, đức ngang nhau.
7. (Danh) Sự xấu xa, việc không vinh dự.
8. (Danh) Người xấu xa, đê tiện.
9. (Danh) Hậu môn, lỗ đít động vật. ◇ Lễ Kí : "Ngư khứ ất, miết khứ xú" , (Nội tắc ) Cá bỏ ruột, ba ba bỏ hậu môn.
10. (Danh) Họ "Xú".

Từ điển Thiều Chửu

① Xấu. Tục dùng làm một tiếng để mắng nhiếc người.
② Xấu hổ. Phàm sự gì bị người ta ghét hay để hổ cho người đều gọi là xú, như xuất xú để xấu, bày cái xấu ra.
③ Xấu xa, như xú tướng hình tướng xấu xa.
④ Giống, như sách Mạnh Tử nói Kim thiên hạ xú đức tề trong thiên hạ bây giờ đức giống như nhau, đức ngang như nhau.
⑤ Tù binh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xấu, xấu xí, xấu xa, xấu hổ, bẩn thỉu: Tướng mạo xấu; Cô ta trông không xấu;
② (văn) Có thể so sánh, giống: Hiện trong thiên hạ đức giống nhau, đức ngang nhau (Mạnh tử);
③ (văn) Tù binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xa ( nói về tính tình ) — Xấu xí ( nói về mặt mũi ) — Hổ thẹn. Xấu hổ — Việc lạ lùng quái dị.

Từ ghép 9

hĩnh
jìng ㄐㄧㄥˋ, kēng ㄎㄥ

hĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

cẳng chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cẳng chân, từ đầu gối đến chân. § Tục gọi là "tiểu thối" . ◇ Nguyễn Du : "Tính thành hạc hĩnh hà dung đoạn" (Tự thán ) Chân hạc tánh vốn dài, cắt ngắn làm sao được.

Từ điển Thiều Chửu

① Cẳng chân, từ đầu gối đến chân gọi là hĩnh. Nguyễn Du : Tính thành hạc hĩnh hà dung đoạn chân hạc tánh vốn dài, cắt ngắn làm sao được.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cẳng chân (phần từ đầu gối tới bàn chân).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ống chân, phần từ đầu gối trở xuống. Chẳng hạn Hĩnh cốt ( xương ống chân ống quyển ).

Từ ghép 1

giao
jiāo ㄐㄧㄠ, jiǎo ㄐㄧㄠˇ

giao

phồn thể

Từ điển phổ thông

cá giao

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cá mập, vây nó ăn rất ngon. § Tục gọi là "sa ngư" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cá giao, vây nó ăn rất ngon. Có khi gọi là sa ngư .

Từ điển Trần Văn Chánh

Cá nhám, cá mập. Xem [sha].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con thuồng luồng — Con cá nhám.
sao
chāo ㄔㄠ

sao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sao, chép lại
2. sao (đơn vị đo, bằng 1/1000 của thăng)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tịch thu. ◎ Như: "sao gia" tịch kí nhà cửa. ◇ Thủy hử truyện : "Na thì tố áp ti đích, đãn phạm tội trách, khinh tắc thích phối viễn ác quân châu, trọng tắc sao trát gia sản kết quả liễu tàn sanh tính mệnh" , , , (Đệ nhị thập nhị hồi) Thời đó đã làm áp tư mà phạm tội, nhẹ thì thích chữ vào mặt đày ra quân châu nước độc, nặng thì tịch thu gia sản, mất cả đến tính mạng.
2. (Động) Chép lại. ◎ Như: "sao tả" chép lại.
3. (Động) Đi tắt, đi rẽ. ◎ Như: "sao cận lộ tẩu" đi lối tắt.
4. (Động) Đánh, đoạt lấy. ◎ Như: "bao sao" đánh úp, tập kích, bao vây. ◇ Hậu Hán Thư : "Thì Hung Nô sổ sao quận giới, biên cảnh khổ chi" , (Quách Cấp truyện ) Bấy giờ quân Hung Nô đánh cướp nhiều lần ven các quận, vùng biên giới khổ sở.
5. (Động) Múc (bằng thìa, muỗng, ...). ◇ Tây du kí 西: "Tại na thạch nhai thượng sao nhất bả thủy, ma nhất ma" , (Đệ thất thập tứ hồi) Ở chỗ ven núi đá đó, múc một chút nước, chà xát một cái.
6. (Động) Chần (bỏ thức ăn vào nước sôi, nấu nhanh rồi vớt ra).
7. (Danh) Đơn vị dung tích thời xưa, bằng mười "toát" . Phiếm chỉ số lượng nhỏ.
8. (Danh) Họ "Sao".

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy qua. Tục gọi sự tịch kí nhà cửa là sao gia .
② Viết rõ ràng, như thủ sao bản tay viết, sao bản bản sao, v.v.
③ Ði rẽ. Ði lối rẽ cho đến trước gọi là sao cận lộ , bày trận đánh úp quân giặc gọi là bao sao .
④ Múc. Lấy thìa mà múc cháo gọi là sao.
⑤ Một phần nghìn của một thưng gọi là một sao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chép, sao lại, chép lại của người khác: Chép bài;
② Khám xét và tịch thu, khám bắt, lục soát: Khám ổ gian phỉ tịch thu được nhiều súng ống;
③ Đi tắt: Đi tắt;
④ (văn) Múc (bằng muỗng...);
⑤ Sao (bằng 1/1000 thưng);
⑥ Như [chao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cướp lấy, chiếm lấy — Dùng thìa muỗng mà múc đồ ăn — Chép lại.

Từ ghép 19

phiền
fán ㄈㄢˊ

phiền

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cỏ phiền, cỏ bạch hao (lá như lá ngải cứu nhỏ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ "phiền", lá như lá ngải cứu nhỏ, tục gọi là "bạch hao" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ phiền. Lá như lá ngải cứu nhỏ, tục gọi là bạch hao .

Từ điển Trần Văn Chánh

Cỏ phiền (Artemisia stelleriana, lá như lá ngải cứu nhỏ). Cg. [báihao].
đông
dōng ㄉㄨㄥ

đông

phồn thể

Từ điển phổ thông

phía đông, phương đông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phương đông. § Đối lại với "tây" 西. Nước Nhật Bản ở phía đông nước Tàu nên gọi là "đông dương" , văn tự Nhật Bản gọi là "đông văn" . § "Đông sàng" chàng rể (theo tích truyện "Vương Hi Chi" , đời Tấn).
2. (Danh) Chủ nhân, người chủ. § Ngày xưa, chỗ của chủ ở hướng đông, chỗ của khách ở hướng tây. ◎ Như: "phòng đông" chủ nhà, "điếm đông" chủ tiệm, "cổ đông" người góp cổ phần. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị nguyên hệ ngã khởi đích ý, ngã tu đắc tiên tác cá đông đạo chủ nhân" , (Đệ tam thập thất hồi) Việc này (sáng lập thi xã) do tôi có ý khởi xướng ra, tôi phải được làm hội chủ trước.
3. (Danh) Người bỏ tiền ra mời khách. ◎ Như: "kim thiên ngã tác đông, thỉnh đại gia cật phạn" , hôm nay tôi làm chủ tiệc, mời mọi người ăn một bữa.
4. (Danh) Họ "Đông".

Từ điển Thiều Chửu

① Phương đông, tục gọi người chủ là đông. Nước Trịnh nói với người nước Sở tự xưng nước mình là đông đạo chủ nghĩa là người chủ ở phương đông. Tục gọi các chủ cổ phần công ti là cổ đông là do nghĩa đó.
② Nước Nhật Bản ở phía đông nước Tàu nên gọi là đông dương , văn tự Nhật Bản gọi là đông văn .
③ Ðông sàng chàng rể (theo tích truyện Vương hi Chi, đời Tấn).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đông (một trong bốn hướng chính): Phía đông; Gió đông; 西 Từ đông sang tây;
② Chủ: Chủ nhà; Người góp cổ phần; Người chủ, ông chủ;
③ Chủ nhà, chủ tiệc: Tôi thết các anh một bữa;
④ 【】đông sàng [dong chuáng] (văn) Chàng rể;
⑤ [Dong] (Thuộc) nước Nhật Bản: Nước Nhật Bản; Chữ Nhật;
⑥ [Dong] (Họ) Đông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên phương hướng, tức hướng mặt trời mọc — Chỉ người chủ, người làm chủ. Thời cổ, khách tới nhà, thì người chủ ngồi ở phía đông, khách ngồi ở phía tây mà trò chuyện. Do đó Đông chỉ người chủ. Chẳng hạn Cổ đông ( người làm chủ cổ phần ).

Từ ghép 30

tự
sì ㄙˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cúng tế
2. năm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tế, cúng, bái. ◇ An Nam Chí Lược : "Lạp nguyệt tự tổ" (Phong tục ) Tháng chạp cúng ông bà.
2. (Danh) Năm. ◎ Như: "nguyên tự" năm thứ nhất. ◇ Thư Kinh : "Duy thập hữu tam tự" (Hồng phạm ) Vào năm thứ mười ba.
3. (Danh) Đời, thế, đại. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Bất truyền ư hậu tự" (Dữ hữu nhân luận văn thư ) Không truyền lại đời sau.
4. (Danh) Chỗ thờ cúng. ◇ Cựu Đường Thư : "Cổ chi dụng binh, bất trảm tự" , (Tiêu Phủ truyện ) Ngày xưa dùng binh, không chém nơi thờ cúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Tế.
② Năm, đầu năm gọi là nguyên tự .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tế, cúng bái, lễ: Tế trời; Cúng tổ tiên;
② Năm: Đầu năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ cúng. Td: Tế tự — Một năm.

Từ ghép 4

jī ㄐㄧ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bói xem đúng sai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một lối cầu thần, xin bói dân gian. Tục gọi là "phù kê" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bói, điều gì ngờ thì bói xem gọi là kê , các thầy cúng hay phụ đồng tiên lấy bút gỗ đào viết vào mâm cát gọi là phù kê .

Từ điển Trần Văn Chánh

Bói (để hỏi điều gì còn nghi ngờ). Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bói toán. Bói bằng miệng.

Từ ghép 1

cử, tỉ, tỷ
sì ㄙˋ

cử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lưỡi cày

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mai, cuốc, thuổng (dụng cụ nhà nông để cày, đào, xới đất).
2. (Danh) Phiếm chỉ dụng cụ nhà nông.
3. (Động) Cuốc đất.
4. § Tục đọc là "cử".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lưỡi cầy. Tục đọc là chữ cử.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lưỡi cày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lưỡi cày. Đáng lẽ đọc Tỉ.

tỉ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mai, cuốc, thuổng (dụng cụ nhà nông để cày, đào, xới đất).
2. (Danh) Phiếm chỉ dụng cụ nhà nông.
3. (Động) Cuốc đất.
4. § Tục đọc là "cử".

tỷ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lưỡi cày

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lưỡi cầy. Tục đọc là chữ cử.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lưỡi cày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lưỡi cày. Cũng đọc là Cử.
cống, hống
gǒng ㄍㄨㄥˇ, hòng ㄏㄨㄥˋ

cống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thủy ngân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nguyên tố hóa học (mercury, Hg). § Tức "thủy ngân" . Tục đọc là "cống".

Từ điển Thiều Chửu

① Thủy ngân . Tục đọc là chữ cống.

Từ điển Trần Văn Chánh

(hóa) Thủy ngân (Mercury, kí hiệu Hg).

hống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thủy ngân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nguyên tố hóa học (mercury, Hg). § Tức "thủy ngân" . Tục đọc là "cống".

Từ điển Thiều Chửu

① Thủy ngân . Tục đọc là chữ cống.

Từ điển Trần Văn Chánh

(hóa) Thủy ngân (Mercury, kí hiệu Hg).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.