dã, giã, giả
yě ㄜˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cũng
2. vậy

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị phán đoán hoặc khẳng định. ◇ Mạnh Tử : "Thị bất vi dã, phi bất năng dã" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Ấy là không làm, chứ không phải là không làm nổi vậy. ◇ Cao Bá Quát : "Bất tài diệc nhân dã" (Cái tử ) (Dù) hèn hạ (nhưng) cũng là người vậy.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn. ◇ Luận Ngữ : "Thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã" , (Bát dật ) Sự ấy nhẫn tâm làm được thì việc gì mà chẳng nhẫn tâm làm?
3. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị cảm thán. ◎ Như: "bi dã" buồn thay!
4. (Trợ) Hoặc giả, hay là. ◇ Thủy hử truyện : "Nhĩ kiến ngã phủ lí na cá môn tử, khước thị đa thiểu niên kỉ, hoặc thị hắc sấu dã bạch tịnh phì bàn?" , , ? (Đệ tứ thập hồi) Anh thấy người giữ cổng ở phủ ta (trạc độ) bao nhiêu tuổi, có phải là gầy đen hay béo mập trắng trẻo?
5. (Trợ) Đặt đầu câu: vậy. ◇ Sầm Tham : "Dã tri hương tín nhật ưng sơ" (Phó Bắc Đình độ lũng tư gia ) Vậy biết rằng tin tức quê nhà ngày (hẳn) càng phải thưa dần.
6. (Phó) Cũng. ◎ Như: "ngã đổng, nhĩ dã đổng" , tôi hiểu, anh cũng hiểu.

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, Lời nói hết câu. Như nghĩa giả nghi dã nghĩa, ấy là sự nên thế thì làm vậy. Có chỗ dùng làm lời mở đầu, như dã tri hương tín nhật ưng sơ vậy biết tin làng ngày phải thưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cũng: Anh không đi, tôi cũng không đi; Cũng chỉ đành thế thôi; Công lao của mày cũng không phải nhỏ (Hồ Chí Minh: Ngục trung nhật kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng trợ từ, thường đứng ở cuối câu, có nghĩa như chữ Vậy của ta — Trong Bạch thoại có nghĩa là Cũng.

Từ ghép 10

giã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cũng
2. vậy

giả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cũng
2. vậy

Từ ghép 1

ung
yōng ㄧㄨㄥ

ung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bữa cơm sáng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn chín.
2. (Danh) Bữa ăn sáng. ◇ Mạnh Tử : "Hiền giả dữ dân tịnh canh nhi thực, ung sôn nhi trị" , (Đằng Văn Công thượng ) Bậc hiền với dân đều cày cấy mà ăn, có bữa sáng bữa tối mà lo liệu.
3. (Danh) Thú bị giết mổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ăn chín.
② Bữa cơm sáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ăn chín;
② Bữa ăn sáng, bữa cơm sáng;
③ Con vật bị giết mổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ ăn nấu chín — Làm thịt súc vật.
thệ
shì ㄕˋ

thệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trôi qua
2. đi không trở lại
3. chết, tạ thế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi qua, đi không trở lại nữa. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
2. (Động) Chảy. ◇ Lịch Đạo Nguyên : "Nhị xuyên tịnh thệ, câu vi nhất thủy, nam dữ Hoành thủy hợp" , , (Thủy kinh chú , Vị thủy nhị ) Hai sông cùng chảy thành một dòng, phía nam hợp với sông Hoành.
3. (Động) Bay. ◇ Trang Tử : "Dực ân bất thệ, mục đại bất đổ" , (San mộc ) Cánh lớn khó bay xa, mắt to không thấy xa.
4. (Động) Chạy. ◇ Sử Kí : "Lực bạt san hề khí cái thế, Thì bất lợi hề chuy bất thệ" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sức nhổ núi chừ, hùng khí trùm đời, Thời không gặp chừ, ngựa Chuy không chạy.
5. (Động) Chết. ◎ Như: "trường thệ" hay "thệ thế" qua đời, mất (chết). ◇ Thiền Uyển Tập Anh : "Kệ tất điệt già nhi thệ" (Khuông Việt Đại sư ) Nói kệ xong, ngồi kiết già mà mất.
6. (Động) Tiêu mất. ◇ Lỗ Tấn : "Ngã hữu hứa đa tiểu tiểu đích tưởng đầu hòa ngôn ngữ, thì thì tùy phong nhi thệ" , (Thư tín tập , Trí lí tễ dã ).
7. (Danh) Lời thề, lời hứa quyết tâm không đổi. § Thông "thệ" . ◇ Thi Kinh : "Thệ tương khứ nhữ, Thích bỉ lạc thổ" (, (Ngụy phong , Thạc thử ) (Con chuột lớn kia ơi), ta lấy quyết tâm sẽ bỏ mày đi, Để đến một đất an vui kia.
8. (Trợ) Tiếng phát ngữ đầu câu. ◇ Thi Kinh : "Nãi như chi nhân hề, Thệ bất cổ xử" , (Bội phong , Nhật nguyệt ) Nay lại có người như thế, Chẳng lấy đạo nghĩa xưa mà cư xử với ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Đi không trở lại nữa. Vì thế nên gọi người chết là trường thệ hay thệ thế .
② Dùng làm tiếng phát ngữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đã qua, đi không trở lại, chảy: Thời gian trôi như bay; (Dòng nước) chảy mãi như thế kia, đêm ngày không nghỉ (Luận ngữ); Chợt đi ra ngoài xa, qua lại nhẹ nhàng mau lẹ (Liễu Tôn Nguyên: Tiểu thạch đàm kí);
② Chết: Không may bệnh chết; ! Cùng chết hết một lượt, đau đớn không sao nói nổi (Tào Phi: Dữ Ngô Chất thư);
③ (văn) Nhất quyết: Quyết bỏ mày đi (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi qua. Xem Thệ thế — Chảy qua. Xem Thệ thủy .

Từ ghép 6

sáo
tào ㄊㄠˋ

sáo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bao, túi, vỏ
2. khoác ngoài
3. lồng ghép
4. khách sáo
5. nhử, lừa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bao, bọc, túi. ◎ Như: "bút sáo" tháp bút, "thư sáo" bao sách, "thủ sáo" găng tay.
2. (Danh) Dây thắng (xe, ngựa, v.v.). ◎ Như: "đại xa sáo" bộ dây buộc xe.
3. (Danh) Kiểu, thói, cách. ◎ Như: "lão sáo" kiểu cách cũ, "tục sáo" thói tục.
4. (Danh) Khuôn khổ, lề lối có sẵn. ◎ Như: "khách sáo" lối khách khí, lối xã giao. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đãn ngã tưởng, lịch lai dã sử, giai đạo nhất triệt, mạc như ngã giá bất tá thử sáo giả, phản đảo tân kì biệt trí" , , , , (Đệ nhất hồi) Nhưng tôi thiết tưởng, những chuyện dã sử xưa nay, đều giẫm lên một vết xe cũ, sao bằng cái chuyện của tôi không mượn khuôn sáo đó, (mà) đảo lộn mới lạ khác biệt.
5. (Danh) Chỗ đất hay sông uốn cong. ◎ Như: "hà sáo" khúc sông cong.
6. (Danh) Lượng từ: bộ, tổ, hồi. ◎ Như: "nhất sáo trà cụ" một bộ đồ uống trà, "nhất sáo lí luận" một hồi lí luận. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đương hạ tức mệnh tiểu đồng tiến khứ, tốc phong ngũ thập lưỡng bạch ngân, tịnh lưỡng sáo đông y" , , (Đệ nhất hồi) Liền sai tiểu đồng vào lấy (và) đưa cho ngay năm mươi lạng bạc cùng hai bộ quần áo mặc mùa đông.
7. (Động) Trùm, mặc ngoài. ◎ Như: "sáo kiện ngoại y" khoác áo ngoài, "sáo thượng mao y" mặc thêm áo len.
8. (Động) Lồng, nối ghép. ◎ Như: "sáo sắc" lồng màu (kĩ thuật in).
9. (Động) Mô phỏng, bắt chước. ◎ Như: "sáo công thức" phỏng theo công thức.
10. (Động) Lôi kéo. ◎ Như: "sáo giao tình" lân la làm quen, gây cảm tình.
11. (Động) Nhử, lừa, đưa vào tròng. ◎ Như: "dụng thoại sáo tha" nói nhử anh ta.
12. (Động) Buộc, đóng (xe, ngựa, v.v.). ◎ Như: "sáo xa" đóng xe (vào súc vật), "sáo mã" đóng ngựa.
13. (Tính) Trùm ngoài, bọc thêm bên ngoài. ◎ Như: "sáo hài" giày đi mưa (giày lồng), "sáo khố" quần lồng.

Từ điển Thiều Chửu

① Phàm vật gì chập chùng đều gọi là sáo. Một bộ quần áo gọi là nhất sáo . Chén nhỏ để lọt vào trong chén to được gọi là sáo bôi .
② Cái bao ở ngoài đồ gọi là sáo. Như bút sáo thắp bút.
③ Bị người ta lung lạc gọi là lạc sáo giản dị mộc mạc không bị xô đẩy với đời gọi là thoát sáo nghĩa là thoát khỏi cái vòng trần tục.
④ Phàm bắt chước lượm lấy văn tự người khác hay nói đuôi người ta đều gọi là sáo, như sáo ngữ câu nói đã thành lối.
⑤ Chỗ đất cong cũng gọi là sáo, như hà sáo khúc sông cong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vật bọc ngoài: Găng tay; Áo ngoài, áo khoác; Áo gối;
② Chụp vào, trùm vào, mặc (bên ngoài): Mặc thêm áo len (bên ngoài);
③ Vỏ, bao đựng: Tháp bút; Vỏ chăn bông;
④ Bộ: May một bộ quần áo; Mua một bộ sách;
⑤ Rập khuôn, khuôn sáo, bê nguyên xi: Đoạn này bê nguyên xi từ bài văn của một người khác; Ra khỏi khuôn sáo, thoát ngoài thói đời; Lời khuôn sáo;
⑥ Thòng lọng: Thòng lọng;
⑦ Buộc súc vật kéo vào xe, đóng xe.【】sáo xa [tàoche] Đóng xe, mắc xe vào súc vật;
⑧ (văn) Khúc cong: Khúc sông cong.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ đất quanh co — Môt bộ đồ vật — Cái khuôn — Khuôn mẫu có sẵn.

Từ ghép 7

huất, tuất
xū ㄒㄩ, xù ㄒㄩˋ

huất

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tối, hôn ám. ◎ Như: "huất hắc" tối om. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tình Văn tẩu tiến lai, mãn ốc huất hắc, tịnh vị điểm đăng" , 滿, (Đệ tam thập tứ hồi) Tình Văn đi vào, khắp nhà tối om, vẫn chưa thắp đèn.
2. (Phó) Bỗng nhiên, đột nhiên.
3. (Phó) Lặng lẽ, âm thầm, ngầm.

tuất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tối om

Từ điển Trần Văn Chánh

】hắc tuất tuất [heixuxu] Tối om.
bôn, phẫn
bēn ㄅㄣ, bèn ㄅㄣˋ

bôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lồng lên, chạy vội
2. thua chạy, chạy trốn
3. vội vàng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy vội, chạy nhanh. ◎ Như: "bôn trì" rong ruổi, "bôn xu" làm hăm hở, sợ thua người. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh chi nhân tranh bôn tẩu yên" (Bộ xà giả thuyết ) Người ở Vĩnh Châu tranh nhau đi (bắt rắn).
2. (Động) Trốn chạy, thua chạy. ◎ Như: "bôn bắc" thua chạy.
3. (Động) (Gái) bỏ theo trai (không đúng lễ giáo). ◎ Như: "dâm bôn" trai gái ăn nằm lén lút với nhau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tái giả, đại bán phong nguyệt cố sự, bất quá thâu hương thiết ngọc, ám ước tư bôn nhi dĩ, tịnh bất tằng tương nhi nữ chi chân tình phát tiết nhất nhị" , , , , (Đệ nhất hồi) Hơn nữa, đa số những chuyện gió trăng, chẳng qua (chỉ là) trộm hương cắp ngọc, lén lút hẹn hò mà thôi, chưa hề nói tới chân tình phát tiết của người con gái chi cả.
4. (Tính) Nhanh, vội. ◇ Mai Thừa : "Trạng như bôn mã" (Thất phát ) Dáng như ngựa chạy mau.
5. (Danh) Họ "Bôn".

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy vội.
② Làm việc hăm hở sợ thua người gọi là bôn xu .
③ Ðánh trận thua chạy gọi là bôn.
④ Cưới xin không đủ lễ gọi là bôn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chạy về, tiến về, lao đến, cần đâu... có đó: Tiến thẳng về công trường; Lâm Xung bèn... chạy thẳng về phía ngôi miếu (Thủy hử truyện);
② Kiếm, chạy (vạy): Các anh còn cần những vật liệu gì? Để tôi chạy cho;
③ Tuổi đã gần..., tuổi đã sắp...: Ông ấy tuổi đã gần 60 rồi; ,… Tụi tôi tuy trẻ, ... cũng gần bốn mươi tuổi rồi (Hồng lâu mộng). Xem [ben].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi vội, chạy, chạy trốn: Chạy bán sống bán chết; Chạy nhanh như bay; 西 Chạy ngược chạy xuôi, chạy lăng xăng;
② (văn) Ngựa chạy nhanh;
③ (văn) (Con gái) bỏ theo trai (không làm lễ cưới): Trác Văn Quân ban đêm bỏ nhà trốn theo Tương Như (Sử kí);
④ [Ben] (Họ) Bôn. Xem [bèn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy — Trốn tránh — Trai gái ăn ở với nhau ngoài lễ nghĩa, luật pháp.

Từ ghép 25

phẫn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thua bại. Như chữ Phẫn — Một âm là Bôn. Xem Bôn.
sảnh, thanh
qīng ㄑㄧㄥ, qìng ㄑㄧㄥˋ

sảnh

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạnh — Mát — Làm cho mát mẻ. Đáng lẽ đọc Thính.

Từ ghép 1

thanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trong sạch (nước)
2. đời nhà Thanh
3. họ Thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trong. Trái với "trọc" đục. ◎ Như: "thanh triệt" trong suốt.
2. (Tính) Trong sạch, liêm khiết, cao khiết. ◎ Như: "thanh bạch" , "thanh tháo" , "thanh tiết" .
3. (Tính) Mát. ◎ Như: "thanh phong minh nguyệt" gió mát trăng trong.
4. (Tính) Lặng, vắng. ◎ Như: "thanh dạ" đêm lặng, "thanh tĩnh" vắng lặng.
5. (Tính) Rõ ràng, minh bạch. ◎ Như: "thanh sở" rõ ràng.
6. (Tính) Xinh đẹp, tú mĩ. ◎ Như: "mi thanh mục tú" mày xinh mắt đẹp.
7. (Tính) Yên ổn, thái bình. ◎ Như: "thanh bình thịnh thế" đời thái bình thịnh vượng.
8. (Phó) Suông, thuần, đơn thuần. ◎ Như: "thanh nhất sắc" thuần một màu, "thanh xướng" diễn xướng không hóa trang, "thanh đàm" bàn suông.
9. (Phó) Hết, xong, sạch trơn. ◎ Như: "trái hoàn thanh liễu" nợ trả xong hết.
10. (Phó) Rõ ràng, minh bạch, kĩ lưỡng. ◎ Như: "điểm thanh số mục" kiểm điểm số mục rõ ràng, "tra thanh hộ khẩu" kiểm tra kĩ càng hộ khẩu.
11. (Động) Làm cho sạch, làm cho ngay ngắn chỉnh tề. ◎ Như: "thanh tẩy" rửa sạch, tẩy trừ, "thanh lí" lọc sạch, "thanh trừ" quét sạch, dọn sạch.
12. (Động) Làm xong, hoàn tất. ◎ Như: "thanh trướng" trả sạch nợ, "thanh toán" tính xong hết (sổ sách, trương mục), kết toán.
13. (Động) Soát, kiểm kê. ◎ Như: "thanh điểm nhân số" kiểm kê số người.
14. (Danh) Không hư. ◎ Như: "thái thanh" chỗ trời không, chốn hư không.
15. (Danh) Nhà "Thanh".
16. (Danh) Họ "Thanh".

Từ điển Thiều Chửu

① Trong, nước không có chút cặn nào gọi là thanh.
② Sạch, không thèm làm những sự không đáng làm gọi là thanh bạch , là thanh tháo , thanh tiết , v.v.
③ Sửa sang rành mạch, như thanh li , thanh lí , v.v.
④ Giản lược, như chánh giản hình thanh chánh trị hình phép giản dị.
⑤ Không hư, như thái thanh chỗ trời không, chốn hư không có một vật gì.
⑥ Kết liễu, như thanh ngật sổ sách tính xong hết.
⑦ Nhà Thanh.
⑧ Lặng, như thanh dạ đêm lặng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trong: Nước trong vắt;
② Sạch: Gột sạch những dơ bẩn;
③ Mát: Gió mát trăng thanh;
④ Liêm khiết, thanh liêm, trong sạch: Quan lại liêm khiết;
⑤ Rõ: Hỏi cho rõ;
⑥ Hết, xong: Trả hết nợå;
⑦ Thanh lọc: Thanh lọc những phần tử xấu;
⑧ Lặng, thanh vắng: Đêm vắng;
⑨ [Qing] Đời nhà Thanh (Trung Quốc, 1644—1911);
⑩ [Qing] (Họ) Thanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước yên lặng — Yên lặng. Td: Thanh bình — Sạch sẽ. Trong sạch. Td: Thanh khiết — Lo việc cho sạch, cho xong. Truyện Trê Cóc : » Truyền Trê phải chịu cho thanh mọi bề « — Sáng sủa. Đoạn trường tân thanh : » Lần thâu gió mát trăng thanh « — Ta còn hiểu là mát mẻ. Truyện Hoa Tiên » Gió thanh hây hẩy gác vàng « — Tên một triều đại Trung Hoa, gồm 9 đời 10 vua, kéo dài 268 năm ( 1644-1911 ) — Đẹp đẽ cao quý. Đoạn trường tân thanh » Khác màu kẻ quý người thanh «.

Từ ghép 39

khoái
kuài ㄎㄨㄞˋ

khoái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhanh nhẹn
2. sắp sửa
3. sướng, thích
4. sắc (dao)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vui, mừng, thích thú, sướng thích. ◎ Như: "nhất sinh khoái hoạt" một đời sung sướng. ◇ Thủy hử truyện : "Lão gia khoái hoạt khiết tửu" (Đệ thập hồi) Lão gia hả hê uống rượu.
2. (Tính) Khoáng đạt, hào sảng. ◎ Như: "khoái nhân" người có tính tình hào sảng.
3. (Tính) Mau, chóng, lẹ. ◎ Như: "khoái tốc" mau lẹ. ◇ Thủy hử truyện : "Thảng hoặc bị nhãn tật thủ khoái đích nã liễu tống quan, như chi nại hà?" , ? (Đệ tứ thập tam hồi) Nếu mà bị người nhanh mắt lẹ tay bắt giải lên quan thì anh tính sao?
4. (Tính) Sắc, bén. ◎ Như: "khoái đao" dao sắc. ◇ Thủy hử truyện : "Bả nhân nhất đao khảm liễu, tịnh vô huyết ngân, chỉ thị cá khoái" : , , (Đệ thập nhị hồi) Chém một người, không có vết máu, vì đao sắc quá.
5. (Phó) Sắp, gần, sắp sửa. ◎ Như: "thiên khoái phóng tình liễu" trời sắp tạnh rồi, "ngã khoái tất nghiệp liễu" tôi sắp sửa tốt nghiệp rồi.
6. (Phó) Gấp, vội. ◎ Như: "khoái hồi gia ba" mau về nhà đi, "khoái truy" mau đuổi theo. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã bất tín hữu ma vương tại nội! Khoái tật dữ ngã đả khai, ngã khán ma vương như hà" ! , (Đệ nhất hồi) Ta không tin là có ma vương trong đó! Mau mau mở ra cho ta coi xem ma vương như thế nào.
7. (Danh) Tốc độ. ◎ Như: "giá thất mã năng bào đa khoái?" con ngựa đó chạy tốc độ bao nhiêu?
8. (Danh) Lính sai. ◎ Như: "bộ khoái" lính bắt giặc cướp, "hà khoái" lính tuần sông.
9. (Danh) Họ "Khoái".

Từ điển Thiều Chửu

① Sướng thích, như khoái hoạt .
② Chóng.
③ Sắc, như khoái đao dao sắc.
④ Lính sai, như bộ khoái lính bắt giặc cướp, hà khoái lính tuần sông, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh, chóng, mau lẹ, gấp: Anh ấy tiến bộ rất nhanh; Xe (tàu) tốc hành; Mau về nhà đi!;
② Sắp, gần: Trời sắp sáng rồi. 【】khoái yếu [kuàiyào] Sắp, sắp sửa, gần;
③ Sắc, bén: Con dao này sắc thật;
④ Vui, thích, sướng: Mọi người đều rất vui lòng, lòng người rất hồ hởi;
⑤ Thẳng thắn: Người ngay nói thẳng;
⑥ (văn) Lính sai: Lính bắt giặc cướp; Lính tuần sông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui sướng — Thích ý — Mau lẹ. Nhanh. Nhọn sắc. Sắc sảo.

Từ ghép 19

tục
sú ㄙㄨˊ

tục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thói quen
2. người phàm tục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tập quán trong dân chúng. ◎ Như: "lậu tục" tập quán xấu, thói xấu, "nhập cảnh tùy tục" nhập gia tùy tục, "di phong dịch tục" đổi thay phong tục.
2. (Danh) Người đời, người thường. ◇ Tam quốc chí : "Tính bất hiệp tục, đa kiến báng hủy" , (Ngô thư , Ngu Phiên truyện ) Tính không hợp với người đời, thường bị chê bai mai mỉa.
3. (Danh) Đời thường, trần thế, thế gian. ◎ Như: "hoàn tục" trở về đời thường (bỏ không tu nữa). ◇ Quan Hán Khanh : "Tự ấu xả tục xuất gia, tại Bạch Mã tự trung tu hành" , (Bùi Độ hoàn đái ) Từ nhỏ bỏ đời thường, xuất gia, tu hành ở chùa Bạch Mã.
4. (Tính) Thô bỉ. ◎ Như: "thô tục" thô bỉ, tồi tệ. ◇ Tam Quốc : "Quốc gia bất nhậm hiền nhi nhậm tục lại" (Gia Cát Lượng , Biểu phế liêu lập ) Quốc gia không dùng người hiền tài mà dùng quan lại xấu xa.
5. (Tính) Bình thường, bình phàm. ◇ Nguyễn Trãi : "Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn, Lạo thoái giang quang tịnh tục tâm" , 退 (Tức hứng ) Sau mưa, sắc núi làm trong trẻo mắt nhà thơ, Nước lụt rút, ánh sáng nước sông sạch lòng trần tục.
6. (Tính) Đại chúng hóa, được phổ biến trong dân gian. ◎ Như: "tục ngữ" , "tục ngạn" , "tục văn học" , "thông tục tiểu thuyết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Phong tục. Trên hóa kẻ dưới gọi là phong , dưới bắt chước trên gọi là tục .
② Tục tằn, người không nhã nhặn gọi là tục. Những cái ham chuộng của đời, mà bị kẻ trí thức cao thượng chê đều gọi là tục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phong tục, tục lệ, thói tục: Tục lệ địa phương; Thay đổi phong tục tập quán;
② Đại chúng hóa, dễ hiểu, thông thường, thường thấy: Chữ thường viết; Dễ hiểu; Tục gọi là, thường gọi là;
③ Tục tĩu, tục tằn, thô tục, phàm tục, nhàm: Bức tranh này vẽ tục tằn quá; Những chuyện ấy nghe nhàm cả tai rồi; Tục tĩu không chịu được; Tầm thường, dung tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thói quen có từ lâu đời của một nước, một vùng. Td: Phong tục — Tầm thường, thấp kém. Hát nói của Tản Đà: » Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục «.

Từ ghép 39

tiến, tấn
jìn ㄐㄧㄣˋ

tiến

phồn thể

Từ điển phổ thông

đi lên, tiến lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Di động hướng về phía trước hoặc phía trên. § Đối lại với "thoái" 退. ◎ Như: "tiền tiến" đi tới phía trước, "tiến công" đánh tới, tấn công.
2. (Động) Vào. ◎ Như: "tiến môn" vào cửa, "nhàn nhân miễn tiến" người vô sự xin đừng vào. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim đại khai thành môn, tất hữu mai phục. Ngã binh nhược tiến, trúng kì kế dã" , . , (Đệ cửu thập ngũ hồi) Nay cửa thành mở toang, tất có mai phục. Quân ta mà vào là trúng kế của họ.
3. (Động) Dâng, cống. ◎ Như: "tiến cống" dâng cống, "tiến biểu" dâng biểu (lên vua).
4. (Động) Đề cử. ◎ Như: "tiến hiền" tiến cử người có tài năng, đạo đức.
5. (Động) Cố gắng, nỗ lực. ◎ Như: "tiến thủ" nỗ lực đạt được mục đích.
6. (Động) Thu, mua. ◎ Như: "tiến hóa" mua hàng vào, "tiến khoản" thu tiền.
7. (Danh) Bọn, lũ, lớp người. ◎ Như: "tiên tiến" bậc đi trước. § Cũng như "tiền bối" .
8. (Danh) Phần, dãy (trong nhà cửa cất theo lối xưa ở Trung Quốc). ◎ Như: "lưỡng tiến viện tử" hai dãy nhà.
9. (Danh) Họ "Tiến".

Từ điển Thiều Chửu

① Tiến lên. Trái lại với chữ thoái 退.
② Dắt dẫn lên.
③ Dâng. Như tiến cống dâng đồ cống. Tiến biểu dâng biểu, v.v. Vì thế nên khoản thu vào cũng gọi là tiến hạng . Liều đánh bạc gọi là bác tiến .
④ Bọn, lũ. Như tiên tiến bọn trước. Cũng như ta nói tiền bối vậy.
⑤ Tục gọi chỗ chia giới hạn nhà trong nhà ngoài là tiến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiến lên, đi trước, cải tiến: Tiến một bước.【】tiến nhi [jìn 'ér] Sau đó, rồi mới: Học xong lớp văn hóa cơ bản rồi mới học chuyên môn được;
② Vào: Vào cửa; Vào nhà máy;
③ Thu vào, mua vào: Thu tiền vào; Mua hàng;
④ (văn) Dâng: Dâng đồ cống; Dâng biểu;
⑤ (văn) Đời, lớp: Đời trước, tiền bối;
⑥ (văn) Ăn, dùng: Chúng ta sẽ cùng ăn cơm chiều;
⑦ Dãy, sân trong (nhà): Trong sân này có hai dãy nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bước lên cao — Tới trước. Thành ngữ: Tiến thoái lưỡng nan — Tốt đẹp hơn lên — Trong Bạch thoại có nghĩa là đi vào — Dâng hiến — Cũng đọc Tấn.

Từ ghép 40

tấn

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiến lên, đi trước, cải tiến: Tiến một bước.【】tiến nhi [jìn 'ér] Sau đó, rồi mới: Học xong lớp văn hóa cơ bản rồi mới học chuyên môn được;
② Vào: Vào cửa; Vào nhà máy;
③ Thu vào, mua vào: Thu tiền vào; Mua hàng;
④ (văn) Dâng: Dâng đồ cống; Dâng biểu;
⑤ (văn) Đời, lớp: Đời trước, tiền bối;
⑥ (văn) Ăn, dùng: Chúng ta sẽ cùng ăn cơm chiều;
⑦ Dãy, sân trong (nhà): Trong sân này có hai dãy nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem âm Tiến .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.