Từ điển trích dẫn

1. Chủ trì tế tự. ◇ Mạnh Tử : "Sử chi chủ tế, nhi bách thần hưởng chi" 使, (Vạn Chương thượng ).
2. Người chủ trì việc tế tự. ◇ Trương Tịch : "Vô gia không thác mộ, Chủ tế bất tòng nhân" , (Giang lăng hiếu nữ ).

Từ điển trích dẫn

1. Mịn màng, trơn láng. ◇ Đỗ Phủ : "Cơ lí tế nị cốt nhục quân" (Lệ nhân hành ) Da dẻ mịn màng, thịt xương đều đặn.
2. Tỉ mỉ, kĩ lưỡng, tinh tế. ◎ Như: "miêu tả tế nị" miêu tả tinh tế.

Từ điển trích dẫn

1. Khu đất ở mặt nam đô ấp.
2. Khu ngoại thành ở phía nam kinh đô, ngày xưa thiên tử dùng làm chỗ tế trời. ◇ Lễ Kí : "Lập hạ chi nhật, thiên tử thân suất tam công, cửu khanh, đại phu, dĩ nghênh hạ ư Nam Giao" , , , , (Nguyệt lệnh ).
3. Lễ lớn tế trời của đế vương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuộc tế lễ trời đất, tổ chức tại ngoại ô phía nam kinh đô, do vua đứng tế. Chỗ đất đắp cao để lập đàn tế lễ, gọi là đàn Nam giao » Vua ngự lễ Nam giao rầm rột « ( Lục Súc tranh công ).

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa chỉ người phụ trách tế tự tông miếu. ◇ Khổng Tử gia ngữ : "Chư hầu tế xã tắc tông miếu, thượng hạ giai phụng kì điển, nhi chúc hỗ mạc cảm dịch kì thường pháp" , , (Lễ vận ) Chư hầu tế xã tắc tông miếu, trên dưới đều tuân theo nghi thức đó, cho nên người chấp sự tế tự tông miếu không thể mạo muội thay đổi phép thường được.
2. Văn từ dùng khi tế tự, cầu cúng.
3. Ngày xưa chúc thọ cho vua gọi là "chúc hỗ" . Sau phiếm chỉ chúc thọ.
tịch
xī ㄒㄧ, xì ㄒㄧˋ

tịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. buổi chiều, buổi tối
2. bóng tối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Buổi chiều tối. ◇ Lí Thương Ẩn : "Tịch dương vô hạn hảo" (Đăng Lạc Du nguyên ) Nắng chiều đẹp vô hạn.
2. (Danh) Đêm. ◎ Như: "chung tịch bất mị" cả đêm không ngủ. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh ngọn nến này.
3. (Động) Yết kiến ban đêm. ◇ Tả truyện : "Hữu doãn Tử Cách tịch" (Chiêu Công thập nhị niên ) Quan hữu doãn Tử Cách yết kiến vua ban đêm.
4. (Động) Tế mặt trăng. ◇ Tam quốc chí : "Thu bát nguyệt, tịch nguyệt ư tây giao" , 西 (Ngụy thư , Minh đế kỉ ) Mùa thu tháng tám, tế mặt trăng ở khu ngoài thành phía tây.
5. (Tính) Vẹo, tà vạy.

Từ điển Thiều Chửu

① Buổi tối.
② Ðêm.
③ Tiếp kiến ban đêm.
④ Vẹo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chiều tối, chiều hôm: Sớm chiều, sớm hôm;
② Buổi tối, ban đêm: Đêm trước; Suốt đêm không ngủ;
③ (văn) Yết kiến vua chúa ban đêm: Quan hữu doãn Tử Cách yết kiến vua ban đêm (Tả truyện: Chiêu công thập nhị niên);
④ (văn) (Vua chúa) tế mặt trăng: Cuối thu tế trăng (Hán thư: Giả Nghị truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buổi chiều — Ban đêm — Tên một bộ chữ Trung Hoa tức bộ Tịch.

Từ ghép 11

tá, tác
zuō ㄗㄨㄛ, zuó ㄗㄨㄛˊ, zuò ㄗㄨㄛˋ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm việc — Âm khác là Tác. Xem âm này.

Từ ghép 72

ác tác 惡作bao tác 包作bất hợp tác 不合作bối tác 輩作canh tác 耕作chấn tác 振作chế tác 制作chế tác 製作chuyết tác 拙作công tác 公作cộng tác 共作công tác 工作cự tác 巨作dạ tác 夜作đại tác 大作động tác 动作động tác 動作giai tác 佳作giao hỗ tác dụng 交互作用hiệp tác 協作hợp tác 合作hợp tác xã 合作社kiệt tác 傑作ngỗ tác 仵作nông tác 農作phát tác 發作phạt tác 罰作phỏng tác 倣作sáng tác 创作sáng tác 創作tác ác 作惡tác ái 作愛tác ái 作爱tác chiến 作战tác chiến 作戰tác cổ 作古tác dụng 作用tác động 作動tác gia 作家tác giả 作者tác hại 作害tác họa 作禍tác hợp 作合tác khách 作客tác liệu 作料tác loạn 作亂tác náo 作閙tác nghiệp 作业tác nghiệp 作業tác nghiệt 作孽tác oai 作威tác phản 作反tác pháp 作法tác pháp tự tễ 作法自斃tác phẩm 作品tác phong 作風tác phúc 作福tác phúc tác uy 作福作威tác phường 作坊tác quái 作怪tác sắc 作色tác tệ 作弊tác thành 作成tác văn 作文tác vật 作物tế tác 細作tế tác 细作thao tác 操作trứ tác 著作vi phi tác đãi 为非作歹vi phi tác đãi 為非作歹xử nữ tác 處女作

tác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

làm, tạo nên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dậy, khởi lên, làm cho hứng khởi, hăng hái lên. ◎ Như: "hưng phong tác lãng" nổi gió dậy sóng, ý nói gây nên sự tình, tạo ra tranh chấp nào đó. ◇ Dịch Kinh : "Vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ" , , (Kiền quái ) Mây theo rồng, gió theo cọp, thánh nhân khởi lên mà vạn vật trông vào. ◇ Tả truyện : "Phù chiến, dũng khí dã, nhất cổ tác khí, tái nhi suy, tam nhi kiệt" , , , , (Tào Quế luận chiến ) Sự chiến tranh, nói về dũng khí, (nghe) tiếng trống thứ nhất thì (quân) hăng hái, tiếng thứ hai lòng hăng hái giảm xuống, lần thứ ba thì hăng hái hết cả.
2. (Động) Tạo dựng. ◇ Thi Kinh : "Thiên tác cao san" (Chu tụng , Thiên tác ) Trời tạo ra núi cao.
3. (Động) Sáng tác. ◎ Như: "tác thi" làm thơ (sáng tác thơ). ◇ Luận Ngữ : "Thuật nhi bất tác" (Thuật nhi ) Ta truyền thuật (đạo cổ nhân) mà không sáng tác.
4. (Động) Tiến hành, cử hành. ◎ Như: "tác chiến" .
5. (Động) Coi là, nhận là. ◎ Như: "nhận tặc tác phụ" nhận giặc làm cha (cam tâm hòa hợp với phe địch).
6. (Động) Làm việc, làm. § Cũng như "tố" . ◎ Như: "tác môi" làm mối giới, "tác chứng" làm chứng.
7. (Động) Làm nên, làm thành. § Cũng như "tố" . ◎ Như: "tác nhân" làm người, "tác quan" làm quan.
8. (Động) Chế tạo, làm ra. ◇ Tần Thao Ngọc : "Vị tha nhân tác giá y thường" (Bần nữ ) Làm áo cưới cho người khác.
9. (Danh) Việc làm. ◎ Như: "công tác" công việc.
10. (Danh) Bài thơ, bài viết, thành quả nghệ thuật. ◎ Như: "kiệt tác" tác phẩm xuất sắc, "giai tác" tác phẩm hay, "danh tác" tác phẩm nổi tiếng.
11. (Danh) Thợ, người thợ. ◎ Như: "mộc tác" thợ mộc. § Cũng như "mộc tượng" . § Ghi chú: "mộc tác" cũng có nghĩa là xưởng làm đồ gỗ.
12. (Danh) Xưởng, hiệu, nhà làm. ◎ Như "tác phường" xưởng, nơi làm việc, "ngõa tác" xưởng ngói.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhấc lên, như chấn tác tinh thần .
② Làm, làm nên, như phụ tác chi cha làm nên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [zuò];
② 【】tác tiễn [zuójian] (khn) a. Giày xéo, chà đạp; b. Phung phí, phí phạm. Xem [zuo], [zuò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Làm náo động, hăng lên, bừng lên: Chiêng trống rầm rĩ; Tinh thần phấn chấn;
② Làm: Làm văn; Làm chủ tịch hội nghị; Làm báo cáo;
③ Tiến hành: Tiến hành đấu tranh với khuynh hướng xấu;
④ Như [zuò]. Xem [zuo], [zuó].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiệu, xưởng (thủ công), nhà làm...: Hiệu giặt; Xưởng ngói, nhà làm ngói; Nhà làm đồ đá;
② Như [zuò]. Xem [zuó], [zuò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khởi lên. Dấy lên — Làm ra. Gây ra. Thành ngữ: Tác oai tác phúc ( muốn làm gì thì làm, không ai dám ngăn cản ) — Các âm khác là Tá, Trứ. Xem các âm này.

Từ ghép 72

ác tác 惡作bao tác 包作bất hợp tác 不合作bối tác 輩作canh tác 耕作chấn tác 振作chế tác 制作chế tác 製作chuyết tác 拙作công tác 公作cộng tác 共作công tác 工作cự tác 巨作dạ tác 夜作đại tác 大作động tác 动作động tác 動作giai tác 佳作giao hỗ tác dụng 交互作用hiệp tác 協作hợp tác 合作hợp tác xã 合作社kiệt tác 傑作ngỗ tác 仵作nông tác 農作phát tác 發作phạt tác 罰作phỏng tác 倣作sáng tác 创作sáng tác 創作tác ác 作惡tác ái 作愛tác ái 作爱tác chiến 作战tác chiến 作戰tác cổ 作古tác dụng 作用tác động 作動tác gia 作家tác giả 作者tác hại 作害tác họa 作禍tác hợp 作合tác khách 作客tác liệu 作料tác loạn 作亂tác náo 作閙tác nghiệp 作业tác nghiệp 作業tác nghiệt 作孽tác oai 作威tác phản 作反tác pháp 作法tác pháp tự tễ 作法自斃tác phẩm 作品tác phong 作風tác phúc 作福tác phúc tác uy 作福作威tác phường 作坊tác quái 作怪tác sắc 作色tác tệ 作弊tác thành 作成tác văn 作文tác vật 作物tế tác 細作tế tác 细作thao tác 操作trứ tác 著作vi phi tác đãi 为非作歹vi phi tác đãi 為非作歹xử nữ tác 處女作
thật, thực
shí ㄕˊ

thật

giản thể

Từ điển phổ thông

1. thật, thực, đúng
2. thật thà

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thật .

Từ ghép 1

thực

giản thể

Từ điển phổ thông

1. thật, thực, đúng
2. thật thà

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đặc, đầy: Hư thực, không và có, giả và thật; Quả sắt đặc ruột (lõi đặc); Tuổi thật; Giàu có đầy đủ;
② Thực, thật, thật thà, thật là: Thật lòng thật dạ; Lời thực nói thẳng; Thật là tốt; Người thật nói thẳng; Ta thật không đó đức. 【】thực tại [shízài] a. Thật, thật sự, thật là, thật tình: Việc này thật tôi không biết tí gì; b. Trên thực tế, thực ra (thật ra): Nó nói đã hiểu rồi, nhưng thực tế (thật ra) chả hiểu gì cả;
③ (văn) Chứng thực: Để chứng thực lời tôi nói;
④ Sự thật, việc thật;
⑤ Quả, trái: Khai hoa kết quả;
⑥ (văn) Các phẩm vật, đồ đạc bày ra: Đồ đạc bày la liệt trong sân nhà; Binh khí trong dinh quân;
⑦ (văn) Xin, mong (biểu thị sự sai khiến hoặc khuyến cáo): !Mạo muội nói điều nghĩ trong lòng, xin ngài tính cho (Tả truyện: Tuyên công thập nhị niên);
⑧ (văn) Trợ từ, đặt giữa tân ngữ ở trước với động từ ở sau, để đảo tân ngữ ra trước động từ: Quỷ thần chẳng phải thân gần với người nào, chỉ dựa theo đức hạnh (mà quyết định thân hay sơ) (Tả truyện: Hi công ngũ niên) (chữ là tân ngữ, đưa ra trước động từ ).

Từ ghép 19

hiếu
xiào ㄒㄧㄠˋ

hiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lòng biết ơn cha mẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúng bái, tế tự. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Vũ, ngô vô gián nhiên hĩ. Phỉ ẩm thực nhi trí hiếu hồ quỷ thần, ác y phục nhi trí mĩ hồ phất miện, ti cung thất nhi tận lực hồ câu hức" : , . , , (Thái Bá ) Khổng Tử nói: Ta chẳng chê vua Vũ vào đâu được cả. Ông ăn uống đạm bạc mà cúng tế quỷ thần thì rất trọng hậu; ăn mặc xấu xí mà khi cúng tế thì lễ phục rất đẹp; cung thất nhỏ hẹp mà tận lực sửa sang ngòi lạch (vua Vũ có công trị thủy).
2. (Động) Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (hết lòng phụng dưỡng cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
3. (Động) Chỉ cư tang.
4. (Động) Bắt chước, mô phỏng, theo. ◇ Thi Kinh : "Mĩ hữu bất hiếu, Tự cầu y hỗ" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) (Người trong nước) không ai mà không bắt chước theo, Để tự cầu được phúc lành.
5. (Tính) Hiếu thảo. ◎ Như: "hiếu tử" con thảo, người con có hiếu.
6. (Danh) Đạo lí phụng thờ cha mẹ. ◇ Hiếu Kinh : "Phù hiếu, đức chi bổn dã" , (Khai tông minh nghĩa chương ) Đạo phụng thờ cha mẹ, đó là gốc của đức.
7. (Danh) Tiếng tôn xưng bậc già cả thiện đức.
8. (Danh) Lễ nghi cư tang. ◎ Như: "thủ hiếu" giữ lễ nghi trong thời hạn cư tang cha mẹ hoặc người rất thân (ngưng giao tế, không vui chơi để tỏ lòng thương xót).
9. (Danh) Chỉ người cư tang.
10. (Danh) Tang phục. ◎ Như: "xuyên hiếu" 穿 mặc đồ tang, "thoát hiếu" trút đồ tang (đoạn tang). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kháp hựu mang trước thoát hiếu, gia trung vô nhân, hựu khiếu liễu Giả Vân lai chiếu ứng đại phu" , , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Lại vừa gặp lúc đoạn tang bận rộn, trong nhà không có người, đành phải gọi Giả Vân đến để tiếp thầy thuốc.
11. (Danh) Họ "Hiếu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thảo, con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu.
② Tục gọi đồ tang phục là hiếu. Như xuyên hiếu 穿 mặc đồ tang, thoát hiếu trút đồ tang (đoạn tang), v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiếu thảo: Tận hiếu;
② Để tang, để trở: Chịu tang, để tang;
③ Đồ tang, tang phục: 穿 Mặc tang phục; Trút đồ tang, đoạn tang, xả tang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết lòng với cha mẹ — Nối được chí ông cha — Tang cha mẹ — Tên người, tức Nguyễn Khắc Hiếu, sinh 1889, mất 1939, hiệu là Tản Đà, người xã Khê thượng huyện Bất bạt tỉnh Sơn Tây, dòng dõi khoa bảng, có dự kì thi Hương năm 1912 nhưng không đậu, sau quay ra viết văn, làm thơ và làm báo. Ông từng làm chủ bút tờ Hữu thanh tạp chí 1921. Tác phẩm quốc ngữ có Khối tình con, Tản Đà vận văn, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Thần tiên, Thề non nước, Trần ai tri kỉ, Lên sáu, Lên tám, Đài gương, Quốc sử huấn mông. Văn dịch từ chữ Hán có Đại học, Đàn bà Tầu, Liêu trai chí dị….

Từ ghép 19

hô, hồ
hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: san hô )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem "san hô" .
2. Một âm là "hồ". (Danh) Một thứ bát đĩa đựng xôi để cúng tế (ngày xưa). ◇ Luận Ngữ : "Hồ liễn dã" (Công Dã Tràng ) Như cái hồ liễn.

Từ điển Thiều Chửu

① San hô một thứ động vật nhỏ ở trong bể kết lại, hình như cành cây, đẹp như ngọc, dùng làm chỏm mũ rất quý.
② Một âm là hồ. Cái hồ, một thứ bát đĩa đựng xôi để cúng tế.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [shanhú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem San hô .

Từ ghép 1

hồ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem "san hô" .
2. Một âm là "hồ". (Danh) Một thứ bát đĩa đựng xôi để cúng tế (ngày xưa). ◇ Luận Ngữ : "Hồ liễn dã" (Công Dã Tràng ) Như cái hồ liễn.

Từ điển Thiều Chửu

① San hô một thứ động vật nhỏ ở trong bể kết lại, hình như cành cây, đẹp như ngọc, dùng làm chỏm mũ rất quý.
② Một âm là hồ. Cái hồ, một thứ bát đĩa đựng xôi để cúng tế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ đựng có nạm ngọc, cái hộp nạm ngọc — Cũng đọc là Hô. Xem San hô .
chiết, đề
shé ㄕㄜˊ, zhē ㄓㄜ, zhé ㄓㄜˊ

chiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bẻ gãy
2. gấp lại, gập lại
3. lộn nhào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gãy, bẻ gãy. ◎ Như: "chiết đoạn nhất căn thụ chi" bẻ gãy một cành cây. ◇ Đỗ Mục : "Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu" (Xích Bích hoài cổ ) Ngọn kích gãy chìm trong bãi cát (đã lâu ngày) mà sắt vẫn chưa tiêu.
2. (Động) Phán đoán. ◎ Như: "chiết ngục" phán đoán hình ngục, "chiết trung" điều hòa hợp đúng, không thái quá không bất cập.
3. (Động) Uốn cong, bẻ cong. ◇ Tấn Thư : "Ngô bất năng vi ngũ đẩu mễ chiết yêu" (Đào Tiềm truyện ) Ta không thể vì năm đấu gạo (mà chịu) khom lưng.
4. (Động) Phục, bội phục. ◎ Như: "chiết phục" bội phục.
5. (Động) Gấp, xếp. ◎ Như: "chiết cân" gấp khăn. § Cũng như .
6. (Động) Nhún. ◎ Như: "chiết tiết hạ sĩ" nhún mình tiếp kẻ sĩ.
7. (Động) Trách bị, bắt bẻ. ◇ Sử Kí : "Ư kim diện chiết đình tránh" (Lữ Thái Hậu bổn kỉ ) Nay bắt bẻ ngay mặt ở nơi triều đình.
8. (Động) Hủy đi. ◎ Như: "chiết khoán" hủy văn tự nợ đi.
9. (Động) Chết non. ◎ Như: "yểu chiết" , "đoản chiết" đều nghĩa là chết non cả.
10. (Động) Tổn thất, hao tổn. ◎ Như: "chiết bản" lỗ vốn, "chiết thọ" tổn thọ.
11. (Động) Trừ bớt. ◎ Như: "chiết khấu" .
12. (Động) Đổi lấy, đền thay. ◎ Như: "chiết sắc" lấy cái này đền thay cái kia, "dĩ mễ chiết tiền" lấy gạo đổi lấy tiền.
13. (Động) Đắp đất làm chỗ tế.
14. (Động) Đổi phương hướng.
15. (Danh) Sự trắc trở, vấp ngã, thất bại. ◎ Như: "bách chiết bất hồi" trăm (nghìn) trắc trở không (làm cho) nản chí.
16. (Danh) Số chia thập phân. ◎ Như: bảy phần mười gọi là "thất chiết" , tám phần mười gọi là "bát chiết" , 75 phần trăm gọi là "thất ngũ chiết" .
17. (Danh) Đồ tống táng thời cổ.
18. (Danh) Tên một nét viết chữ Hán, ngoạch sang một bên.
19. Một âm là "đề". (Tính) "Đề đề" ung dung, an nhàn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bẻ gẫy.
② Phán đoán, như chiết ngục phán đoán hình ngục, chiết trung chất chính sự ngờ, v.v.
③ Cong, sự gì không phải là sự được thẳng suốt gọi là chiết. Như chuyển chiết , chu chiết đều là ý nghĩa gàng quải mắc míu cả. Nghiêng mình sấp xuống gọi là khánh chiết .
④ Nhún, như chiết tiết hạ sĩ nhún mình tiếp kẻ sĩ.
⑤ Tỏa chiết, vấp ngã. Như bách chiết bất hồi trăm lần tỏa chiết không trùng.
⑥ Bẻ bắt, như diện chiết đình tránh bắt bẻ giữa mặt ở nơi triều đình.
⑦ Hủy đi, như chiết khoán hủy văn tự nợ đi.
⑧ Chết non, như yểu chiết , đoản chiết đều nghĩa là chết non cả.
⑨ Số đã chia, như số gì chia mười phần thứ bảy gọi là thất chiết , phần thứ tám gọi là bát chiết , 75 phần trăm gọi là thất ngũ chiết , v.v.
⑩ Thiếu thốn, như chiết bản lỗ vốn.
⑪ Sóng ngang, đền thay. Như chiết sắc lấy cái này đền thay cái kia.
⑫ Ðắp đất làm chỗ tế.
⑬ Ðồ tống táng.
⑭ Một âm là đề. Ðề đề dẽ dàng, an nhàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gãy: Chiếc gậy gãy rồi; Cây kích gãy chìm trong cát, sắt còn chưa tiêu (Đỗ Mục: Xích Bích hoài cổ);
② Hao tốn, lỗ: Hụt vốn, lỗ vốn;
③ [Shé] (Họ) Chiết. Xem [zhe], [zhé].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gãy, bẻ gãy: Gãy cẳng; Bẻ gẫy một cành cây; Người con ham cỡi ngựa, té gãy đùi (Hoài Nam tử);
② Hao tổn, tổn thất: Hao binh tổn tướng;
③ Chết: Chết non, chết yểu;
④ Quay lại, lộn lại, trở về: Đi được nửa đường lại trở về.
⑤ Gập, gấp, xếp: Gấp quần áo; Thước xếp;
⑥ Trừ, giảm, khấu, chiết giá: Trừ 10%; Chiết giá 15%; Khấu đầu khấu đuôi;
⑦ (Tính) bằng, tính ra, đổi thành, quy ra: Một công trâu bằng hai công người; ? Số ngoại tệ này đổi ra được bao nhiêu đồng Việt Nam?;
⑧ Phục: Cảm phục;
⑨ Quanh co, trắc trở, vấp ngã, tỏa chiết: Quanh co, khúc chiết; Trăm nghìn trắc trở cũng không sờn lòng;
⑩ (văn) Phán đoán: Phán đoán hình ngục;
⑪ (văn) Nhún: Nhún mình tiếp kẻ sĩ;
⑫ (văn) Bẻ bắt: Bắt bẻ ngay mặt giữa nơi triều đình;
⑬ (văn) Hủy bỏ: Hủy bỏ văn tự (giấy) nợ;
⑭ Sổ: (Quyển) sổ con; Sổ gởi tiền tiết kiệm. Xem [shé], [zhe].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khn) Lộn, lộn nhào: Lộn nhào;
② Đổ ụp xuống: Lỡ tay, chén canh đổ ụp xuống;
③ Đổ qua đổ lại: Nước nóng quá, lấy hai cái chén đổ qua đổ lại cho nguội. Xem [shé], [zhé].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bẻ gãy. Nghĩa bóng chỉ sự đau đớn, bị hành hạ. Cung oán ngâm khúc có câu: » Kìa những kẻ thiên ma bạch chiết « — Chịu khuất phục. Cam lòng — Chết yểu, chết trẻ — Đáng lẽ phải đọc Triết.

Từ ghép 40

đề

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gãy, bẻ gãy. ◎ Như: "chiết đoạn nhất căn thụ chi" bẻ gãy một cành cây. ◇ Đỗ Mục : "Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu" (Xích Bích hoài cổ ) Ngọn kích gãy chìm trong bãi cát (đã lâu ngày) mà sắt vẫn chưa tiêu.
2. (Động) Phán đoán. ◎ Như: "chiết ngục" phán đoán hình ngục, "chiết trung" điều hòa hợp đúng, không thái quá không bất cập.
3. (Động) Uốn cong, bẻ cong. ◇ Tấn Thư : "Ngô bất năng vi ngũ đẩu mễ chiết yêu" (Đào Tiềm truyện ) Ta không thể vì năm đấu gạo (mà chịu) khom lưng.
4. (Động) Phục, bội phục. ◎ Như: "chiết phục" bội phục.
5. (Động) Gấp, xếp. ◎ Như: "chiết cân" gấp khăn. § Cũng như .
6. (Động) Nhún. ◎ Như: "chiết tiết hạ sĩ" nhún mình tiếp kẻ sĩ.
7. (Động) Trách bị, bắt bẻ. ◇ Sử Kí : "Ư kim diện chiết đình tránh" (Lữ Thái Hậu bổn kỉ ) Nay bắt bẻ ngay mặt ở nơi triều đình.
8. (Động) Hủy đi. ◎ Như: "chiết khoán" hủy văn tự nợ đi.
9. (Động) Chết non. ◎ Như: "yểu chiết" , "đoản chiết" đều nghĩa là chết non cả.
10. (Động) Tổn thất, hao tổn. ◎ Như: "chiết bản" lỗ vốn, "chiết thọ" tổn thọ.
11. (Động) Trừ bớt. ◎ Như: "chiết khấu" .
12. (Động) Đổi lấy, đền thay. ◎ Như: "chiết sắc" lấy cái này đền thay cái kia, "dĩ mễ chiết tiền" lấy gạo đổi lấy tiền.
13. (Động) Đắp đất làm chỗ tế.
14. (Động) Đổi phương hướng.
15. (Danh) Sự trắc trở, vấp ngã, thất bại. ◎ Như: "bách chiết bất hồi" trăm (nghìn) trắc trở không (làm cho) nản chí.
16. (Danh) Số chia thập phân. ◎ Như: bảy phần mười gọi là "thất chiết" , tám phần mười gọi là "bát chiết" , 75 phần trăm gọi là "thất ngũ chiết" .
17. (Danh) Đồ tống táng thời cổ.
18. (Danh) Tên một nét viết chữ Hán, ngoạch sang một bên.
19. Một âm là "đề". (Tính) "Đề đề" ung dung, an nhàn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bẻ gẫy.
② Phán đoán, như chiết ngục phán đoán hình ngục, chiết trung chất chính sự ngờ, v.v.
③ Cong, sự gì không phải là sự được thẳng suốt gọi là chiết. Như chuyển chiết , chu chiết đều là ý nghĩa gàng quải mắc míu cả. Nghiêng mình sấp xuống gọi là khánh chiết .
④ Nhún, như chiết tiết hạ sĩ nhún mình tiếp kẻ sĩ.
⑤ Tỏa chiết, vấp ngã. Như bách chiết bất hồi trăm lần tỏa chiết không trùng.
⑥ Bẻ bắt, như diện chiết đình tránh bắt bẻ giữa mặt ở nơi triều đình.
⑦ Hủy đi, như chiết khoán hủy văn tự nợ đi.
⑧ Chết non, như yểu chiết , đoản chiết đều nghĩa là chết non cả.
⑨ Số đã chia, như số gì chia mười phần thứ bảy gọi là thất chiết , phần thứ tám gọi là bát chiết , 75 phần trăm gọi là thất ngũ chiết , v.v.
⑩ Thiếu thốn, như chiết bản lỗ vốn.
⑪ Sóng ngang, đền thay. Như chiết sắc lấy cái này đền thay cái kia.
⑫ Ðắp đất làm chỗ tế.
⑬ Ðồ tống táng.
⑭ Một âm là đề. Ðề đề dẽ dàng, an nhàn.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.