báo phục

phồn thể

Từ điển phổ thông

báo thù, trả thù

Từ điển trích dẫn

1. Đền đáp, báo đáp. ◇ Hán Thư : "Tất triệu kiến cố nhân dữ ẩm thực chư thường hữu ân giả, giai báo phục yên" , (Chu Mãi Thần truyện ).
2. Chỉ báo oán, trả thù. ◇ Ba Kim : "Ngã cánh bất nguyện ý bả tiểu thuyết tác vi báo phục đích vũ khí lai công kích nhân" (Gia , Thập bản đại tự ).
3. Ứng đối, đối đáp. ◇ Bắc sử : "Môn đình tân khách nhược thị, nhi thư kí tương tầm, Bảo Di tiếp đối báo phục, bất thất kì lí" , , , (Tiêu Bảo Di truyện ).
4. Báo ứng. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Giá chánh thị thượng thiên báo phục hiếu nữ đích nhất phiên nhân quả" (Đệ nhị tứ hồi).
5. Bẩm báo. ◇ Quan Hán Khanh : "Lệnh nhân báo phục khứ, đạo hữu Trần Bà Bà đồng tứ cá trạng nguyên lai liễu dã" , (Trần mẫu giáo tử ).
6. Đi rồi trở lại, vãng phục. ◇ Từ Lăng : "Nhược nhật nguyệt chi hồi hoàn, do âm dương chi báo phục" , (Vũ hoàng đế tác tướng thì dữ Lĩnh Nam tù hào thư ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đền trả lại, bao gồm cả đền ơn và trả oán.
tham, thám
tān ㄊㄢ, tàn ㄊㄢˋ

tham

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tìm kiếm. ◎ Như: "tham lộ" tìm đường, "tham hoa" tìm kiếm hoa.
2. (Động) Tìm tòi, truy xét, tra cứu. ◎ Như: "tham bản cầu nguyên" truy đến gốc tìm đến nguồn.
3. (Động) Thử xét, thí trắc. ◎ Như: "tham vấn khẩu khí" hỏi thử khẩu khí xem sao.
4. (Động) Dò xét, nghe ngóng. ◎ Như: "khuy tham" thăm dòm, "tham thính" nghe ngóng, rình xét. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đổng Trác thì thường sử nhân tham thính" 使 (Đệ tứ hồi) Đổng Trác thường thường sai người dò xét nghe ngóng.
5. (Động) Hỏi thăm, thăm viếng. ◎ Như: "tham thân" thăm người thân, "tham hữu" thăm bạn.
6. (Động) Thử. ◇ Luận Ngữ : "Kiến thiện như bất cập, kiến bất thiện như tham thang" , (Quý thị ) Thấy việc thiện thì (vội vàng) như không theo kịp, thấy việc bất thiện thì như (lấy tay) thử nước sôi (sợ mà lánh xa).
7. (Động) Thò, duỗi, ló, nhô. ◎ Như: "tham xuất đầu lai" thò đầu ra.
8. (Danh) Người làm việc trinh sát. ◎ Như: " gia trinh tham" thám tử , "mật tham" người làm việc rình xét.
9. § Ghi chú: Ta quen đọc là "thám".

Từ điển Thiều Chửu

① Tìm tòi.
② Tìm xa, như tham bản cầu nguyên thăm đến gốc tìm đến nguồn.
③ Thử, như tham vấn khẩu khí hỏi thử khẩu khí xem sao.
④ Dò xét, như khuy tham thăm dòm, chính tham rình xét, v.v.
⑤ Hỏi thăm, như tham thân thăm người thân, tham hữu thăm bạn.
⑥ Tìm kiếm, như tham mai tìm kiếm mơ, tham hoa tìm kiếm hoa, v.v. Ta quen đọc là thám.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dò, thử, tìm: Dò tìm nguồn gốc; Hỏi thử, dò hỏi; Tìm kiếm hoa;
② Dò xét: Mật thám; Trinh thám (rình xét);
③ Thăm: Thăm nhà;
④ Thò, nhô, ló ra: Thò đầu ra.

Từ ghép 2

thám

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thăm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tìm kiếm. ◎ Như: "tham lộ" tìm đường, "tham hoa" tìm kiếm hoa.
2. (Động) Tìm tòi, truy xét, tra cứu. ◎ Như: "tham bản cầu nguyên" truy đến gốc tìm đến nguồn.
3. (Động) Thử xét, thí trắc. ◎ Như: "tham vấn khẩu khí" hỏi thử khẩu khí xem sao.
4. (Động) Dò xét, nghe ngóng. ◎ Như: "khuy tham" thăm dòm, "tham thính" nghe ngóng, rình xét. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đổng Trác thì thường sử nhân tham thính" 使 (Đệ tứ hồi) Đổng Trác thường thường sai người dò xét nghe ngóng.
5. (Động) Hỏi thăm, thăm viếng. ◎ Như: "tham thân" thăm người thân, "tham hữu" thăm bạn.
6. (Động) Thử. ◇ Luận Ngữ : "Kiến thiện như bất cập, kiến bất thiện như tham thang" , (Quý thị ) Thấy việc thiện thì (vội vàng) như không theo kịp, thấy việc bất thiện thì như (lấy tay) thử nước sôi (sợ mà lánh xa).
7. (Động) Thò, duỗi, ló, nhô. ◎ Như: "tham xuất đầu lai" thò đầu ra.
8. (Danh) Người làm việc trinh sát. ◎ Như: " gia trinh tham" thám tử , "mật tham" người làm việc rình xét.
9. § Ghi chú: Ta quen đọc là "thám".

Từ điển Thiều Chửu

① Tìm tòi.
② Tìm xa, như tham bản cầu nguyên thăm đến gốc tìm đến nguồn.
③ Thử, như tham vấn khẩu khí hỏi thử khẩu khí xem sao.
④ Dò xét, như khuy tham thăm dòm, chính tham rình xét, v.v.
⑤ Hỏi thăm, như tham thân thăm người thân, tham hữu thăm bạn.
⑥ Tìm kiếm, như tham mai tìm kiếm mơ, tham hoa tìm kiếm hoa, v.v. Ta quen đọc là thám.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dò, thử, tìm: Dò tìm nguồn gốc; Hỏi thử, dò hỏi; Tìm kiếm hoa;
② Dò xét: Mật thám; Trinh thám (rình xét);
③ Thăm: Thăm nhà;
④ Thò, nhô, ló ra: Thò đầu ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dò xét. Td: Trinh thám — Thử xem.

Từ ghép 25

Từ điển trích dẫn

1. Gọi tắt của "tọa bồ đoàn" , một dụng cụ để tọa thiền, thường được dồn bằng bông gòn và bọc bằng một lớp vải xanh dương đậm. "Tọa bồ đoàn" có hình vuông, với kích thước mà một người ngồi thiền trong thế "kết già phu tọa" vừa đủ ngồi và để hai đùi gối lên. ◇ Trần Nhân Tông : "Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng" (Xuân vãn ) Ngồi thiền bản bồ đoàn ngắm hoa rụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gối tròn làm bằng cói, để các vị tăng quỳ gối lên cho êm mà tụng kinh.
thể
tī ㄊㄧ, tǐ ㄊㄧˇ

thể

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thân, mình
2. hình thể
3. dạng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Toàn thân. ◎ Như: "thân thể" thân mình, "nhục thể" thân xác, "nhân thể" thân người.
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎ Như: "chi thể" tay chân mình mẩy, "tứ thể" hai tay hai chân. ◇ Sử Kí : "Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể" . , (...) , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎ Như: "cố thể" chất dắn, "dịch thể" chất lỏng, "chủ thể" bộ phận chủ yếu, "vật thể" cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎ Như: "biền thể" lối văn biền ngẫu, "phú thể" thể phú, "quốc thể" hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: "quân chủ quốc" nước theo chế độ quân chủ, "cộng hòa quốc" nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎ Như: "thảo thể" chữ thảo, "khải thể" chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎ Như: "chánh phương thể" hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là "thể" . § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là "dụng" . ◎ Như: nói về lễ, thì sự kính là "thể", mà sự hòa là "dụng" vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân dĩ thân thể chi" (Phiếm luận ) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎ Như: "thể lượng" đem thân mình để xét mà tha thứ, "thể tuất dân tình" đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎ Như: "thể kỉ" riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎ Như: "thể nghiệm" tự thân mình kiểm nghiệm, "thể hội" thân mình tận hiểu, "thể nhận" chính mình chân nhận.

Từ điển Thiều Chửu

① Thân thể. Nói tất cả một bộ phận gọi là toàn thể . Nói riêng về một bộ phận gọi là nhất thể . Bốn chân tay gọi là tứ thể .
② Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể thể văn, tự thể thể chữ, chính thể , quốc thể , v.v. Lại nói như thể chế cách thức văn từ, thể tài thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể . Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hòa là dụng vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân thể: Thân thể;
② Thể, hình thể, chất: Vật thể; Toàn thể; Chất lỏng; Cá thể;
③ Thể, lối: Thể chữ, lối chữ; Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: Thể nghiệm, nghiệm thấy; Đặt mình vào đấy để xét; Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng ), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem [ti].

Từ điển Trần Văn Chánh

】thể kỉ [tiji]
① Của riêng. Cg. [tiji];
② Thân cận: Người thân cận. Xem [tê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thân mình. Td: Thân thể — Hình trạng. Td: Thể khí — Cách thức. Td: Thể thơ — Hiểu rõ. Xét biết. Td: Thể tình .

Từ ghép 68

ám thể 暗體bài thể 俳體bản thể 本體bát thể 八體biển đào thể 扁桃體biển đào thể viêm 扁桃體炎biền thể 駢體biệt thể 別體cá thể 個體cầu thể 球體chính thể 政體chỉnh thể 整體chủ thể 主體cổ thể 古體cố thể 固體cổ thể thi 古體詩cơ thể 肌體cụ thể 具體cương thể 剛體dịch thể 液體đại thể 大體đoàn thể 團體giải thể 解體hình thể 形體hồn bất phụ thể 魂不附體khách thể 客體kháng thể 抗體khí thể 氣體lao công đoàn thể 勞工團體lập thể 立體lõa thể 裸體môi thể 媒體ngọc thể 玉體nhân thể 人體nhục thể 肉體quốc thể 國體suy thể 衰體sự thể 事體sử thể 史體tân thể 新體thánh thể 聖體thân thể 身體thật thể 實體thể cách 體格thể chế 體制thể diện 體面thể dục 體育thể hiện 體現thể lệ 體例thể lượng 體諒thể nghiệm 體驗thể phách 體魄thể tài 體裁thể thao 體操thể thiếp 體貼thể thống 體統thể thức 體式thể tích 體積thi thể 尸體thi thể 屍體thực thể 實體tinh thể 星體toàn thể 全體trọng thể 重體tứ thể 四體văn thể 文體vật thể 物體xích thể 赤體
tứ
sì ㄙˋ

tứ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bốn, 4

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bốn. ◇ Nguyễn Du : "Tứ thì hảo cảnh vô đa nhật" (Thu chí ) Cảnh đẹp bốn mùa chẳng được bao ngày.
2. (Danh) Một kí hiệu nhạc thời cổ.
3. (Danh) Họ "Tứ".
4. (Tính) Thứ . ◎ Như: "tứ niên cấp" bậc năm thứ , "tứ phẩm quan" phẩm quan hạng .

Từ điển Thiều Chửu

① Bốn (tên số đếm).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bốn: Bốn người;
② Thứ : Năm thứ ;
③ Một nốt nhạc thời cổ Trung Quốc;
④ [Si] (Họ) Tứ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bố. Số 4. Thành ngữ: » Tứ đốm tam khoanh «.

Từ ghép 38

yêu dã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con gái lẳng lơ

Từ điển trích dẫn

1. Đẹp, yêu kiều, mĩ lệ. ◇ Dư Hoài : "Hạo xỉ minh mâu, dị thường yêu dã" , (Bản kiều tạp kí , Lệ phẩm ).
2. Đẹp nhưng không đoan chính. ◇ Quy Hữu Quang : "Tuy cụ phú quý , Nhi phi yêu dã dong" 姿, (Sơn trà ).
3. Chỉ người đẹp. ◇ Trương Hành : "Bề cổ hiệp xuy, Vu lại ứng luật, Kim thạch hợp tấu, Yêu dã yêu hội" , , , (Thất biện ).
4. Phóng dật, phóng đãng, dật đãng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói về người con gái buông thả, đem sắc đẹp của mình để quyến rũ làm hại người.

tính cách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tính cách, tính tình, bản tính, tính khí

Từ điển trích dẫn

1. Tính tình phẩm cách. § Chỉ tâm lí riêng biệt biểu hiện qua thái độ và hành vi. ◇ Lí Trung : "Quan thanh quý cận đan trì, Tính cách cô cao thế sở hi" , (Hiến trương thập di ).
2. Độc đặc, đặc biệt. ◎ Như: "nhĩ kim thiên xuyên giá dạng, hiển đắc ngận tính cách" 穿, .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẻ riêng lộ ra bên ngoài.
triều, trào
cháo ㄔㄠˊ

triều

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thủy triều

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con nước, thủy triều. ◎ Như: "triều tịch" thủy triều sáng và tối.
2. (Danh) Trào lưu, phong trào (hình thế bùng lên như thủy triều). ◎ Như: " triều" , "học triều" .
3. (Tính) Ẩm, ướt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại thanh tảo khởi, tại giá cá triều địa phương trạm liễu bán nhật, dã cai hồi khứ hiết tức hiết tức liễu" , , (Đệ tam thập ngũ hồi) Sáng sớm dậy, (mà) đứng lâu ở chỗ ẩm thấp, hãy nên về nghỉ đi.
4. (Tính) Thấp, kém. ◎ Như: "tha đích thủ nghệ triều" tay nghề của anh ta còn kém.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước thủy triều.
② Ướt át.
③ Ðúng giờ phát lên gọi là triều, như chứng sốt cứ đến trưa nổi cơn gọi là triều nhiệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thủy triều, con nước: Thủy triều dâng, nước lên;
② Trào lưu, phong trào, làn sóng: Cao trào cách mạng; Làn sóng căm phẫn;
③ Phát lên đúng giờ, có cơn: Sốt có cơn (vào buổi trưa);
④ Ẩm, ướt: Bị ẩm; Phòng ẩm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước sông biển lên xuống theo sức hút của mặt trăng. Ta thường gọi là Thủy triều. Đoạn trường tân thanh có câu: » Triều dâng hôm sớm mây hồng trước sau « — Ta cũng đọc Trào.

Từ ghép 9

trào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thủy triều

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thủy triều, con nước: Thủy triều dâng, nước lên;
② Trào lưu, phong trào, làn sóng: Cao trào cách mạng; Làn sóng căm phẫn;
③ Phát lên đúng giờ, có cơn: Sốt có cơn (vào buổi trưa);
④ Ẩm, ướt: Bị ẩm; Phòng ẩm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước lên xuống theo sức hút của mặt trăng. Ta thường gọi là Thủy triều. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Bãi hôm tuôn đẩy nước trào mênh mông « — Xem thêm Triều.

Từ ghép 5

dương
yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dơ lên, giương lên, bay lên
2. Dương Châu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giơ lên, bốc lên. ◎ Như: "dương thủ" giơ tay. ◇ Nguyễn Dư : "Ngã tào du thử cận bát vạn niên, nam minh dĩ tam dương trần hĩ" , (Từ Thức tiên hôn lục ) Chúng tôi chơi ở chốn này mới tám vạn năm, mà bể Nam đã ba lần tung bụi.
2. (Động) Phô bày. ◇ Trung Dung : "Ẩn ác nhi dương thiện" Giấu cái xấu ác mà phô bày cái tốt đẹp.
3. (Động) Khen, xưng tụng. ◎ Như: "xưng dương" khen ngợi, "du dương" tấm tắc khen hoài. ◇ Liêu trai chí dị : "Trị khoa thí, công du dương ư Học sứ, toại lĩnh quan quân" , 使, (Diệp sinh ) Đến kì thi, ông hết lời khen ngợi (sinh) với Học sứ, nên (sinh) đỗ đầu.
4. (Động) Truyền bá, lan ra. ◎ Như: "dương danh quốc tế" truyền ra cho thế giới biết tên.
5. (Động) Tiến cử.
6. (Động) Khích động.
7. (Động) Sảy, rẽ (trừ bỏ trấu, vỏ của ngũ cốc). ◎ Như: "bá dương" sảy rẽ.
8. (Danh) Họ "Dương".
9. (Phó) Vênh vang, đắc ý. ◎ Như: "dương dương" vênh vang.

Từ điển Thiều Chửu

① Giơ lên, bốc lên, như thủy chi dương ba nước chưng gợn sóng, phong chi dương trần gió chưng bốc bụi lên, v.v.
② Khen, như xưng dương khen ngợi, du dương tấm tắc khen hoài (gặp ai cũng nói điều hay của người).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giương, giương cao: Vung roi;
② Bay bổng, phất phơ: Tung bay;
③ Truyền ra: Tin tức truyền ra rất nhanh khắp cả thành phố;
④ Khen: Tuyên dương; Khen ngợi;
⑤ (Ngọn lửa...) rực sáng;
⑥ Phô bày, bày ra (cho thấy, cho biết): Bày cái tốt ra cho thấy;
⑦ (Tiếng nói...) cao, cất cao lên;
⑧ Kích thích, khích động;
⑨ [Yáng] (Họ) Dương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng chim bay lên — Rõ ràng — Cao. Đưa cao lên cho ai cũng thấy. Chẳng hạn Biểu dương — Khen ngợi. Chẳng hạn Tán dương — Cây búa lưỡi sắc, một thứ binh khí thời cổ — Tên người, tức Hồ Sĩ Dương, danh sĩ thời Lê mạt, dòng dõi Hồ Tôn Thốc. Ông người xã Hoàn hậu huyện Huỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đậu tiến sĩ năm 1652, niên hiệu Khánh Đức thứ đời Lê Thần Tông, làm quan tới Binh Bộ Thượng thư, rồi Quốc Sử Tổng tài, có đi sứ Trung Hoa năm 1673, dự phần biên soạn bộ Đại Việt Sử kí Bản Kỉ Tục Biên trong những năm 1663-1665, ông lại trùng tu cuốn Lam Sơn Thục Lục và cuốn Lê triều Đế Vương, Trung Hưng công nghiệp Thực lục.

Từ ghép 28

bản kim

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Tiền gửi vào ngân hàng hoặc cho người khác vay để sinh lãi. ★ Tương phản: "lợi tức" .
2. Tiền vốn đầu làm kinh doanh. § Cũng gọi là "bổn ngân" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiền vốn.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.