vong, vô, vọng
wàng ㄨㄤˋ

vong

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Vong — Không. Không có — Một âm là Vọng. Xem Vọng.

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】vô kì [wúqí] (văn) Như [wúqí]. Xem nghĩa ② (bộ ).

vọng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. viển vông, xa vời
2. ngông, lung tung, ẩu, sằng bậy

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Xằng, càn, tùy tiện. ◎ Như: "vọng ngữ" nói xằng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kiển Thạc thiết mưu hại ngã, khả tộc diệt kì gia, kì dư bất tất vọng gia tàn hại" , , (Đệ nhị hồi) Kiển Thạc bày mưu hại ta, có thể diệt cả họ nhà hắn đi, còn những người khác đừng nên giết càn.
2. (Tính) Bất chính, không ngay thẳng. ◇ Liêu trai chí dị : "Phủ năng an thân, tiện sinh vọng tưởng" , 便 (Phiên Phiên ) Vừa mới được yên thân, đã sinh ra mơ tưởng xằng bậy.
3. (Tính) Sai, không đúng sự thật. ◎ Như: "đại vọng ngữ" lời nói không thành thật, chưa đắc đạo mà nói đắc đạo (thuật ngữ Phật giáo).
4. (Tính) Tự cao tự đại, ngạo mạn. ◎ Như: "cuồng vọng bất ki" ngông cuồng không biết kiềm chế.

Từ điển Thiều Chửu

① Sằng, càn. Như vọng ngữ nói sằng, trái lại với chữ chân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngông: Ngông cuồng;
② Bừa, liều, xằng, càn, bậy: ) Nói xằng; Làm càn, làm xằng; ! Đừng nói bậy, chết cả họ đấy! (Sử kí: Hạng Vũ bản kỉ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rối loạn — Giả dối, bịa đặt — Bậy bạ, không theo phép tắc gì — Tầm thường, không đáng chú ý — Một âm là Vong. Xem Vong.

Từ ghép 9

đệ
dì ㄉㄧˋ

đệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thứ bậc
2. nhà của vương công hoặc đại thần
3. khoa thi
4. thi đỗ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ tự, cấp bậc. ◎ Như: "thứ đệ" thứ hạng, "đẳng đệ" cấp bậc.
2. (Danh) Ngày xưa, chỉ nhà cửa của vương công đại thần, gia tộc phú quý. ◎ Như: "phủ đệ" nhà của bậc quyền quý, "thư hương môn đệ" con em nhà dòng dõi học hành đỗ đạt. ◇ Liêu trai chí dị : "Vị Nam Khương bộ lang đệ, đa quỷ mị, thường hoặc nhân, nhân tỉ khứ" , , , (Anh Ninh ) Nhà ông Khương bộ lang ở Vị Nam, có nhiều ma quỷ, thường nhát người ta, vì thế (ông) phải dọn đi.
3. (Danh) Khoa thi cử. ◎ Như: "cập đệ" thi đỗ, "lạc đệ" thi hỏng. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã khước thị cá bất cập đệ đích tú tài" (Đệ thập nhất hồi) Ta chỉ là một tên tú tài thi trượt.
4. (Động) Thi đậu. ◇ Sầm Tham : "Khán quân thượng thiếu niên, Bất đệ mạc thê nhiên" , (Tống Hồ Tượng lạc đệ quy vương ốc biệt nghiệp ) Trông anh còn trẻ lắm, Thi rớt chớ đau buồn.
5. (Tính) Thứ. ◎ Như: "đệ nhất chương" chương thứ nhất.
6. (Liên) Nhưng. ◇ Liêu trai chí dị : "Sinh tâm thật ái hảo, đệ lự phụ sân, nhân trực dĩ tình cáo" , , (Bạch Thu Luyện ) Sinh trong lòng yêu lắm, nhưng lo cha giận, nhân đó thưa hết sự tình.
7. (Phó) Cứ, chỉ cần. ◇ Sử Kí : "Quân đệ trùng xạ, thần năng lệnh quân thắng" , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngài cứ cá cho nhiều vào, tôi có cách làm cho ngài thắng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thứ đệ, như đệ nhất thứ nhất, đệ nhị thứ hai, v.v.
② Nhưng, dùng làm trợ từ.
③ Nhà cửa, như môn đệ .
④ Khoa đệ, như thi đỗ gọi là cập đệ , thi hỏng gọi là lạc đệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thứ, hạng, bậc: Chương thứ nhất; Bơi giải nhất; Thứ mười tám;
② (văn) Đẳng cấp trong thi cử, khoa đệ: Thi đỗ, thi đậu; Thi hỏng, thi trượt;
③ Dinh thự, nhà cửa của quan lại và quý tộc: Dinh Tiến sĩ; Dinh thự;
④ (văn) Chỉ cần, chỉ: Bệ hạ chỉ cần giả ra chơi ở Vân Mộng (Sử kí);
⑤ [Dì] (Họ) Đệ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ tự trên dưới trước sau — Thứ hạng trong kì thi. Thi đậu gọi là Cập đệ ( kịp hạng ) — Nhà ở.

Từ ghép 24

tính
xìng ㄒㄧㄥˋ

tính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tính tình, tính cách
2. tính chất, giới tính
3. mạng sống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản chất, bản năng vốn có tự nhiên của người hoặc vật. ◎ Như: "bổn tính" , "nhân tính" , "thú tính" . § Ghi chú: Nhà Phật nói cái tính người ta nguyên lai vẫn đầy đủ sáng láng, "từ, bi, hỉ, xả" , mầu nhiệm tinh thần, chỉ vì vật dục làm mê mất chân tính ấy đi, nên mới tham lam, giận dữ, ngu si mà gây nên hết mọi tội. Nếu nhận tỏ bản tính ("kiến tính" ) của mình thì bao nhiêu sự sằng bậy đều sạch hết mà chứng được như Phật ngay.
2. (Danh) Công năng hoặc bản chất riêng của sự vật. ◎ Như: "độc tính" tính độc, "dược tính" tính thuốc, "từ tính" tính có sức hút như nam châm.
3. (Danh) Mạng sống. ◎ Như: "tính mệnh" .
4. (Danh) Giống, loại, phái. ◎ Như: "nam tính" phái nam, "thư tính" giống cái, "âm tính" loại âm, "dương tính" loại dương.
5. (Danh) Bộ phận liên quan về sinh dục, tình dục. ◎ Như: "tính khí quan" bộ phận sinh dục, "tính sanh hoạt" đời sống tình dục.
6. (Danh) Tính tình, tính khí. ◎ Như: "nhất thì tính khởi" bỗng nổi giận. ◇ Thủy hử truyện : "Huynh trưởng tính trực. Nhĩ đạo Vương Luân khẳng thu lưu ngã môn?" . ? (Đệ thập cửu hồi) Huynh trưởng tính thẳng. Huynh bảo Vương Luân bằng lòng thu nhận chúng mình ư?
7. (Danh) Phạm vi, phương thức. ◎ Như: "toàn diện tính" phạm vi bao quát mọi mặt, "tống hợp tính" tính cách tổng hợp, "lâm thì tính" tính cách tạm thời.

Từ điển Thiều Chửu

① Tính, là một cái lẽ chân chính trời bẩm phú cho người, như tính thiện tính lành.
② Mạng sống, như tính mệnh .
③ Hình tính, chỉ về công dụng các vật, như dược tính tính thuốc, vật tính tính vật, v.v.
④ Yên nhiên mà làm không có chấp chước gì cả, như Nghiêu Thuấn tính chi dã vua Nghiêu vua Thuấn cứ như chân tính mà làm vậy. Nhà Phật nói cái tính người ta nguyên lai vẫn đầy đủ sáng láng từ bi hỉ xả mầu nhiệm tinh thần, chỉ vì vật dục làm mê mất chân tính ấy đi, nên mới tham lam giận dữ ngu si mà gây nên hết thẩy mọi tội. Nếu nhận tỏ bản tính (kiến tính ) của mình thì bao nhiêu sự sằng bậy đều sạch hết mà chứng được như Phật ngay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tính, tính chất, đặc tính: Dược tính; Tính sáng tạo; Bệnh mãn tính;
② Tính nết, tính tự nhiên của con người, bản tính: Cá tính; Người ta có bản tính giống và khác nhau (Tả Tư: Ngụy đô phú);
③ Giận dữ, nóng nảy: Bỗng nổi cơn giận;
④ Giới tính, giới, giống: Nữ giới; Giống đực;
⑤ Chỉ những việc hoặc bộ phận liên quan đến sinh dục và sự giao hợp của sinh vật nói chung.【】tính dục [xìngyù] Tình dục (đòi hỏi về sinh lí); 【】tính khí quan [xìngqìguan] Cơ quan sinh dục, bộ phận sinh dục;
⑥ (văn) Sống, đời sống (dùng như , bộ ): Dân vui với cuộc sống của mình mà lại không có kẻ thù (Tả truyện: Chiêu công thập cửu niên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trời cho sẵn trong mỗi người. Đoạn trường tân thanh : » Văn chương nết đất, thông minh tính trời «. — Ta còn hiểu là nết riêng của mỗi người, cũng thường gọi là tính nết. Tục ngữ: » Cha sinh con, trời sinh tính «. — Cái giống ( giống đực, giống cái ) — Cũng đọc Tánh.

Từ ghép 68

bản tính 本性bẩm tính 稟性biến tính 變性bỉnh tính 秉性bổn tính 本性bút tính 筆性cá tính 个性cá tính 個性cảm tính 感性căn tính 根性cấp tính 急性cẩu toàn tính mệnh 苟全性命chân tính 真性cương tính 剛性dị tính 異性diên tính 延性dược tính 藥性đàn tính 彈性đặc tính 特性đồng tính 同性đơn tính 單性đơn tính hoa 單性花đức tính 德性hỏa tính 火性huyết tính 血性khí tính 氣性kí tính 記性kiến tính 見性linh tính 靈性mạn tính 慢性nam tính 男性nguyên tính 原性nhân tính 人性nhiệt tính 熱性nhu tính 柔性nữ tính 女性pháp tính 法性phẩm tính 品性phú tính 賦性quán tính 慣性quần tính 羣性quốc tính 國性sách tính 索性sinh tính 生性suất tính 帥性suất tính 率性tâm tính 心性thiên tính 天性thú tính 獸性thuộc tính 属性thuộc tính 屬性tính bệnh 性病tính biệt 性別tính biệt 性别tính cách 性格tính chất 性質tính chất 性质tính dục 性慾tính dục 性欲tính giao 性交tính hành 性行tính khí 性氣tính mệnh 性命tính năng 性能tính tình 性情trung tính 中性trực tính 直性vật tính 物性
thủy
shuǐ ㄕㄨㄟˇ

thủy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nước
2. sao Thủy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nước.
2. (Danh) Chất lỏng. ◎ Như: "dược thủy" thuốc nước, "nịnh mông thủy" nước chanh.
3. (Danh) Chỉ chung: sông, hồ, ngòi, khe, suối, v.v.
4. (Danh) Sao "Thủy", một ngôi sao ở gần mặt trời nhất.
5. (Danh) Tiền thu nhập thêm, tiền phụ thêm. ◎ Như: "ngoại thủy" thu nhập thêm, "thiếp thủy" khoản bù chênh lệnh.
6. (Danh) Lượng từ: lần, nước (số lần giặt rửa). ◎ Như: "tẩy liễu kỉ thủy" đã rửa mấy nước.
7. (Danh) Họ "Thủy".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước.
② Sông, ngòi, khe, suối, phàm cái gì bởi nước mà thành ra đều gọi là thủy.
③ Sao Thủy, một ngôi sao ở gần mặt trời nhất.
③ Bạc đúc có thứ tốt thứ kém, gia giảm cho nó đều gọi là thân thủy , thiếp thủy , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước: Nước mưa; Thuốc nước; Cá gặp nước;
② Sông, hồ, biển: Sông Hán Thủy; Sông Tương; Đường bộ và đường thủy;
③ Trình độ, mức: Trình độ văn hóa; Mức sống;
④ Tên chức quan thời xưa;
⑤ [Shuê] Tên một dân tộc ít người của Trung Quốc (ở tỉnh Quý Châu): Dân tộc Thủy;
⑥ [Shuê] Sao Thủy;
⑦ [Shuê] (Họ) Thủy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước — Tên một ngôi sao, tức Thủy tinh — Một trong Ngũ hành ( Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ ) — Tên bộ chữ Hán, tức bộ Thủy.

Từ ghép 109

âm dương thủy 陰陽水ẩm thủy tư nguyên 飲水思源ân thủy 溵水bá thủy 灞水bạch khai thủy 白开水bạch khai thủy 白開水bạch thủy 白水bài thủy 排水bái thủy 浿水cao sơn lưu thủy 高山流水cật thủy 吃水châm trầm thủy để 針沈水底chi thủy 枝水dâm thủy 淫水dẫn thủy 引水dược thủy 藥水đại hồng thủy 大洪水điểm thủy 點水đình thủy 停水giao long đắc thủy 蛟龍得水hắc thủy 黑水hồng thủy 洪水hy thủy 浠水kinh thủy 經水lai thủy 涞水lai thủy 淶水lưu thủy 流水mãn đầu vụ thủy 滿頭霧水mặc thủy 墨水nghịch thủy 逆水ngư thủy 魚水nhược thủy 弱水ôn thủy 溫水pháp thủy 法水phí thủy 沸水phó chi lưu thủy 付之流水phong thủy 沣水phong thủy 灃水phong thủy 風水quy thủy 潙水quý thủy 癸水ráng thủy 絳水sơn cao thủy trường 山高水長sơn cùng thủy tận 山窮水盡sơn thủy 山水sơn thủy họa 山水畫suy sơn bại thủy 衰山敗水tâm thủy 心水tân thủy 薪水thanh thủy 清水thâm thủy 深水thệ thủy 逝水thiên sơn vạn thủy 千山萬水thu thủy 秋水thủy binh 水兵thủy bình 水平thủy đạo 水道thủy đậu 水痘thủy để lao châm 水底撈針thủy điệt 水蛭thủy đình 水亭thủy giảo 水餃thủy hành 水行thủy kê tử 水雞子thủy kê tử 水鸡子thủy lão nha 水老鴉thủy lão nha 水老鸦thủy lộ 水路thủy lôi 水雷thủy lợi 水利thủy lục 水陸thủy lục đạo tràng 水陸道場thủy lục pháp hội 水陸法會thủy lục trai 水陸齋thủy mặc 水墨thủy nê 水泥thủy ngân 水銀thủy ngân 水银thủy ngưu 水牛thủy ô tha 水烏他thủy phi cơ 水飛機thủy quân 水軍thủy quốc 水國thủy sản 水產thủy sư 水師thủy tai 水災thủy tề 水臍thủy thần 水神thủy thổ 水土thủy thủ 水手thủy tiên 水仙thủy tinh 水星thủy tinh 水晶thủy tộc 水族thủy triều 水潮thủy trình 水程thủy vận 水運thủy xa 水車tích thủy xuyên thạch 滴水穿石tiềm thủy đĩnh 潛水艇tín thủy 信水tinh đình điểm thủy 蜻蜓點水trị thủy 治水trinh thủy 湞水tự lai thủy 自來水tự lai thủy 自来水úng thủy 壅水vân thủy 雲水yển thủy 鄢水
chí
dié ㄉㄧㄝˊ, zhì ㄓˋ

chí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đến, tới
2. rất, cực kỳ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến, đạt đến. ◎ Như: "tân chí như quy" . ◇ Luận Ngữ : "Phượng điểu bất chí, Hà bất xuất đồ, ngô dĩ hĩ phù" , , (Tử Hãn ) Chim phượng không đến, bức họa đồ chẳng hiện trên sông Hoàng Hà, ta hết hi vọng rồi.
2. (Giới) Cho đến. ◎ Như: "tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân" từ vua cho đến dân thường.
3. (Phó) Rất, cùng cực. ◎ Như: "chí thánh" rất thánh, bực thánh nhất, "chí tôn" rất tôn, bực tôn trọng nhất.
4. (Danh) Một trong hai mươi bốn tiết. ◎ Như: "đông chí" ngày đông chí, "hạ chí" ngày hạ chí. § Ghi chú: Sở dĩ gọi là "chí" vì bấy giờ vòng mặt trời đã xoay đến nam cực, bắc cực vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðến. Như tân chí như quy khách đến như về chợ.
② Kịp. Như tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân từ vua đến dân thường.
③ Rất, cùng cực. Như chí thánh rất thánh, bực thánh nhất, chí tôn rất tôn, bực tôn trọng nhất, v.v.
④ Ðông chí ngày đông chí, hạ chí ngày hạ chí. Sở dĩ gọi là chí vì bấy giờ vòng mặt trời đã xoay đến nam cực bắc cực vậy.
⑤ Cả, lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến, tới, chí: Đến nay chưa quên; Từ Nam chí Bắc; Không đến nỗi kém lắm; Làm quan đến chức đình úy (Sử kí); Từ bậc thiên tử cho đến hạng thường dân (Đại học). 【】chí kim [zhìjin] Đến nay, tới nay, cho đến nay, cho tới nay: Vấn đề tới nay vẫn chưa giải quyết; Tư tưởng của Lỗ Tấn cho đến nay vẫn còn sáng ngời; 【】chí vu [zhìyú] a. Đến nỗi: Anh ấy đã nói sẽ đến, có lẽ chậm một chút, không đến nỗi không đến đâu!; b. Còn như, còn về, đến như: Còn về phần hơn thiệt của cá nhân, anh ấy không hề nghĩ tới; Còn về tình hình cụ thể thì ai cũng không biết;
② Đi đến, đi tới: Quân Tần lại đến (Tả truyện);
③ (văn) Rất, rất mực, hết sức, vô cùng, ... nhất, đến tột bực, đến cùng cực: Tội rất nặng mà hình phạt rất nhẹ (Tuân tử); Vật đạt tới chỗ cùng cực thì quay trở lại (Sử kí); Ít nhất phải năm người; Cảm kích đến tột bực, hết sức cảm kích. 【】chí đa [zhìduo] Nhiều nhất, lớn nhất: Nhiều nhất đáng 30 đồng; 【 】chí thiểu [zhìshăo] Ít nhất: Cách thành phố ít nhất còn 25 cây số nữa;
④ (văn) Cả, lớn;
⑤【】 Đông chí [Dong zhì] Đông chí (vào khoảng 21 tháng 12 dương lịch);【】Hạ chí [Xiàzhì] Hạ chí (ngày 21 hoặc 22 tháng 6 dương lịch, dài nhất trong một năm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất. Lắm — Đến. Tới — To lớn — Tốt đẹp — Được. Nên việc.

Từ ghép 33

phóng, phương, phỏng
fāng ㄈㄤ, fǎng ㄈㄤˇ, fàng ㄈㄤˋ

phóng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phóng, phi (ngựa)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buông, thả. ◎ Như: "phóng ưng" thả chim cắt, "phóng hạc" thả chim hạc.
2. (Động) Buông tuồng, không biết giữ gìn. ◎ Như: "phóng tứ" phóng túng, "phóng đãng" buông tuồng.
3. (Động) Vứt, bỏ. ◇ Tam quốc chí : "Nãi đầu qua phóng giáp" (Khương Duy truyện ) Bèn ném mác bỏ áo giáp.
4. (Động) Đuổi, đày. ◎ Như: "phóng lưu" đuổi đi xa, đem đày ở nơi xa. ◇ Khuất Nguyên : "Khuất Nguyên phóng trục tại giang Tương chi gian, ưu sầu thán ngâm, nghi dong biến dịch" , , (Sở từ , Ngư phủ ) Khuất Nguyên bị đày ở khoảng sông Tương, đau buồn than thở, hình mạo biến đổi.
5. (Động) Phát ra. ◎ Như: "phóng quang" tỏa ánh sáng ra, "phóng tiễn" bắn mũi tên ra xa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kiên thủ tiến, liên phóng lưỡng tiến, giai bị Hoa Hùng đóa quá" , , (Đệ ngũ hồi) Kiên cầm cung, bắn liền hai mũi tên, Hoa Hùng đều tránh được cả.
6. (Động) Mở ra, nới ra. ◎ Như: "bách hoa tề phóng" trăm hoa đua nở, "khai phóng" mở rộng.
7. (Động) Đốt. ◎ Như: "phóng pháo" đốt pháo.
8. (Động) Tan, nghỉ. ◎ Như: "phóng học" tan học, "phóng công" tan việc, nghỉ làm.
9. (Động) Phân phát. ◎ Như: "phóng chẩn" phát chẩn, "phóng trái" phát tiền cho vay lãi.
10. (Động) Nhậm chức, thường chỉ quan ở kinh bổ ra ngoài. ◎ Như: "phóng khuyết" bổ ra chỗ khuyết.
11. (Động) Đặt, để. ◎ Như: "an phóng" xếp đặt cho yên.
12. (Động) Làm cho to ra. ◎ Như: "phóng đại" làm cho to ra (hình ảnh, âm thanh, năng lực).
13. Một âm là "phỏng". (Động) Bắt chước. § Cùng nghĩa với "phỏng" .
14. (Động) Nương theo, dựa theo. ◇ Luận Ngữ : "Phỏng ư lợi nhi hành, đa oán" , (Lí nhân ) Dựa theo lợi mà làm thì gây nhiều oán.
15. (Động) Đến. ◇ Mạnh Tử : "Phỏng ư Lang Tà" (Lương Huệ Vương hạ ) Đến quận Lang Tà.

Từ điển Thiều Chửu

① Buông, thả, như phóng ưng thả chim cắt ra, phóng hạc thả chim hạc ra, v.v.
② Phóng túng, buông lỏng, không biết giữ gìn gọi là phóng tứ hay phóng đãng .
③ Ðuổi, như phóng lưu đuổi xa, đem đày ở nơi xa.
④ Phát ra, như phóng quang tỏa ánh sáng ra, phóng tiễn bắn mũi tên ra xa, v.v.
⑤ Buông ra, nới ra, như hoa phóng hoa nở, phóng tình trời tạnh, phóng thủ buông tay, khai phóng nới rộng ra.
⑥ Phát, như phóng chẩn phát chẩn, phóng trái phát tiền cho vay lãi.
⑦ Quan ở kinh bổ ra ngoài gọi là phóng, như phóng khuyết bổ ra chỗ khuyết.
⑧ Ðặt, như an phóng xếp đặt cho yên.
⑨ Phóng đại ra, làm cho to ra.
⑩ Một âm là phỏng. Bắt chước, cùng nghĩa với chữ phỏng .
② Nương theo, như phỏng ư lợi nhi hành nương theo cái lợi mà làm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thả, tháo: 鴿 Thả chim bồ câu; Thả diều; Tháo nước;
② Tan: Tan học; Tan buổi làm, tan tầm;
③ Bỏ mặc: Bỏ mặc buông trôi;
④ Chăn: Chăn trâu; Chăn vịt;
⑤ Đày, đuổi đi: Đi đày;
⑥ Bắn, phóng ra, tỏa ra: Bắn súng; Thoang thoảng hương sen; Tỏa ánh sáng;
⑦ Đốt: Đốt (nhà); Đốt pháo;
⑧ Phát ra, cho vay lấy lãi: Cho vay; Phát chẩn;
⑨ Làm to rộng ra, phóng ra, nới ra: Nới cổ áo rộng thêm một phân nữa;
⑩ Nở, mở: Trăm hoa đua nở; Mở cờ trong bụng;
⑪ Gác lại: Việc này không vội lắm, hãy gác lại đã;
⑫ Đốn, chặt: Lên núi đốn cây;
⑬ Đặt, để, tung ra: Để cuốn sách lên bàn; Tung ra bốn biển đều đúng; Đặt yên;
⑭ Cho thêm vào: Cho thêm tí xì dầu vào món ăn;
⑮ Kiềm chế hành động: Hãy bước khẽ một tí;
⑯ (văn) Đi xa, bổ ra, điều đi tỉnh ngoài (nói về quan lại ở kinh): Rồi Hồ lập tức được điều ra làm tri phủ Ninh Hạ (Lương Khải Siêu: Đàm Tự Đồng);
⑰ (văn) Đốt: Đốt lửa;
⑱ (văn) Phóng túng, buông thả. Xem [fang], [făng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đuổi đi. Xem Phóng trục — Mở ra. Td: Khai phóng — Buông ra. Thả ra. Td: Phóng thích — Buông thả, không giữ gìn. Td: Phóng túng — Một âm khác là Phỏng. Xem Phỏng.

Từ ghép 64

an phóng 安放bá phóng 播放bôn phóng 奔放đầu phóng 投放giải phóng 解放giải phóng 觧放hào phóng 毫放hào phóng 豪放khai phóng 開放lưu phóng 流放nhàn phóng 閒放phát phóng 發放phóng ánh 放映phóng ca 放歌phóng chẩn 放賑phóng dạ 放夜phóng dật 放逸phóng dương 放洋phóng đại 放大phóng đảm 放膽phóng đản 放誕phóng đãng 放蕩phóng đạt 放達phóng đăng 放燈phóng hạ 放下phóng hỏa 放火phóng hoài 放懷phóng học 放學phóng khai 放开phóng khai 放開phóng khí 放弃phóng khí 放棄phóng khoáng 放曠phóng lãng 放浪phóng lãnh tiền 放冷箭phóng mệnh 放命phóng mục 放牧phóng ngôn 放言phóng nhậm 放任phóng nhân 放人phóng nhiệm 放任phóng pháo 放砲phóng sinh 放生phóng tài hóa 放財貨phóng tâm 放心phóng thí 放屁phóng thí 放施phóng thích 放釋phóng thủ 放手phóng tông 放松phóng tông 放鬃phóng tông 放鬆phóng trái 放債phóng trí 放置phóng trục 放逐phóng túng 放縱phóng tứ 放恣phóng tứ 放肆phóng xạ 放射phóng xuất 放出tâm hoa nộ phóng 心花怒放trán phóng 綻放trán phóng 绽放truất phóng 黜放

phương

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đi thuyền song song nhau: Không đi thuyền song song, không tránh gió, thì không thể qua sông được (Tuân tử).

phỏng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buông, thả. ◎ Như: "phóng ưng" thả chim cắt, "phóng hạc" thả chim hạc.
2. (Động) Buông tuồng, không biết giữ gìn. ◎ Như: "phóng tứ" phóng túng, "phóng đãng" buông tuồng.
3. (Động) Vứt, bỏ. ◇ Tam quốc chí : "Nãi đầu qua phóng giáp" (Khương Duy truyện ) Bèn ném mác bỏ áo giáp.
4. (Động) Đuổi, đày. ◎ Như: "phóng lưu" đuổi đi xa, đem đày ở nơi xa. ◇ Khuất Nguyên : "Khuất Nguyên phóng trục tại giang Tương chi gian, ưu sầu thán ngâm, nghi dong biến dịch" , , (Sở từ , Ngư phủ ) Khuất Nguyên bị đày ở khoảng sông Tương, đau buồn than thở, hình mạo biến đổi.
5. (Động) Phát ra. ◎ Như: "phóng quang" tỏa ánh sáng ra, "phóng tiễn" bắn mũi tên ra xa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kiên thủ tiến, liên phóng lưỡng tiến, giai bị Hoa Hùng đóa quá" , , (Đệ ngũ hồi) Kiên cầm cung, bắn liền hai mũi tên, Hoa Hùng đều tránh được cả.
6. (Động) Mở ra, nới ra. ◎ Như: "bách hoa tề phóng" trăm hoa đua nở, "khai phóng" mở rộng.
7. (Động) Đốt. ◎ Như: "phóng pháo" đốt pháo.
8. (Động) Tan, nghỉ. ◎ Như: "phóng học" tan học, "phóng công" tan việc, nghỉ làm.
9. (Động) Phân phát. ◎ Như: "phóng chẩn" phát chẩn, "phóng trái" phát tiền cho vay lãi.
10. (Động) Nhậm chức, thường chỉ quan ở kinh bổ ra ngoài. ◎ Như: "phóng khuyết" bổ ra chỗ khuyết.
11. (Động) Đặt, để. ◎ Như: "an phóng" xếp đặt cho yên.
12. (Động) Làm cho to ra. ◎ Như: "phóng đại" làm cho to ra (hình ảnh, âm thanh, năng lực).
13. Một âm là "phỏng". (Động) Bắt chước. § Cùng nghĩa với "phỏng" .
14. (Động) Nương theo, dựa theo. ◇ Luận Ngữ : "Phỏng ư lợi nhi hành, đa oán" , (Lí nhân ) Dựa theo lợi mà làm thì gây nhiều oán.
15. (Động) Đến. ◇ Mạnh Tử : "Phỏng ư Lang Tà" (Lương Huệ Vương hạ ) Đến quận Lang Tà.

Từ điển Thiều Chửu

① Buông, thả, như phóng ưng thả chim cắt ra, phóng hạc thả chim hạc ra, v.v.
② Phóng túng, buông lỏng, không biết giữ gìn gọi là phóng tứ hay phóng đãng .
③ Ðuổi, như phóng lưu đuổi xa, đem đày ở nơi xa.
④ Phát ra, như phóng quang tỏa ánh sáng ra, phóng tiễn bắn mũi tên ra xa, v.v.
⑤ Buông ra, nới ra, như hoa phóng hoa nở, phóng tình trời tạnh, phóng thủ buông tay, khai phóng nới rộng ra.
⑥ Phát, như phóng chẩn phát chẩn, phóng trái phát tiền cho vay lãi.
⑦ Quan ở kinh bổ ra ngoài gọi là phóng, như phóng khuyết bổ ra chỗ khuyết.
⑧ Ðặt, như an phóng xếp đặt cho yên.
⑨ Phóng đại ra, làm cho to ra.
⑩ Một âm là phỏng. Bắt chước, cùng nghĩa với chữ phỏng .
② Nương theo, như phỏng ư lợi nhi hành nương theo cái lợi mà làm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đến: Cho đến lúc đói chết (Liệt tử: Dương Chu);
② Bắt chước, phỏng theo (dùng như , 仿 bộ ): Chẳng bằng phỏng theo sự vật khác (Sử kí);
③ Nương theo, dựa theo, nương dựa: Nương theo điều lợi mà làm; Dân không có gì để nương dựa (Quốc ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Phỏng — Một âm là Phóng. Xem Phóng.
kê, kế
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đếm, tính. ◎ Như: "bất kế kì số" không đếm xuể, "thống kế" tính gộp cả, "hội kế" tính toán. § Ngày xưa, nhà Hán kén quan lại cho vào cung làm việc tính toán sổ sách. Nên đời khoa cử gọi thi hội là "kế giai" .
2. (Động) Mưu tính, trù tính. ◎ Như: "kế hoạch" mưu tính, vạch ra đường lối.
3. (Động) Xét, liệu tưởng, so sánh. ◇ Trang Tử : "Kế tứ hải chi tại thiên địa chi gian dã, bất tự lỗi không chi tại đại trạch hồ?" , (Thu thủy ) Kể bốn biển ở trong trời đất, chẳng cũng giống như cái hang nhỏ ở trong cái chằm lớn sao?
4. (Danh) Sách lược, phương pháp, mưu mô, mẹo, chước. ◎ Như: "đắc kế" đắc sách, có được mưu hay, "hoãn binh chi kề" kế hoãn binh.
5. (Phó) Kể ra, đại khái, so ra, tính ra, ngỡ rằng. ◇ Sử Kí : "Dư dĩ vi kì nhân kế khôi ngô kì vĩ, chí kiến kì đồ, trạng mạo như phụ nhân hảo nữ" , , (Lưu Hầu thế gia ) Ta cho rằng người ấy tất phải khôi ngô kì vĩ, khi nhìn tranh, thấy trạng mạo như một người con gái đẹp.

Từ điển Thiều Chửu

[jì]
① Đếm: Không thể đếm xuể
② Tính: Không tính thù lao; Tính gộp lại, cả thẩy
③ Mưu, mẹo, kế: Có được mưu hay đắc kế, đắc sách; Trúng kế, mắc mưu; Kế hoãn binh
④ Lo toan, tính toán: Để (lo toan cho việc) tăng cường kỉ luật
⑤ Kế, máy đo, đồng hồ đo: (Máy) áp kế
⑥ (văn) Xét các quan lại: Xét hết các quan lại trong cả nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Tính. Phàm tính gộp các môn lại để xem số nhiều hay ít đều gọi là kế. Như thống kê tính gộp cả, hội kế cùng tính cả, v.v. Vì thế nên sổ sách cũng gọi là kế. Nhà Hán kén quan lại cho vào cung làm việc với các quan tính toán sổ sách để tập việc. Nên về đời khoa cử gọi thi hội là kế giai là bởi đó.
② Xét các quan lại. Như đại kế xét suốt cả các quan lại trong thiên hạ.
③ Mưu kế, mưu tính. Như đắc kế đắc sách (mưu hay).
④ Ta thường đọc là kê cả.

Từ ghép 3

kế

phồn thể

Từ điển phổ thông

mưu kế, kế sách

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đếm, tính. ◎ Như: "bất kế kì số" không đếm xuể, "thống kế" tính gộp cả, "hội kế" tính toán. § Ngày xưa, nhà Hán kén quan lại cho vào cung làm việc tính toán sổ sách. Nên đời khoa cử gọi thi hội là "kế giai" .
2. (Động) Mưu tính, trù tính. ◎ Như: "kế hoạch" mưu tính, vạch ra đường lối.
3. (Động) Xét, liệu tưởng, so sánh. ◇ Trang Tử : "Kế tứ hải chi tại thiên địa chi gian dã, bất tự lỗi không chi tại đại trạch hồ?" , (Thu thủy ) Kể bốn biển ở trong trời đất, chẳng cũng giống như cái hang nhỏ ở trong cái chằm lớn sao?
4. (Danh) Sách lược, phương pháp, mưu mô, mẹo, chước. ◎ Như: "đắc kế" đắc sách, có được mưu hay, "hoãn binh chi kề" kế hoãn binh.
5. (Phó) Kể ra, đại khái, so ra, tính ra, ngỡ rằng. ◇ Sử Kí : "Dư dĩ vi kì nhân kế khôi ngô kì vĩ, chí kiến kì đồ, trạng mạo như phụ nhân hảo nữ" , , (Lưu Hầu thế gia ) Ta cho rằng người ấy tất phải khôi ngô kì vĩ, khi nhìn tranh, thấy trạng mạo như một người con gái đẹp.

Từ điển Thiều Chửu

[jì]
① Đếm: Không thể đếm xuể
② Tính: Không tính thù lao; Tính gộp lại, cả thẩy
③ Mưu, mẹo, kế: Có được mưu hay đắc kế, đắc sách; Trúng kế, mắc mưu; Kế hoãn binh
④ Lo toan, tính toán: Để (lo toan cho việc) tăng cường kỉ luật
⑤ Kế, máy đo, đồng hồ đo: (Máy) áp kế
⑥ (văn) Xét các quan lại: Xét hết các quan lại trong cả nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Tính. Phàm tính gộp các môn lại để xem số nhiều hay ít đều gọi là kế. Như thống kê tính gộp cả, hội kế cùng tính cả, v.v. Vì thế nên sổ sách cũng gọi là kế. Nhà Hán kén quan lại cho vào cung làm việc với các quan tính toán sổ sách để tập việc. Nên về đời khoa cử gọi thi hội là kế giai là bởi đó.
② Xét các quan lại. Như đại kế xét suốt cả các quan lại trong thiên hạ.
③ Mưu kế, mưu tính. Như đắc kế đắc sách (mưu hay).
④ Ta thường đọc là kê cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính toán — Sổ sách để tính toán — Sắp đặt trước công việc.

Từ ghép 37

nghệ, ngải
ài ㄚㄧˋ, yì ㄧˋ

nghệ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây ngải cứu, lá khô dùng chữa bệnh được.
2. (Danh) Chỉ người già, người cao tuổi. ◇ Văn tâm điêu long : "Phàm đồng thiếu giám thiển nhi chí thịnh, trưởng ngải thức kiên nhi khí suy" , (Dưỡng khí ) Phàm trai trẻ xem xét nông cạn mà ý chí mạnh mẽ, người già cả hiểu biết vững vàng nhưng khí lực suy yếu.
3. (Danh) Người xinh đẹp, tươi tắn. ◇ Mạnh Tử : "Tri hiếu sắc tắc mộ thiếu ngải" (Vạn Chương thượng ) Biết hiếu sắc thì thích gái tơ.
4. (Danh) Họ "Ngải".
5. (Động) Hết, dứt. ◇ Thi Kinh : "Dạ như hà ki? Dạ vị ngải" ? (Tiểu nhã , Đình liệu ) Đêm đã thế nào? Đêm chưa dứt.
6. (Động) Nuôi, dưỡng dục. ◇ Thi Kinh : "Lạc chỉ quân tử, Bảo ngải nhĩ hậu" , (Tiểu nhã , Nam san hữu đài ) Vui thay những bậc quân tử, Con cháu được dưỡng nuôi yên ổn.
7. Một âm là "nghệ". § Thông "nghệ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây ngải cứu. Dùng lá ngải khô quấn thành cái mồi châm lửa cháy rồi đốt vào chỗ đau cho kẻ ốm gọi là cứu .
② Xinh đẹp. Như tri hiếu sắc tắc mộ thiếu ngải biết hiếu sắc thì mến gái tơ.
③ Thôi. Sự gì chưa xong gọi là vị ngải .
④ Già.
⑤ Nuôi.
⑥ Hết.
⑦ Báo đáp.
⑧ Một âm là nghệ. Cắt cỏ.
⑨ Trị yên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trừng trị, trừng phạt: Thái Giáp hối lỗi, tự oán mình và trừng phạt mình (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
② Cắt (cỏ), thu hoạch (dùng như , bộ ): 使 Khiến cho dân có chỗ để dọn cỏ và gặt hái (Tuân tử); Một năm không gặt hái được thì trăm họ đói (Cốc Lương truyện);
③ Chặt (dùng như , bộ ): Nhất định sẽ đánh đâu thắng đó, và chém tướng, chặt cờ (Hán thư);
④ Trị yên (dùng như , bộ 丿).

ngải

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây ngải

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây ngải cứu, lá khô dùng chữa bệnh được.
2. (Danh) Chỉ người già, người cao tuổi. ◇ Văn tâm điêu long : "Phàm đồng thiếu giám thiển nhi chí thịnh, trưởng ngải thức kiên nhi khí suy" , (Dưỡng khí ) Phàm trai trẻ xem xét nông cạn mà ý chí mạnh mẽ, người già cả hiểu biết vững vàng nhưng khí lực suy yếu.
3. (Danh) Người xinh đẹp, tươi tắn. ◇ Mạnh Tử : "Tri hiếu sắc tắc mộ thiếu ngải" (Vạn Chương thượng ) Biết hiếu sắc thì thích gái tơ.
4. (Danh) Họ "Ngải".
5. (Động) Hết, dứt. ◇ Thi Kinh : "Dạ như hà ki? Dạ vị ngải" ? (Tiểu nhã , Đình liệu ) Đêm đã thế nào? Đêm chưa dứt.
6. (Động) Nuôi, dưỡng dục. ◇ Thi Kinh : "Lạc chỉ quân tử, Bảo ngải nhĩ hậu" , (Tiểu nhã , Nam san hữu đài ) Vui thay những bậc quân tử, Con cháu được dưỡng nuôi yên ổn.
7. Một âm là "nghệ". § Thông "nghệ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây ngải cứu. Dùng lá ngải khô quấn thành cái mồi châm lửa cháy rồi đốt vào chỗ đau cho kẻ ốm gọi là cứu .
② Xinh đẹp. Như tri hiếu sắc tắc mộ thiếu ngải biết hiếu sắc thì mến gái tơ.
③ Thôi. Sự gì chưa xong gọi là vị ngải .
④ Già.
⑤ Nuôi.
⑥ Hết.
⑦ Báo đáp.
⑧ Một âm là nghệ. Cắt cỏ.
⑨ Trị yên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây ngải cứu;
② Thôi, hết, ngừng: Chưa xong, chưa thôi;
③ (văn) Xinh đẹp: Biết yêu sắc đẹp thì mến gái tơ;
④ (văn) Người già;
⑤ (văn) Nuôi dưỡng;
⑥ (văn) Báo đáp;
⑦ [Ài] (Họ) Ngải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây, lá dùng để chữa bệnh. Ta cũng gọi là Ngải — Màu xanh như lá ngải — Già nua. Người già 50 tuổi gọi là Ngải — Tốt đẹp. Nuôi nấng — Lâu dài — Ngừng lại. Hết — Tên đất trời Xuân Thu, thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay — Họ người.

Từ ghép 7

căn
gēn ㄍㄣ

căn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rễ cây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rễ cây. ◎ Như: "lạc diệp quy căn" lá rụng về cội.
2. (Danh) Phần dưới, phần gốc của vật thể. ◎ Như: "thiệt căn" cuống lưỡi, "nha căn" chân răng. ◇ Bạch Cư Dị : "Mãn đình điền địa thấp, Tề diệp sanh tường căn" 滿, (Tảo xuân ) Khắp sân ruộng đất ẩm, Lá tề mọc chân tường.
3. (Danh) Gốc, nguồn, nền tảng. ◎ Như: "họa căn" nguồn gốc, nguyên cớ của tai họa, "bệnh căn" nguyên nhân của bệnh.
4. (Danh) Căn số (toán học).
5. (Danh) Lượng từ: dùng cho những vật hình dài: khúc, sợi, que, cái, v.v. ◎ Như: "nhất căn côn tử" một cây gậy, "tam căn khoái tử" ba cái đũa.
6. (Danh) Họ "Căn".
7. (Danh) "Lục căn" (thuật ngữ Phật giáo) gồm: "nhãn" mắt, "nhĩ" tai, "tị" mũi, "thiệt" lưỡi, "thân" thân, "ý" ý.
8. (Động) Trồng sâu, ăn sâu vào. ◇ Mạnh Tử : "Quân tử sở tính, nhân nghĩa lễ trí căn ư tâm" , (Tận tâm thượng ) Bản tính của bậc quân tử, nhân nghĩa lễ trí ăn sâu trong lòng.
9. (Phó) Triệt để, tận cùng. ◎ Như: "căn tuyệt" tiêu diệt tận gốc, "căn trừ" trừ khử tới cùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Rễ cây.
② Bộ dưới một vật gì cũng gọi là căn, như thiệt căn cuống lưỡi.
③ Căn do (nhân), như thiện căn căn thiện, câu nói nào không có bằng cứ gọi là vô căn chi ngôn .
④ Nhà Phật gọi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là lục căn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rễ: Rễ cây;
② (loại) Khúc, sợi, que, cái...: Một khúc gỗ Hai sợi dây đay; Ba que diêm;
③ Chân, gốc, nguồn gốc, nền tảng, cội rễ: Nguồn gốc gây ra tai họa; Chân tường;
④ (toán) Căn số;
⑤ (văn) Gốc;
⑥ (tôn) Căn: Lục căn (theo nhà Phật, gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rễ cây — Cái gốc rễ của sự việc — Tiếng nhà Phật, nghĩa là những giác quan, có thể sinh ra nghiệp thiện ác.

Từ ghép 37

tục
sú ㄙㄨˊ

tục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thói quen
2. người phàm tục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tập quán trong dân chúng. ◎ Như: "lậu tục" tập quán xấu, thói xấu, "nhập cảnh tùy tục" nhập gia tùy tục, "di phong dịch tục" đổi thay phong tục.
2. (Danh) Người đời, người thường. ◇ Tam quốc chí : "Tính bất hiệp tục, đa kiến báng hủy" , (Ngô thư , Ngu Phiên truyện ) Tính không hợp với người đời, thường bị chê bai mai mỉa.
3. (Danh) Đời thường, trần thế, thế gian. ◎ Như: "hoàn tục" trở về đời thường (bỏ không tu nữa). ◇ Quan Hán Khanh : "Tự ấu xả tục xuất gia, tại Bạch Mã tự trung tu hành" , (Bùi Độ hoàn đái ) Từ nhỏ bỏ đời thường, xuất gia, tu hành ở chùa Bạch Mã.
4. (Tính) Thô bỉ. ◎ Như: "thô tục" thô bỉ, tồi tệ. ◇ Tam Quốc : "Quốc gia bất nhậm hiền nhi nhậm tục lại" (Gia Cát Lượng , Biểu phế liêu lập ) Quốc gia không dùng người hiền tài mà dùng quan lại xấu xa.
5. (Tính) Bình thường, bình phàm. ◇ Nguyễn Trãi : "Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn, Lạo thoái giang quang tịnh tục tâm" , 退 (Tức hứng ) Sau mưa, sắc núi làm trong trẻo mắt nhà thơ, Nước lụt rút, ánh sáng nước sông sạch lòng trần tục.
6. (Tính) Đại chúng hóa, được phổ biến trong dân gian. ◎ Như: "tục ngữ" , "tục ngạn" , "tục văn học" , "thông tục tiểu thuyết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Phong tục. Trên hóa kẻ dưới gọi là phong , dưới bắt chước trên gọi là tục .
② Tục tằn, người không nhã nhặn gọi là tục. Những cái ham chuộng của đời, mà bị kẻ trí thức cao thượng chê đều gọi là tục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phong tục, tục lệ, thói tục: Tục lệ địa phương; Thay đổi phong tục tập quán;
② Đại chúng hóa, dễ hiểu, thông thường, thường thấy: Chữ thường viết; Dễ hiểu; Tục gọi là, thường gọi là;
③ Tục tĩu, tục tằn, thô tục, phàm tục, nhàm: Bức tranh này vẽ tục tằn quá; Những chuyện ấy nghe nhàm cả tai rồi; Tục tĩu không chịu được; Tầm thường, dung tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thói quen có từ lâu đời của một nước, một vùng. Td: Phong tục — Tầm thường, thấp kém. Hát nói của Tản Đà: » Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục «.

Từ ghép 39

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.