tụy
cuì ㄘㄨㄟˋ

tụy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ốm, mệt nhọc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tật bệnh.
2. (Tính) Nhọc nhằn, lao khổ. ◇ Thi Kinh : "Ai ai phụ mẫu, Sanh ngã lao tụy" , (Tiểu nhã , Lục nga ) Thương thay cha mẹ, Sinh ta nhọc nhằn.
3. (Tính) Gầy yếu, tiều tụy. ◇ Liêu sử : "Kim hình dong hủy tụy, khủng bệ hạ kiến nhi động tâm" , (Tiêu Hợp Trác truyện ) Nay hình dung tàn phá tiều tụy, sợ bệ hạ trông thấy mà xúc động trong lòng.
4. (Động) Lao khổ thành bệnh. ◇ Thi Kinh : "Duy cung thị tụy" (Tiểu nhã , Vũ vô chánh ) Chỉ là thân mình sẽ bị nhọc nhằn sinh bệnh.
5. (Động) Đau thương, bi thống. ◇ Tống Ngọc : "Đăng cao viễn vọng, sử nhân tâm tụy" , 使 (Cao đường phú ) Lên cao nhìn ra xa, khiến cho lòng người đau thương.

Từ điển Thiều Chửu

① Ốm, nhọc mệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhọc mệt, mỏi mệt: Tâm sức mỏi mệt; Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mệt nhọc — Bệnh hoạn — Phá hư. Hư hỏng.

Từ ghép 2

thấu, tấu
còu ㄘㄡˋ, zòu ㄗㄡˋ

thấu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh (người).
2. (Động) Làm vỡ, đánh vỡ. ◎ Như: "tiểu tâm biệt bả pha li thấu liễu" cẩn thận đừng đánh vỡ kính.

tấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đánh đập ai
2. đập vỡ, làm vỡ

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khn) Đánh (người): Đánh cho nó một trận; Bị đánh, bị đòn;
② (đph) Đánh vỡ: Tôi lỡ tay đánh vỡ mất cái chén.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh đập — Cái lễ đúng. Td: Trúng tấu ( đúng lẽ ).
thuận
shùn ㄕㄨㄣˋ

thuận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. suôn sẻ
2. thuận theo, hàng phục
3. thuận, xuôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo. ◎ Như: "thuận tự" theo thứ tự.
2. (Động) Noi theo, nương theo. ◇ Dịch Kinh : "Tích giả thánh nhân chi tác dịch dã, tương dĩ thuận tính mệnh chi lí" , (Thuyết quái truyện ) Ngày xưa thánh nhân làm ra (kinh) Dịch là nương theo lẽ của tính mệnh.
3. (Động) Men theo, xuôi theo (cùng một phương hướng). ◎ Như: "thuận phong" theo chiều gió, "thuận thủy" xuôi theo dòng nước, "thuận lưu" xuôi chảy theo dòng.
4. (Động) Quy phục. ◇ Thi Kinh : "Tứ quốc thuận chi" (Đại nhã , Ức ) Bốn phương các nước đều quy phục.
5. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "thuận tâm" hợp ý, vừa lòng, "thuận nhãn" hợp mắt.
6. (Động) Sửa sang. ◎ Như: "bả đầu phát thuận nhất thuận" sửa tóc lại.
7. (Động) Tiện thể, nhân tiện. ◎ Như: "thuận tiện" 便 tiện thể.
8. (Tính) Điều hòa. ◎ Như: "phong điều vũ thuận" 調 gió mưa điều hòa.
9. (Tính) Trôi chảy, xuông xẻ, thông sướng. ◎ Như: "thông thuận" thuận lợi, thông sướng.
10. (Phó) Theo thứ tự. ◇ Tả truyện : "Đông thập nguyệt, thuận tự tiên công nhi kì yên" , (Định Công bát niên ) Mùa đông tháng mười, theo thứ tự tổ phụ mà cúng bái.

Từ điển Thiều Chửu

① Theo. Bé nghe lớn chỉ bảo không dám trái một tí gì gọi là thuận.
② Thuận, noi theo lẽ phải gọi là thuận. Như vua nghĩa tôi trung, cha lành con hiếu, anh yêu em kính gọi là lục thuận .
③ Yên vui. Như sách Trung Dung nói phụ mẫu kì thuận hĩ hồ cha mẹ được yên vui lắm thay.
④ Hàng phục. Như Kinh Thi nói tứ quốc thuận chi các nước bốn phương đều hàng phục cả.
⑤ Đợi, phàm sự gì được thông đồng tiện lợi đều gọi là thuận. Như thuận lợi , thuận tiện 便, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xuôi, thuận: Xuôi dòng; Êm tai; Vừa lòng, hài lòng; Thuận lợi;
② Men theo, dọc theo: Đi men theo bờ sông. 【】thuận trước [shùnzhe] a. Men theo, dọc theo: Men theo đường lớn về phía đông; b. Theo, chiếu theo: Tôi nhìn theo hướng anh ta chỉ;
③ Tiện thể, nhân tiện, thuận: Tiện tay đóng cửa; Thuận miệng nói ra.【便】thuận tiện [shùnbiàn] Nhân tiện, tiện thể: 便 Nhân tiện nói một câu;
④ Sửa sang lại: Sửa lại tóc; Bài viết rườm quá, cần phải sửa lại;
⑤ Phục tùng, nghe theo, noi theo, hàng phục, quy phục, tuân theo: Nghe theo; Các nước bốn phương đều quy phục;
⑥ Trôi chảy, thuận lợi: Công việc tiến hành rất thuận lợi;
⑦ (văn) Yên vui: ! Cha mẹ được yên vui lắm thay! (Trung dung).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo. Nghe theo. Đi theo. Truyện Hoa Tiên : » Lại xem thuận lối dần dà « — Xuôi theo, không trái nghịch. Thành ngữ: » Thuận bườm xuôi gió «.

Từ ghép 18

quản
guǎn ㄍㄨㄢˇ

quản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cai quản, trông nom
2. cái bút
3. ống tròn
4. ống sáo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ống sáo, làm bằng tre, có sáu lỗ.
2. (Danh) Chỉ chung các nhạc khí thổi được, như ống sáo, ống tiêu, kèn. ◇ Nguyễn Du : "Quản huyền nhất biến tạp tân thanh" (Thăng Long ) Đàn sáo một loạt thay đổi, chen vào những thanh điệu mới.
3. (Danh) Ống. § Phàm vật gì tròn rỗng giữa đều gọi là "quản". ◎ Như: "huyết quản" mạch máu, "dĩ quản khuy thiên" lấy ống nhòm trời, ý nói chê kẻ kiến thức hẹp hòi. § Ghi chú: Bây giờ ai tự bày ý kiến mình cũng tự nói nhún là "quản kiến" kiến thức hẹp hòi.
4. (Danh) Mượn chỉ cái bút. ◎ Như: "ác quản" cầm bút, "đồng quản" quản bút đỏ. § Ghi chú: Quản bút dùng chép sử các đàn bà giỏi, dùng quản đỏ để tỏ cái tấm lòng son, vì thế "đồng quản" dùng làm lời khen đàn bà giỏi. ◇ Thi Kinh : "Di ngã đồng quản" (Bội phong , Tĩnh nữ ) Tặng cho ta cán bút đỏ.
5. (Danh) Cái khóa, cái then khóa. ◇ Tả truyện : "Trịnh nhân sử ngã chưởng kì bắc môn chi quản" 使 (Hi công tam thập nhị niên ).
6. (Danh) Phép tắc. ◇ Tuân Tử : "Thánh nhân dã giả, đạo chi quản dã" , (Nho hiệu ).
7. (Danh) Họ "Quản".
8. (Tính) Hẹp, ít, nhỏ. ◎ Như: "quản kiến" kiến thức hẹp hòi (khiêm từ).
9. (Động) Bao dong, bao quát. ◇ Lễ Kí : "Nhạc thống hòa, lễ biện dị, lễ nhạc chi thuyết, quản hồ nhân tình hĩ" , , , (Nhạc kí ).
10. (Động) Trông coi, đứng đầu. ◎ Như: "chưởng quản" cai quản, "quản hạt" đứng đầu trông coi.
11. (Động) Câu thúc, gò bó, dạy bảo. ◎ Như: "quản thúc" bắt giữ, ràng buộc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Can đích ngã quản bất đắc, nhĩ thị ngã đỗ lí điệu xuất lai đích, nan đạo dã bất cảm quản nhĩ bất thành?" , , (Đệ ngũ thập cửu hồi) Con nuôi tao không dạy được, chứ mày là con trong bụng đẻ ra, chẳng lẽ tao cũng không dám dạy hay sao?
12. (Động) Đảm nhiệm, phụ trách, trông nom. ◎ Như: "quản lưỡng cá hài tử" trông nom hai đứa trẻ.
13. (Động) Can thiệp, quan hệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khứ bất khứ, quản ngã thập ma sự?" , (Đệ nhị thập nhị hồi) Đi hay không đi, liên can gì đến tôi?
14. (Động) Quan tâm đến. ◎ Như: "biệt quản tha, ngã môn tiên tẩu" , đừng bận tâm đến nó, chúng ta đi trước.
15. (Phó) Bảo đảm, chắc chắn. ◇ Tây du kí 西: "Bệ hạ khoan tâm, vi thần quản tống bệ hạ hoàn dương, trùng đăng Ngọc quan" , , (Đệ thập nhất hồi) Bệ hạ yên tâm, hạ thần chắc chắn đưa bệ hạ về cõi trần, lại lên ngôi báu.
16. (Trợ) Dùng kèm theo chữ "khiếu" : kêu là. ◎ Như: "đại gia đô quản tha khiếu đại ca" mọi người đều kêu anh ta là đại ca.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái sáo nhỏ. Nguyễn Du : Quản huyền nhất biến tạp tân thanh đàn sáo một loạt thay đổi, chen vào những thanh điệu mới.
② Phàm vật gì tròn rỗng giữa đều gọi là quản, như huyết quản mạch máu, dĩ quản khuy thiên lấy ống nhòm trời, ý nói chê kẻ kiến thức hẹp hòi. Bây giờ ai tự bày ý kiến mình cũng tự xưng là quản kiến là vì cớ đó.
③ Cái cán bút, Kinh Thi có câu: Dy ngã đồng quản để lại cho ta cán bút đỏ, ý nói về sử kí đàn bà, nay ta xưng tụng cái đức tính hay sự học thức của đàn bà là đồng quản là ví cớ đó. Tục gọi cầm bút là ác quản .
④ Cai quản, được toàn quyền coi sóc công việc gì gọi là quản, như chưởng quản , quản hạt đều là một ý ấy cả. Tục nói can thiệp đến là quản , không can thiệp đến là bất quản .
⑤ Cái khóa, cái then khóa.
⑥ Quản thúc, coi sóc bó buộc không cho vượt ra ngoài khuôn phép đã định gọi là quản thúc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ống: Ống dẫn dầu mỏ; Ống cao su;
② Quản, ống sáo: Nhạc thổi và dây;
③ (loại) Cây, ống: Một cây bút lông; Một ống kem đánh răng;
④ (văn) Cán bút: Để lại cho ta cán bút đỏ (Thi Kinh);
⑤ (văn) Khóa, then khóa;
⑥ Trông nom, coi, phụ trách: Trông nom hai đứa trẻ; Phụ trách việc ăn uống;
⑦ Bảo đảm: Bảo đảm mỗi mẫu sẽ thu được 300 cân lúa mì;
⑧ [Guăn] (Họ) Quản.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cán bút — Ống sáo bằng trúc, một thứ nhạc khí — Cái ống. Td: Huyết quản ( ống chứa máu trong thân thể ) — Đứng đầu coi sóc công việc — Ta còn hiểu là để ý tới, ngại ngùng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu «.

Từ ghép 48

Từ điển trích dẫn

1. Binh khí. ◇ Sử Kí : "Tương Tử như xí, tâm động, chấp vấn đồ xí chi hình nhân, tắc Dự Nhượng, nội trì đao binh, viết: Dục vi Trí Bá báo cừu" , , , , , : (Thứ khách truyện , Dự Nhượng truyện ) Tương Tử đi tiêu, chột dạ, bắt hỏi tên tù trát nhà xí, thì ra là Dự Nhượng, trong người giắt binh khí, nói: Muốn báo thù cho Trí Bá.
2. Chiến tranh, binh sự.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói chung các võ khí. Chỉ việc chiến tranh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng dạ rung chuyển vì bên ngoài.

Từ điển trích dẫn

1. Sóng dữ mạnh. ◎ Như: "đài phong lai thì, hải biên cuồng lan phách ngạn, sử nhân kinh tâm động phách" , , 使.
2. Tỉ dụ thời thế, xã hội suy đồi. ◇ Hàn Dũ : "Chướng bách xuyên nhi đông chi, hồi cuồng lan ư kí đảo" , (Tiến học giải ).
3. Biến động dữ dội. ◇ Lương Khải Siêu : "Thì thiên thất bách cửu thập tam niên chi thu, cách mệnh chi cuồng lan, oanh thiên hám địa" , , (Cận thế đệ nhất nữ kiệt La Lan phu nhân truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sóng dữ, sóng lớn, chỉ làn sóng suy đồi của xã hội. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Hồi cuồng lan nhi chướng xuyên «.
hật, ngật

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui mừng — Một âm là Ngật. Xem Ngật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không động tâm. Lòng dạ yên tĩnh — Không ham muốn gì — Một âm đọc là Hất. Xem Hất.
tuất
xù ㄒㄩˋ

tuất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thương xót

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lo buồn, ưu lự.
2. (Động) Cấp giúp, chẩn cấp. ◎ Như: "phủ tuất" vỗ về cứu giúp, "chu tuất" cứu giúp. § Có khi viết là .
3. (Động) Thương xót, liên mẫn. ◎ Như: "căng tuất" xót thương.
4. (Động) Đoái nghĩ, quan tâm. ◎ Như: "võng tuất nhân ngôn" chẳng đoái nghĩ đến lời người ta nói. ◇ Nguyễn Du : "Sinh bần do bất tuất, Lão tử phục hà bi" , (Vinh Khải Kì ) Sống nghèo còn chẳng đoái nghĩ, Già chết lại buồn chi?
5. (Động) Dè chừng, cẩn thận.
6. (Danh) Tang của cha vua.
7. (Danh) Tang lễ.
8. (Danh) Họ "Tuất".

Từ điển Thiều Chửu

① Cấp giúp. Chẩn cấp cho kẻ nghèo túng gọi là tuất. Như phủ tuất , chu tuất , v.v. Có khi viết chữ .
② Thương xót. Như căng tuất xót thương.
③ Ðoái nghĩ. Như võng tuất nhân ngôn chẳng đoái nghĩ đến lời người ta nói.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thương xót (như , bộ );
② Trợ cấp, cứu tế, cứu giúp (như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thương xót: Thương hại; Xót thương;
② Cứu tế;
③ Đoái nghĩ đến, thông cảm, quan tâm đến: Chẳng quan tâm (đoái nghĩ) đến lời người ta nói; Tôi rất hiểu và thông cảm với nó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo nghĩ buồn rầu — Giúp đỡ. Cứu giúp.

Từ ghép 12

quyến
juàn ㄐㄩㄢˋ

quyến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người thân
2. lưu luyến, nhớ nhung

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn lại, đoái trông. ◇ Thi Kinh : "Nãi quyến tây cố" 西 (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Cho nên đoái trông đến miền tây.
2. (Động) Nhớ đến, lưu luyến. ◎ Như: "quyến luyến" nhớ nhung bịn rịn, "quyến niệm" nhớ nghĩ.
3. (Động) Quan tâm, chiếu cố. ◎ Như: "thần quyến" được vua yêu nhìn đến, "hiến quyến" được quan trên chiếu cố.
4. (Danh) Người thân thuộc. ◎ Như: "gia quyến" người nhà, "thân quyến" người thân. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại Ngọc kiến liễu, tiên thị hoan hỉ, thứ hậu tưởng khởi chúng nhân giai hữu thân quyến, độc tự kỉ cô đan, vô cá thân quyến, bất miễn hựu khứ thùy lệ" , , , , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Đại Ngọc thấy thế, trước còn vui, sau nghĩ người ta đều có bà con, chỉ có mình là trơ trọi, không một người thân, bất giác lại chảy nước mắt.
5. (Danh) Tiếng tôn xưng phụ nữ đã có chồng. ◇ Chu Đức Nhuận : "Vấn thị thùy gia hảo trạch quyến? Sính lai bất thức bái cô chương" ? (Vịnh ngoại trạch phụ ) Hỏi là phu nhân tôn quý nhà ai đó? Đến thăm không biết bái lễ cha mẹ chồng.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhìn lại, quyến cố. Ðược vua yêu nhìn đến gọi là thần quyến , được quan trên yêu gọi là hiến quyến .
② Người thân thuộc. Tục gọi các người nhà là gia quyến , hàng dâu gia cũng gọi là thân quyến .
③ Yêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Nhớ nhung;
② (văn) Nhìn lại, nhìn đến, yêu: Được vua nhìn đến; Được quan trên yêu;
③ Người nhà, người thân thuộc: Người nhà, gia quyến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ nghĩ tới. Yêu mến. Truyện Hoa Tiên có câu: » Bầu trời riêng chiếm phong quang, Cảnh nhường quyến khách, Khách nhường quên xa « — Ta còn hiểu là rủ rê, lôi cuốn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quyến anh rủ yến tội này tại ai « — Người thân thuộc, họ hàng. Td: Gia quyến ( chỉ chung những người thân thuộc trong nhà ).

Từ ghép 8

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.