vọng
wàng ㄨㄤˋ

vọng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trông ngóng, xem
2. mong ước
3. ngày rằm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn ra xa hoặc nhìn lên cao. ◎ Như: "đăng cao vọng viễn" lên cao nhìn ra xa. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
2. (Động) Ước mong, mong mỏi. ◎ Như: "đại hỉ quá vọng" mừng quá sức ước mong. ◇ Tây du kí 西: "Đệ tử môn câu xưng dương hát thải, cố cao thanh kinh mạo tôn sư, vọng khất thứ tội" , , (Đệ nhị hồi) Đệ tử chúng con đều hò la tán thưởng, làm kinh động tới tôn sư, mong người tha tội cho.
3. (Động) Bái phỏng, kính thăm. ◎ Như: "bái vọng" bái phỏng, "tham vọng" kính ngưỡng.
4. (Động) Oán trách, khiển trách. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhược vọng bộc bất tương sư, nhi dụng lưu tục nhân chi ngôn, bộc phi cảm như thử" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Hình như trách tôi không nghe lời dạy, mà lại theo lời bọn thế tục tầm thường, tôi đâu dám thế.
5. (Động) Tiếp cận, gần đến. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Nhĩ na ngã tuy nhiên bất chí ư lão mại bất kham, dã thị vọng ngũ đích nhân liễu" , (Đệ nhất hồi) Mi với ta tuy chưa đến thứ già cả bất kham, cũng đã gần năm chục cả rồi.
6. (Danh) Chí nguyện, tâm nguyện. ◎ Như: "nguyện vọng" , "tuyệt vọng" .
7. (Danh) Danh dự, tiếng tăm. ◎ Như: "danh vọng" , "uy vọng" .
8. (Danh) Ngày rằm. ◇ Cao Bá Quát : "Cửu nguyệt vọng hậu thiên khí lương" (Đằng tiên ca ) Sau rằm tháng chín, khí hậu mát dịu.
9. (Giới) Hướng về, về phía. ◎ Như: "vọng hậu thối" 退 lùi về phía sau, "vọng tiền khán" nhìn về phía trước. ◇ Thủy hử truyện : "Hoàng Tín bả tửu trản vọng địa hạ nhất trịch" (Đệ tam thập tam hồi) Hoàng Tín ném chén rượu xuống đất.

Từ điển Thiều Chửu

① Trông xa, như chiêm vọng trông mong.
② Có cái để cho người chiêm ngưỡng gọi là vọng, như danh vọng , uy vọng , v.v.
③ Quá mong, như trách vọng trách mắng để mong cho làm nên.
④ Ước mong, như đại hỉ quá vọng mừng quá sức ước mong, nghĩa là được thích lòng muốn quá, thất vọng mất sự mong ước, tuyệt vọng hết đường mong ước, v.v.
⑤ Ngày rằm, ngày rằm thì mặt trời mặt trăng gióng thẳng nhau gọi là vọng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhìn (xa): Lên cao nhìn xa; 西 Nhìn ngược nhìn xuôi;
② Thăm: Thăm bạn;
③ Mong mỏi: Được mùa đã trông thấy, một mùa đầy hứa hẹn; Trách mắng để mong cho làm nên; Mừng quá vượt cả sự ước mong;
④ Danh vọng: Uy tín và danh vọng;
⑤ Hướng về, về phía: Đi về phía đông; Nhìn lên trên;
⑥ Ngày rằm âm lịch: Sóc vọng (ngày mồng một và rằm âm lịch);
⑦ [Wàng] (Họ) Vọng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trông. Nhìn — Ngóng trông. Td: Hi vọng — Tiếng tăm lớn, được nhiều người trông ngóng. Td: Danh vọng — Giận trách. Td: Oán vọng — Ngày rằm âm lịch.

Từ ghép 66

ba cao vọng thượng 巴高望上ba vọng 巴望bạch vọng 白望bằng cao vọng viễn 憑高望遠cao vọng 高望chỉ vọng 指望chiêm vọng 瞻望chúc vọng 屬望cốc vọng 鵠望công cao vọng trọng 功高望重cuồng vọng 狂望danh vọng 名望dục vọng 慾望dục vọng 欲望đại hạn vọng vân nghê 大旱望雲霓đắc lũng vọng thục 得隴望蜀đăng cao vọng viễn 登高望遠đức cao vọng trọng 德高望重hi vọng 希望hoài vọng 懷望hy vọng 希望khán vọng 看望khát vọng 渴望kí đắc lũng, phục vọng thục 既得隴,復望蜀kì vọng 期望kì vọng 祈望kỳ vọng 期望nguyện vọng 願望nguyệt vọng 月望ngưỡng vọng 仰望oán vọng 怨望phán vọng 盼望quan vọng 觀望quyết vọng 觖望sính vọng 騁望sóc vọng 朔望tài vọng 才望thám vọng 探望thanh vọng 聲望thất vọng 失望triển vọng 展望trọng vọng 重望trướng vọng 悵望tuyệt vọng 絕望tuyệt vọng 絶望tưởng vọng 想望uy vọng 威望ước vọng 約望vị vọng 位望viễn vọng 遠望viễn vọng kính 遠望鏡vọng bái 望拜vọng cổ 望古vọng nguyệt 望月vọng nhật 望日vọng phu 望夫vọng quốc 望國vọng tộc 望族vọng từ 望祠vọng viễn 望遠vô vọng 無望xa vọng 奢望xí vọng 企望xí vọng 跂望ý vọng 懿望yếm vọng 饜望
thích, xúc
qī ㄑㄧ

thích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thương, xót
2. thân thích

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thuộc. ◎ Như: "ngoại thích" họ ngoại, "cận thích" họ hàng gần, "viễn thích" họ hàng xa. ◇ Nguyễn Trãi : "Binh dư thân thích bán li linh" (Kí cữu Dịch Trai Trần công ) Sau cơn loạn lạc, họ hàng thân thích nửa phần li tán.
2. (Danh) Cái "thích", một loại khí giới ngày xưa, tức là "phủ" cái búa, cũng dùng để múa.
3. (Danh) Buồn rầu, bi ai. ◎ Như: ◎ Như: "hưu thích tương quan" mừng lo cùng quan hệ. ◇ Hàn Dũ : "Nhược Việt nhân thị Tần nhân chi phì tích, hốt yên bất gia hỉ thích ư kì tâm" , (Tránh thần luận ) Như người Việt nhìn người Tần béo hay gầy, thản nhiên chẳng thêm vui hay buồn trong lòng.
4. (Danh) Họ "Thích".
5. (Động) Thân gần. ◇ Thư Kinh : "Vị khả dĩ thích ngã tiên vương" (Kim đằng ) Chưa thể thân cận với vua trước của ta.
6. (Động) Giận dữ, phẫn nộ. ◇ Lễ Kí : "Uấn tư thích" (Đàn cung hạ ) Giận thì phẫn nộ.
7. (Tính) Cấp bách, kíp gấp. § Thông "xúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thương, như ai thích chi dong cái dáng thương xót.
② Lo, phàm sự gì đáng lo đều gọi là thích, như hưu thích tương quan mừng lo cùng quan hệ.
③ Thân thích, họ ngoại gọi là ngoại thích .
④ Cái thích, tức là cái búa, ngày xưa dùng làm đồ binh.
⑤ Một thứ để múa trong lúc hòa nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Buồn rầu, lo lắng (như , bộ ): Lo đau đáu;
② Xấu hổ, hổ thẹn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân thích, bà con: Thân bằng; Họ ngoại;
② Buồn, lo, thương xót: Vui buồn có nhau, chia ngọt xẻ bùi. Cg. [xiuqi xiang guan]; Dáng vẻ thương xót;
③ Thân thích (bên họ ngoại): Ngoại thích;
④ Cái thích (một loại búa thời xưa dùng làm binh khí);
⑤ Một thứ để múa trong lúc hòa nhạc;
⑥ [Qi] (Họ) Thích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ hàng bên ngoại, bên mẹ — Buồn. Lo.

Từ ghép 9

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau chóng. Td: Xúc tốc — Một âm khác là Thích. Xem Thích.
chuyên
zhuān ㄓㄨㄢ

chuyên

giản thể

Từ điển phổ thông

1. chú ý hết cả vào một việc
2. chỉ có một, duy nhất

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuyên, chuyên môn, chuyên nhất, chuyên chú: Chuyên (môn) làm công tác nghiên cứu; Người này chuyên lừa lọc người khác; Có người họ Tưởng, chuyên về mối lợi đó đã ba đời (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết); Mong ông chuyên chú vào việc đánh Tề, đừng lo nghĩ gì khác (Chiến quốc sách);
② Riêng, đặc biệt, chỉ có một, độc chiếm;
③ (văn) Chuyên quyền, lộng quyền: Thái Trọng chuyên quyền, Trịnh Bá lo về việc đó (Tả truyện).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 7

nhạn
yàn ㄧㄢˋ

nhạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chim nhạn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim nhạn. § Cũng viết là "nhạn" . Ta gọi là chim mòng. ◇ Nguyễn Trãi : "Cố quốc tâm quy lạc nhạn biên" (Thần Phù hải khẩu ) Lòng mong về quê cũ theo cánh nhạn sa.
2. (Danh) Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là "hậu điểu" chim mùa.
3. (Danh) Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là "nhạn tự" .
4. (Danh) Chỉ thư tín, tin tức. ◎ Như: "nhạn bạch" thư tín, "nhạn thệ ngư trầm" biệt tăm tin tức.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim nhạn, bay có thứ tự, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu chim mùa. Có khi viết là . Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự . Ta gọi là con chim mòng.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Chim) nhạn, mòng. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ngỗng trời. Ta cũng gọi là con chim nhạn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Buồn trông phong cảnh quê người, đầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa « — Nhạn là con ngỗng trời, con mái là nhạn , con trống là hồng , nhưng dùng nhạn là tiếng chung. » Ngày sáu khắc mong tin nhạn vắng, đêm năm canh tiếng lắng chuông rền « ( C. O. N. K ) — Cô nhạn nam phi hồng bắc khứ : ( Nhạn lẻ bay về nam, chim hồng bay về bắc ). Ý nói không dính dáng gì với nhau. » Những là én bắc nhạn nam « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 6

nhận
rèn ㄖㄣˋ

nhận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chèn bánh xe để khỏi lăn
2. ngăn trở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gỗ chèn bánh xe (cho xe không lăn đi được). § Vì thế nên xe mới bắt đầu đi gọi là "phát nhận" bỏ cái chèn xe. Sự gì mới bắt đầu làm cũng gọi là "phát nhận". ◇ Khuất Nguyên : "Triêu phát nhận ư Thương Ngô hề, tịch dư chí hồ Huyền Phố" , (Li Tao ) Buổi sáng ta ra đi ở Thương Ngô hề, chiều ta tới Huyền Phố.
2. (Danh) Đơn vị đo chiều dài, bằng 8 thước. Cùng nghĩa với chữ "nhận" . ◇ Mạnh Tử : "Quật tỉnh cửu nhận nhi bất cập tuyền" (Tận tâm thượng ) Đào giếng sâu chín nhận mà không tới mạch nước.
3. (Động) Ngăn trở, bị ngăn trở. ◇ Hậu Hán Thư : "Gián bất kiến thính, toại dĩ đầu nhận thừa dư luân, đế toại vi chỉ" , 輿, (Thân Đồ Cương truyện ) Can gián không được, bèn lấy đầu chặn bánh xe lại, vua mới cho ngừng.◇ Chiến quốc sách : "Bệ hạ thường nhận xa ư Triệu hĩ" (Tần sách ngũ) Đại vương đã từng bị cản xe (*) ở nước Triệu. § Ghi chú: (*) Ý nói vua Tần đã có hồi ở Triệu để làm con tin.
4. (Tính) Bền chắc.
5. (Tính) Mềm mại.
6. (Tính) Lười biếng.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy gỗ chèn bánh xe cho nó không lăn đi được gọi là nhận. Vì thế nên xe mới bắt đầu đi gọi là phát nhận bỏ cái chèn xe, sự gì mới bắt đầu làm cũng gọi là phát nhận.
② Cùng nghĩa với chữ nhận .
③ Ngăn trở.
④ Bền chắc.
⑤ Mềm mại.
⑥ Lười biếng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Miếng gỗ chèn bánh xe (để xe không lăn đi được): Bỏ miếng gỗ chèn xe, (Ngb) bắt đầu làm việc gì;
② Như (bộ );
③ Ngăn trở;
④ Mềm mại;
⑤ Bền chắc;
⑥ Lười biếng, biếng nhác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thắng bánh xe thời xưa, làm bằng gỗ — Ngăn cản lại — Mềm yếu lười biếng.
tao
sāo ㄙㄠ, sǎo ㄙㄠˇ, xiāo ㄒㄧㄠ

tao

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quấy nhiễu
2. phong nhã, thanh cao

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quấy nhiễu. ◎ Như: "tao nhiễu" quấy rối.
2. (Danh) Sự lo lắng, lo buồn. ◇ Sử Kí : "Li Tao giả, do li ưu dã" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Tập Li Tao, do ưu sầu mà làm ra vậy.
3. (Danh) Lòng uất ức, sự bất mãn. ◎ Như: "mãn phúc lao tao" 滿 sự bồn chồn, uất ức, bất đắc chí chất chứa trong lòng.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Li Tao" . ◇ Văn tâm điêu long : "Tích Hán Vũ ái Tao" (Biện Tao ) Xưa Hán Vũ yêu thích tập Li Tao.
5. (Danh) Phiếm chỉ thơ phú. ◇ Lưu Trường Khanh : "Tiếu ngữ họa phong tao, Ung dong sự văn mặc" , (Tặng Tể Âm Mã ) Cười nói họa thơ phú, Ung dung làm văn chương.
6. (Danh) Mùi hôi tanh. § Thông "tao" . ◎ Như: "tao xú" mùi hôi thối.
7. (Tính) Dâm đãng, lẳng lơ. ◎ Như: "tao phụ" người đàn bà dâm đãng.
8. (Tính) Phong nhã. ◎ Như: "tao nhân mặc khách" người phong nhã khách văn chương.

Từ điển Thiều Chửu

① Quấy nhiễu. Như bắt phu thu thuế làm cho dân lo sợ không yên gọi là tao nhiễu .
② Ðời Chiến quốc có ông Khuất Nguyên làm ra thơ Li tao , nói gặp sự lo lắng vậy. Người bất đắc chí gọi là lao tao bồn chồn, cũng là noi cái ý ấy. Lại sự phong nhã cũng gọi là phong tao . Vì thế gọi các làng thơ là tao nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rối ren, quấy nhiễu: Rối loạn;
② Như [sao] (bộ );
③ (văn) Buồn rầu, lo lắng;
④ Thể văn li tao (chỉ tập thơ Li tao của nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên thời Chiến quốc của Trung Quốc);
⑤ Giới văn thơ (chỉ văn học nói chung và nhà thơ, nhà văn thời xưa. 【】tao khách [saokè] (văn) Nhà thơ, khách thơ;
⑥ Lẳng lơ, lăng nhăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gây rối — Rối loạn — Buồn rầu — Hôi thối — Chỉ về văn chương.

Từ ghép 10

hương
xiāng ㄒㄧㄤ

hương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hương, mùi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi thơm. ◎ Như: "hoa hương" mùi thơm của hoa, "hương vị" hương thơm và vị ngon.
2. (Danh) Cây cỏ có mùi thơm hoặc vật gì làm bằng chất thơm đều gọi là "hương". ◎ Như: "đàn hương" cây đàn thơm, còn gọi là trầm bạch, "thiêu hương" đốt nhang, "văn hương" nhang muỗi. ◇ Nguyễn Du : "Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp" (Vọng Quan Âm miếu ) Đốt nén hương đàn để tiêu tan nghiệp chướng do trí tuệ gây ra.
3. (Danh) Lời khen, tiếng tốt. ◇ Nguyễn Du : "Thiên cổ trùng tuyền thượng hữu hương" (Âu Dương Văn Trung Công mộ ) Nghìn thuở nơi chín suối vẫn có tiếng thơm.
4. (Danh) Chỉ con gái, phụ nữ. ◎ Như: "liên hương tích ngọc" thương hương tiếc ngọc.
5. (Danh) Họ "Hương".
6. (Động) Hôn. ◎ Như: "hương nhất hương kiểm" hôn vào má một cái.
7. (Tính) Thơm, ngon. ◎ Như: "hương mính" trà thơm, "giá phạn ngận hương" cơm này rất thơm ngon.
8. (Tính) Có liên quan tới phụ nữ, con gái. ◎ Như: "hương khuê" chỗ phụ nữ ở.
9. (Phó) Ngon. ◎ Như: "cật đắc ngận hương" ăn rất ngon, "thụy đắc ngận hương" ngủ thật ngon.

Từ điển Thiều Chửu

① Hơi thơm.
② Phàm thứ cây cỏ nào có chất thơm đều gọi là hương. Như đàn hương cây đàn thơm, ta gọi là trầm bạch. Nguyễn Du : Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp (Vọng Quan Âm miếu ) đốt nén hương đàn để tiêu tan nghiệp chướng do trí tuệ gây ra.
③ Lời khen lao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thơm, hương: Xà bông thơm; Hoa này thơm quá;
② Thơm ngon, ngon: Cơm canh hôm nay thơm ngon quá; Ăn không thấy ngon; Đang ngủ ngon;
③ Hương (cây có mùi thơm), nhang (hương để đốt), đồ gia vị: Hương trầm; Nhang muỗi;
④ Được khen, được hoan nghênh: Loại xe đạp này ở nông thôn rất được hoan nghênh;
⑤ [Xiang] (Họ) Hương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thơm — Mùi thơm — Một trong các bộ chữ Trung Hoa — Tên người, tức Hồ Xuân Hương, nữ danh sĩ thời Lê mạt, cha là Hồ Phi Diễn, quê ở làng Huỳnh Đôi, huyện Huỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Không rõ năm sanh năm mất của bà, chỉ biết bà từng xướng họa với Phạm Đình Hổ (1768-1839). Bà có tài thơ văn, nhưng duyên phận long đong, phải lấy lẽ Tri phủ Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Yên, Bắc phần). Ít lâu sau, ông phủ Vĩnh Tường mất bà tái giá với một viên Cai tổng. Bà có biệt tài về thơ Nôm, để lại nhiều bài thơ lời thanh ý tục, được coi là tuyệt tác.

Từ ghép 48

cức
jí ㄐㄧˊ

cức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây gai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây gai, một thứ cây gỗ dắn ruột đỏ nhiều gai. § Cây "cức" hay móc áo người, người đi đường rất sợ, cho nên đường xá hiểm trở gọi là "kinh cức" .
2. (Danh) Vũ khí cán dài. § Thông "kích" .
3. (Danh) § Xem "tam hòe cửu cức" .
4. (Danh) Họ "Cức".
5. (Tính) Khó khăn, nguy khốn. ◇ Thi Kinh : "Duy viết vu sĩ, Khổng cức thả đãi" , (Tiểu nhã , Vũ vô chánh ) Chỉ nói việc đi làm quan, Rất khốn khó và nguy hiểm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây gai, một thứ cây gỗ dắn ruột đỏ nhiều gai, hay móc áo người, người đi đường rất sợ, cho nên đường xá hiểm trở gọi là kinh cức , như kinh thiên cức địa trời đất chông gai, ý nói loạn lạc không chỗ nào yên vậy, sự gì khó làm được cũng gọi là cức thủ . Ðời Ngũ Ðại học trò vào thi hay làm rầm, quan tràng bắt trồng gai kín cả xung quang tràng thi, cấm ra vào ồn ào, nên gọi thi hương thi hội là cức vi .
② Ngày xưa gọi là ba quan công chín quan khanh là tam hòe cửu cức , vì thế đời sau mới gọi các quan to là cức, như cức khanh , cức thự dinh quan khanh, v.v.
③ Kíp, Kinh Thi có câu: Khổng cức thả đãi rất kíp và nguy, vì thế những người đang có tang tự xưng là cức nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gai;
② Cây táo gai;
③ (văn) Quan to: Quan khanh; Dinh quan khanh;
④ (văn) Kíp, gấp: Rất gấp và lại nguy (Thi Kinh); Người đang có tang (đang có việc gấp).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gai của cây.

Từ ghép 11

trận
zhèn ㄓㄣˋ

trận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trận đánh
2. trận, cơn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hàng lối quân lính bày theo binh pháp. ◇ Sử Kí : "Tần nhân bất ý Triệu sư chí thử, kì lai khí thịnh, tướng quân tất hậu tập kì trận dĩ đãi chi" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Quân Tần không ngờ quân Triệu tới đây, họ kéo tới khí thế hùng mạnh, tướng quân phải tập trung quân ngũ mà đối phó.
2. (Danh) Khí thế. ◎ Như: "bút trận" khí thế của bút.
3. (Danh) Mặt trận, chiến trường. ◇ Đỗ Phủ : "Thử mã lâm trận cửu vô địch, Dữ nhân nhất tâm thành đại công" , (Cao đô hộ thông mã hành ) Ngựa này ra trận từ lâu là vô địch, Cùng với người một lòng lập nên công lớn.
4. (Danh) Lượng từ: trận, cơn, làn, mẻ, đợt. ◎ Như: "nhất trận phong" một cơn gió. ◇ Hàn Ác : "Tạc dạ tam canh vũ, Kim triêu nhất trận hàn" , (Lãn khởi ) Đêm qua mưa ba canh, Sáng nay lạnh một cơn.
5. (Danh) Giai đoạn thời gian, lúc, hồi, dạo. ◎ Như: "tha giá trận tử ngận mang" ông ấy có một dạo rất bận rộn.
6. (Động) Đánh nhau, tác chiến. ◇ Sử Kí : "Tín nãi sử vạn nhân tiên hành xuất, bối thủy trận" 使, (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín bèn cho một vạn quân tiến lên trước, quay lưng về phía sông (*) mà đánh. § Ghi chú: (*) Tức giàn trận cho quân lính ngoảnh lưng xuống sông, bắt buộc phải quyết chiến, không được lùi.

Từ điển Thiều Chửu

① Hàng trận, hàng lối quân lính. Cho nên chia bày đội quân gọi là trận. Nói rộng ra thì tả cái khí thế của cán bút viết cũng gọi là bút trận . Phàm cái gì mà khí thế nó dồn dập đến nối đuôi nhau thì mỗi một lần nó dồn đến gọi là trận. Như ta nói trận gió, trận mưa, v.v. Đánh nhau một bận gọi là trận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trận, hàng trận (quân lính): Ra trận, xuất trận; Bố trận;
② Đánh trận, trận đánh;
③ (loại) Trận, cơn, làn, mẻ: Một cơn (làn, trận) gió; Đau từng cơn; Phê bình cho một mẻ (trận);
④ Giai đoạn, thời gian, lúc, hồi, dạo: Dạo (lúc, hồi, thời gian) này đang bận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quân lính dàn thành hàng lối để đánh giặc — Cuộc đánh giặc. Đoạn trường tân thanh : » Thì thùng trống trận rập rình nhạc quân « — Một lần đánh giặc, đụng độ với quân giặc. Đoạn trường tân thanh : » Đánh quen trăm trận sức dư muôn người « — Sự việc nổi trong một lúc rồi thôi. Thơ Tản Đà: » Trận gió thu phong rụng lá vàng «.

Từ ghép 19

mǎ ㄇㄚˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

con ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngựa. ◇ Nguyễn Du : "Thùy gia lão mã khí thành âm" (Thành hạ khí mã ) Con ngựa già nhà ai bỏ dưới bóng thành.
2. (Danh) Cái thẻ ghi số đếm. § Thông "mã" . Ghi chú: Chữ cổ viết là "mã" , là cái thẻ ngày xưa dùng ghi số trong trò chơi "đầu hồ" . Ngày nay, "mã" chỉ kí hiệu ghi số. ◎ Như: "hiệu mã" số hiệu.
3. (Danh) Kị binh. ◇ Bắc Tề Thư : "Thì (Thần Vũ quân) mã bất mãn nhị thiên, bộ binh bất chí tam vạn, chúng quả bất địch" ()滿, (Thần Vũ đế kỉ thượng ).
4. (Danh) Việc binh, vũ sự. ◇ Chu Lễ : "Hạ quan tư mã" (Hạ quan , Tự quan ).
5. (Danh) Họ "Mã".
6. (Động) Đóng ngựa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất xuất môn, cừu mã quá thế gia yên" , (Xúc chức ) Mỗi khi ra ngoài, mặc áo cừu đóng xe ngựa (sang trọng) còn hơn cả bậc thế gia.
7. (Động) Đè ép, áp chế (phương ngôn). ◇ Lí Cật Nhân : "Nã xuất thoại lai bả chúng nhân mã trụ" (Tử thủy vi lan , Đệ ngũ bộ phân thập tứ ).
8. (Động) Nhắm, nhìn chăm chú (phương ngôn).
9. (Phó) Hình dung tỏ vẻ nghiêm khắc, giận dữ... (kéo dài mặt ra như mặt ngựa). ◇ Sa Đinh : "(Lão bà) thán khẩu khí thuyết: Khán nhĩ mã khởi trương kiểm" (): (Giảm tô ).
10. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "mã phong" ong vẽ, "mã đậu" đậu to.

Từ điển Thiều Chửu

① Con ngựa. Xem tướng ngựa phải xem răng trước, vì thế nên nói nhún số tuổi của mình cũng kêu là mã xỉ .
② Cái thẻ ghi số đếm.
③ Họ Mã.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngựa: Ngựa cái; Ngựa đực, ngựa giống. 【】mã loa [măluó] Con la;
② To, lớn: Ong vẽ, ong bắp cày;
③ (văn) Thẻ ghi số đếm;
④ [Mă] (Họ) Mã.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ngựa. Loài ngựa — Tên gọi đồng bạc của Đức quốc trước năm 2002, tức đồng Mã — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 69

á lạp ba mã 亞拉巴馬a lạp ba mã 阿拉巴馬an mã 鞍馬áo khắc lạp hà mã 奧克拉荷馬ba nã mã 巴拿馬ba nã mã vận hà 巴拿馬運河ban mã 斑馬ban mã 班馬bàn mã loan cung 盤馬彎弓binh mã 兵馬cạnh mã trường 競馬場cẩu mã 狗馬cẩu mã chi tâm 狗馬之心chỉ lộc vi mã 指鹿為馬cừu mã 裘馬dã mã 野馬dịch mã 驛馬đặc lạc y mộc mã 特洛伊木馬đằng mã 騰馬đọa mã 墮馬hạ mã 下馬hà mã 河馬hãn mã 汗馬khấu mã 叩馬khấu mã nhi gián 扣馬而諫khoái mã 快馬khuyển mã 犬馬kị mã 騎馬la mã 羅馬mã bằng 馬棚mã cách 馬革mã dũng 馬桶mã đề 馬蹄mã điệt 馬蛭mã hổ 馬虎mã huyền 馬蚿mã khắc 馬克mã lai 馬來mã lặc 馬勒mã lộ 馬路mã lực 馬力mã ngưu 馬牛mã phu 馬夫mã thủ dục đông 馬首欲東mã thượng 馬上mã tiên 馬鞭mã tiếu 馬哨mã vĩ 馬尾mã xa 馬車mẫu mã 母馬ngưu đầu mã diện 牛頭馬面nhân mã 人馬ô mã 烏馬phác mã 樸馬phì mã 肥馬phiến mã 扇馬phụ mã 駙馬quận mã 郡馬quận phò mã 郡駙馬song mã 雙馬tái ông thất mã 塞翁失馬tản mã 散馬tẩu mã 走馬thượng mã 上馬trại mã 賽馬tuấn mã 駿馬xa mã 車馬ỷ mã 倚馬ý mã 意馬

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.