nha, nhã
yā ㄧㄚ, yá ㄧㄚˊ, yǎ ㄧㄚˇ

nha

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Nha — Một âm là Nhã. Xem Nhã.

nhã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thường, hay, luôn
2. thanh nhã, tao nhã (trái với tục)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thể tài trong "Thi Kinh" . Dùng để ca tụng trong những dịp thiên tử và chư hầu triều hội hay yến tiệc. Có "Đại nhã" và "Tiểu nhã" .
2. (Danh) Tình bạn, tình thân, giao tình. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Ngã dữ quân giao tuy bất thâm, nhiên ấu niên tằng hữu đồng song chi nhã" , (Quyển nhị thập ngũ) Tôi với ông tuy qua lại không thâm sâu, nhưng thuở nhỏ đã từng có tình bạn đồng học.
3. (Danh) Tên sách. § Sách "Nhĩ nhã" thường gọi tắt là "nhã". Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là "nhã". ◎ Như: "dật nhã" , "quảng nhã" .
4. (Danh) Một thứ âm nhạc.
5. (Danh) Họ "Nhã".
6. (Tính) Chính, đúng. ◇ Luận Ngữ : "Ố tử chi đoạt chu dã. Ố Trịnh thanh chi loạn nhã nhạc dã. Ố lợi khẩu chi phúc bang gia giả" . . (Dương Hóa ) Ghét màu tía cướp mất sắc đỏ. Ghét nhạc nước Trịnh làm loạn chính nhạc. Ghét kẻ bẻm mép làm nghiêng đổ nước nhà.
7. (Tính) Thanh cao, cao thượng, khác với thường tục. ◇ Vương Bột : "Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm" , (Đằng Vương Các tự ) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khải kích từ xa tới đóng.
8. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "văn nhã" nho nhã, lịch sự, "nhã quan" đẹp mắt.
9. (Phó) Cho nên, do đó. ◇ Sử Kí : "Xỉ kim hạ Ngụy, Ngụy dĩ Xỉ vi hầu thủ Phong. Bất hạ, thả đồ Phong. Ung Xỉ nhã bất dục thuộc Bái Công" , . , . (Cao Tổ bổn kỉ ) (Ung) Xỉ nếu theo vua Ngụy, vua Ngụy sẽ phong hầu cho Xỉ giữ đất Phong. Nếu không, sẽ làm cỏ dân đất Phong. Cho nên Ung Xỉ không muốn theo Bái Công.
10. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "nhã thiện cổ sắt" rất giỏi đánh đàn sắt.
11. (Phó) Tiếng kính xưng đối với người khác. ◎ Như: "nhã giáo" xin chỉ dạy, "nhã giám" xin soi xét.

Từ điển Thiều Chửu

① Chính, một lối thơ ca dùng vào nhạc ngày xưa. Như Kinh Thi có đại nhã , tiểu nhã ý nói những khúc ấy mới là khúc hát chính đính vậy.
② Thường. Như sách Luận ngữ nói tử sở nhã ngôn câu đức thánh thường nói.
③ Tên sách, sách nhĩ nhã thường gọi tắt là nhã. Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là nhã. Như dật nhã , quảng nhã , v.v.
④ Nhàn nhã dáng dấp dịu dàng.
⑤ Nhã, trái lại với tiếng tục, có phép tắc, có mẫu mực, không theo lối tục gọi là nhã.
⑥ Vốn thường. Như nhất nhật chi nhã vốn thường có một ngày cũng thân gần nhau, nhã thiện cầm thi vốn giỏi đàn và thơ.
⑦ Rất, lắm, dùng làm trợ từ (trong cổ văn có khi dùng tới).
⑧ Một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhã (nhặn), thanh nhã, đẹp đẽ, cao thượng: Nho nhã, lịch sự;
② Nhã ý;
③ Xưa nay, vốn thường: Xưa nay (vốn thường) giỏi về đánh đàn và làm thơ; Vốn thường có một ngày cùng thân gần nhau; Ung Xỉ vốn không muốn thuộc về Bái Công (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
④ (văn) Thường: Lời Khổng Tử thường nói (Luận ngữ);
⑤ (văn) Chính: Đại nhã (trong Kinh Thi); Tiểu nhã (trong Kinh Thi);
⑥ (văn) Rất, lắm: Vợ là con nhà họ Triệu, rất giỏi đánh đàn sắt (Hán thư: Dương Uẩn truyện);
⑦ (văn) Tên sách: Nhĩ nhã; Quảng nhã;
⑧ Một loại âm nhạc xưa (dùng trong chốn triều đình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Âm thanh tốt lành — Đẹp đẽ thanh cao — Chỉ thiên Đại nhã trong kinh Thi, nói về công nghiệp nhà Chu. Còn gọi là Chu nhã. Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Lời ca ngợi tưởng ngồi trong Chu nhã « — Một âm Nha. Xem Nha.

Từ ghép 38

lập
lì ㄌㄧˋ, wèi ㄨㄟˋ

lập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứng thẳng
2. lập tức, tức thì

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứng. ◎ Như: "lập chánh" đứng nghiêm. ◇ Mạnh Tử : "Vương lập ư chiểu thượng" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua đứng trên bờ ao.
2. (Động) Dựng lên. ◎ Như: "lập can kiến ảnh" 竿 dựng sào liền thấy bóng (có hiệu lực ngay).
3. (Động) Gây dựng, tạo nên. ◎ Như: "lập miếu" tạo dựng miếu thờ.
4. (Động) Nên, thành tựu. ◎ Như: "tam thập nhi lập" ba mươi tuổi thì nên người (tự lập), "phàm sự dự tắc lập" phàm việc gì có dự bị sẵn mới nên. ◇ Tả truyện : "Thái thượng hữu lập đức, kì thứ hữu lập công, kì thứ hữu lập ngôn" , , (Tương Công nhị thập tứ niên ) Trước hết là thành tựu đạo đức, sau là làm nên công trạng, sau nữa là để lại lời hay được truyền tụng. § Ghi chú: "lập đức" là làm nên cái đức để sửa trị và cứu giúp quốc gia, tức là thành tựu phép trị nước.
5. (Động) Chế định, đặt ra. ◎ Như: "lập pháp" chế định luật pháp, "lập án" xét xử án pháp.
6. (Động) Lên ngôi. ◇ Tả truyện : "Hoàn Công lập, (Thạch Thước) nãi lão" , () (Ẩn Công tam niên ) Hoàn Công lên ngôi, (Thạch Thước) bèn cáo lão.
7. (Động) Tồn tại, sống còn. ◎ Như: "độc lập" tồn tại tự mình không tùy thuộc ai khác, "thệ bất lưỡng lập" thề không sống còn cùng nhau (không đội trời chung).
8. (Phó) Tức thì, ngay. ◎ Như: "lập khắc" ngay tức thì. ◇ Sử Kí : "Thì hoàng cấp, kiếm kiên, cố bất khả lập bạt" , , (Thích khách liệt truyện ) Lúc đó luống cuống, gươm (lại mắc kẹt trong vỏ) chặt quá, nên không rút ngay được.
9. (Danh) Toàn khối. ◎ Như: "lập phương" khối vuông.
10. (Danh) Họ "Lập".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứng thẳng.
② Gây dựng, như lập đức gây dựng nên đức tốt cho người theo sau.
③ Nên, như phàm sự dự tắc lập phàm việc gì có dự bị sẵn mới nên. Có cái tài đức nghề nghiệp thông thường để tự nuôi lấy mình gọi là thành lập .
④ Ðặt để.
⑤ Lên ngôi.
⑥ Lập tức (ngay lập tức), lập khắc.
⑦ Toàn khối, như lập phương vuông đứng, một vật gì vuông mà tính cả ngang dọc cao thấp gọi là lập phương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đứng, đứng vững: Đứng ngồi không yên; Người ta không có chữ tín thì không đứng vững được; Người quân tử không đứng ở chỗ nguy hiểm;
② Dựng lên: Dựng cái thang lên;
③ Đứng thẳng: Tủ đứng; Trục đứng;
④ Gây dựng, lập, kí kết: Lập pháp; Lập đức; Không phá cái cũ thì không xây được cái mới; Kí hợp đồng;
⑤ Sống còn, tồn tại: Tự lập; Độc lập;
⑥ Ngay, tức khắc, lập tức: Có hiệu quả ngay; Chờ trả lời ngay. 【】lập địa [lìdì] Lập tức: Vứt dao đồ tể, lập tức thành Phật; 【】lập tức [lìjí] Lập tức, ngay: Lập tức xuất phát;【】lập khắc [lìkè] Lập tức, ngay, ngay tức khắc: Mời mọi người đến ngay phòng họp; Các em học sinh nghe nói câu đó, lập tức vỗ tay hoan hô;
⑦ (văn) Đặt để;
⑧ (văn) Lập lên làm vua, lên ngôi;
⑨ Nên: Phàm việc có dự bị trước thì nên;
⑩ Lập thân: Ba mươi tuổi thì bắt đầu lập thân;
⑪ Khối.【】lập phương [lìfang] a. (toán) Lũy thừa ba; b. Hình khối; c. Khối: Thước khối; Một thước khối đất;
⑫ [Lì] (Họ) Lập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng thẳng — Dựng lên. Tạo thành. Td: Thiết lập — Đặt để. Td: Lập quân ( đặt một người lên làm vua ) — Lên ngôi vua. Tả Truyện có câu: » Hoàn Công lập « ( Hoàn Công lên ngôi ) — Ngay lúc đó. Tức thì.

Từ ghép 76

án lập 按立bích lập 壁立chích lập 隻立cô lập 孤立công lập 公立cốt lập 骨立cương lập 僵立đái tội lập công 戴罪立功đĩnh lập 挺立đỉnh lập 鼎立độc lập 独立độc lập 獨立đối lập 對立khởi lập 起立kiến lập 建立kiết lập 孑立lâm lập 林立lập chí 立志lập chùy 立錐lập công 立功lập danh 立名lập dị 立異lập đông 立冬lập đức 立德lập hạ 立夏lập hiến 立憲lập kế 立計lập khắc 立刻lập luận 立論lập mưu 立謀lập nghiêm 立嚴lập nghiệp 立業lập ngôn 立言lập pháp 立法lập phương 立方lập quốc 立國lập quy 立規lập tâm 立心lập thân 立身lập thể 立體lập thu 立秋lập trận 立陳lập trường 立場lập tự 立嗣lập tức 立即lập ước 立約lập xuân 立春lưỡng lập 兩立ngật lập 屹立ngột lập 兀立phân lập 分立phế lập 廢立quan lập 官立quần lập 羣立quốc lập 国立quốc lập 國立sách lập 册立sáng lập 创立sáng lập 創立song lập 雙立tam quyền phân lập 三權分立tạo lập 造立tạo thiên lập địa 造天立地tân lập 新立thành lập 成立thế bất lưỡng lập 勢不兩立thị lập 侍立thiết lập 設立thiết lập 设立thụ lập 樹立tịnh lập 並立tịnh lập 并立tỉnh lập 省立trĩ lập 峙立trung lập 中立tự lập 自立
mai
méi ㄇㄟˊ

mai

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây hoa mai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây mơ (lat. Prunus mume). § Đầu xuân nở hoa, có hai thứ trắng và đỏ. Thứ trắng gọi là "lục ngạc mai" , nở hết hoa rồi mới nẩy lá, quả chua, chín thì sắc vàng.
2. (Danh) Chỉ hoa mơ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bạch mai lãn phú phú hồng mai" (Đệ ngũ thập hồi) Hoa mai trắng biếng vịnh (lại) vịnh hoa mai đỏ.
3. (Danh) Chỉ trái mơ. ◇ Thư Kinh : "Nhược tác hòa canh, nhĩ duy diêm mai" , (Thuyết mệnh hạ ) Nếu nấu canh ăn, chỉ nên dùng muối và trái mơ. § Muối mặn, mơ chua làm gia vị cho canh ngon, ý nói việc lương tướng hiền thần giúp vua trị nước. Nay gọi quan Tể tướng là "điều mai" 調 hay "hòa mai" là bởi ý đó.
4. (Danh) Chỉ cây "nam" .
5. (Danh) Chỉ cây "dương mai" (lat. Myrica rubra).
6. (Danh) Vẻ mặt chua cay, ganh ghét. § Xem "mai mục" .
7. (Danh) Tên thời tiết. § Các nơi ở phía đông nam bến bể, đầu mùa hè đã đổi gió hay mưa mà vừa gặp lúc mơ chín nên gọi mùa ấy là "mai tiết" . ◇ Âu Dương Chiêm : "Giang cao tạc dạ vũ thu mai, Tịch tịch hoành môn dữ điếu đài" , (Tiết xá nhân hàn phán quan vũ tình... ). § Tác giả chú: "Giang Nam hạ vũ viết mai" .
8. (Danh) Họ "Mai".

Từ điển Thiều Chửu

① Cây mơ, đầu xuân đã nở hoa, có hai thứ trắng và đỏ. Thứ trắng gọi là lục ngạc mai , nở hết hoa rồi mới nẩy lá, quả chua, chín thì sắc vàng. Kinh Thư có câu: Nhược tác hòa canh, nhĩ duy diêm mai bằng nấu canh canh ăn, bui dùng muối mơ, nay gọi quan Tể tướng là điều mai 調 hay hòa mai là bởi ý đó. Kinh Thi có thơ phiếu mai nói sự trai gái lấy nhau cập thời, nay gọi con gái sắp đi lấy chồng là bởi cớ đó.
② Mùa, các nơi ở phía đông nam bến bể, đầu mùa hè đã đổi gió hay mưa mà vừa gặp lúc mơ chín nên gọi mùa ấy là mai tiết .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây hoa mai, hoa mai;
② Cây mơ, quả mơ;
③ [Méi] (Họ) Mai.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

❶ Cây mơ — Chỉ vóc dáng thanh tú như cây mơ. Đoạn trường tân thanh có câu: » Mai cốt cách tuyết tinh thần, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười « — Tên gọi tắt của bệnh dương mai, một bệnh phong tình nguy hiểm. Mai: Cây mơ có hoa trắng năm cạnh, nở mùa đông giữa băng tuyết có quả khô, tươi, dùng ăn và nêm nấu hay làm thuốc. Văn nhân ví mai là tiên, vì có vẻ thanh cao không sợ tuyết sương và có sắc đẹp hương thơm. » Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió, hỏi ngày về chỉ độ đào bông « ( Chinh phụ ngâm ). ❷ Cây mai. Ví người đẹp đẽ trinh chính. Vì mai là một thứ cây trổ bông trước nhất trong tiết đông lạnh, có vẻ cao nhã khẳng khái. Trúc và mai là hai thứ cây đến mùa đông đều cùng xanh tốt. Tranh vẽ của người Tàu thường vẽ cây trúc với cây mai luôn. Có chỗ cho cây » mai « là cây tre lớn để đi cặp với cây trúc là cây tre nhỏ. Sách » Lưỡng bạn thu Vũ tùy bút « lại chép: Có một chàng trai và cô gái đứng trò chuyện với nhau trên bờ một đầm kia ở huyện Long môn, tỉnh Quảng đông. Hai người cầm hai cây thanh trúc ném xuống đầm mà nói rằng: » Hai thanh trúc nầy mà khép lại với nhau thì chúng ta sẽ lấy nhau làm vợ chồng «, may sao hai thanh trúc này cùng hiệp lại làm một như lời nguyện của đôi trai gái. Sau thiên hạ vùng đó gọi đầm ấy là » Đổ phụ đàm « nghĩa là đầm đánh các được vợ, còn trúc mọc trên đầm ấy gọi là mai trúc. » Thấp cao, cao thấp biết tài, vầy sau bạn trước cùng mai mới mầu « ( Lục Vân Tiên ) Mai, lan, cúc, trúc hoặc mai, điểu, tùng, lộc vốn là những bức tứ bình được nhiều bậc văn nhân ưa thích, vì miêu tả được đầy đủ sự thanh cao. Xem thơ biết ý gần xa. » Mai hòa vận điểu, điểu hòa vận mai « ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 9

mạt
mò ㄇㄛˋ

mạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cuối cùng
2. ngọn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọn cây. ◎ Như: "mộc mạt" ngọn cây. ◇ Tô Triệt : "Thần huy chuyển liêm ảnh, Vi phong hưởng tùng mạt" , (Thí viện xướng thù ) Ánh mặt trời buổi sớm chuyển động bóng rèm, Gió nhẹ vang tiếng xào xạc ngọn thông.
2. (Danh) Phiếm chỉ phần đầu hoặc đuôi của vật nào đó. ◎ Như: "trượng mạt" đầu gậy. ◇ Sử Kí : "Phù hiền sĩ chi xử thế dã, thí nhược chùy chi xử nang trung, kì mạt lập hiện" , , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Phàm kẻ sĩ tài giỏi ở đời, ví như cái dùi ở trong túi, mũi nhọn tất ló ra ngay.
3. (Danh) Chỉ bộ phận trên thân thể người ta: (1) Tay chân. (2) Đầu. (3) Tai và mắt. (4) Xương sống.
4. (Danh) Chỉ chỗ ngồi ở hàng thấp kém.
5. (Danh) Bờ, cuối, biên tế. ◇ Chu Tử Chi : "Hoàng hôn lâu các loạn tê nha, Thiên mạt đạm vi hà" , (Triêu trung thố , Từ ).
6. (Danh) Giai đoạn cuối. ◎ Như: "tuế mạt" cuối năm, "nhị thập thế kỉ chi mạt" cuối thế kỉ hai mươi.
7. (Danh) Mượn chỉ hậu quả, chung cục của sự tình. ◇ Trang Tử : "Đại loạn chi bổn, tất sanh ư Nghiêu, Thuấn chi gian, kì mạt tồn hồ thiên thế chi hậu" , , (Canh Tang Sở ).
8. (Danh) Sự vật không phải là căn bản, không trọng yếu. ◎ Như: "trục mạt" theo đuổi nghề mọn, đi buôn (vì ngày xưa trọng nghề làm ruộng mà khinh nghề đi buôn), "xả bổn trục mạt" bỏ gốc theo ngọn.
9. (Danh) Vật nhỏ, vụn. ◎ Như: "dược mạt" thuốc đã tán nhỏ, "cứ mạt" mạt cưa.
10. (Danh) Chỉ tuổi già, lão niên, vãn niên. ◇ Lễ Kí : "Vũ Vương, mạt thụ mệnh" , (Trung Dung ).
11. (Danh) Vai tuồng đóng vai đàn ông trung niên hoặc trung niên trở lên.
12. (Danh) Họ "Mạt".
13. (Tính) Hết, cuối cùng. ◎ Như: "mạt niên" năm cuối.
14. (Tính) Suy, suy bại. ◎ Như: "mạt thế" đời suy vi, "mạt lộ" đường cùng.
15. (Tính) Mỏn mọn, thấp, hẹp, nông, cạn. Cũng dùng làm khiêm từ. ◎ Như: "mạt học" kẻ học mỏn mọn này, "mạt quan" kẻ làm thấp hèn này (lời tự nhún mình). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đãn hựu khủng tha tại ngoại sanh sự, hoa liễu bổn tiền đảo thị mạt sự" , (Đệ tứ thập bát hồi) Nhưng lại sợ con mình ra ngoài sinh sự, tiêu mất tiền vốn chỉ là chuyện nhỏ mọn thôi.
16. (Đại) Không có gì, chẳng. ◇ Luận Ngữ : "Mạt chi dã, dĩ, hà tất Công San Thị chi chi dã" , , (Dương Hóa ) Không có nơi nào (thi hành được đạo của mình) thì thôi, cần gì phải đến với họ Công San.
17. (Phó) Nương, nhẹ. ◎ Như: "mạt giảm" giảm nhẹ bớt đi.
18. (Trợ) Cũng như "ma" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọn, như mộc mạt ngọn cây, trượng mạt đầu gậy. Sự gì không phải là căn bản cũng gọi là mạt, như đi buôn gọi là trục mạt , theo đuổi nghề mọn, vì ngày xưa trọng nghề làm ruộng mà khinh nghề đi buôn vậy.
② Không, như mạt do dã dĩ không biết noi vào đâu được vậy thôi.
③ Hết, cuối, như mạt thế đời cuối, mạt nhật ngày cuối cùng, v.v.
④ Mỏng, nhẹ, như mạt giảm giảm nhẹ bớt đi.
⑤ Phường tuồng đóng thầy đồ già gọi là mạt.
⑥ Nhỏ, vụn, như dược mạt thuốc đã tán nhỏ.
⑦ Mỏn mọn, thấp hẹp. Dùng làm lời tự nhún mình, như mạt học kẻ học mỏn mọn này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu, mút, đỉnh, ngọn, chóp: Đầu ngọn; Đầu mút của sợi lông măng, việc nhỏ bé; Ngọn cây; Đầu gậy; Bỏ gốc theo ngọn;
② Những cái không chủ yếu, thứ yếu, đuôi: Đảo ngược đầu đuôi; Bỏ cái chủ yếu để theo đuổi cái thứ yếu;
③ Cuối cùng: Cuối xuân; Cuối tuần; Cuối đời Lê; Đời cuối; Ngày 31 tháng 12 là ngày cuối cùng trong một năm;
④ Mạt, vụn, băm nhỏ, bột: Thịt băm; Mạt cưa; Chè vụn; Nghiền thuốc thành bột;
⑤ (văn) Nhỏ hẹp, mỏn mọn, thấp kém: Kẻ học thấp kém này;
⑥ (văn) Mỏng, nhẹ: Giảm nhẹ bớt đi;
⑦ Vai thầy đồ trong tuồng;
⑧ (văn) Không: Không biết nói vào đâu được vậy (Luận ngữ); Ta với nước Trịnh không thể hòa giải được (Công Dương truyện: Ẩn công lục niên). Xem [me].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọn cây — Cái ngọn, phần cuối của sự việc — Cuối cùng — Già cả — Thấp hèn, nhỏ mọn.

Từ ghép 24

gū ㄍㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phép tắc, luật lệ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bình đựng rượu có cạnh. ◇ Luận Ngữ : "Cô bất cô, cô tai, cô tai" , , (Ung dã ) Cái cô mà không có cạnh góc thì sao gọi là cái cô! Sao gọi là cái cô! § Ghi chú: Cô vốn là cái bình đựng rượu có cạnh góc. Tới đời Khổng Tử, người ta biến đổi nó, bỏ cạnh góc đi, nhưng vẫn giữ tên cũ. Khổng Tử chỉ trích thói đương thời hữu danh vô thực, nhất là trong chính trị.
2. (Danh) Góc. ◎ Như: "lục cô" sáu góc.
3. (Danh) Hình vuông. ◇ Sử Kí : "Phá cô vi viên" (Khốc lại truyện ) Đổi vuông làm tròn.
4. (Danh) Thẻ tre, ngày xưa dùng để viết chữ. § Vì thế nên người nào khinh suất viết lách (viết bậy không nghĩ) gọi là "suất nhĩ thao cô" .
5. (Danh) Chuôi gươm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bình đựng rượu có cạnh.
② Góc. Như lục cô sáu góc.
③ Vuông. Như phá cô vi viên đổi vuông làm tròn, ý nói không cố chấp vậy.
④ Cái thẻ tre, ngày xưa dùng để viết chữ. Vì thế nên người nào khinh suất viết lách (viết bậy không nghĩ) gọi là suất nhĩ thao cô .
⑤ Chuôi gươm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bình đựng rượu có góc cạnh (thời xưa);
② Góc: Sáu góc;
③ Hình vuông: Bỏ vuông làm tròn, bỏ chín làm mười, không cố chấp;
④ Thẻ tre (thời xưa dùng để viết): Viết lách ẩu tả;
⑤ Quy tắc, phép tắc;
⑥ Thư từ, giấy má, tài liệu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bầu rượu — Góc cạnh, chỗ hai mái nhà giáp nhau.
ngạnh
gěng ㄍㄥˇ, yìng ㄧㄥˋ

ngạnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cứng, rắn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cứng, dắn. § Đối lại với "nhuyễn" mềm. ◎ Như: "giá khối thiết ngận ngạnh" miếng sắt này rất cứng.
2. (Tính) Cứng cỏi, cương kiện. ◎ Như: "cương ngạnh" cứng cỏi, "ngạnh hán" người đàn ông kiên cường. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng thị cá ngạnh tâm trực hán, khước bất kiến quái" , (Đệ nhị thập tứ hồi) Võ Tòng là người có tấm lòng cương trực, nên không thấy gì là lạ cả.
3. (Tính) Bướng bỉnh, ương ngạnh.
4. (Tính) Không lưu loát, thiếu tự nhiên, trúc trắc. ◎ Như: "sanh ngạnh" không lưu loát. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Xảo đích khước hảo, bất lộ đôi thế sanh ngạnh" , (Đệ tam thập bát hồi) Hay ở chỗ là không ra vẻ rườm rà trúc trắc.
5. (Tính) Tốt, giỏi, luyện. ◎ Như: "ngạnh hóa" hàng tốt, "ngạnh thủ" người giỏi, tay cừ, "ngạnh bổn lĩnh" bản lĩnh vững vàng.
6. (Phó) Miễn cưỡng, gượng, ép.

Từ điển Thiều Chửu

① Cứng rắn. Nghĩa bóng là bướng bỉnh ương ngạnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cứng, rắn: Miếng sắt này rất rắn;
② Cứng cỏi, cứng rắn, kiên quyết, kiên cường: Chịu được thử thách; Thái độ cứng rắn (kiên quyết); Người đàn ông kiên cường;
③ Bướng, bướng bỉnh, ương ngạnh, cứng cổ, khăng khăng: Khăng khăng không nhận;
④ (Tài nghệ) vững vàng, giỏi: Bản lĩnh vững vàng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cứng dắn. Td: Cường ngạnh — Mạnh mẽ.

Từ ghép 5

bi
bēi ㄅㄟ

bi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái bia, đài bia
2. cột mốc
3. ca tụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khối đá hoặc cột gỗ, ngày xưa dùng để coi bóng mặt trời, buộc muông sinh để cúng bái, dẫn quan tài hạ huyệt, v.v.
2. (Danh) Bia đá hoặc cột dùng làm mốc hoặc đài kỉ niệm. ◎ Như: "kỉ niệm bi" đài kỉ niệm. ◇ Nguyễn Du : "Thiên thu bi kiệt hiển tam liệt" (Tam liệt miếu ) Bia kệ nghìn năm tôn thờ ba người tiết liệt.
3. (Danh) Tên một thể văn, văn từ khắc trên đá để ca tụng công đức, hành trạng người chết.
4. (Danh) Bút tích thư pháp rập từ bia đá. ◎ Như: "lễ khí bi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bia.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đài, bia, mốc, cột. (Ngb) Truyền tụng: Đài kỉ niệm; Bia đá; Cột mốc kilômet, cột mốc; Người người truyền tụng, bia miệng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm bia đá.

Từ ghép 14

trừu
chōu ㄔㄡ

trừu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rút ra, rút lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rút ra. ◎ Như: "trừu tiêm" rút thẻ ra. ◇ Lí Bạch : "Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu" (Tuyên Châu Tạ Thiếu lâu ) Rút đao chặt nước, nước càng trôi đi.
2. (Động) Đưa, dẫn. ◎ Như: "trừu đạo" dẫn đạo, "trừu ti" kéo tơ.
3. (Động) Kéo dài.
4. (Động) Hút, bơm. ◎ Như: "trừu thủy cơ khí" máy bơm nước, "trừu yên" hút thuốc.
5. (Động) Quật, vụt. ◎ Như: "trừu đà loa" quất con quay (con vụ), "tiên tử nhất trừu" quật cho một roi.
6. (Động) Nẩy ra, nhú ra. ◎ Như: "trừu nha" nẩy mầm.
7. (Động) Trích lấy, bỏ ra, lấy một phần trong cả bộ. ◎ Như: "trừu công phu" bỏ thời giờ ra (để làm gì đó).
8. (Động) Co, co rút. ◎ Như: "giá chủng bố tài tẩy nhất thứ tựu trừu liễu nhất thốn" vải này vừa giặt một lần đã co mất một tấc.
9. (Động) Tuôn ra, trào ra. ◎ Như: "trừu tứ" tuôn trào ý tứ.
10. (Động) Nhổ, trừ bỏ. ◇ Thi Kinh : "Ngôn trừu kì cức" (Tiểu nhã , Sở tì ) Phải trừ bỏ gai góc.

Từ điển Thiều Chửu

① Kéo ra, như trừu thủy cơ khí cái máy kéo nước.
② Nẩy ra, như trừu nha nẩy mầm.
③ Rút ra. Như trừu tiêm rút thẻ ra.
④ Trích lấy, lấy một phần trong toàn cả bộ ra gọi là trừu.
⑤ Nhổ sạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rút, kéo, bắt, lấy, trích lấy (một phần): Rút thăm, bắt thăm: Lấy mẫu; Rút một số nhân viên đi giúp việc;
② Bơm, hút: Bơm nước; Hút thuốc;
③ Co: Vải này vừa giặt một lần đã co mất một tấc;
④ Quật, quất, vụt: Quật (vụt) cho hắn một roi;
⑤ Mới mọc, nảy ra, trổ ra: Lúa đã trổ bông;
⑥ (văn) Nhổ sạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rút ra. Lấy ra. Kéo ra — Trừ bỏ đi — Đánh đập.

Từ ghép 8

đề
dì ㄉㄧˋ, tí ㄊㄧˊ

đề

giản thể

Từ điển phổ thông

1. trán (trên đầu)
2. đề bài, tiêu đề

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu đề, đề mục: Đề mục, đầu đề, đề bài; Việc khó, bài toán khó; Lạc đề quá xa;
② Đề chữ lên, viết lên: Đề thơ lên vách; Ghi tên, đề tên; Đề chữ;
③ (văn) Phẩm đề, bình phẩm;
④ (văn) Gọi là: Đáng thương thay, ngọc quý mà lại gọi là đá! (Hàn Phi tử);
⑤ (văn) Dấu hiệu;
⑥ (văn) Lời chú thích;
⑦ (văn) Đầu mút, đoạn cuối: Đoạn kết;
⑧ (văn) Cái trán: Khắc lên trán; Đầu đỏ trán tròn (Tư Mã Tương Như: Tử Hư phú);
⑨ (Họ) Đề.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 6

sao
shāo ㄕㄠ

sao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái rá vo gạo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đũa tre. § Cũng như "trợ" .
2. (Danh) Rá vo gạo (làm bằng tre, đựng được một đấu hai thăng).
3. (Danh) Thùng đựng nước để gánh (tiếng địa phương bắc Trung Quốc).
4. (Tính) "Đẩu sao" : (1) Một cái "đẩu" chứa được mười thăng, cái "sao" bằng tre chứa được một đẩu hai thăng. Chỉ dung lượng it. (1) Tỉ dụ tài năng kiến thức nhỏ hẹp. ◎ Như: "đẩu sao chi nhân" hạng người khí cục hèn mọn. ◇ Luận Ngữ : "Y! Đẩu sao chi nhân, hà túc toán dã" ! , (Tử Lộ ) Ôi! Hạng người khí độ nhỏ nhen như cái đẩu cái sao ấy, đáng kể gì! (3) Tỉ dụ bổng lộc rất ít.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái rá vo gạo.
② Ðẩu sao chi nhân hạng người khí cục hèn mọn. Y! Ðẩu sao chi nhân, hà túc toán dã (Luận ngữ ) ôi! Hạng người khí độ nhỏ nhen như cái đẩu cái sao ấy, đáng kể gì!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rá vo gạo: Hạng người hèn mọn.【】sao kì [shaoji] Rá;
② Thùng: Thùng nước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giỏ đan bằng tre, để đựng đồ vật.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.