tông, tổng
zōng ㄗㄨㄥ, zǒng ㄗㄨㄥˇ

tông

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lụa dệt bằng tơ — Một âm là Tổng. Xem Tổng.

tổng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tổng quát, thâu tóm
2. chung, toàn bộ
3. buộc túm lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Góp lại, họp lại. ◎ Như: "tổng binh" họp quân. ◇ Hoài Nam Tử : "Phù thiên địa vận nhi tương thông, vạn vật tổng nhi vi nhất" :, (Tinh thần ) Trời đất vận chuyển tương thông, vạn vật họp lại làm một.
2. (Động) Buộc, bó, túm lại. ◎ Như: "tổng giác" tết trái đào (§ Ghi chú: lúc còn bé kết tóc làm trái đào, nên lúc bé gọi là "tổng giác"). ◇ Khuất Nguyên : Ẩm dư mã ư Hàm Trì hề, tổng dư bí hồ Phù Tang , (Li Tao ) Cho ngựa ta uống nước ở Hàm Trì hề, buộc dây cương ở đất Phù Tang.
3. (Tính) Đứng đầu, cầm đầu, nắm toàn bộ. ◎ Như: "tổng cương" cương lĩnh chung, "tổng điếm" tiệm chính (kết hợp nhiều tiệm), "tổng tư lệnh" tư lệnh cầm đầu tất cả.
4. (Danh) Đơn vị hành chánh, nhiều làng họp lại làm một "tổng".
5. (Danh) Bó rạ, bó lúa. ◇ Thượng Thư : "Bách lí phú nạp tổng" Thuế từ một trăm dặm, nộp bó lúa.
6. (Danh) Đồ trang sức xe ngựa.
7. (Phó) Đều, tất cả đều. ◇ Chu Hi : "Vạn tử thiên hồng tổng thị xuân" (Xuân nhật ) Muôn tía nghìn hồng đều là xuân cả.
8. (Phó) Cứ, mãi, luôn luôn. ◎ Như: "vi thập ma tổng thị trì đáo?" tại sao cứ đến muộn?
9. (Phó) Thế nào cũng. ◎ Như: "tổng hữu nhất thiên" thế nào cũng có ngày.
10. (Phó) Toàn diện, toàn bộ. ◎ Như: "tổng động viên" động viên toàn bộ.

Từ điển Thiều Chửu

① Góp, họp, tóm. Như tổng luận bàn tóm lại.
② Tết, như tổng giác tết trái đào, lúc còn bé kết tóc làm trái đào, nên lúc bé gọi là tổng giác.
③ Ðứng đầu, cầm đầu. Như tổng thống chức tổng thống cầm đầu cả việc nước.
④ Tổng, họp mấy làng lại làm một tổng.
⑤ Bó dạ.
⑥ Hết đều.
⑦ Cái trang sức xe, ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dồn lại, gộp lại, cộng lại: Tính dồn lại (gộp tất cả lại). 【】tổng nhi ngôn chi [zôngér yánzhi] Nói chung, nói tóm lại: To có nhỏ có, vuông có tròn có, nói chung, mọi hình dạng đều có cả; 【】tổng cộng [zônggòng] Cả thảy, tất cả, tổng cộng: Tất cả (cả thảy) có 220 nhà máy; Tổng cộng độ 5.000 người; 【 】tổng quy [zônggui] Chung quy, rốt cuộc: Sự thực chung quy vẫn là sự thực; 【】tổng toán [zôngsuàn] Nói chung thì cũng...: Nói chung thì cũng có thành tích; 【】tổng chi [zôngzhi] Nói chung, tóm lại;
② Chung: Nhiệm vụ chung; Đường lối chung;
③ Luôn luôn, cứ, mãi: Luôn luôn đứng đầu; Tại sao cứ đến muộn?; Trời mãi không nắng;
④ Thế nào cũng: Thế nào cũng có ngày; Thế nào mai anh ấy cũng về;
⑤ (văn) Tết lại: Tết trái đào, (Ngr) lúc ấu thơ;
⑥ (văn) Bó dạ;
⑦ (văn) Vật trang sức xe ngựa;
⑧ Tổng (đơn vị hành chánh gồm nhiều làng thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bao gồm cả — Người đứng đầu, bao gồm các công việc — Gom lại. Bó lại — Lụa dệt bằng tơ — Khu vực hành chánh thời trước, ở dưới phủ, huyện, bao gồm nhiều xã. Tục ngữ: » Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng «.

Từ ghép 28

nhu
rú ㄖㄨˊ, xū ㄒㄩ

nhu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lụa màu
2. dấu hiệu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lụa màu.
2. (Danh) Đồ dệt mịn kín.
3. (Danh) Ngày xưa ghi dấu hiệu lên miếng lụa, rồi xé ra, khi ra vào cửa ải dùng các mảnh hợp lại làm bằng chứng, gọi là "nhu" . ◇ Nguyên Chẩn : "Sạn các tài khuynh cái, Quan môn dĩ hợp nhu" , (Phụng họa quyền tướng công ) Gác cầu treo vừa nghiêng nóc, Cửa ải đã kháp nhu.

Từ điển Thiều Chửu

① Lụa màu.
② Dấu hiệu, phép nhà binh đời xưa lấy lụa viết dấu hiệu riêng rồi xé làm hai mảnh, sai ai đi đâu thì giao cho một nửa để làm tin gọi là quân nhu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tơ lụa màu;
② Giấy thông hành làm bằng lụa thời xưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu sắc của lụa — Nhuộm màu — Cuốn sổ làm bằng lụa cho bền, dùng để đi ra đi vào cửa quan khi bị xét hỏi.
trượng
zhàng ㄓㄤˋ

trượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồ binh khí
2. dựa vào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Binh khí. ◎ Như: "khai trượng" đánh nhau, "nghi trượng" đồ binh hộ vệ cho quan ra ngoài. ◇ Tân Đường Thư : "Đại chiến, Vương Sư bất lợi, ủy trượng bôn" , , (Quách Tử Nghi truyện ) Đánh lớn, Vương Sư bất lợi, quăng khí giới thua chạy.
2. (Danh) Trận đánh, chiến tranh, chiến sự. ◎ Như: "thắng trượng" thắng trận, "bại trượng" thua trận.
3. (Động) Nhờ cậy, dựa vào. ◎ Như: "ỷ trượng" nhờ vả thế lực. ◇ Nguyễn Du : "Nhất lộ hàn uy trượng tửu ôn" (quỷ Môn đạo trung ) Suốt con đường giá lạnh, nhờ rượu được ấm.
4. (Động) Cầm, nắm, chống, giơ. ◎ Như: "trượng kì" cầm cờ. ◇ Tây du kí 西: "Nhất cá cá chấp kích huyền tiên, trì đao trượng kiếm" , (Đệ tứ hồi) Người nào cũng dựng kích đeo roi, cầm đao nắm kiếm.

Từ điển Thiều Chửu

① Các thứ đồ binh khí. Hai bên đánh nhau gọi là khai trượng . quan sang ra ngoài có lính cầm đồ binh hộ vệ gọi là nghi trượng .
② Cậy, nhờ vả thế lực của người gọi là ỷ trượng .

Từ điển Trần Văn Chánh

Binh khí (nói chung);
② Giở ra, cầm (binh khí): Giở kiếm;
③ Chiến tranh, trận: Đánh nhau, chiến tranh; Thắng trận; Thua trận, bại trận; Trận này đánh rất hay;
④ Dựa vào, nhờ vào, cậy: Cần dựa vào sức của mọi người; Cái đó hoàn toàn nhờ vào anh cả; Cậy thế của chủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gậy để chống — Nhờ cậy. Ỷ lại vào — Chỉ chung đồ binh khí — Trận đánh giữa quân đội hai bên. Td: Đả trượng ( đánh trận ).

Từ ghép 12

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử của Phan Huy Chú, gồm 49 quyển, chép 10 mục là Địa dư chí, Nhân vật chí, Quan chức chí, Lễ nghi chí, Khoa mục chí, Quốc dụng chí, Hình luật chí, Binh chế chí, Văn tịch chí, Bang giao chí. Phan Huy Chú sinh năm 1782, mất 1840, tự là Lâm Khanh, hiệu là Mai Phong, người xã Thu Hoạch huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, con của Phan Huy Ích, cháu của Phan Huy Ôn. Ông học rộng, nhưng chỉ đậu tú tài, và đậu tới hai lần, 1807 và 1819. Năm 1821, ông được bổ làm chức Biên tu tại viện Hàn lâm. Tháng tư năm đó ông dâng vua Minh Mệnh bộ Lịch triều Hiến chương. Năm 1824 ông được cử làm Ất Phó sứ sang Trung Hoa. Năm 1828 làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, rồi Hiệp trấn Quảng Nam. Năm 1830 lại được cử đi sứ Trung Hoa, nhưng lúc về bị cách chức. Cuối năm ấy ông tham dự phái đoàn sang Batavia. Năm sau được bổ chức Tư vụ bộ Công, được ít tháng ông cáo quan, về dưỡng già tại Tổng Thanh Mai phủ Quảng Oai tỉnh Sơn Tây. Ngoài bộ Lịch triều Hiến chương, các tác phẩm khác của ông có Hoàng Việt địa dư chí, Hoa thiều ngâm lục, Hoa trình tục ngâm, Dương trình kí kiến.
đấu
dòu ㄉㄡˋ

đấu

phồn thể

Từ điển phổ thông

tranh đấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh nhau, tương tranh. ◎ Như: "giới đấu" đánh nhau bằng vũ khí. ◇ Luận Ngữ : "Cập kì tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kì lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc" , , ; , , (Quý thị ) Vào tuổi tráng niên, khí huyết cương cường, nên răn về tranh đấu; về già, khí huyết đã suy, nên răn về tính tham.
2. (Động) Chọi, đá nhau (khiến cho động vật đánh nhau). ◎ Như: "đấu cẩu" đấu chó, "đấu kê" chọi gà, "đấu khúc khúc nhi" đá dế. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Hoặc đấu kê dĩ vi lạc" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui.
3. (Động) Đọ tài, so tài (thi nhau giành thắng lợi). ◎ Như: "đấu trí" dùng trí tranh hơn thua, "đấu kì" đánh cờ, "đấu pháp" đấu pháp thuật (ngày xưa), dùng mưu kế tranh thắng.
4. (Động) Gom, chắp, ghép. ◇ Dụ thế minh ngôn : "Ngã môn đấu phân ngân tử, dữ nhĩ tác hạ" , (Tân kiều thị hàn ngũ mại xuân tình ) Chúng ta gom góp tiền bạc, cùng ngươi chúc mừng.
5. (Động) Khiến cho, gây ra. § Thông "đậu" .
6. (Danh) Họ "Đấu".
7. Cũng viết là "đấu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng nghĩa với chữ đấu giống như hình kẻ chiến sĩ đối nhau mà đồ binh để đằng sau.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh nhau, so hơn thua. Hình chữ cho thấy hai kẻ sĩ đứng trước mặt nhau, quân lính ở cả phía sau, tượng trưng cho hai vị tướng sắp so tài — Như chữ Đấu — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 6

nhân khẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhân khẩu (dùng đếm số người)

Từ điển trích dẫn

1. Người. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đầu nhất kiện thị nhân khẩu hỗn tạp, di thất đông tây" , 西 (Đệ thập tam hồi) Vấn đề thứ nhất là người thì lộn xộn, đồ đạc mất mát. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Bất động can qua, năng nhập hổ huyệt, thủ xuất nhân khẩu, chân kì tài kì tưởng" , , , (Quyển nhị thất).
2. Số người trong nhà hoặc trong dòng họ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vương Duẫn hựu mệnh Lã Bố đồng Hoàng Phủ Tung, Lí Túc lĩnh binh ngũ vạn, chí Mi Ổ sao tịch Đổng Trác gia sản, nhân khẩu" , , , (Đệ cửu hồi) Vương Doãn lại sai Lã Bố cùng Hoàng Phủ Tung, Lí Túc lĩnh năm vạn quân đến Mi Ổ tịch biên gia sản và người nhà.
3. Mồm miệng người. Chỉ lời nói, bàn luận. ◎ Như: "quái chích nhân khẩu" . ◇ Hồ Ứng Lân : "Duy kì hiếu lập dị danh, cố phân phân nhân khẩu bất dĩ" , (Thi tẩu , Di dật thượng ).
4. Toàn thể những người dân có hộ tịch ở trong một khu vực trong một thời gian nhất định.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số miệng người, số người trong một vùng.

Từ điển trích dẫn

1. Giao hảo, kết hảo. ◇ Quách Mạt Nhược : "Khương Hồ đạo vũ a cộng âu ca, lưỡng quốc giao hoan a bãi binh qua" , (Thái Văn Cơ , Đệ nhất mạc).
2. Cùng vui với nhau. ◇ Kê Khang : "Chỉ tửu doanh tôn, Mạc dữ giao hoan" , (Tặng tú tài nhập quân ).
3. Nam nữ thành hôn hoặc hoan hợp. ◇ Kim Bình Mai : "Nhị nhân tựu tại viện nội đắng thượng xích thân lộ thể, tịch chẩm giao hoan, bất thăng khiển quyển" , , (Đệ bát thập nhị hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng vui với nhau. Như liên hoan.
mộ
mù ㄇㄨˋ

mộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tuyển mộ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tìm khắp, chiêu tập. ◎ Như: "mộ binh" mộ lính. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Dĩ vương mệnh tụ chi, tuế phú kì nhị. Mộ hữu năng bộ chi giả" , , (Bộ xà giả thuyết ) Theo lệnh vua sai thu góp (loài rắn đó), mỗi năm dâng nộp hai lần, (nên đi) chiêu mộ những người có tài bắt (rắn).
2. (Động) Xin, quyên. ◎ Như: "mộ hóa" xin bố thí, "mộ quyên" quyên góp.
3. (Danh) § Thông "mô" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tìm rộng ra. Treo một cái bảng nói rõ cách thức của mình muốn kén để cho người ta đến ứng nhận gọi là mộ, như mộ binh mộ lính.
② Xin, như mộ hóa thầy tu đi xin ăn, mộ quyên quyên tiền gạo phát chẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mộ, chiêu mộ, tập hợp lại: Chiêu mộ;
② Xin, quyên: Quyên, lạc quyên; Quyên tiền; (Thầy tu) đi xin ăn, đi khất thực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tìm kiếm rộng rãi khắp nơi — Kêu gọi tới.

Từ ghép 11

khinh, khánh
qīng ㄑㄧㄥ, qìng ㄑㄧㄥˋ

khinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhẹ
2. khinh rẻ, khinh bỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khinh rẻ, khinh bỉ, coi thường. ◎ Như: "khinh địch" coi thường quân địch. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trác vấn tam nhân hiện cư hà chức. Huyền Đức viết: Bạch thân. Trác thậm khinh chi, bất vi lễ" . : . , (Đệ nhất hồi ) (Đổng) Trác hỏi ba người hiện làm chức quan gì. Huyền Đức nói: Chân trắng (không có chức tước gì). Trác khinh thường, không đáp tạ.
2. (Động) Coi nhẹ. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhân cố hữu nhất tử, hoặc trọng ư Thái San, hoặc khinh ư hồng mao" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ai cũng có một lần chết, có khi thấy nặng hơn núi Thái Sơn, có khi coi nhẹ hơn lông chim hồng.
3. (Tính) Nhẹ (trọng lượng nhỏ). Trái với "trọng" nặng. ◎ Như: "miên hoa bỉ thiết khinh" bông gòn so với sắt thì nhẹ.
4. (Tính) Trình độ thấp, ít, kém. ◎ Như: "khinh hàn" hơi rét, lạnh vừa, "khinh bệnh" bệnh nhẹ.
5. (Tính) Số lượng không nhiều. ◎ Như: "niên kỉ khinh" trẻ tuổi, "công tác khinh" công việc ít.
6. (Tính) Giản dị. ◎ Như: "khinh xa giảm tụng" đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
7. (Tính) Nhanh nhẹn. ◎ Như: "khinh xa" xe làm cho nhẹ để chạy được nhanh, "khinh chu" thuyền nhẹ (có thể lướt nhanh). ◇ Vương Duy : "Thảo khô ưng nhãn tật, Tuyết tận mã đề khinh" , (Quan liệp ) , Cỏ khô mắt chim ưng lẹ (như cắt), Tuyết hết vó ngựa nhanh.
8. (Tính) Yếu mềm, nhu nhược. ◎ Như: "vân đạm phong khinh" mây nhạt gió yếu, "khinh thanh tế ngữ" tiếng lời nhỏ nhẹ.
9. (Tính) Không bị gò bó, không bức bách. ◎ Như: "vô trái nhất thân khinh" không nợ thân thong dong.
10. (Tính) Cẩu thả, tùy tiện, không cẩn thận. ◎ Như: "khinh suất" sơ suất, cẩu thả.
11. (Tính) Chậm rãi, thư hoãn. ◎ Như: "khinh âm nhạc" nhạc chậm.
12. (Tính) Thứ yếu, không trọng yếu, không quan trọng. ◇ Mạnh Tử : "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" , , (Tận tâm hạ ) Dân là quý, xã tắc ở bậc sau, vua là bậc thường.
13. (Phó) Nhẹ nhàng, ít dùng sức. ◎ Như: "vi phong khinh phất" gió nhẹ phất qua. ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.
14. (Phó) Coi thường, coi rẻ. ◎ Như: "khinh thị" coi rẻ, "khinh mạn" coi thường.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhẹ: Khúc gỗ này rất nhẹ; Bệnh nhẹ;
② Nhỏ, trẻ: Tuổi nhỏ;
③ Nhạt: Ăn rất nhạt;
④ Khinh, coi nhẹ, coi thường, khinh rẻ, khinh bỉ: Mọi người đều khinh bỉ; Tùy tiện, khinh suất;
⑤ Hơi hơi: Hơi lạnh;
⑥ Giản dị: Xe giản dị người hầu ít.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhẹ ( trái với nặng ) — Nhỏ bé — Hèn mọn — Dễ dàng. Coi dễ dàng.

Từ ghép 35

khánh

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ — Một âm là Khinh.
hoãn
huǎn ㄏㄨㄢˇ

hoãn

phồn thể

Từ điển phổ thông

chậm chạp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thong thả. ◎ Như: "hoãn bộ" bước thong thả.
2. (Tính) Chậm chạp, chậm trễ. ◇ Hàn Dũ : "Hu ta khổ nô hoãn, Đãn cụ thất nghi đương" , (Nhạc Dương Lâu biệt đậu ti trực ).
3. (Tính) Rộng, rộng rãi. ◎ Như: "khoan hoãn" rộng rãi. ◇ Cổ thi : "Y đái nhật dĩ hoãn" (Hành hành trùng hành hành ) Áo quần ngày càng rộng ra.
4. (Tính) Khoan thứ, không khắc nghiệt (nói về hình phạt, xử án...). ◇ Quản Tử : "Công khinh kì thuế liễm, tắc nhân bất ưu cơ; hoãn kì hình chánh, tắc nhân bất cụ tử" , ; , (Bá hình ).
5. (Tính) Mềm, xốp. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhân nậu tất dĩ hạn, sử địa phì nhi thổ hoãn" , 使 (Nhậm địa ).
6. (Tính) Yếu đuối, nhu nhược. ◇ Tân Ngũ đại sử : "Lục nguyệt, Kiền Chiêu đẳng chí Thành Đô, (Mạnh) Tri Tường yến lao chi, Kiền Chiêu phụng thương khởi vi thọ, (Mạnh) Tri Tường thủ hoãn bất năng cử thương, toại bệnh" , , , , , (Hậu Thục thế gia , Mạnh Tri Tường ).
7. (Động) Làm chậm trễ, kéo dài thời gian. ◎ Như: "hoãn kì" dời kì hạn (cho thời hạn lâu hơn), "hoãn binh chi kế" kế hoãn binh. ◇ Mạnh Tử : "Dân sự bất khả hoãn dã" (Đằng Văn Công thượng ) Việc dân không thể chậm trễ.
8. (Động) Hồi lại, tỉnh lại, tươi lại, khôi phục. ◇ Lão Xá : "Tại băng lương đích địa thượng ba phục liễu hảo đại bán thiên, tha tài hoãn quá khí lai" , (Tứ thế đồng đường , Tam tam).
9. (Danh) Chứng bệnh kinh mạch yếu chậm không có sức (Trung y). ◇ Vương Thúc Hòa : "Hoãn, mạch khứ lai diệc trì" , (Mạch kinh , Mạch hình trạng chỉ hạ bí quyết ).
10. (Danh) Họ "Hoãn".

Từ điển Thiều Chửu

① Thong thả, như hoãn bộ bước thong thả.
② Chánh trị không nghiệt gọi là khoan hoãn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chậm, thư thả, thong thả, khoan: Đi thư thả; Chậm một tí, thư thả đã, khoan đã;
② Hoãn, hoãn lại: Gấp lắm không cho phép hoãn lại; Hoãn hai ngày nữa mới làm;
③ Hồi lại, tỉnh lại: Người bệnh ngất đi rồi tỉnh lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chậm chạp, không gấp gáp — Dời lại lúc khác.

Từ ghép 9

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.