Từ điển trích dẫn

1. Nhọc nhằn, mệt mỏi. ◇ Đỗ Phủ : "Vãng lai tạp tọa ngọa, Nhân mã đồng bì lao" , (Phi tiên các ).
2. Suy nhược, yếu kém. ◎ Như: "thính giác bì lao" .
3. Vì sức ép bên ngoài quá mạnh hoặc thời gian tác dụng quá lâu nên phản ứng không còn bình thường nữa. ◎ Như: "từ tính bì lao" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mệt nhọc. Mệt mỏi.
khí, khất
qì ㄑㄧˋ

khí

giản thể

Từ điển phổ thông

khí, hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hơi mây.
2. Một âm là "khất". (Động) Xin. § Nguyên là chữ "khất" .
3. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Hơi, khí mây.
② Một âm là khất. Xin, nguyên là chữ khất .

Từ điển Trần Văn Chánh

Hơi, hơi mây (như ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hơi, hơi thở: Hơi độc; Tắt thở;
② Không khí: Khí áp, sức ép của không khí;
③ Khí trời, khí hậu: Khí trời, thời tiết;
④ Tinh thần, khí thế: Khí thế bừng bừng; Tinh thần quân sĩ;
⑤ Mùi: Mùi thơm; Mùi tanh;
⑥ Thói, tính: Quan cách; Tính trẻ con;
⑦ Tức, cáu: Tức lộn ruột lên; Đừng chọc tức tôi;
⑧ Ức hiếp, bắt nạt: Bị ức hiếp;
⑨ Một chập, một hồi, một mạch: Nói lăng nhăng một chập; Đi một mạch về đến nhà;
⑩ (y) Khí: Nguyên khí: Khí huyết;
⑪ (văn) Ngửi;
⑫ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hơi — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa — Một âm khác là Khất.

Từ ghép 28

khất

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hơi mây.
2. Một âm là "khất". (Động) Xin. § Nguyên là chữ "khất" .
3. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Hơi, khí mây.
② Một âm là khất. Xin, nguyên là chữ khất .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Xin (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ khất — Một âm khác là Khí.
nhiếp
niè ㄋㄧㄝˋ

nhiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái nhíp
2. cái cặp tóc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái kẹp, cái nhíp. § Còn gọi là "nhiếp tử" .
2. (Danh) Cặp tóc, thủ sức.
3. (Động) Nhổ, bứt. ◇ Vi Trang : "Bạch phát thái vô tình, Triêu triêu nhiếp hựu sanh" , (Nhiếp bạch ) Tóc trắng thật vô tình, Sáng sáng nhổ rồi lại mọc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiếp tử cái nhíp.
② Cái cặp tóc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái cặp, cái nhíp;
② Nhổ bằng cặp, gắp bằng nhíp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nhíp để nhổ lông, tóc — Nhổ lông — Như chữ Nhiếp — Cái kẹp tóc.
nỗi
něi ㄋㄟˇ

nỗi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đói
2. đuối, kém
3. ươn, thối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đói. ◎ Như: "đống nỗi" đói rét. ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Ngô gia bổn San Đông, lương điền sổ khoảnh, túc dĩ ngự hàn nỗi, hà khổ cầu lộc" , , , 祿 (Lữ Ông ) Nhà ta gốc ở Sơn Đông, ruộng tốt vài trăm mẫu, đủ để khỏi đói lạnh, tại sao phải khổ sở đi cầu bổng lộc.
2. (Danh) Người bị đói. ◇ Hậu Hán Thư : "Chẩn dữ bần nỗi, bất tuyên kỉ huệ" , (Lương Thống truyện ) Cứu giúp người nghèo đói, không rêu rao ơn huệ.
3. (Động) Làm cho đói. ◇ Mạnh Tử : "Tắc đống nỗi kì thê tử" (Lương Huệ Vương hạ ) Thì sẽ làm cho vợ con đói rét.
4. (Động) Đuối, nhụt, mất dũng khí, nản lòng. ◎ Như: "thắng bất kiêu, bại bất nỗi" , thắng không kiêu, bại không nhụt.
5. (Tính) Ươn, thối. ◇ Luận Ngữ : "Ngư nỗi nhi nhục bại bất thực" (Hương đảng ) Cá ươn, thịt thối chẳng ăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Đói, đói rét gọi là đống nỗi .
② Đuối. Như khí nỗi đuối hơi, kém sức.
③ Ươn, thối. Như sách Luận Ngữ nói: Ngư nỗi nhi nhục bại bất thực (Hương đảng ) cá ươn, thịt thối chẳng ăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đói;
② Chán nản, nản lòng: Thắng không kiêu, bại không nản;
③ (văn) Thối, thối rữa, (cá) ươn: Cá ươn và thịt thối (thì) không ăn (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chết đói — Cá ươn, thối.

Từ ghép 1

tiềm
qián ㄑㄧㄢˊ

tiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giấu kín
2. ở ẩn
3. ngầm, không cho người khác biết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lặn, hoạt động dưới nước. ◎ Như: "tiềm thủy" lặn xuống nước, "điểu phi ngư tiềm" chim bay cá lặn. ◇ Tả truyện : "Việt tử dĩ tam quân tiềm thiệp" (Ai Công thập thất niên ) Người Việt cho ba quân đi dưới nước.
2. (Động) Ẩn giấu. ◎ Như: "tiềm tàng" ẩn giấu, "tiềm phục" ẩn núp. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Nhật tinh ẩn diệu, san nhạc tiềm hình" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Mặt trời ẩn bóng, núi non tàng hình.
3. (Phó) Ngầm, bí mật. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố đại nộ, tiềm nhập Trác ngọa phòng hậu khuy thám" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố giận lắm, lẻn vào sau buồng nằm của (Đổng) Trác để dò xem.
4. (Tính) Kín, ẩn. ◎ Như: "tiềm long" rồng ẩn (chỉ thiên tử chưa lên ngôi, thánh nhân còn ẩn náu). ◇ Tô Thức : "Vũ u hác chi tiềm giao, khấp cô chu chi li phụ" , (Tiền Xích Bích phú ) Làm cho con giao long ở dưới hang tối (cũng phải) múa mênh, làm cho người đàn bà góa trong chiếc thuyền cô quạnh (cũng phải) sụt sùi.
5. (Danh) Sông "Tiềm", đất "Tiềm".

Từ điển Thiều Chửu

① Cất kín, giấu, giấu ở trong nước, ngoài không trông thấy gọi là tiềm, vì thế cái gì dấu kín không lộ gọi là thâm tiềm hay là trầm tiềm , dụng tâm vào tới cõi thâm gọi là tiềm tâm .
② Ở ẩn, khen cái đức hạnh của kẻ ẩn sĩ gọi là tiềm đức .
③ Ngầm, không cho người biết.
④ Tiềm long nói lúc thiên tử chưa lên ngôi.
⑤ Sông Tiềm, đất Tiềm.
⑥ Chỗ cá nương ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngầm: Tàu ngầm, tàu lặn;
② Lặn (xuống nước): Cá lặn chim bay;
③ Ẩn núp, ẩn náu, ở ẩn: Khai thác sức ẩn bên trong (tiềm lực); Đức hạnh của người ở ẩn;
④ (văn) Chỗ cá nương ở;
⑤ [Qián] Sông Tiềm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm dưới mặt nước — Ẩn giấu kín đáo.

Từ ghép 18

hiếu danh

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. "Hảo danh" . Tiếng tốt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bả chúng nhân đả ban thể thống liễu, ninh khả ngã đắc cá hảo danh nhi dã bãi liễu" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Để mọi người ăn mặc trang sức cho đàng hoàng, miễn sao tôi cũng được tiếng tốt.
2. Đọc là "hiếu danh" . Ham thích danh vọng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ham thích tiếng tăm.

hảo danh

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. "Hảo danh" . Tiếng tốt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bả chúng nhân đả ban thể thống liễu, ninh khả ngã đắc cá hảo danh nhi dã bãi liễu" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Để mọi người ăn mặc trang sức cho đàng hoàng, miễn sao tôi cũng được tiếng tốt.
2. Đọc là "hiếu danh" . Ham thích danh vọng.
tiềm
qián ㄑㄧㄢˊ

tiềm

giản thể

Từ điển phổ thông

1. giấu kín
2. ở ẩn
3. ngầm, không cho người khác biết

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngầm: Tàu ngầm, tàu lặn;
② Lặn (xuống nước): Cá lặn chim bay;
③ Ẩn núp, ẩn náu, ở ẩn: Khai thác sức ẩn bên trong (tiềm lực); Đức hạnh của người ở ẩn;
④ (văn) Chỗ cá nương ở;
⑤ [Qián] Sông Tiềm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .
tô, tố
sū ㄙㄨ, sù ㄙㄨˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. (xem: tử tô )
2. sống lại, tái thế
3. kiếm cỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây tía tô, tức "tử tô" (lat. Perilla frutescens).
2. (Danh) Dây tua trang sức. ◎ Như: "lưu tô" dây tua.
3. (Danh) Tên gọi tắt: (1) Tỉnh "Giang Tô" . (2) "Tô Châu" .
4. (Danh) Họ "Tô". ◎ Như: "Tô Thức" tức "Tô Đông Pha" (1038-1101).
5. (Động) Tỉnh lại, đã chết mà sống lại. § Thông "tô" . ◇ Cao Bá Quát : "Mệnh đãi nhất tiền tô" (Cái tử ) Tính mạng chỉ chờ một đồng tiền để sống lại.
6. (Động) Tỉnh ngủ. ◎ Như: "tô tỉnh" thức dậy (sau khi ngủ).
7. (Động) Đang bị khốn khó mà được dễ chịu hơn, hoãn giải. ◇ Thư Kinh : "Hậu lai kì tô" (Trọng hủy chi cáo ) Sau lại sẽ được dễ chịu. ◇ Nguyễn Trãi : "Bệnh cốt tài tô khí chuyển hào" (Thu nhật ngẫu hứng ) Bệnh vừa mới lành, chí khí trở nên phấn chấn.
8. (Động) Cắt cỏ. ◇ Sử Kí : "Tiều tô hậu thoán, sư bất túc bão" , 宿 (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Mót củi cắt cỏ mà nấu ăn, quân lính không đủ no.

Từ điển Thiều Chửu

① Tử tô cây tía tô.
② Sống lại, đã chết rồi lại hồi lại gọi là tô. Tục gọi đang ngủ thức dậy là tô tỉnh . Ðang bị khốn khó mà được dễ chịu đều gọi là tô, như hậu lai kì tô (Thư Kinh ) sau lại sẽ được dễ chịu.
③ Kiếm cỏ.
④ Tên đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây tía tô. Cg. [zêsu];
② Sống lại (như , bộ ): Chết đi sống lại;
③ Thức dậy, tỉnh lại: Tỉnh giấc, tỉnh lại;
④ Nghỉ ngơi;
⑤ [Su] Chỉ Giang Tô hay Tô Châu (Trung Quốc): Miền Bắc Giang Tô;
⑥ [Su] Chỉ Liên Xô (cũ);
⑦ [Su] (sử) Chỉ khu xô-viết của Trung Quốc (1927-1937);
⑧ [Su] (Họ) Tô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại cây nhỏ, lá thơm, dùng để làm vị thuốc hoặc làm rau thơm ăn sống, tức cây Tử tô, ta vẫn gọi trại thành Tía tô — Cắt cỏ — Sống lại. Tỉnh lại — Họ người — Chỉ Tô Đông Pha, thi hào đời Tống. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Để ông Tô riêng một thú thanh cao «.

Từ ghép 9

tố

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hướng vào. Xông vào — Một âm là Tô. Xem Tô.
trận
zhèn ㄓㄣˋ

trận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trận đánh
2. trận, cơn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hàng lối quân lính bày theo binh pháp. ◇ Sử Kí : "Tần nhân bất ý Triệu sư chí thử, kì lai khí thịnh, tướng quân tất hậu tập kì trận dĩ đãi chi" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Quân Tần không ngờ quân Triệu tới đây, họ kéo tới khí thế hùng mạnh, tướng quân phải tập trung quân ngũ mà đối phó.
2. (Danh) Khí thế. ◎ Như: "bút trận" khí thế của bút.
3. (Danh) Mặt trận, chiến trường. ◇ Đỗ Phủ : "Thử mã lâm trận cửu vô địch, Dữ nhân nhất tâm thành đại công" , (Cao đô hộ thông mã hành ) Ngựa này ra trận từ lâu là vô địch, Cùng với người một lòng lập nên công lớn.
4. (Danh) Lượng từ: trận, cơn, làn, mẻ, đợt. ◎ Như: "nhất trận phong" một cơn gió. ◇ Hàn Ác : "Tạc dạ tam canh vũ, Kim triêu nhất trận hàn" , (Lãn khởi ) Đêm qua mưa ba canh, Sáng nay lạnh một cơn.
5. (Danh) Giai đoạn thời gian, lúc, hồi, dạo. ◎ Như: "tha giá trận tử ngận mang" ông ấy có một dạo rất bận rộn.
6. (Động) Đánh nhau, tác chiến. ◇ Sử Kí : "Tín nãi sử vạn nhân tiên hành xuất, bối thủy trận" 使, (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín bèn cho một vạn quân tiến lên trước, quay lưng về phía sông (*) mà đánh. § Ghi chú: (*) Tức giàn trận cho quân lính ngoảnh lưng xuống sông, bắt buộc phải quyết chiến, không được lùi.

Từ điển Thiều Chửu

① Hàng trận, hàng lối quân lính. Cho nên chia bày đội quân gọi là trận. Nói rộng ra thì tả cái khí thế của cán bút viết cũng gọi là bút trận . Phàm cái gì mà khí thế nó dồn dập đến nối đuôi nhau thì mỗi một lần nó dồn đến gọi là trận. Như ta nói trận gió, trận mưa, v.v. Đánh nhau một bận gọi là trận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trận, hàng trận (quân lính): Ra trận, xuất trận; Bố trận;
② Đánh trận, trận đánh;
③ (loại) Trận, cơn, làn, mẻ: Một cơn (làn, trận) gió; Đau từng cơn; Phê bình cho một mẻ (trận);
④ Giai đoạn, thời gian, lúc, hồi, dạo: Dạo (lúc, hồi, thời gian) này đang bận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quân lính dàn thành hàng lối để đánh giặc — Cuộc đánh giặc. Đoạn trường tân thanh : » Thì thùng trống trận rập rình nhạc quân « — Một lần đánh giặc, đụng độ với quân giặc. Đoạn trường tân thanh : » Đánh quen trăm trận sức dư muôn người « — Sự việc nổi trong một lúc rồi thôi. Thơ Tản Đà: » Trận gió thu phong rụng lá vàng «.

Từ ghép 19

yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngừng, thôi
2. đã, rồi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, ngừng. ◎ Như: "hiêu hiêu bất dĩ" nhai nhải chẳng thôi. ◇ Thi Kinh : "Phong vũ như hối, Kê minh bất dĩ" , (Trịnh phong , Phong vũ ) Gió mưa mù mịt, Gà gáy không thôi.
2. (Động) Truất bỏ, bãi chức. ◇ Luận Ngữ : "Lệnh duẫn Tử Văn tam sĩ vi lệnh duẫn, vô hỉ sắc; tam dĩ chi, vô uấn sắc" ,; , (Công Dã Tràng ) Quan lệnh doãn Tử Văn ba lần làm lệnh doãn, không tỏ vẻ mừng; ba lần bị cách chức, không tỏ vẻ oán hận.
3. (Động) Làm xong, hoàn tất. ◇ Quốc ngữ : "Hữu tư dĩ ư sự nhi thuân" (Tề ngữ ) Quan hữu tư xong việc rồi lui về.
4. (Động) Không chịu cho, không chấp nhận, bất hứa. ◇ Dật Chu thư : "Dịch di dĩ ngôn, chí bất năng cố, dĩ nặc vô quyết, viết nhược chí giả dã" , , , (Quan nhân ) Thay đổi lời đã nói, ý chí không vững chắc, từ khước hay chấp nhận không nhất định, gọi là nhu nhược vậy.
5. (Động) Khỏi bệnh. ◇ Sử Kí : "Nhất ẩm hãn tận, tái ẩm nhiệt khứ, tam ẩm bệnh dĩ" , , (Biển Thước Thương Công truyện ) Uống lần thứ nhất hết mồ hôi, uống lần thứ hai hết nóng, uống lần thứ ba khỏi bệnh.
6. (Phó) Quá, lắm. ◇ Mạnh Tử : "Trọng Ni bất vi dĩ thậm giả" (Li Lâu hạ ) Trọng Ni chẳng là quá lắm ư?
7. (Phó) Đã. ◎ Như: "dĩ nhiên" đã rồi, "dĩ nhi" mà thôi. ◇ Luận Ngữ : "Đạo chi bất hành, dĩ tri chi hĩ" , (Vi tử ) Đạo mà không thi hành được, thì đã biết vậy rồi.
8. (Phó) Rồi, sau đó. ◇ Sử Kí : "Hàn vương Thành vô quân công, Hạng Vương bất sử chi quốc, dữ câu chí Bành Thành, phế dĩ vi hầu, dĩ hựu sát chi" , 使, , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hàn vương Thành không có quân công, Hạng Vương không cho về nước, (mà bắt) cùng về Bành Thành, giáng xuống tước hầu, rồi lại giết chết.
9. (Trợ) Đặt cuối câu, tương đương với "hĩ" . ◎ Như: "mạt do dã dĩ" chẳng biết noi đâu nữa vậy thôi.
10. (Thán) Dùng ở đầu câu, biểu thị cảm thán. § Cũng như "ai" .
11. (Liên) Do, vì, nhân đó. § Dùng như "dĩ" . ◇ Tây du kí 西: "Hành giả tọa tại thượng diện, thính kiến thuyết xuất giá thoại nhi lai, dĩ thử thức phá liễu" , , (Đệ tứ ngũ hồi) Hành Giả ngồi ở bên trên, nghe thấy những lời nói chuyện như thế, do đó biết họ đã vỡ lẽ rồi.
12. (Đại) Ấy, đó, như thế. ◇ Luận Ngữ : "Bão thực chung nhật, vô sở dụng tâm, nan hĩ tai! Bất hữu bác dịch giả hồ? Vi chi do hiền hồ dĩ" , , ! ? (Dương Hóa ) Ăn no suốt ngày, chẳng hết lòng hết sức vào việc gì, thật là khó chịu! Sao không đánh cờ đi? Đánh cờ còn hơn là (ở không) như thế.

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi, như nghiêu nghiêu bất dĩ nhai nhải chẳng thôi, nghĩa là cứ nói dai mãi.
② Bỏ, bãi quan, gọi tắt là dĩ.
③ Quá, như bất vi dĩ thậm chẳng là quá lắm ư?
④ Lời nói sự đã qua, như dĩ nhiên đã rồi, dĩ nhi đã mà, v.v.
⑤ Lời nói hết, như mạt do dã dĩ chẳng biết noi đâu nữa vậy thôi.
⑥ Ngày xưa hay dùng như chữ dĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đã, rồi: Đã muộn rồi; Thuyền đã đi rồi (Lã thị Xuân thu). 【】dĩ kinh [yêjing] Đã, rồi: Đã thắng lợi; Như thế đã khá lắm rồi;
② Ngừng, ngớt, thôi: Tranh luận không ngừng (ngớt);
③ (văn) Quá, lắm, rất: Không là quá đáng; Trời rất uy nghiêm (Thi Kinh);
④ (văn) Rồi, chẳng bao lâu: 使 Hàn Vương Thành không có quân công, Hạng Vương không để cho ông ta trở về nước mình, (mà) cùng đi với ông ta tới Bành Thành, truất xuống tước hầu, rồi lại giết đi (Sử kí: Hạng Vũ bản kỉ);
⑤ (văn) (thán) Ờ: Ờ! Ta là con của Văn Vương, đâu dám bỏ lệnh của vua trời (Thượng thư: Đại cáo);
⑥ (văn) Như [yê] nghĩa ㉓: Hoài Bắc, Thường Sơn trở về phía Nam (Sử kí); Trở lên;
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu (biểu thị nghi vấn hoặc cảm thán): Ngài ở lại, tôi về đi thôi (Thượng thư); ? Như thế thì tại sao ông sợ hãi? (Trang tử);
⑧ (văn) Trợ từ, dùng chung với thành , biểu thị ý xác định hoặc cảm thán. 【】dĩ hĩ [yêyê] (văn) Thôi vậy (biểu thị ý xác định): Chỉ có trò Tứ (Tử Cống) mới có thể cùng ta nói chuyện về Thi (Kinh Thi) thôi vậy (Luận ngữ). Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngừng lại — Xong rồi. Thôi — Đã qua — Quá đáng — Tiếng trợ từ cuối câu, không có nghĩa.

Từ ghép 15

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.