các
gé ㄍㄜˊ

các

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái lầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gác (kiến trúc nhiều tầng ngày xưa). ◇ Đỗ Mục : "Ngũ bộ nhất lâu, thập bộ nhất các" , (A phòng cung phú ) Năm bước lại một lầu, mười bước lại một gác.
2. (Danh) Lối đi giao thông giữa các lầu gác, thường ở trên cao.
3. (Danh) Riêng chỉ lầu chứa sách quốc lập ngày xưa. ◎ Như: "Văn Uyên các" , "Thiên Lộc các" 祿, "Văn Lan các" .
4. (Danh) Nói tắt của "nội các" cơ quan hành chánh trung ương bậc cao nhất. ◎ Như: "các quỹ" tổng lí, thủ tướng (người cầm đầu nội các), "tổ các" thành lập nội các.
5. (Danh) Phòng của phụ nữ ở. ◎ Như: "khuê các" chỗ phụ nữ ở, "xuất các" : (1) công chúa đi lấy chồng, (2) xuất giá. ◇ Phù sanh lục kí : "Thị niên đông, trị kì đường tỉ xuất các, dư hựu tùy mẫu vãng" , , (Khuê phòng kí lạc ) Mùa đông năm đó, gặp dịp một người chị họ ngoại đi lấy chồng, tôi lại theo mẹ đến thăm.
6. (Danh) Họ "Các".
7. (Động) § Thông "các" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gác, từng gác để chứa đồ. Như khuê các chỗ phụ nữ ở.
② Tên bộ quan, Nội các gọi tắt là các. Các thần bầy tôi trong tòa Nội các. Ở nước quân chủ thì giữ chức tham dự các chính sự, ở nước lập hiến thì là cơ quan trung ương hành chánh cao nhất.
③ Ván gác, ngày xưa đặt ván ở lưng tường lưng vách để các đồ ăn gọi là các.
④ Đường lát ván. Dùng gỗ bắt sàn đi trên đường ở trong vườn gọi là các đạo , bắc ở chỗ núi khe hiểm hóc gọi là sạn đạo .
⑤ Cái chống cửa.
⑥ Ngăn.
⑦ Họ Các.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gác, lầu, nhà, phòng, khuê các;
② Nội các (nói tắt): Lập nội các, tổ chức nội các; Quan chức lớn trong nội các;
③ (văn) Cây chống cửa;
④ (văn) Ngăn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mấu gỗ để khi mở cửa ra thì cánh cửa không đóng ập lại được nữa — Ngừng lại. Gác lại — Gác lên. Bắc ngang trên cao — Cái lầu. Tầng trên của căn nhà ( đời xưa gác gỗ lên mà thành ) — Nơi vua quan hội họp về việc nước — Cũng gọi là Nội các ( gác trong cung vua ).

Từ ghép 14

ngâm
yín ㄧㄣˊ

ngâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngâm thơ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rên rỉ. ◇ Đái Đồng : "Thống vi thân ngâm" (Lục thư cố ) Đau thì rên rỉ.
2. (Động) Than van. ◇ Chiến quốc sách : "Tước lập bất chuyển, trú ngâm tiêu khốc" , (Sở sách nhất ) Đứng như con chim tước, ngày than đêm khóc.
3. (Động) Ngâm, vịnh, đọc. ◎ Như: "ngâm nga" , "ngâm vịnh" . ◇ Trang Tử : "Ỷ thụ nhi ngâm, cứ cảo ngô nhi minh" , (Đức sung phù ) Tựa cây mà ngâm nga, dựa gốc ngô đồng khô mà nhắm mắt.
4. (Động) Bày tỏ, trữ tả, diễn đạt. ◇ Văn tâm điêu long : "Cảm vật ngâm chí, mạc phi tự nhiên" , (Minh thi ).
5. (Động) Kêu. ◇ Tào Thực : "Cô nhạn phi nam du, Quá đình trường ai ngâm" , (Tạp thi ) Nhạn lẻ bay về nam, Qua sân kêu thương dằng dặc.
6. (Động) Thổi, xuy tấu. ◇ Khương quỳ : "Dư mỗi tự độ khúc, ngâm đỗng tiêu, Thương Khanh triếp ca nhi họa chi" , , (Giác chiêu , Từ tự ).
7. (Động) Nói lắp bắp, nói không rõ ràng.
8. (Danh) Một thể thơ cổ. ◎ Như: "Lương phụ ngâm" của Khổng Minh, "Bạch đầu ngâm" của Văn Quân.
9. (Danh) Họ "Ngâm".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm. Ðọc thơ đọc phú kéo giọng dài ra gọi là ngâm, như ngâm nga , ngâm vịnh , v.v. Người ốm đau rên rỉ gọi là thân ngâm .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rên rỉ. Tiếng rên — Đọc kéo dài và lên giọng xuống giọng — Tên một thể văn vần, ở Việt Nam là thể Song Thất Lục bát. Td: Chinh phụ ngâm khúc — Đọc thơ với âm điệu dễ nghe. Đoạn trường tân thanh có câu: » Thông minh vốn sẵn tính trời, pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm «.

Từ ghép 14

thư
shū ㄕㄨ, yù ㄩˋ

thư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giãn, duỗi
2. từ từ, chậm rãi, thong thả

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Duỗi ra, giãn. ◎ Như: "thư thủ thư cước" giãn tay giãn chân.
2. (Động) Làm cho vợi, làm cho hả. ◎ Như: "thư hoài" làm cho thanh thản hả hê nỗi lòng. ◇ Tư Mã Thiên : "Thối nhi luận thư sách, dĩ thư kì phẫn" 退, (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lui về mà trứ thư lập ngôn (viết ra sách), để vợi lòng phẫn uất của mình.
3. (Tính) Thích ý, khoan khoái. ◎ Như: "thư phục" dễ chịu, "thư sướng" thoải mái. ◇ Nguyễn Du : "Đa bệnh đa sầu khí bất thư" (Ngọa bệnh ) Nhiều bệnh nhiều sầu, tâm thần không thư thái.
4. (Tính) Thong dong, chậm rãi. ◎ Như: "thư hoãn" ung dung, "thư trì" chậm rãi.
5. (Danh) Họ "Thư".

Từ điển Thiều Chửu

① Thư thái, thư sướng.
② Thư thả.
③ Duỗi ra, mở ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dãn ra, duỗi ra, mở ra: Mở mặt mở mày;
② Thích ý, thư thái, thảnh thơi: Dễ chịu, khoan khoái;
③ Thong thả, thư thả, chậm rãi: Chậm rãi, khoan thai; Chậm rãi, ung dung;
④ [Shu] (Họ) Thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Duỗi ra ( trái với co vào ) — Chậm rãi, nhàn hạ — Khoan khoái. Khoẻ khoắn.

Từ ghép 5

câm, khâm
jīn ㄐㄧㄣ, qìn ㄑㄧㄣˋ

câm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cổ áo. ◇ Thi Kinh : "Thanh thanh tử câm" (Trịnh phong , Tử câm ) Cổ áo chàng xanh xanh. § Ghi chú: Cũng nói cái áo của học trò xanh xanh, vì thế nên sau gọi các ông đỗ tú tài là "thanh câm" . Có khi gọi tắt là "câm" .
2. (Danh) Vạt áo. § Cũng viết là "khâm" . ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ xuất khuy, lập vị định, khuyển đoán sách trách nữ, nữ hãi tẩu, la câm đoạn" , , , , (Chân Hậu ) Nàng chạy ra xem, chưa đứng yên, con chó quyết muốn cắn nàng, nàng sợ hãi bỏ chạy, đứt cả vạt áo là.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo khép cổ. Kinh thi có câu: Thanh thanh tử câm cổ áo chàng xanh xanh, là nói cái áo của học trò xanh xanh, vì thế nên sau gọi các ông đỗ tú tài là thanh câm . Có khi gọi tắt là câm .
② Vạt áo

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Áo khép cổ: Cổ áo chàng xanh xanh (Thi Kinh);
② Vạt áo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vạt áo — Giải áo, đai áo — Cũng đọc là Khâm.

Từ ghép 1

khâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cổ áo, vạt áo

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vạt áo — Cái giải áo — Cũng đọc Câm.

Từ ghép 1

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sách ghi chép việc thành lập, diễn tiến và hoạt động của binh đội qua các thời đại.

Từ điển trích dẫn

1. Trình lên chủ quản hồ sơ về công việc làm để sẵn sàng được kiểm soát tra khảo. ☆ Tương tự: "đăng kí" , "lập án" , "chú sách" , "tồn án" .
2. Hồ sơ chuẩn bị cho phương án. ◎ Như: "tố thập ma sự đô yếu hữu cá bị án, dĩ miễn xuất liễu ý ngoại, thố thủ bất cập" , , làm việc gì cũng đều cần phải lập hồ sơ, để tránh khỏi gặp phải bất ngờ hoặc sai sót bất cập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự việc đã được trình báo đầy đủ.

Từ điển trích dẫn

1. Khoe khoang công trạng. ◇ Chiến quốc sách : "Căng công bất lập, hư nguyện bất chí" , (Tề sách tứ ) Khoe công thì không thành, nguyện vọng hão huyền thì không đạt.
sách
cè ㄘㄜˋ

sách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quyển sách, sổ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa ghép thẻ tre viết chữ thành quyển gọi là "sách" .
2. (Danh) Phiếm chỉ thư tịch. ◎ Như: "họa sách" sách vẽ.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị kế toán số lượng thư bổn. ◎ Như: "đệ nhị sách" quyển hai.
4. (Danh) Văn thư của vua để tế thần (ngày xưa).
5. (Danh) Chiếu thư của vua để phong tặng.
6. (Danh) Mưu kế. § Thông "sách" .
7. (Phó) Danh phận chưa được chính thức xác lập (thời cổ). ◇ Vương Minh Thanh : "Sách vi chánh thất" (Chích thanh tạp thuyết ) Làm chính thất chưa chính thức.
8. (Động) Phong, sách phong. ◇ Chu Thư : "Hậu dữ Trần hậu đồng thì bị tuyển nhập cung, câu bái vi phi, cập thăng hậu vị, hựu đồng nhật thụ sách" , , , (Tuyên đế nguyên hoàng hậu ) Hậu cùng Trần hậu đồng thời được tuyển vào cung, đều được cho làm phi, thăng lên chức vị là hậu, lại cùng ngày được thụ phong.
9. (Động) Giúp đỡ, phù trợ. § Thông "sách" .
10. § Cũng viết là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Sách .

Từ ghép 4

hô, hồ
hū ㄏㄨ, hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, dùng khi than thở — Một âm khác là Hồ. Xem Hồ.

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(dùng trong câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ư, (phải) chăng (đặt cuối câu hỏi): ? Ông biết điều đó chăng? (Trang tử);
② Đi (trợ từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý cầu khiến, tương đương với trong bạch thoại): ! Im miệng đi, Hà Bá! (Trang tử: Thu thủy); ! Mong ngài nghĩ tới tông miếu của tiên vương, hãy trở về nước để cai trị muôn dân! (Chiến quốc sách);
③ Thay, nhỉ, ư (biểu thị ý cảm thán): ! Lời nói hay nhỉ! (Mạnh tử); Đẹp thay, sự bền vững của núi sông (Sử kí); ! Tiếc quá nhỉ! Ông không gặp thời. Nếu ông được ở vào thời Cao đế, thì tước Vạn hộ hầu có gì đáng nói đâu! (Sử kí);
④ (văn) Ôi, ơi: Trời ơi!; ! Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt hết tất cả (Luận ngữ);
⑤ Ở chỗ, ở nơi, vào lúc (giới từ dùng như , , ): Không ở chỗ đẹp mắt mà ở chỗ thực dụng; Người Sở sinh ra ở nước Sở, lớn lên ở nước Sở, và nói tiếng nước Sở (Lã thị Xuân thu); Ta sinh ra vào đời loạn (Trang tử);
⑥ Với (dùng như để nêu đối tượng so sánh): Kẻ trị thiên hạ có khác gì với người chăn ngựa đâu, cũng chỉ là trừ bỏ cái hại cho ngựa mà thôi (Trang tử);
⑦ Hơn (so với) (dùng như , để nêu đối tượng so sánh): Thành to, nhưng không thành nào to hơn cả thiên hạ (Trang tử); 便 Học tập thì không gì tiện bằng (hơn) được gần thầy giỏi bạn hiền (Tuân tử); Bởi ta lớn tuổi hơn các ngươi, nên chẳng có ai dùng ta (Luận ngữ);
⑧ Về (dùng để nêu đối tượng trực tiếp): Ta thường nghi ngờ về lời nói đó (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết);
⑨ Cho (dùng để nêu đối tượng nhắm tới): Thiên tử gả con gái cho các vua chư hầu (Công Dương truyện);
⑩ Bị (dùng như hoặc , trong câu bị động để nêu người chủ của hành vi, động tác): Vạn Thường đánh nhau với Trang công, bị Trang công bắt được (Công Dương truyện); Bị mũi tên làm cho bị thương (Công Dương truyện);
⑪ Trợ từ dùng ở cuối một đoạn câu hay giữa câu để biểu thị sự đình đốn hoặc thư hoãn ngữ khí: Cho nên Mặc Địch này cho rằng dù không cày cấy dệt vải mà công lao còn lớn hơn cày cấy dệt vải (Mặc tử: Lỗ vấn); Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑬ Trợ từ, đặt sau hình dung từ hoặc phó từ như một vĩ ngữ (dùng như ) (không dịch): Cuồn cuộn chảy xiết, thuận theo núi lớn mà xuống (Tư Mã Tương Như: Thượng lâm phú); Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nghi vấn trợ từ — Tán thán từ — Trợ từ, không có nghĩa gì — Một âm là Hô. Xem Hô.

Từ ghép 10

tịch
xí ㄒㄧˊ

tịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái chiếu
2. chỗ ngồi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái chiếu. ◎ Như: "thảo tịch" chiếu cói, "trúc tịch" chiếu tre.
2. (Danh) Chỗ ngồi. § Ngày xưa giải chiếu xuống đất mà ngồi, nên gọi chỗ ngồi là "tịch". ◎ Như: "nhập tịch" vào chỗ ngồi.
3. (Danh) Tiệc, bàn tiệc, mâm cỗ. ◎ Như: "yến tịch" yến tiệc, "tửu tịch" tiệc rượu. ◇ Thủy hử truyện : "Lí Trung, Chu Thông, sát ngưu tể mã, an bài diên tịch, quản đãi liễu sổ nhật" , , , , (Đệ ngũ hồi) Lí Trung, Chu Thông giết bò mổ ngựa bày tiệc, khoản đãi mấy ngày.
4. (Danh) Chức vị. § Ngày xưa giải chiếu để làm việc nên gọi chức vị là "tịch". ◎ Như: "hình tịch" người bàn giúp về việc hình danh.
5. (Danh) Buồm. ◇ Văn tuyển : "Duy trường tiêu, quải phàm tịch" , (Mộc hoa , Hải phú ) Buộc xà dài, treo cánh buồm.
6. (Danh) Lượng từ. (1) Câu, lần, buổi (nói chuyện). ◎ Như: "thính quân nhất tịch thoại, thắng độc thập niên thư" , nghe ông nói một câu, còn hơn mười năm đọc sách. (2) Ghế (quốc hội, nghị viện). ◎ Như: "giá thứ lập ủy tuyển cử tại dã đảng cộng thủ đắc tam tịch" lần bầu cử quốc hội này, đảng của phe đối lập lấy được tổng cộng ba mươi ghế.
7. (Danh) Họ "Tịch".
8. (Động) Nhờ vào, dựa vào. ◎ Như: "tịch tiền nhân chi dư liệt" nhờ vào nghiệp thừa của người trước.
9. (Phó) Bao quát, toàn diện. ◎ Như: "tịch quyển thiên hạ" bao quát cả thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chiếu.
② Nhờ, nhân vì. Như tịch tiền nhân chi dư liệt nhờ chưng nghiệp thừa của người trước.
③ Chỗ ngồi, ngày xưa giải chiếu xuống đất mà ngồi nên gọi chỗ ngồi là tịch.
④ Ngày xưa giải chiếu để làm việc nên gọi chức vụ là tịch, như hình tịch , người bàn giúp về việc hình danh.
⑤ Bao quát, như tịch quyển thiên hạ cuốn sách cả thiên hạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Chiếc) chiếu: Chiếu cói; Chiếu mây;
② Chỗ ngồi, ghế (trong nghị trường): Mời vào chỗ ngồi; Chỗ ngồi của khách, hàng ghế danh dự; Chiếm được 50 ghế trong nghị trường (viện);
③ Tiệc rượu, mâm cỗ: Bày ra mười bàn tiệc; Đặt làm năm bàn tiệc;
④ Buồm;
⑤ (văn) Nhờ, dựa vào: Nhờ vào nghiệp thừa của người đời trước;
⑥ (Ngb) Bao quát, tất cả, sạch hết.【】tịch quyển [xíjuăn] Cuộn vào tất cả, cuộn sạch (cuốn chiếu): Lấy sạch của cải trốn chạy; Đã lan rộng khắp cả nước;
⑦ [Xí] (Họ) Tịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chiếu — Chỗ ngồi. Td: Chủ tịch — Dựa vào. Căn cứ vào — Bữa tiệc. Td: Nhập tịch ( vào tiệc ).

Từ ghép 20

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.