sắc
sè ㄙㄜˋ, shǎi ㄕㄞˇ

sắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. màu sắc
2. vẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màu. ◎ Như: "ngũ sắc" năm màu (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen), "hoa sắc tiên diễm" màu hoa tươi đẹp.
2. (Danh) Vẻ mặt. ◎ Như: "thân thừa sắc tiếu" được thấy vẻ mặt tươi cười (được phụng dưỡng cha mẹ), "hòa nhan duyệt sắc" vẻ mặt vui hòa, "diện bất cải sắc" vẻ mặt không đổi.
3. (Danh) Vẻ đẹp của phụ nữ, đàn bà đẹp. ◎ Như: "hiếu sắc" thích gái đẹp. ◇ Bạch Cư Dị : "Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc, Ngự vũ đa niên cầu bất đắc" , (Trường hận ca ) Vua Hán trọng sắc đẹp, luôn luôn nghĩ đến người nghiêng nước nghiêng thành, Tuy tại vị đã lâu năm, vẫn chưa tìm được người vừa ý.
4. (Danh) Cảnh tượng. ◎ Như: "mộ sắc" cảnh chiều tối, "hành sắc thông thông" cảnh tượng vội vàng. ◇ Nguyễn Du : "Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán "Quy dư"" , (Đông lộ ) Cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Không khỏi phải tựa đòn ngang xe mà than "Về thôi".
5. (Danh) Chủng loại, dạng thức. ◎ Như: "hóa sắc tề toàn" đủ thứ mặt hàng.
6. (Danh) Phẩm chất (thường nói về vàng, bạc). ◎ Như: "thành sắc" (vàng, bạc) có phẩm chất, "túc sắc" (vàng, bạc) đầy đủ phẩm chất, hoàn mĩ.
7. (Danh) Tính dục, tình dục. ◎ Như: "sắc tình" tình dục.
8. (Danh) Nhà Phật cho biết hết thảy cái gì có hình có tướng đều gọi là "sắc". ◎ Như: "sắc giới" cõi đời chỉ có hình sắc, không có tình dục, "sắc uẩn" vật chất tổ thành thân thể (tích góp che mất chân tính), "sắc trần" cảnh đối lại với mắt.
9. (Động) Tìm kiếm. ◎ Như: "vật sắc" lấy bề ngoài mà tìm người, tìm vật. ◇ Liêu trai chí dị : "Đệ vi huynh vật sắc, đắc nhất giai ngẫu" , (Kiều Na ) Tôi đã vì anh tìm, được một người vợ đẹp. § Xem thêm: "vật sắc" .
10. (Động) Nổi giận, biến đổi vẻ mặt. ◇ Chiến quốc sách : "Nộ ư thất giả sắc ư thị" (Hàn sách nhị) Giận dữ ở nhà, nổi nóng ở ngoài chợ.

Từ điển Thiều Chửu

① Sắc, màu. Là cái hiện tượng của bóng sáng nó chiếu vào hình thể vật, ta gọi xanh, vàng, đỏ, trắng, đen là ngũ sắc năm sắc.
② Bóng dáng. Như thân thừa sắc tiếu được thân thấy bóng dáng. Vì sợ hãi hay giận dữ mà đổi nét mặt gọi là tác sắc . Lấy bề ngoài mà tìm người tìm vật gọi là vật sắc xem xét.
③ Sắc đẹp, gái đẹp. Như hiếu sắc thích gái đẹp.
④ Cảnh tượng. Như hành sắc thông thông cảnh tượng vội vàng. Nguyễn Du : Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán quy Cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Bất giác nương nơi ván chắc trước xe mà than Về thôi.
⑤ Tục gọi một thứ là nhất sắc .
⑥ Sắc tướng. Nhà Phật cho biết hết thảy cái gì có hình có tướng đều gọi là sắc. Như sắc giới cõi đời chỉ có hình sắc, không có tình dục. Sắc uẩn sắc nó tích góp che mất chân tính. Sắc trần là cái cảnh đối lại với mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Màu, màu sắc: Ánh nắng có 7 màu;
② Vẻ mặt, nét mặt, sắc mặt: Đổi sắc mặt; Sự vui mừng hiện ra nét mặt; Mặt mày hớn hở;
③ Cảnh: Phong cảnh; Cảnh đêm;
④ Thứ, loại, hạng: Các thứ đồ dùng; Đầy đủ các loại hàng; Một thứ, một loại; Trên thế giới có đủ hạng người khác nhau;
⑤ Chất lượng: Hàng ngày chất lượng rất tốt;
⑥ Sắc đẹp, nhan sắc: 姿 Vẻ đẹp của phụ nữ; Hiếu sắc, thích sắc đẹp (gái đẹp);
⑦ (tôn) Sắc tướng: Cõi hình sắc, cõi đời; Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc (Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh). Xem [shăi].

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Màu: Phai màu, bay màu; Vải này không phai màu. Xem [sè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu. Ta cũng nói Màu Sắc. Truyện Nhị độ mai có câu: » Sắc xiêm hoa dệt nét hài phượng thêu « — Vẻ mặt. Td: Sắc diện — Vẻ đẹp của người con gái. Đoạn trường tân thanh có câu: » Một hai nghiêng nước nghiêng thành, sắc đành đòi một tài đành họa hai « — Vẻ đẹp của cảnh vật. Td: Cảnh sắc — Thứ. Loại — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tứ bộ Sắc — Tiếng nhà Phật, chỉ cái có thật, có hình dạng màu mè trước mắt. Thơ Trần Tế Xương có câu: » Chớ thấy câu kinh mà mặc kệ, nào ngờ chữ sắc hóa ra không «.

Từ ghép 96

ám sắc 暗色âm sắc 音色bản sắc 本色biến sắc 变色biến sắc 變色cảnh sắc 景色chánh sắc 正色chiến sắc 戰色chính sắc 正色chức sắc 職色cước sắc 腳色dạ sắc 夜色danh sắc 名色di sắc 彞色diễm sắc 豔色dong sắc 容色du sắc 愉色dung sắc 容色đài sắc 苔色đạm sắc 淡色đặc sắc 特色giác sắc 角色gián sắc 間色hành sắc 行色háo sắc 好色hỉ sắc 喜色hiền hiền dị sắc 賢賢易色hiếu sắc 好色hoa sắc 花色huyết sắc 血色hữu sắc 有色khí sắc 氣色khôi sắc 灰色kiểm sắc 臉色lệ sắc 厲色lục sắc hòa bình tổ chức 綠色和平組織nan sắc 難色ngũ nhan lục sắc 五顏六色ngũ sắc 五色nhãn sắc 眼色nhan sắc 顏色nhị sắc 二色nhiễm sắc 染色nhuận sắc 潤色nộ sắc 怒色nữ sắc 好色ôn sắc 溫色phấn sắc 粉色phong sắc 風色phối sắc 配色phục sắc 服色quốc sắc 國色quốc sắc thiên hương 國色天香sát sắc 察色sắc dục 色欲sắc dưỡng 色養sắc giác 色覺sắc giới 色戒sắc giới 色界sắc hoang 色荒sắc manh 色盲sắc mê 色迷sắc nan 色難sắc nghệ 色藝sắc pháp 色法sắc phục 色服sắc sắc 色色sắc thái 色彩sắc thân 色身sắc tiếu 色笑sắc tố 色素sắc trạch 色澤sắc trang 色莊sắc trần 色塵sắc trí 色智sắc tướng 色相sinh sắc 生色tác sắc 作色tài sắc 才色tam sắc 三色thanh sắc 聲色thanh sắc câu lệ 聲色俱厲thần sắc 神色thất sắc 失色thu sắc 秋色tốn sắc 遜色tông sắc 棕色trịch sắc 擲色tuyệt sắc 絶色tứ sắc 四色tư sắc 姿色tửu sắc 酒色vật sắc 物色vô sắc giới 無色界xuân sắc 春色xuất sắc 出色
tang, táng
sāng ㄙㄤ, sàng ㄙㄤˋ

tang

phồn thể

Từ điển phổ thông

việc tang, tang lễ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lễ nghi chôn cất người chết.
2. (Danh) Sự tình quan hệ với cái chết. ◎ Như: "cư tang" để tang, "điếu tang" viếng kẻ chết.
3. (Danh) Xác chết, thi thể.
4. (Danh) Họa nạn, tai vạ.
5. (Danh) Họ "Tang".
6. Một âm là "táng". (Động) Chạy trốn, đào vong.
7. (Động) Mất, đánh mất. ◎ Như: "táng minh" mù mắt, "táng vị" mất ngôi. ◇ Luận Ngữ : "Tử ngôn Vệ Linh Công chi vô đạo dã, Khang Tử viết: Phù như thị, hề nhi bất táng?" , : , ? (Hiến vấn ) Khổng Tử nói về chuyện vua Vệ Linh Công (là người) vô đạo, Khang Tử hỏi: Như vậy sao không mất (ngôi vua)?
8. (Động) Thất bại, hủy diệt.
9. (Động) Chết. ◇ Đào Uyên Minh : "Trình thị muội táng ư Vũ Xương" (Quy khứ lai từ tự ) Em gái Trình thị chết ở Vũ Xương.
10. (Động) Tiêu phí, hao phí. ◇ Bách dụ kinh : "Đồ táng kì công, không vô sở hoạch" , (Điền phu tư vương nữ dụ ) Uổng phí công lao mình mà không thu hoạch được gì cả.
11. (Động) Quên, quên mất. ◇ Trang Tử : "Kim giả ngô táng ngã, nhữ tri chi hồ?" , (Tề vật luận ) Nay ta đã quên ta, mi biết thế chăng?
12. (Động) Đau buồn, ưu thương. ◇ Thương quân thư : "Cuồng phu lạc chi, hiền giả táng yên" , (Canh pháp ).
13. (Động) Sầm mặt, xịu mặt (thần thái bất mãn, vẻ mặt không vui). ◇ Tỉnh thế nhân duyên truyện : "Nã trước không hạp tử, táng trước kiểm, quyệt trước chủy khứ liễu" , , (Đệ thất thập cửu hồi) Cầm cái hộp không, xịu mặt giảu mỏ bỏ đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ tang, như cư tang để tang, điếu tang viếng kẻ chết, v.v.
② Một âm là táng. Mất, như táng minh mù mắt, táng vị mất ngôi, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

Việc tang: Để tang; Viếng người chết; Ban tổ chức lễ tang. Xem [sàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lễ đối với người chết. Việc ma chay. Ca dao Chồng cô vợ cậu chồng dì. Trong ba người ấy chết thì không tang — Một âm là Táng. Xem Táng.

Từ ghép 24

táng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đánh mất, rơi mất, làm mất
2. lễ tang

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lễ nghi chôn cất người chết.
2. (Danh) Sự tình quan hệ với cái chết. ◎ Như: "cư tang" để tang, "điếu tang" viếng kẻ chết.
3. (Danh) Xác chết, thi thể.
4. (Danh) Họa nạn, tai vạ.
5. (Danh) Họ "Tang".
6. Một âm là "táng". (Động) Chạy trốn, đào vong.
7. (Động) Mất, đánh mất. ◎ Như: "táng minh" mù mắt, "táng vị" mất ngôi. ◇ Luận Ngữ : "Tử ngôn Vệ Linh Công chi vô đạo dã, Khang Tử viết: Phù như thị, hề nhi bất táng?" , : , ? (Hiến vấn ) Khổng Tử nói về chuyện vua Vệ Linh Công (là người) vô đạo, Khang Tử hỏi: Như vậy sao không mất (ngôi vua)?
8. (Động) Thất bại, hủy diệt.
9. (Động) Chết. ◇ Đào Uyên Minh : "Trình thị muội táng ư Vũ Xương" (Quy khứ lai từ tự ) Em gái Trình thị chết ở Vũ Xương.
10. (Động) Tiêu phí, hao phí. ◇ Bách dụ kinh : "Đồ táng kì công, không vô sở hoạch" , (Điền phu tư vương nữ dụ ) Uổng phí công lao mình mà không thu hoạch được gì cả.
11. (Động) Quên, quên mất. ◇ Trang Tử : "Kim giả ngô táng ngã, nhữ tri chi hồ?" , (Tề vật luận ) Nay ta đã quên ta, mi biết thế chăng?
12. (Động) Đau buồn, ưu thương. ◇ Thương quân thư : "Cuồng phu lạc chi, hiền giả táng yên" , (Canh pháp ).
13. (Động) Sầm mặt, xịu mặt (thần thái bất mãn, vẻ mặt không vui). ◇ Tỉnh thế nhân duyên truyện : "Nã trước không hạp tử, táng trước kiểm, quyệt trước chủy khứ liễu" , , (Đệ thất thập cửu hồi) Cầm cái hộp không, xịu mặt giảu mỏ bỏ đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ tang, như cư tang để tang, điếu tang viếng kẻ chết, v.v.
② Một âm là táng. Mất, như táng minh mù mắt, táng vị mất ngôi, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mất: Mù mắt; Mất ngôi; Mất lập trường;
② (văn) Chết: Chẳng bao lâu em của Trình thị chết ở Vũ Xương (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai hề từ tự). Xem [sang].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất đi — thua. Td: Đắc táng ( được thua ) — một âm là Tang. Xem Tang.

Từ ghép 10

chỉ định

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chỉ định, chỉ rõ, lựa chọn, bổ nhiệm

Từ điển trích dẫn

1. Xác định, nhận định. ◇ Thượng Trọng Hiền : "Ngã hựu thị cá biện sĩ, nhất khẩu chỉ định nhĩ yếu cử binh quy Hán" , (Khí Anh Bố , Đệ nhất chiệp).
2. Trỏ, chỉ. ◇ Tây du kí 西: "Thiền sư đại hỉ đạo: "Hảo, hảo, hảo!" Hựu chỉ định hành giả, vấn đạo: "Thử vị thị thùy?"" : ", , !" , : "?" (Đệ thập cửu hồi) Thiền sư mừng lắm nói: "Tốt! Tốt! Tốt!" Lại trỏ Hành Giả hỏi: "Vị này là ai?".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trong ý đã sắp đặt trước — Lựa chọn người nào vào việc gì.

phật giáo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

Phật giáo, đạo Phật

Từ điển trích dẫn

1. Đạo Phật, do Thích-Ca Mâu-Ni sáng lập.
2. Chỉ giáo pháp của Phật, Bồ Tát. ◇ Tây du kí 西: "Na Đại Thánh kiến tính minh tâm quy Phật giáo, Giá Bồ Tát lưu tình tại ý phỏng thần tăng" , (Đệ bát hồi) Đại Thánh đó kiến tính minh tâm theo về với giáo pháp Phật, Bồ Tát này vị tình dốc ý hỏi thần tăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều dạy bảo của Phật — Đạo Phật.
truyến, truyền, truyện
chuán ㄔㄨㄢˊ, zhuàn ㄓㄨㄢˋ

truyến

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại cho đời sau. ◎ Như: "truyền cầu" truyền bóng, "lưu truyền" truyền đi. ◇ Mặc Tử : "Công danh truyền ư hậu thế" (Sở nhiễm ) Công danh truyền lại đời sau.
2. (Động) Dạy cho, giáo thụ. ◎ Như: "truyền thụ" dạy bảo, "truyền nghệ" truyền dạy nghề. ◇ Tây du kí 西: "Sư phụ truyền nhĩ đạo pháp, như hà bất học, khước dữ sư phụ đính chủy" , , (Đệ nhị hồi) Sư phụ dạy đạo pháp cho ngươi, tại sao không học, mà lại châm chọc lôi thôi với sư phụ?
3. (Động) Chuyển giao, đưa đi. ◎ Như: "truyền thoại" chuyển lời (từ một người tới người khác).
4. (Động) Ra lệnh gọi vào. ◎ Như: "truyền kiến" gọi vào yết kiến.
5. (Động) Lan ra xa, đưa đi khắp. ◎ Như: "truyền nhiễm" lây nhiễm, "tuyên truyền" rao cho các nơi đều biết, "truyền bá" truyền đi rộng khắp.
6. (Động) Biểu đạt, biểu hiện, diễn tả. ◎ Như: "truyền thần" vẽ hay miêu tả giống như thật, "mi mục truyền tình" mày mắt bày tỏ ý tình.
7. (Động) Dẫn, tiếp. ◎ Như: "truyền điện" dẫn điện, "truyền nhiệt" dẫn nóng.
8. Một âm là "truyện". (Danh) Văn giải thích nghĩa kinh, sách. ◎ Như: "Xuân Thu Tả thị truyện" họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu.
9. (Danh) Văn kể chuyện. ◎ Như: "Liệt nữ truyện" chuyện các gái hiền.
10. (Danh) Ấn tín, con dấu để làm tin. ◇ Sử Kí : "Trá khắc truyện xuất quan quy gia" (Khốc lại liệt truyện ) Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà.
11. Một âm nữa là "truyến". (Danh) Nhà trạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Truyền. Ðem của người này mà trao cho kẻ kia là truyền, như truyền vị truyền ngôi, truyền đạo truyền đạo, v.v.
② Sai người bảo, như truyền kiến truyền cho vào yết kiến.
③ Một âm là truyện. Dạy bảo, như Xuân Thu Tả thị truyện họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu để dạy bảo người.
④ Truyện kí, như Liệt nữ truyện truyện các gái hiền.
⑤ Một âm nữa là truyến, nhà trạm. Nhà để đưa kẻ đi, đón kẻ lại cũng gọi là truyến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Truyện (tác phẩm văn học, tiểu thuyết): 《》Truyện Thủy hử;
② Truyện (sách giải thích kinh văn): Kinh truyện;
③ Truyện kí, tiểu sử: Tiểu sử Hưng Đạo Đại Vương; Tiểu sử, tự truyện;
④ (văn) Nhà trạm, nhà khách: Lập nhà khách miễn phí, giống như nhà trạm thời nay (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Xe trạm (loại xe ngựa thời xưa dùng để truyền đạt mệnh lệnh): Không dùng xe trạm (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑥ (văn) Xe chở người cho phủ quan (thời xưa). Xem [chuán].

Từ ghép 1

truyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

truyền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại cho đời sau. ◎ Như: "truyền cầu" truyền bóng, "lưu truyền" truyền đi. ◇ Mặc Tử : "Công danh truyền ư hậu thế" (Sở nhiễm ) Công danh truyền lại đời sau.
2. (Động) Dạy cho, giáo thụ. ◎ Như: "truyền thụ" dạy bảo, "truyền nghệ" truyền dạy nghề. ◇ Tây du kí 西: "Sư phụ truyền nhĩ đạo pháp, như hà bất học, khước dữ sư phụ đính chủy" , , (Đệ nhị hồi) Sư phụ dạy đạo pháp cho ngươi, tại sao không học, mà lại châm chọc lôi thôi với sư phụ?
3. (Động) Chuyển giao, đưa đi. ◎ Như: "truyền thoại" chuyển lời (từ một người tới người khác).
4. (Động) Ra lệnh gọi vào. ◎ Như: "truyền kiến" gọi vào yết kiến.
5. (Động) Lan ra xa, đưa đi khắp. ◎ Như: "truyền nhiễm" lây nhiễm, "tuyên truyền" rao cho các nơi đều biết, "truyền bá" truyền đi rộng khắp.
6. (Động) Biểu đạt, biểu hiện, diễn tả. ◎ Như: "truyền thần" vẽ hay miêu tả giống như thật, "mi mục truyền tình" mày mắt bày tỏ ý tình.
7. (Động) Dẫn, tiếp. ◎ Như: "truyền điện" dẫn điện, "truyền nhiệt" dẫn nóng.
8. Một âm là "truyện". (Danh) Văn giải thích nghĩa kinh, sách. ◎ Như: "Xuân Thu Tả thị truyện" họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu.
9. (Danh) Văn kể chuyện. ◎ Như: "Liệt nữ truyện" chuyện các gái hiền.
10. (Danh) Ấn tín, con dấu để làm tin. ◇ Sử Kí : "Trá khắc truyện xuất quan quy gia" (Khốc lại liệt truyện ) Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà.
11. Một âm nữa là "truyến". (Danh) Nhà trạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Truyền. Ðem của người này mà trao cho kẻ kia là truyền, như truyền vị truyền ngôi, truyền đạo truyền đạo, v.v.
② Sai người bảo, như truyền kiến truyền cho vào yết kiến.
③ Một âm là truyện. Dạy bảo, như Xuân Thu Tả thị truyện họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu để dạy bảo người.
④ Truyện kí, như Liệt nữ truyện truyện các gái hiền.
⑤ Một âm nữa là truyến, nhà trạm. Nhà để đưa kẻ đi, đón kẻ lại cũng gọi là truyến.

Từ điển Trần Văn Chánh

Truyền (bá): Truyền tới dồn dập; Truyền tin;
② Truyền lại, trao cho: Truyền bóng; Truyền nghề;
③ (luật) Gọi, đòi: Gọi người làm chứng; Gọi vào yết kiến;
④ Dẫn: Dẫn nhiệt, truyền nhiệt;
⑤ Lây, truyền nhiễm: Bệnh này hay lây (truyền nhiễm);
⑥ Truyền thần, truyền cảm: Cây bút truyền thần;
⑦ Truyền (lại cho): Môn thuốc gia truyền;
⑧ (văn) Con dấu để làm tin, bằng chứng: Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà (Hán thư: Ninh Thành truyện). Xem [zhuàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trao lại cho người sau, để lại cho đời sau. ĐTTT: » Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh «. — Đưa đi. ĐTTT: » Lại sai lệnh tiễn truyền qua «. Đưa lời xuống cho người dưới để sai bảo. Truyện Trê Cóc : » Truyền cho lệ dịch tức thì phát sai « — Một âm khác là Truyện.

Từ ghép 50

truyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

truyện

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại cho đời sau. ◎ Như: "truyền cầu" truyền bóng, "lưu truyền" truyền đi. ◇ Mặc Tử : "Công danh truyền ư hậu thế" (Sở nhiễm ) Công danh truyền lại đời sau.
2. (Động) Dạy cho, giáo thụ. ◎ Như: "truyền thụ" dạy bảo, "truyền nghệ" truyền dạy nghề. ◇ Tây du kí 西: "Sư phụ truyền nhĩ đạo pháp, như hà bất học, khước dữ sư phụ đính chủy" , , (Đệ nhị hồi) Sư phụ dạy đạo pháp cho ngươi, tại sao không học, mà lại châm chọc lôi thôi với sư phụ?
3. (Động) Chuyển giao, đưa đi. ◎ Như: "truyền thoại" chuyển lời (từ một người tới người khác).
4. (Động) Ra lệnh gọi vào. ◎ Như: "truyền kiến" gọi vào yết kiến.
5. (Động) Lan ra xa, đưa đi khắp. ◎ Như: "truyền nhiễm" lây nhiễm, "tuyên truyền" rao cho các nơi đều biết, "truyền bá" truyền đi rộng khắp.
6. (Động) Biểu đạt, biểu hiện, diễn tả. ◎ Như: "truyền thần" vẽ hay miêu tả giống như thật, "mi mục truyền tình" mày mắt bày tỏ ý tình.
7. (Động) Dẫn, tiếp. ◎ Như: "truyền điện" dẫn điện, "truyền nhiệt" dẫn nóng.
8. Một âm là "truyện". (Danh) Văn giải thích nghĩa kinh, sách. ◎ Như: "Xuân Thu Tả thị truyện" họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu.
9. (Danh) Văn kể chuyện. ◎ Như: "Liệt nữ truyện" chuyện các gái hiền.
10. (Danh) Ấn tín, con dấu để làm tin. ◇ Sử Kí : "Trá khắc truyện xuất quan quy gia" (Khốc lại liệt truyện ) Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà.
11. Một âm nữa là "truyến". (Danh) Nhà trạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Truyền. Ðem của người này mà trao cho kẻ kia là truyền, như truyền vị truyền ngôi, truyền đạo truyền đạo, v.v.
② Sai người bảo, như truyền kiến truyền cho vào yết kiến.
③ Một âm là truyện. Dạy bảo, như Xuân Thu Tả thị truyện họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu để dạy bảo người.
④ Truyện kí, như Liệt nữ truyện truyện các gái hiền.
⑤ Một âm nữa là truyến, nhà trạm. Nhà để đưa kẻ đi, đón kẻ lại cũng gọi là truyến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Truyện (tác phẩm văn học, tiểu thuyết): 《》Truyện Thủy hử;
② Truyện (sách giải thích kinh văn): Kinh truyện;
③ Truyện kí, tiểu sử: Tiểu sử Hưng Đạo Đại Vương; Tiểu sử, tự truyện;
④ (văn) Nhà trạm, nhà khách: Lập nhà khách miễn phí, giống như nhà trạm thời nay (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Xe trạm (loại xe ngựa thời xưa dùng để truyền đạt mệnh lệnh): Không dùng xe trạm (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑥ (văn) Xe chở người cho phủ quan (thời xưa). Xem [chuán].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự tích được kể lại — Sách chép những sự tích — Sách của học giả đời xưa viết ra — Một âm là Truyền.

Từ ghép 17

đề hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mỡ sữa cô đặc

Từ điển trích dẫn

1. Một thứ mỡ sữa đông đặc, vị rất nồng đậm. § Cho nên được nghe đạo thiết yếu gọi là "quán đính đề hồ" (chữ kinh Phật). Cũng dùng để ví dụ với trí tuệ của Phật pháp, tinh hoa của đạo Phật.
2. Rượu ngon. ◇ Bạch Cư Dị : "Nhất úng đề hồ đãi ngã quy" (Tương quy ) Một vò rượu ngon để khoản đãi tôi về.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất tinh túy của sữa bò, tức chất bơ — Một âm là Thể. Xem Thề.
tắc
zé ㄗㄜˊ

tắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quy tắc
2. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuôn phép. ◎ Như: "ngôn nhi vi thiên hạ tắc" nói ra mà làm phép tắc cho thiên hạ.
2. (Danh) Gương mẫu. ◎ Như: "dĩ thân tác tắc" lấy mình làm gương.
3. (Danh) Đơn vị trong văn từ: đoạn, mục, điều, tiết. ◎ Như: "nhất tắc tiêu tức" ba đoạn tin tức, "tam tắc ngụ ngôn" ba bài ngụ ngôn, "thí đề nhị tắc" hai đề thi.
4. (Danh) Họ "Tắc".
5. (Động) Noi theo, học theo. ◇ Sử Kí : "Tắc Cổ Công, Công Quý chi pháp, đốc nhân, kính lão, từ thiếu" , , , , (Chu bổn kỉ ) Noi theo phép tắc của Cổ Công và Công Quý, dốc lòng nhân, kính già, yêu trẻ.
6. (Liên) Thì, liền ngay. ◎ Như: "học như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thối" , 退 học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến là lùi ngay.
7. (Liên) Thì là, thì. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (với cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
8. (Liên) Lại, nhưng lại. ◎ Như: "dục tốc tắc bất đạt" muốn cho nhanh nhưng lại không đạt.
9. (Liên) Chỉ. ◇ Tuân Tử : "Khẩu nhĩ chi gian tắc tứ thốn nhĩ" (Khuyến học ) Khoảng giữa miệng và tai chỉ có bốn tấc thôi.
10. (Liên) Nếu. ◇ Sử Kí : "Kim tắc lai, Bái Công khủng bất đắc hữu thử" , (Cao Tổ bổn kỉ ) Nay nếu đến, Bái Công sợ không được có đấy.
11. (Liên) Dù, dù rằng. ◇ Thương quân thư : "Cẩu năng lệnh thương cổ kĩ xảo chi nhân vô phồn, tắc dục quốc chi vô phú, bất khả đắc dã" , , (Ngoại nội ) Nếu có thể làm cho số người buôn bán và làm nghề thủ công không đông thêm, thì dù muốn nước không giàu lên cũng không thể được.
12. (Phó) Là, chính là. ◇ Mạnh Tử : "Thử tắc quả nhân chi tội dã" (Công Tôn Sửu hạ ) Đó chính là lỗi tại tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Phép. Nội các chế đồ khuôn mẫu gì đều gọi là tắc, nghĩa là để cho người coi đó mà bắt chước vậy. Như ngôn nhi vi thiên hạ tắc nói mà làm phép cho thiên hạ.
② Bắt chước.
③ Thời, lời nói giúp câu, như hành hữu dư lực tắc dĩ học văn làm cho thừa sức thời lấy học văn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gương mẫu, gương: Lấy mình làm gương;
Quy tắc, chế độ, quy luật, phép tắc, khuôn phép: Quy tắc chung; Quy tắc cụ thể; Bốn phép tính; Nói ra mà làm khuôn phép cho cả thiên hạ;
③ (văn) Noi theo, học theo: Noi theo ý chí các bậc tiên liệt; Học theo phép tắc của Cổ Công và Công Quý (Sử kí);
④ (văn) Thì, thì là, thì lại, nhưng... thì lại: Mưa ít thì hạn, mưa nhiều thì úng; Làm được những điều đó rồi mà còn thừa sức thì mới học văn chương; Trong thì trăm họ căm giận, ngoài thì chư hầu làm phản (Tuân tử); 退 Việc học tập cũng giống như thuyền đi nước ngược, không tiến thì là lùi; Cô ấy lúc bình thường im lặng ít nói, nhưng khi thảo luận trong nhóm thì lại thao thao bất tuyệt;
⑤ (văn) Là: Đó là lỗi tại tôi; Đó là cảnh tượng đại quan của ngôi lầu Nhạc Dương (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí);
⑥ (văn) Nếu (biểu thị ý giả thiết): Nay nếu đến, Bái Công sợ không được có đó (Sử kí: Cao Tổ bản kỉ);
⑦ Dù, dù rằng, tuy (biểu thị ý nhượng bộ): Nếu có thể làm cho số người buôn bán và làm nghề thủ công không tăng thêm, thì dù muốn nước không giàu lên cũng không thể được (Thương Quân thư); 稿 Bài văn tuy đã viết rồi, nhưng chỉ là một bản phác thảo;
⑧ (văn) (loại) Việc, bài: Ba bài;
⑨ (văn) Bậc, hạng: (Ruộng đất) phân làm chín bậc cao thấp (Hán thư);
⑩ (văn) Chỉ có: Khoảng giữa miệng và tai chỉ có bốn tấc thôi (Tuân tử: Khuyến học thiên);
⑪ (văn) Trợ từ đặt giữa định ngữ và từ trung tâm (dùng như , ): Không phải tiếng gáy của gà (Thi Kinh: Tề phong, Kê minh);
⑫ (văn) Trợ từ cuối câu (vô nghĩa): Khi người kia tìm ta, chỉ sợ không được ta (Thi Kinh); ? Vì sao thế?;
⑬ (Họ) Tắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khuôn phép phải theo. Td: Pháp tắc — Rập khuôn. Bắt chước — Thì. Ắt là. Thành ngữ: Cẩn tắc vô ưu ( thận trọng thì không phải lo sợ gì ).

Từ ghép 18

a, hề
xī ㄒㄧ

a

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) (trợ) Hề, chừ, a: ? Về đi thôi, vườn ruộng sắp hoang vu, sao không về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ).

hề

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(phụ từ) hề, chừ

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Đặt ở giữa câu hay ở cuối câu, tương đương với "a" : Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Lực bạt san hề khí cái thế, Thì bất lợi hề chuy bất thệ" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sức nhổ núi chừ, hùng khí trùm đời, Thời không gặp chừ, ngựa Chuy không chạy.
2. (Trợ) Biểu thị khen ngợi, khẳng định. ◇ Thi Kinh : "Bỉ kì chi tử, Bang chi ngạn hề" , (Trịnh phong , Cao cừu ) Vị kia, Phải là bậc tài đức của quốc gia vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, chữ, lời trợ ngữ trong bài hát.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) (trợ) Hề, chừ, a: ? Về đi thôi, vườn ruộng sắp hoang vu, sao không về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng trợ từ, thường dùng trong các bài ca thời xưa, không có nghĩa gì.

Từ điển trích dẫn

1. Sinh súc thuần sắc dùng để tế thần. ◇ Lễ Kí : "Mệnh tự san lâm xuyên trạch, hi sinh vô dụng tẫn" , (Nguyệt lệnh ).
2. Sinh súc dùng trong việc thề nguyền, yến hưởng. ◇ Quốc ngữ : "Tứ nữ thổ địa, chí chi dĩ hi sinh, thế thế tử tôn vô tương hại dã" , , (Lỗ ngữ thượng ).
3. Phiếm chỉ động vật khác dùng để cúng tế. ◇ Bạch Cư Dị : "Lão quy khởi tiện hi sinh bão, Bàn mộc ninh tranh đào lí hương" , (Tự vịnh ).
4. Buông bỏ. ◇ Nghiệt hải hoa : "Tha kí hi sinh liễu nhất thiết, đầu liễu Uy Thỏa Mã, tố liễu Hán gian, vô phi vị đích thị tiền" , , , (Đệ tam hồi). § "Uy Thỏa Mã" Thomas Francis Wade (1818-1895) was a British diplomat and sinologist who produced the first Chinese textbook in English in 1867 that was later amended, extended and converted into the Wade-Giles romanization system for Mandarin Chinese by Herbert Giles in 1892.
5. Vì sự nghiệp chính nghĩa buông xả mạng sống. ◎ Như: "vị liễu vãn cứu quốc gia đích nguy vong, tha hi sinh liễu sanh mệnh" , .

hy sinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. con vật tế thần
2. hy sinh

Từ điển trích dẫn

1. Theo thứ tự lễ nghi tông miếu thời cổ, thủy tổ ở giữa, xuống tới hàng dưới cha con (tổ, phụ) là "chiêu mục", bên tả là hàng "chiêu" , bên hữu là hàng "mục" .
2. Chỉ cùng một tổ tông.
3. Thứ tự táng vị () bên trái bên phải trong mộ địa. ◇ Chu Lễ : "Tiên vương chi táng cư trung, dĩ chiêu mục vi tả hữu" , (Xuân quan , Trủng nhân ).
4. Ngày xưa khi tế tự, con cháu tuân theo theo thứ tự quy định hành lễ. ◇ Lễ Kí : "Phù tế hữu chiêu mục. Chiêu mục giả, sở dĩ biệt phụ tử, viễn cận, trưởng ấu, thân sơ chi tự nhi vô loạn dã" . , , , , (Tế thống ).
5. Phiếm chỉ quan hệ tông tộc. ◇ Từ Lâm : "Ngô gia tộc thuộc thiền liên, đãi ngã trạch nhất cá chiêu mục thừa kế tiện liễu" , 便 (Tú nhu kí , Từ mẫu cảm niệm ).
6. Theo thứ tự lớn nhỏ, trên dưới... xếp đặt bên trái bên phải. Cũng chỉ thứ tự hàng lối xếp đặt như vậy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ kiến Giả phủ nhân phân liễu chiêu mục, bài ban lập định" , (Đệ ngũ thập tam hồi).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.