yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngừng, thôi
2. đã, rồi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, ngừng. ◎ Như: "hiêu hiêu bất dĩ" nhai nhải chẳng thôi. ◇ Thi Kinh : "Phong vũ như hối, Kê minh bất dĩ" , (Trịnh phong , Phong vũ ) Gió mưa mù mịt, Gà gáy không thôi.
2. (Động) Truất bỏ, bãi chức. ◇ Luận Ngữ : "Lệnh duẫn Tử Văn tam sĩ vi lệnh duẫn, vô hỉ sắc; tam dĩ chi, vô uấn sắc" ,; , (Công Dã Tràng ) Quan lệnh doãn Tử Văn ba lần làm lệnh doãn, không tỏ vẻ mừng; ba lần bị cách chức, không tỏ vẻ oán hận.
3. (Động) Làm xong, hoàn tất. ◇ Quốc ngữ : "Hữu tư dĩ ư sự nhi thuân" (Tề ngữ ) Quan hữu tư xong việc rồi lui về.
4. (Động) Không chịu cho, không chấp nhận, bất hứa. ◇ Dật Chu thư : "Dịch di dĩ ngôn, chí bất năng cố, dĩ nặc vô quyết, viết nhược chí giả dã" , , , (Quan nhân ) Thay đổi lời đã nói, ý chí không vững chắc, từ khước hay chấp nhận không nhất định, gọi là nhu nhược vậy.
5. (Động) Khỏi bệnh. ◇ Sử Kí : "Nhất ẩm hãn tận, tái ẩm nhiệt khứ, tam ẩm bệnh dĩ" , , (Biển Thước Thương Công truyện ) Uống lần thứ nhất hết mồ hôi, uống lần thứ hai hết nóng, uống lần thứ ba khỏi bệnh.
6. (Phó) Quá, lắm. ◇ Mạnh Tử : "Trọng Ni bất vi dĩ thậm giả" (Li Lâu hạ ) Trọng Ni chẳng là quá lắm ư?
7. (Phó) Đã. ◎ Như: "dĩ nhiên" đã rồi, "dĩ nhi" mà thôi. ◇ Luận Ngữ : "Đạo chi bất hành, dĩ tri chi hĩ" , (Vi tử ) Đạo mà không thi hành được, thì đã biết vậy rồi.
8. (Phó) Rồi, sau đó. ◇ Sử Kí : "Hàn vương Thành vô quân công, Hạng Vương bất sử chi quốc, dữ câu chí Bành Thành, phế dĩ vi hầu, dĩ hựu sát chi" , 使, , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hàn vương Thành không có quân công, Hạng Vương không cho về nước, (mà bắt) cùng về Bành Thành, giáng xuống tước hầu, rồi lại giết chết.
9. (Trợ) Đặt cuối câu, tương đương với "hĩ" . ◎ Như: "mạt do dã dĩ" chẳng biết noi đâu nữa vậy thôi.
10. (Thán) Dùng ở đầu câu, biểu thị cảm thán. § Cũng như "ai" .
11. (Liên) Do, vì, nhân đó. § Dùng như "dĩ" . ◇ Tây du kí 西: "Hành giả tọa tại thượng diện, thính kiến thuyết xuất giá thoại nhi lai, dĩ thử thức phá liễu" , , (Đệ tứ ngũ hồi) Hành Giả ngồi ở bên trên, nghe thấy những lời nói chuyện như thế, do đó biết họ đã vỡ lẽ rồi.
12. (Đại) Ấy, đó, như thế. ◇ Luận Ngữ : "Bão thực chung nhật, vô sở dụng tâm, nan hĩ tai! Bất hữu bác dịch giả hồ? Vi chi do hiền hồ dĩ" , , ! ? (Dương Hóa ) Ăn no suốt ngày, chẳng hết lòng hết sức vào việc gì, thật là khó chịu! Sao không đánh cờ đi? Đánh cờ còn hơn là (ở không) như thế.

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi, như nghiêu nghiêu bất dĩ nhai nhải chẳng thôi, nghĩa là cứ nói dai mãi.
② Bỏ, bãi quan, gọi tắt là dĩ.
③ Quá, như bất vi dĩ thậm chẳng là quá lắm ư?
④ Lời nói sự đã qua, như dĩ nhiên đã rồi, dĩ nhi đã mà, v.v.
⑤ Lời nói hết, như mạt do dã dĩ chẳng biết noi đâu nữa vậy thôi.
⑥ Ngày xưa hay dùng như chữ dĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đã, rồi: Đã muộn rồi; Thuyền đã đi rồi (Lã thị Xuân thu). 【】dĩ kinh [yêjing] Đã, rồi: Đã thắng lợi; Như thế đã khá lắm rồi;
② Ngừng, ngớt, thôi: Tranh luận không ngừng (ngớt);
③ (văn) Quá, lắm, rất: Không là quá đáng; Trời rất uy nghiêm (Thi Kinh);
④ (văn) Rồi, chẳng bao lâu: 使 Hàn Vương Thành không có quân công, Hạng Vương không để cho ông ta trở về nước mình, (mà) cùng đi với ông ta tới Bành Thành, truất xuống tước hầu, rồi lại giết đi (Sử kí: Hạng Vũ bản kỉ);
⑤ (văn) (thán) Ờ: Ờ! Ta là con của Văn Vương, đâu dám bỏ lệnh của vua trời (Thượng thư: Đại cáo);
⑥ (văn) Như [yê] nghĩa ㉓: Hoài Bắc, Thường Sơn trở về phía Nam (Sử kí); Trở lên;
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu (biểu thị nghi vấn hoặc cảm thán): Ngài ở lại, tôi về đi thôi (Thượng thư); ? Như thế thì tại sao ông sợ hãi? (Trang tử);
⑧ (văn) Trợ từ, dùng chung với thành , biểu thị ý xác định hoặc cảm thán. 【】dĩ hĩ [yêyê] (văn) Thôi vậy (biểu thị ý xác định): Chỉ có trò Tứ (Tử Cống) mới có thể cùng ta nói chuyện về Thi (Kinh Thi) thôi vậy (Luận ngữ). Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngừng lại — Xong rồi. Thôi — Đã qua — Quá đáng — Tiếng trợ từ cuối câu, không có nghĩa.

Từ ghép 15

đống
dòng ㄉㄨㄥˋ

đống

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái cột

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột trụ chính trong nhà. ◎ Như: "đống lương" : (1) Rường cột. ◇ Trang Tử : "Phù ngưỡng nhi thị kì tế chi, tắc quyền khúc nhi bất khả dĩ vi đống lương" , (Nhân gian thế ) Ngẩng lên mà trông cành nhỏ của nó, thì khùng khoè mà không thể dùng làm rường cột. (2) Chỉ người có tài gánh vác việc nước. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tử Long thân cố, quốc gia tổn nhất đống lương, ngô khứ nhất tí dã" , , (Đệ cửu thập thất hồi) Tử Long mất đi, nước nhà tổn mất một bậc lương đống, ta mất đi một cánh tay.
2. (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng chỉ phòng ốc: tòa, ngôi, nóc. ◎ Như: "nhất đống phòng ốc" một ngôi nhà.

Từ điển Thiều Chửu

① Nóc mái, nóc là một cái cần nhất của một cái nhà, nên một cái nhà cũng gọi là nhất đống . Vật gì nhiều lắm gọi là hãn ngưu sung đống (mồ hôi trâu rui trên nóc).
② Người có tài gánh vác được việc quan trọng lớn cho nước (như tể tướng) gọi là đống lương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nóc (nhà);
② Trụ cột;
③ Tòa, ngôi, nóc (chỉ số nhà): Một tòa nhà (gác).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cột nhà — Đòn nóc nhà. Đòn dông — Tên người, tức Hồ Sĩ Đống, danh sĩ thời Lê mạt, sinh 1739, mất 1785, tự là Long Cát, hiệu là Long Phủ, dòng dõi Hồ Tôn Thốc, quê ở xã Hoàn Hậu huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đậu tiến sĩ năm 1872, năm Cảnh Hưng thứ 3 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Thượng thư, tước Dao Đĩnh Hầu, sang sứ Trung Hoa năm 1777. Tác phẩm có Dao đình sứ tập và Hoa trình khiển hứng.

Từ ghép 5

hàm
hán ㄏㄢˊ, hàn ㄏㄢˋ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

viên ngọc để trong miệng người chết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọc để trong miệng người chết.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Viên ngọc để trong miệng người chết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viên ngọc bỏ vào miệng người chết khi nhập quan.
lục
liù ㄌㄧㄡˋ, lù ㄌㄨˋ

lục

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đất liền
2. đường bộ
3. sao Lục
4. sáu, 6 (dùng trong văn tự, như: )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất cao khỏi mặt nước mà bằng phẳng. ◎ Như: "đại lục" cõi đất liền lớn, chỉ năm châu trên mặt địa cầu ("Á châu" , "Âu châu" , "Phi châu" , "Mĩ châu" và "Úc châu" ).
2. (Danh) Đường bộ, đường cạn. ◎ Như: "đăng lục" đổ bộ, lên cạn, "thủy lục giao thông" giao thông thủy bộ.
3. (Danh) Số sáu, cũng như chữ "lục" dùng để viết giấy tờ quan hệ cho khỏi chữa được, ta gọi là chữ "lục" kép.
4. (Danh) Sao "Lục".
5. (Danh) Họ "Lục". ◎ Như: "Lục Vân Tiên" .
6. (Động) Nhảy. ◇ Trang Tử : "Hột thảo ẩm thủy, kiều túc nhi lục, thử mã chi chân tính dã" , , (Mã đề ) Gặm cỏ uống nước, cất cao giò mà nhảy, đó là chân tính của ngựa.

Từ điển Thiều Chửu

① Đồng bằng cao ráo, đất liền. Vì nói phân biệt với bể nên năm châu gọi là đại lục (cõi đất liền lớn).
② Đường bộ. Đang đi đường thủy mà lên bộ gọi là đăng lục đổ bộ, lên cạn, lục hành đi bộ.
③ Lục tục liền nối không dứt.
④ Lục li sặc sỡ, rực rỡ.
⑤ Lục lương nguyên là tiếng chỉ về cái điệu bộ chồm nhảy của giống mãnh thú, vì thế nên trộm giặc cũng gọi là lục lương.
⑥ Lục trầm chìm nổi, nói sự tự nhiên mà bị chìm đắm tan lở. Sách Trang Tử nói người hiền dấu họ dấu tên để trốn đời gọi là lục trầm. Bây giờ thường mượn dùng để nói sự mất nước.
⑦ Sáu, cũng như chữ lục dùng để viết giấy má quan hệ cho khỏi chữa được, ta gọi là chữ lục kép.
⑧ Sao Lục.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sáu (chữ viết kép). Xem [lù].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trên đất, trên cạn, trên bộ, đất liền, đường bộ, bằng đường bộ: Lục địa, trên bộ; Đại lục; Đổ bộ; Hoa của các loài thảo mộc dưới nước và trên cạn; Giao thông đường thủy và đường bộ; Đường bộ;
② 【】lục li [lùlí] Màu sắc hỗn tạp, sặc sỡ, rực rỡ, lòe loẹt: Màu sắc sặc sỡ;
③ 【】lục tục [lùxù] Lần lượt, lục tục: Khách đã lần lượt (lục tục) đến;
④ [Lù] Sao Lục;
⑤ [Lù] (Họ) Lục. Xem [liù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Miền đất thật lớn. Cũng là Đại lục, chẳng hạn Mĩ châu gọi là Tân đại lục ( miền đất liền to lớn mới được tìm thấy ) — Trên đất. Trên bộ — Một lối viết trịnh trọng của chữ Lục .

Từ ghép 19

Từ điển trích dẫn

1. Khí cụ dùng cho nghi vệ. § Ngày xưa, vua quan ra ngoài, có lính hộ vệ mang cờ xí, lọng quạt, vũ khí. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tự thử dũ gia kiêu hoạnh, tự hiệu vi Thượng phụ, xuất nhập tiếm thiên tử nghi trượng" , , (Đệ bát hồi) (Đổng Trác) từ bấy giờ lại càng kiêu căng, tự xưng là Thượng phụ, ra vào lấn dùng nghi vệ thiên tử.
2. Binh lính làm nghi vệ cho vua quan. ◇ Tân Đường Thư : "Nghi trượng giảm bán" (Nghi vệ chí thượng ) Quân làm nghi vệ giảm xuống một nửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Các đồ vật bày lên để thờ. Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính có câu: » Cả hàng tổng, hoặc nơi trọng văn học thì cả hàng tỉnh phải đem đồ nghi trượng sự thần đi rước «.

Từ điển trích dẫn

1. Phương thức biểu hiện văn học, đem động vật, quan niệm trừu tượng hoặc sự vật không có sống, phú cho hình thể, tính cách, tình cảm... như con người. § Cũng gọi là "nghĩ nhân hóa" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm cho có vẻ con người, tức là làm cho một vật không phải con người, cũng nói năng suy nghĩ và hành động như người.
giả
jiǎ ㄐㄧㄚˇ

giả

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cây giả
2. tên gọi khác của cây thu (như: thu )
3. trà (theo tên gọi thời cổ) (như: trà )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "giả" , ngày xưa dùng làm áo quan.
2. (Danh) Sách xưa chỉ một loại trà hay cây trà. Sách Nhĩ Nhã chú: "Giả, khổ đồ" , .
3. § Có khi dùng như "giá" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây giả.
② Có khi dùng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Tên gọi khác của cây thu. Xem ;
② Trà (theo tên gọi thời cổ). Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ cây trà ( chè ) — Tên cây, còn gọi là cây Thu.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Đẹp đôi, tốt đôi. ◇ Thi kinh : "Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu" , (Chu nam , Quan thư ) Thục nữ u nhàn, (Cùng với) quân tử đẹp đôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẹp đôi, tốt đôi.

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ lễ nhạc giáo hóa. ◇ Dịch Kinh : "Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ" (Bí quái ) (Thánh nhân) quan sát thi thư lễ nhạc mà giáo hóa thành thiên hạ.
2. Phiếm chỉ các hiện tượng văn hóa trong xã hội loài người.
3. Việc đời, nhân sự.
4. Tập tục, phong tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung những hoạt động cao đẹp của con người.
ngoa
é

ngoa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. làm bậy
2. sai, nhầm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sai lầm. ◇ Chu Hi : "Bách thế chủng mậu ngoa, Di luân nhật đồi bĩ" , (San bắc kỉ hành ) Trăm đời nối theo sai lầm, Đạo lí ngày một suy đồi.
2. (Danh) Lời phao đồn không có căn cứ. ◎ Như: "dĩ ngoa truyền ngoa" lời đồn đãi không chính xác kế tiếp nhau truyền đi.
3. (Danh) Họ "Ngoa".
4. (Tính) Sai, không đúng thật, không chính xác. ◎ Như: "ngoa ngôn" lời nói bậy, "ngoa tự" chữ sai. ◇ Thi Kinh : "Dân chi ngoa ngôn, Ninh mạc chi trừng?" , (Tiểu nhã , Miện thủy ) Những lời sai trái của dân, Há sao không ngăn cấm?
5. (Động) Hạch sách, dối gạt, lừa bịp, vu khống. ◎ Như: "ngoa trá" lừa gạt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngoa tha tha khiếm quan ngân, nã tha đáo nha môn lí khứ" , (Đệ tứ thập bát hồi) Vu cho nó thiếu tiền công, bắt nó đến cửa quan.
6. (Động) Cảm hóa. ◇ Thi Kinh : "Thức ngoa nhĩ tâm, Dĩ húc vạn bang" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Hầu mong cảm hóa lòng ngài, Mà nuôi dưỡng muôn nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Làm bậy. Như ngoa ngôn lời nói bậy, ngoa tự chữ sai, v.v.
② Tại cớ gì mà hạch đòi tiền của cũng gọi là ngoa. Như ngoa trá lừa gạt.
③ Hóa.
④ Động.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, nhầm, bậy: Chữ sai; Nghe nhầm đồn bậy;
② Hạch sách, lòe bịp, tống tiền;
③ (văn) Cảm hóa: Cảm hóa lòng ngươi (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tiết Nam Sơn);
④ (văn) Động đậy (dùng như , bộ ): Có con nằm ngủ, có con động đậy (Thi Kinh: Tiểu nhã, Vô dương).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói dối. Dối trá. Truyện Trê Cóc có câu: » Quan truyền bắt cóc ra tra, sao bay đơn kiện sai ngoa làm vầy « — Ta còn hiểu là nói quá sự thật — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là lừa gạt tiền bạc của người khác.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.