môi
méi ㄇㄟˊ

môi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người làm mối, môi giới

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mai mối (trung gian giúp cho hai họ kết dâu gia với nhau). ◇ An Nam Chí Lược : "Bần gia nam nữ vô môi hôn lễ giả tắc tự tương phối" (Phong tục ) Trai gái nhà nghèo, không có người mai mối để làm hôn lễ thì tự phối hợp với nhau.
2. (Danh) Nguyên nhân, cớ, chất dẫn truyền. ◎ Như: "môi nghiệt" cớ sinh vạ. ◇ Nguyễn Trãi : "Họa phúc hữu môi phi nhất nhật" (Quan hải ) Họa phúc đều có nguyên nhân, không phải là chuyện một ngày dấy lên.
3. (Động) Giới thiệu, làm môi giới. ◇ Dương Vạn Lí : "Viên hoa lạc tận lộ hoa khai, Bạch bạch hồng hồng các tự môi" , (Quá bách gia độ ) Hoa vườn rụng hết, hoa đường nở, Trắng trắng hồng hồng tự mối mai.

Từ điển Thiều Chửu

① Mối, mưu cho hai họ kết dâu gia với nhau gọi là môi.
② Nhân cái gì mà đến cũng gọi là môi, như môi giới mối dắt.
③ Vì cái cớ gì gây nên vạ gọi là môi nghiệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mối: Làm mối;
② Môi giới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp đặt việc vợ chồng giữa hai họ, tức là làm mai, làm mối — Vật ở giữa để làm cho hai vật khác tiếp giáp với nhau.

Từ ghép 9

hào
háo ㄏㄠˊ

hào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người có tài
2. phóng khoáng
3. con hào (giống lợn)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người có tài trí xuất chúng. ◎ Như: "anh hào" bậc tài giỏi, "văn hào" nhà văn có tài lớn.
2. (Danh) Người thủ lĩnh, người trùm. ◎ Như: "hương hào" người trùm trong một làng.
3. (Danh) Kẻ mạnh, người có tiền của, thế lực. ◎ Như: "phú hào" người giàu có.
4. (Danh) Lông nhỏ. § Thông "hào"
5. (Danh) Họ "Hào".
6. (Danh) "Hào trư" con nhím.
7. (Tính) Sảng khoái, không câu thúc. ◎ Như: "hào mại" (hay "hào phóng" ) rộng rãi phóng túng. ◇ Cù Hựu : "Tha bác học đa tài, tính cách hào mại" , (Tu Văn xá nhân truyện ) Người đó học rộng nhiều tài năng, tính tình rộng rãi phóng khoáng.
8. (Tính) Nghĩa hiệp. ◎ Như: "hào cử" hành vi nghĩa hiệp, hành vi cao đẹp.
9. (Tính) Thế mạnh, lượng nhiều. ◎ Như: "hào vũ" mưa lớn, mưa mạnh. ◇ Lục Du : "Tam canh thiên địa ám, Tuyết cấp phong dũ hào" , (Tuyết dạ ) Ba canh trời đất u ám, Tuyết gấp gió càng mạnh.
10. (Tính) Xa hoa. ◎ Như: "hào hoa" tiêu pha tốn nhiều.
11. (Phó) Ngang ngược. ◇ Hán Thư : "Bất đắc hào đoạt ngô dân hĩ" (Thực hóa chí hạ ) Không được ngang ngược cướp bóc dân ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Con hào, một loài thú như loài lợn.
② Sáng suốt, trí tuệ hơn trăm người gọi là hào, như hào kiệt .
③ Làm một người chúa trùm trong một bọn cũng gọi là hào, như hương hào người trùm trong một làng.
④ Hào hiệp, ý khí phi thường cũng gọi là hào, như hào cử làm nên việc phi thường, hào ẩm uống rượu khỏe hơn người, thi hào bậc làm thơ giỏi hơn người.
⑥ Hào, cùng nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hào (sĩ, kiệt), người có tài: Đại văn hào của; Tự hào;
② Hào phóng, hào hiệp.【】hào phóng [háofàng] Hào phóng, phóng khoáng: Hào phóng không ràng buộc; Lời văn phóng khoáng;
③ Ngang nhiên, ngang ngược: Ngang nhiên cướp đoạt;
④ Phi thường, hơn người: Hành động phi thường; Uống rượu mạnh hơn người;
⑤ (văn) Hào (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lông lợn ( heo ) — Tài sức hơn người — Rộng rãi về tiền bạc.

Từ ghép 23

tĩnh, tịnh
jīng ㄐㄧㄥ, jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dẹp yên, bình định. ◎ Như: "bình tĩnh" yên định. ◇ Sầm Văn Bổn : "Tĩnh Ba Hán chi yêu phân" (Sách Triệu vương Hiếu Cung cải phong ) Dẹp yên yêu khí ở Ba Thục và Hán Trung.
2. (Động) Mưu tính, trù liệu kế hoạch.
3. (Động) Trị, trị lí. ◇ Lục Chí : "Nhược bất tĩnh ư bổn, nhi vụ cứu ư mạt, tắc cứu chi sở vi, nãi họa chi sở khởi dã" , , , (Luận lưỡng hà cập Hoài tây lợi hại trạng 西) Nếu như không trị ở gốc, mà chỉ lo cứu ở ngọn, cứu mà như thế thì chỉ làm cho họa hoạn phát sinh.
4. (Tính) Cung kính.
5. (Tính) Yên ổn, bình an.
6. (Danh) Sự tĩnh lặng. ◇ Quản Tử : "Dĩ tĩnh vi tông" (Bách tâm ) Lấy thanh tĩnh làm căn bản.
7. (Danh) Họ "Tĩnh".

Từ điển Thiều Chửu

① Yên. Như an tĩnh yên lặng, bình tĩnh , v.v.
② Mưu.
③ Trị.
④ Nghĩ.
⑤ Cùng nghĩa với chữ tĩnh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yên ổn, yên tĩnh (như ): Yên lặng;
② Bình định, dẹp yên, trị yên;
③ (văn) Nghĩ, mưu tính;
④ (văn) Thu xếp, sắp đặt;
⑤ (văn) Tán tụng giữa đám đông;
⑥ (văn) Nhỏ nhắn;
⑦ (văn) Cung kính;
⑧ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng yên — Yên ổn — Làm cho yên.

Từ ghép 3

tịnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yên ổn, yên tĩnh (như ): Yên lặng;
② Bình định, dẹp yên, trị yên;
③ (văn) Nghĩ, mưu tính;
④ (văn) Thu xếp, sắp đặt;
⑤ (văn) Tán tụng giữa đám đông;
⑥ (văn) Nhỏ nhắn;
⑦ (văn) Cung kính;
⑧ [Jìng] (Họ) Tĩnh.
khung
kōng ㄎㄨㄥ, qiōng ㄑㄩㄥ, qióng ㄑㄩㄥˊ

khung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cao lớn và hình khum cong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cùng tận. ◇ Thi Kinh : "Khung trất huân thử, Tắc hướng cận hộ" , (Bân phong , Thất nguyệt ) Bít lấp lỗ để hun chuột, Lấp kín cửa sổ trét đất.
2. (Tính) Cao lớn. ◎ Như: "khung thạch" đá lớn.
3. (Tính) Sâu, thẳm. ◇ Ban Cố : "U lâm khung cốc" (Tây đô phú 西) Rừng thẳm hang sâu.
4. (Tính) Vòm cao, khum khum mà cao. ◎ Như: "khung thiên" vòm trời cao, "khung lư" nhà rạp.
5. (Danh) Bầu trời. § Cũng như "không" . ◎ Như: "thương khung" khung xanh, bầu trời xanh.

Từ điển Thiều Chửu

① Cao lớn, hình khum khum mà cao gọi là khung, như khung thiên trời cao. Nhà rạp căng trông như rạp hát gọi là khung lư .
② Hình khom, vật gì hình nổi gồ lên đều gọi là khung.
③ Sâu.
④ Cùng nghĩa với chữ không .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vòm, mái vòm: Trời cao; Nhà rạp;
② Bầu trời (dùng như , bộ );
③ Sâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Chỗ cuối cùng. Cùng cực — Cũng chỉ trời.

Từ ghép 2

tang
sāng ㄙㄤ

tang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây dâu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây dâu, lá dùng để chăn tằm, quả chín ăn ngon gọi là "tang thẩm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây dâu, lá dùng để chăn tằm, quả chín ăn ngon gọi là tang thẩm . Kinh thi về Trịnh Phong có bài thơ tang trung chê kẻ dâm bôn. Vì thế kẻ dâm bôn gọi là tang trung chi ước , hay tang bộc , ta dịch là trên bộc trong dâu, đều là chê thói dâm đãng cả.
② Tang tử quê nhà. Kinh Thi có câu: Duy tang dữ tử, tất cung kính chỉ bụi cây dâu cùng cây tử, ắt cung kính vậy, nghĩa là cây của cha mẹ trồng thì phải kính, vì thế gọi quê cha đất tổ là tang tử.
③ Tang du phương tây, chỗ mặt trời lặn gần sát đất, như thất chi đông ngu, thu chi tang du mất ở gốc đông, thu lại góc tây, ý nói mới ra lầm lỡ sau lại đền bù được vậy. Tuổi già sức yếu gọi là tang du mộ cảnh bóng ngả cành dâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dâu: Lá dâu;
② [Sang] (Họ) Tang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây dâu. Td: Tàm tang ( việc trồng dây nuôi tằm ).

Từ ghép 26

ôi
wēi ㄨㄟ

ôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khúc cong của sông hay núi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ nước chảy uốn cong, chỗ núi uốn cong. ◎ Như: "sơn ôi" khuỷu núi.
2. (Danh) Ven núi.
3. (Danh) Chỗ cong và sâu kín bên trong. ◇ Trang Tử : "Khuê đề khúc ôi, nhũ gian cổ cước, tự dĩ vi an thất lợi xứ" , , (Từ Vô Quỷ ) Khoảng đùi, kẽ móng, trong háng, nách vú, chân vế, tự lấy đó làm nhà yên chốn lợi.
4. (Danh) Chỗ cong của cây cung. ◇ Nghi lễ : "Đại xạ chánh chấp cung, dĩ mệ thuận tả hữu ôi" , (Đại xạ ) Vào dịp Đại Xạ (lễ bắn cung), khi cầm cung, để cho tay áo thuận bên phải và bên trái với chỗ cong của cây cung.
5. (Danh) Góc, xó. ◇ Vương An Thạch : "Tường ôi tiểu phiên động, Ốc giác thịnh hô hào" , (Thu phong ) Góc tường lay động nhẹ, Xó nhà hú gào to.
6. (Động) Sát gần, tựa, dựa, kề. § Thông "ôi" . ◇ La Ẩn : "Giang hoa giang thảo noãn tương ôi, Dã hướng giang biên bả tửu bôi" , (Xuân nhật diệp tú tài khúc giang ) Hoa sông cỏ sông ấm áp dựa kề nhau, Cầm chén rượu ngoảnh về bờ sông.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ núi, nước uốn cong. Như sơn ôi khuỷu núi.
② Chỗ cong trong cái cung.
③ Chỗ đùi vế.
④ Góc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỗ uốn khúc, chỗ ngoặt (của núi, sông, cung điện, hoặc cây cung...): Khuỷu núi; Khuỷu sông; Chỗ ngoặt của tường thành;
② (văn) Chỗ đùi vế;
③ (văn) Góc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Góc vùng đất — Chỗ dòng sông uốn khúc — Chỗ góc. Chỗ cong.
quần
qún ㄑㄩㄣˊ

quần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chòm (sao), nhóm
2. tụ họp
3. bè bạn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhóm, bầy, bè (người, vật). ◎ Như: "điểu quần" bầy chim. ◇ Lễ Kí : "Ngô li quần nhi tác cư, diệc dĩ cửu hĩ" , (Đàn cung thượng ) Ta lìa xa bè bạn ở một mình, cũng đã lâu rồi.
2. (Danh) Lượng từ: đàn, bầy, nhóm. ◎ Như: "nhất quần ngưu" một đàn bò, "nhất quần tiểu hài" một bầy con nít. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ kiến Bảo Thoa xuất lai liễu, Bảo Ngọc, Tập Nhân nhất quần nhân đô tống liễu xuất lai" , , (Đệ nhị thập thất hồi) Chỉ thấy Bảo Thoa bước ra, (một) bọn Bảo Ngọc, Tập Nhân đều tiễn ra cửa.
3. (Tính) Các, chư (chỉ số nhiều). ◇ Vương Bột : "Đăng cao tác phú, thị sở vọng ư quần công" , (Đằng Vương Các tự ) Lên cao làm phú, đó là việc mong mỏi nơi chư vị (các ông).
4. (Tính) Thành nhóm, thành đàn. ◎ Như: "quần đảo" những hòn đảo tụ thành nhóm, "quần phong" những ngọn núi tụ lại với nhau.
5. (Phó) Cùng nhau, thành bầy mà làm. ◇ Khuất Nguyên : "Ấp khuyển chi quần phệ hề, phệ sở quái dã" , (Cửu chương , Hoài sa ) Chó trong ấp hùa cả bầy với nhau mà sủa hề, chúng nó sủa (vì thấy) cái gì khác thường.
6. § Cũng viết là "quần" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ quần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đám, tốp, túm, bầy, đàn, cụm: Đám người, tốp người; Tốp năm tốp ba, túm năm túm ba; Một bầy ngựa; Đàn vịt; Cụm kiến trúc;
② Số đông, quần chúng;
③ Bạn bè trong nhóm.

Từ điển Trần Văn Chánh

như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Quần .

Từ ghép 7

cước
jiǎo ㄐㄧㄠˇ, jié ㄐㄧㄝˊ, jué ㄐㄩㄝˊ

cước

phồn thể

Từ điển phổ thông

chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chân (người hay động vật). ◎ Như: "mã cước" chân ngựa.
2. (Danh) Phần dưới của vật thể, phần sau, cái gì để chống đỡ đồ dùng. ◎ Như: "tường cước" chân tường, "trác cước" chân bàn, "san cước" chân núi, "chú cước" lời chú thích (ghi ở dưới).
3. (Danh) Rễ nhỏ của cây cỏ.
4. (Danh) Vết, ngấn tích nhỏ li ti. ◇ Từ Tập Tôn : "Bi đoạn loạn vân phong tự cước, Đình hoang lạc diệp phúc tuyền tâm" , (Trí quả tự quan đông pha mặc tích tham liêu tuyền ).
5. (Danh) Lượng từ: cái đá, cái giậm chân... ◎ Như: "liên thích tam cước" đá liền ba cái.
6. (Động) Đưa đường, phụ giúp. ◇ Thủy hử truyện : "Na phụ nhân chuyên đắc Nghênh nhi tố cước, phóng tha xuất nhập" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Ả ta đã có con Nghênh nhi đưa đường ra lối vào cho anh ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Cẳng chân.
② Chân để đi, vì thế nên số tiền tặng để ăn đường gọi là thủy cước .
③ Dưới, như sơn cước chân núi.
④ Phàm cái gì bám ở sau đều gọi là cước. Như trong một câu văn hay một đoạn sách có chua thêm mấy chữ nhỏ ở bên gọi là chú cước hay thiết cước .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bàn chân, chân cẳng: Vết chân;
② Chân, phần dưới: Chân núi; Chân tường.

Từ điển Trần Văn Chánh

】cước sắc [jiésè]
① Nhân vật, vai (trong tuồng kịch, phim ảnh): Anh ấy đóng vai Hamlet;
② (văn) Lí lịch cá nhân (dùng trong kì thi thời xưa);
③ (văn) Người có tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông chân — Dưới chân. Bên dưới — Đi đường.

Từ ghép 14

chi, chỉ
zhǐ ㄓˇ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dừng lại, ngưng, nghỉ, thôi. ◎ Như: "chỉ bộ" dừng bước. ◇ Luận Ngữ : "Thí như vi sơn, vị thành nhất quỹ, chỉ ngô chỉ dã" , , (Tử Hãn ) Ví như đắp núi, chỉ còn một sọt nữa là xong, mà ngừng, đó là tại ta muốn bỏ dở vậy. § Ghi chú: Ý khuyên trong việc học tập, đừng nên bỏ nửa chừng.
2. (Động) Ngăn cấm, cản trở. ◎ Như: "cấm chỉ" cấm cản. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tĩnh Quách Quân bất năng chỉ" (Quý thu kỉ , Tri sĩ ) Tĩnh Quách Quân không thể cấm được.
3. (Động) Ở. ◇ Thi Kinh : "Bang kì thiên lí, Duy dân sở chỉ" , (Thương tụng , Huyền điểu ) Cương vực nước (Thương) rộng nghìn dặm, Là nơi của dân chúng ở.
4. (Động) Đạt đến, an trụ. ◇ Lễ Kí : "Tại chỉ ư chí thiện" (Đại Học ) Yên ổn ở chỗ rất phải.
5. (Danh) Dáng dấp, dung nghi. ◎ Như: "cử chỉ" cử động, đi đứng. ◇ Thi Kinh : "Tướng thử hữu xỉ, Nhân nhi vô chỉ, Nhân nhi vô chỉ, Bất tử hà sĩ" :, , , (Dung phong , Tướng thử ) Xem chuột (còn) có răng, Người mà không có dung nghi, Người mà không có dung nghi, Sao chẳng chết đi, còn đợi gì nữa?
6. (Danh) Chân. § Dùng như chữ . ◎ Như: "trảm tả chỉ" chặt chân trái (hình phạt thời xưa).
7. (Tính) Yên lặng, bất động. ◇ Trang Tử : "Nhân mạc giám ư lưu thủy nhi giám ư chỉ thủy" (Đức sung phù ) Người ta không soi ở dòng nước chảy mà soi ở dòng nước lắng yên.
8. (Phó) Chỉ, chỉ thế, chỉ có. § Nay thông dụng chữ "chỉ" . ◎ Như: "chỉ hữu thử số" chỉ có số ấy. ◇ Đỗ Phủ : "Nội cố vô sở huề, Cận hành chỉ nhất thân" , (Vô gia biệt ) Nhìn vào trong nhà không có gì mang theo, Đi gần chỉ có một mình.
9. (Trợ) Dùng cuối câu, để nhấn mạnh ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Bách thất doanh chỉ, Phụ tử ninh chỉ" , (Chu tụng , Lương tỉ ) Trăm nhà đều đầy (lúa) vậy, (Thì) đàn bà trẻ con sống yên ổn vậy.
10. § Đời xưa dùng như "chỉ" và "chỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dừng lại, như chỉ bộ dừng bước.
② Thôi, như cấm chỉ cấm thôi.
③ Ở, ở vào chỗ nào gọi là chỉ, như tại chỉ ư chí thiện (Ðại học ) đặt mình vào chỗ rất phải, hành chỉ vị định đi hay ở chưa định, v.v.
④ Dáng dấp, như cử chỉ cử động, đi đứng. Nói toàn thể cả người.
⑤ Tiếng giúp lời, như kí viết quy chỉ, hạt hựu hoài chỉ đã nói rằng về rồi sao lại nhờ vậy.
⑥ Chỉ thế, như chỉ hữu thử số chỉ có số ấy, nay thông dụng chữ chỉ . Ðời xưa dùng như chữ chỉ và chữ chỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng, dừng, thôi: Máu chảy không ngừng; Biết lúc cần phải dừng;
② Ngăn trở, cấm chỉ, cầm lại: Ngăn trở không cho người khác nói; Cầm máu;
③ (Đến)... là hết, ... là cùng, ... là hạn: Đến đây là hết;
④ Chỉ (như , bộ ): Chỉ mở cửa có ba ngày;
⑤ Dáng dấp, cử chỉ;
⑥ (văn) Chân (như , bộ );
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu: Đã nói về rồi, sao còn nhớ vậy (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi, ngừng lại — Làm ngưng lại — Tới, đến — Ở. Lưu lại — Cấm đốn. Chẳng hạn Cấm chỉ — Dáng điệu — Chẳng hạn Cử chỉ — Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 24

tồ
cú ㄘㄨˊ

tồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi, đến, kịp
2. chết, mất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi, sang. ◇ Thi Kinh : "Ngã tồ Đông San, Thao thao bất quy" , (Bân phong , Đông san ) Ta đi (chinh chiến) Đông Sơn, Lâu rồi không về.
2. (Động) Chết, mất. § Thông "tồ" . ◇ Vương An Thạch : "Quân hạ nhi tồ, thọ ngũ thập ngũ" , (Tế Ngu bộ lang trung Triều Quân mộ chí minh ) Quân mùa hè thì mất, thọ năm mươi lăm tuổi.
3. (Tính) Đã qua, dĩ vãng, quá khứ. ◎ Như: "tồ tuế" thời đã qua.
4. (Giới) Tới, kịp. ◇ Nguyễn Du : "Tự xuân tồ thu điền bất canh" (Trở binh hành ) Từ xuân tới thu ruộng không cày.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði.
② Chết mất.
③ Ðến, kịp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sang, đến: 西 Từ đông sang tây;
② Đi, đã qua: Ngày tháng đã qua;
③ Bắt đầu;
④ Chết mất. Như [cú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi tới. Đến — Chết. Cũng nói Tồ lạc .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.