bá, bách
bà ㄅㄚˋ, bǎi ㄅㄞˇ, bó ㄅㄛˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bác ruột, anh của bố
2. tước Bá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Anh cả, anh trưởng.
2. (Danh) Xưng vị: (1) Bác (anh của cha). ◎ Như: "bá phụ" bác. (2) Đàn bà gọi anh chồng là "bá". (3) Tiếng tôn xưng người đứng tuổi hoặc hơn tuổi cha mình. ◎ Như: "lão bá" .
3. (Danh) Tước "Bá". § Đời xưa đặt ra năm tước là: "Công, Hầu, Bá, Tử, Nam" .
4. (Danh) Tiếng gọi người tài giỏi về một bộ môn. ◎ Như: "thi bá" nhà thơ lớn, "họa bá" bậc họa sĩ đại tài.
5. (Danh) Minh chủ của các chư hầu. § Thông "bá" , là một vua chư hầu giỏi, đứng lên đốc suất cả các vua chư hầu về chầu phục thiên tử.
6. (Danh) Tên một tế lễ thời xưa, cúng bái "mã thần" .
7. (Danh) Họ "Bá".
8. (Động) Xưng làm bá chủ, thống lĩnh. § Thông "bá" . ◇ Chiến quốc sách : "Văn Vương phạt Sùng, Vũ Vương phạt Trụ, Tề Hoàn nhậm chiến nhi bá thiên hạ" , , (Tần sách nhất ) Vua Văn Vương đánh Sùng (Hầu Hổ), vua Vũ Vương đánh Trụ, vua Tề Hoàn dùng chiến tranh làm bá chủ thiên hạ.
9. Một âm là "bách". (Danh) Số trăm. § Thông "bách" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bác, anh bố gọi là bá phụ . Ðàn bà gọi anh chồng là bá.
② Tước bá, đời xưa chế ra năm tước là: công hầu bá tử nam .
③ Cùng nghĩa như chữ bá là một vua chư hầu giỏi, đứng lên đốc suất cả các vua chư hầu về chầu phục thiên tử.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [dà băizi]. Xem [bó].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Anh cả, anh trưởng.【】bá trọng thúc quý [bó-zhòng-shu-jì] Bốn vai anh em trong nhà theo thứ tự: Cả, trưởng, hai, ba, tư;
② Bác (anh của cha mình).【】bá phụ [bófù] Bác (anh của cha mình, hoặc người đàn ông đứng tuổi hay lớn tuổi hơn cha mình);
③ Bá, bá tước (tước thứ ba trong năm tước thời phong kiến, dưới tước hầu, trên tước tử: Công, hầu, bá, tử, nam). Xem [băi].

Từ điển Trần Văn Chánh

Trăm (chữ viết kép).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người lớn tuổi — Người bác, anh của cha — Tức hiệu thứ ba trong năm tước hiệu của Trung Hoa thời xưa — Người đứng đầu lớn hơn hết — Họ người — Cũng đọc Bách.

Từ ghép 25

bách

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Anh cả, anh trưởng.
2. (Danh) Xưng vị: (1) Bác (anh của cha). ◎ Như: "bá phụ" bác. (2) Đàn bà gọi anh chồng là "bá". (3) Tiếng tôn xưng người đứng tuổi hoặc hơn tuổi cha mình. ◎ Như: "lão bá" .
3. (Danh) Tước "Bá". § Đời xưa đặt ra năm tước là: "Công, Hầu, Bá, Tử, Nam" .
4. (Danh) Tiếng gọi người tài giỏi về một bộ môn. ◎ Như: "thi bá" nhà thơ lớn, "họa bá" bậc họa sĩ đại tài.
5. (Danh) Minh chủ của các chư hầu. § Thông "bá" , là một vua chư hầu giỏi, đứng lên đốc suất cả các vua chư hầu về chầu phục thiên tử.
6. (Danh) Tên một tế lễ thời xưa, cúng bái "mã thần" .
7. (Danh) Họ "Bá".
8. (Động) Xưng làm bá chủ, thống lĩnh. § Thông "bá" . ◇ Chiến quốc sách : "Văn Vương phạt Sùng, Vũ Vương phạt Trụ, Tề Hoàn nhậm chiến nhi bá thiên hạ" , , (Tần sách nhất ) Vua Văn Vương đánh Sùng (Hầu Hổ), vua Vũ Vương đánh Trụ, vua Tề Hoàn dùng chiến tranh làm bá chủ thiên hạ.
9. Một âm là "bách". (Danh) Số trăm. § Thông "bách" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Trăm (chữ viết kép).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Một âm khác là Bá.
trinh
zhēn ㄓㄣ

trinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trong trắng, tiết hạnh
2. trung thành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc bói toán. ◇ Chu Lễ : "Phàm quốc đại trinh, bốc lập quân, bốc đại phong" , , (Xuân quan , Đại bốc ) Thường việc xem bói quan trọng trong nước, có: bói lập vua, bói lễ phong lớn (ban phát đất đai, chức tước).
2. (Danh) Tiết hạnh (của con gái không thất thân, của đàn bà không chịu lấy chồng khác). ◇ Lưu Xoa : "Quân mạc hiềm xú phụ, Xú phụ tử thủ trinh" , (Cổ oán ) Chàng chớ nên chán ghét vợ xấu, Vợ xấu thà chết mà giữ tiết hạnh.
3. (Tính) Chính đính, ngay thẳng, trung thành, khảng khái. ◎ Như: "trinh sĩ" kẻ sĩ ngay thẳng, "trinh thần" tôi trung.
4. (Tính) Cứng, chắc, tốt. ◎ Như: "trinh thạch" đá cứng, đá quý, "trinh mộc" gỗ chắc, gỗ tốt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã kim thử chúng, vô phục chi diệp, thuần hữu trinh thật. Xá Lợi Phất, như thị tăng thượng mạn nhân, thối diệc giai hĩ" , , , , , 退 (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Bây giờ trong hội chúng này của ta, không còn nhành lá (vụn vặt) nữa, chỉ toàn là những hạt dắn chắc. Xá Lợi Phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy, lui ra cũng tốt thôi.
5. (Động) Bói xem, bốc vấn. ◇ Chu Lễ : "Quý đông, trần ngọc, dĩ trinh lai tuế chi mĩ ác" , , (Xuân quan , Thiên phủ ) Cuối mùa đông, bày ngọc, để bói xem năm tới tốt hay xấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Trinh, chính đính, giữ được tấm lòng chính đính thủy chung không ai làm lay động được gọi là trinh, như trung trinh , kiên trinh , v.v... Đàn bà không thất tiết (không yêu ai, chỉ yêu một chồng) gọi là trinh phụ . Con gái chính đính (không theo trai) gọi là trinh nữ .
② Bói xem, bói hỏi sự chính đính gọi là trinh, như trinh cát chính đính tốt.
③ Tinh thành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiết, khí tiết, trong sạch, chính đính, liêm khiết, ngay thẳng, khảng khái: Giữ vững khí tiết, kiên trinh; Khảng khái không khuất phục; Trung thành liêm khiết;
② Trinh, trinh tiết: Trinh nữ, gái còn tân; Trinh phụ, người đàn bà tiết hạnh;
③ Tinh thành;
④ Sự hiến dâng;
⑤ (văn) Bói: Bói, bói toán.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem bói. Bói toán. Ngay thẳng, không dời đổi. Hát nói của Nguyễn Khuyến: » Mảnh gương trăng vằng quyết không nhơ « — Sự trong trắng của con gái. Đoạn trường tân thanh : » Chữ trinh đáng giá nghìn vàng « — Lòng trong sạch ngay thẳng của đàn bà con gái. Đoạn trường tân thanh: » Chữ trinh còn một chút này «.

Từ ghép 13

khuê
guī ㄍㄨㄟ

khuê

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cửa tò vò (cửa trên tròn dưới vuông)
2. khuê phòng (chỗ con gái ở)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cửa nhỏ, trên tròn dưới vuông. ◇ Tuân Tử : "Phủ nhi xuất thành môn, dĩ vi tiểu chi khuê dã, tửu loạn kì thần dã" , , (Giải tế ) Cúi đầu ra cổng thành, lấy đó làm cửa tò vò, rượu làm rối loạn tinh thần vậy.
2. (Danh) Cửa nhỏ trong cung. ◎ Như: "kim khuê" cửa trong ấy là chỗ các thị thần ở.
3. (Danh) Nhà trong, chỗ phụ nữ ở. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thiếp tại thâm khuê, văn tướng quân chi danh" , (Đệ bát hồi) Thiếp ở chốn phòng the, được nghe tiếng tướng quân.
4. (Tính) Thuộc về phụ nữ. ◎ Như: "khuê phòng" phòng the, phòng của phụ nữ ở, "khuê hữu" bạn bè của đàn bà con gái. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tắc tri tác giả bổn ý nguyên vi kí thuật đương nhật khuê hữu khuê tình, tịnh phi oán thế mạ thì chi thư hĩ" , (Đệ nhất hồi) Hẳn biết bổn ý của tác giả vốn là ghi chép những chuyện bạn bè, tình tứ trong khuê các buổi đó, chứ quyết không phải là sách oán ghét chửi bới thời thế vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cửa tò vò, cái cửa đứng một mình trên tròn dưới vuông. Tả truyện có câu: Tất môn khuê đậu (cửa phên ngõ hỏm), ý nói người nghèo hèn.
② Cái cửa nách trong cung. Ngày xưa gọi là kim khuê trong cửa ấy là chỗ các thị thần ở.
③ Chỗ con gái ở gọi là khuê. Vì thế nên gọi con gái là khuê các .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà trong;
② Khuê phòng, phòng khuê;
③ (văn) Cửa nhỏ (trên tròn dưới vuông): Cửa phên cửa lỗ (Tả truyện) (ý nói chỗ người nghèo hèn ở);
④ (văn) Cửa nách trong cung, cửa tò vò.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cửa nhỏ trong cung — Nơi phụ nữ ở.

Từ ghép 13

lương, lượng
liáng ㄌㄧㄤˊ, liàng ㄌㄧㄤˋ

lương

phồn thể

Từ điển phổ thông

mát mẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mỏng, bạc. ◎ Như: "lương đức" đức bạc (ít đức).
2. (Tính) Lạnh, mát. ◎ Như: "lương thủy" nước lạnh, "lương phong" gió mát. ◇ Tào Phi : "Thu phong tiêu sắt thiên khí lương" (Yên ca hành ) Gió thu hiu hắt, khí trời lạnh lẽo.
3. (Tính) Vắng vẻ, không náo nhiệt. ◎ Như: "hoang lương" vắng vẻ, hiu quạnh. ◇ Lê Hữu Trác : "Lão tướng sùng lương cảnh" (Thượng kinh kí sự ) Lão tướng ưa cảnh tịch mịch.
4. (Tính) Buồn khổ, buồn rầu. ◎ Như: "thê lương" buồn thảm.
5. (Tính) Lạnh nhạt, đạm bạc. ◎ Như: "thế thái viêm lương" thói đời ấm lạnh.
6. (Danh) Cảm mạo, cảm lạnh. ◎ Như: "thụ lương" bị cảm mạo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tựu phạ tha dã tượng Tình Văn trước liễu lương" (Đệ nhất bách cửu hồi) Sợ nó cũng bị cảm lạnh giống như Tình Văn (lần trước).
7. (Danh) Châu "Lương".
8. (Danh) Nước "Lương", một trong mười sáu nước thời Đông Tấn , nay ở vào đất Cam Túc .
9. (Danh) Họ "Lương".
10. (Động) Hóng gió. ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến vô khả tiêu khiển, đề cá giao sàng tọa tại đả mạch tràng liễu âm thụ hạ thừa lương" , (Đệ nhị hồi) Sử Tiến không có gì tiêu khiển, (bèn) lấy chiếc ghế xếp ngồi hóng mát dưới gốc liễu trong sân đập lúa.
11. (Động) Thất vọng, chán nản. ◎ Như: "thính đáo giá tiêu tức, tha tâm lí tựu lương liễu" , nghe được tin đó, anh ấy liền thất vọng.
12. Một âm là "lượng". (Động) Để nguội, để cho mát. ◎ Như: "bả trà lượng nhất hạ" để cho trà nguội một chút.
13. (Động) Giúp đỡ. ◇ Thi Kinh : "Duy sư Thượng phụ, Thì duy ưng dương, Lượng bỉ Vũ vương" , , (Đại nhã , Đại minh ) Chỉ có Thái sư Thượng phụ, Lúc đó (dũng mãnh) như chim ưng cất cánh, Để giúp đỡ vua Vũ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏng mẻo, như lương đức đức bạc (ít đức).
② Lạnh.
③ Châu Lương.
④ Nước Lương.
⑤ Hóng gió.
⑥ Chất uống.
⑦ Một âm là lượng. Tin.
⑧ Giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lạnh, mát, nguội: Gió mát; Sau tiết Thu phân trời sẽ mát mẻ; !Cơm nguội rồi, ăn nhanh lên!;
② Chán nản, thất vọng: Nghe tin ấy, nó chán nản ngay; Cha nói như vậy, con thấy hơi thất vọng;
③ (văn) Hóng gió;
④ (văn) Mỏng, bạc, ít: Đức mỏng (đức bạc, ít đức);
⑤ (văn) Chất uống;
⑥ [Liáng] Châu Lương;
⑦ [Liáng] Nước Lương (một trong 16 nước đời Đông Tấn ở Trung Quốc);
⑧ [Liáng] (Họ) Lương. Xem [liàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mát mẻ. Td: Thừa lương ( hóng mát ) — Dùng như chữ Lương .

Từ ghép 9

lượng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mỏng, bạc. ◎ Như: "lương đức" đức bạc (ít đức).
2. (Tính) Lạnh, mát. ◎ Như: "lương thủy" nước lạnh, "lương phong" gió mát. ◇ Tào Phi : "Thu phong tiêu sắt thiên khí lương" (Yên ca hành ) Gió thu hiu hắt, khí trời lạnh lẽo.
3. (Tính) Vắng vẻ, không náo nhiệt. ◎ Như: "hoang lương" vắng vẻ, hiu quạnh. ◇ Lê Hữu Trác : "Lão tướng sùng lương cảnh" (Thượng kinh kí sự ) Lão tướng ưa cảnh tịch mịch.
4. (Tính) Buồn khổ, buồn rầu. ◎ Như: "thê lương" buồn thảm.
5. (Tính) Lạnh nhạt, đạm bạc. ◎ Như: "thế thái viêm lương" thói đời ấm lạnh.
6. (Danh) Cảm mạo, cảm lạnh. ◎ Như: "thụ lương" bị cảm mạo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tựu phạ tha dã tượng Tình Văn trước liễu lương" (Đệ nhất bách cửu hồi) Sợ nó cũng bị cảm lạnh giống như Tình Văn (lần trước).
7. (Danh) Châu "Lương".
8. (Danh) Nước "Lương", một trong mười sáu nước thời Đông Tấn , nay ở vào đất Cam Túc .
9. (Danh) Họ "Lương".
10. (Động) Hóng gió. ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến vô khả tiêu khiển, đề cá giao sàng tọa tại đả mạch tràng liễu âm thụ hạ thừa lương" , (Đệ nhị hồi) Sử Tiến không có gì tiêu khiển, (bèn) lấy chiếc ghế xếp ngồi hóng mát dưới gốc liễu trong sân đập lúa.
11. (Động) Thất vọng, chán nản. ◎ Như: "thính đáo giá tiêu tức, tha tâm lí tựu lương liễu" , nghe được tin đó, anh ấy liền thất vọng.
12. Một âm là "lượng". (Động) Để nguội, để cho mát. ◎ Như: "bả trà lượng nhất hạ" để cho trà nguội một chút.
13. (Động) Giúp đỡ. ◇ Thi Kinh : "Duy sư Thượng phụ, Thì duy ưng dương, Lượng bỉ Vũ vương" , , (Đại nhã , Đại minh ) Chỉ có Thái sư Thượng phụ, Lúc đó (dũng mãnh) như chim ưng cất cánh, Để giúp đỡ vua Vũ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏng mẻo, như lương đức đức bạc (ít đức).
② Lạnh.
③ Châu Lương.
④ Nước Lương.
⑤ Hóng gió.
⑥ Chất uống.
⑦ Một âm là lượng. Tin.
⑧ Giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Để nguội: Nước sôi để nguội một lát sẽ uống;
② (văn) Tin;
③ (văn) Giúp. Xem [liáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp đỡ. Phụ tá — Đáng tin — Một âm là Lương, xem vần Lương.
đãng, đảng
dàng ㄉㄤˋ, tāng ㄊㄤ, tàng ㄊㄤˋ

đãng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đu đưa, đánh đu
2. chèo thuyền
3. rửa, súc
4. làm hết sạch

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quẫy động, lay động. ◎ Như: "đãng tưởng" quẫy mái chèo. ◇ Tiêu Tử Vân : "Xuân phong đãng la trướng, Dư hoa lạc kính liêm" , (Xuân tứ ).
2. (Động) Dao động. ◇ Tả truyện : "Nhập, cáo phu nhân Đặng Mạn viết: Dư tâm đãng" , : (Trang Công tứ niên ) (Sở Vũ Vương) vào, nói với phu nhân Đặng Mạn: Lòng ta dao động.
3. (Động) Nhú mầm, bắt đầu phát sinh, manh động. ◇ Lễ Kí : "(Trọng đông chi nguyệt) thị nguyệt dã, nhật đoản chí, âm dương tranh, chư sanh đãng" , , , (Nguyệt lệnh ) Vào tháng trọng đông, ngày ngắn đến, âm dương tương tranh, các vật bắt đầu phát sinh.
4. (Động) Làm loạn, gây ra xáo trộn. ◇ Tuân Tử : "Thị cố quyền lợi bất năng khuynh dã, quần chúng bất năng di dã, thiên hạ bất năng đãng dã" , , (Khuyến học ) Cho nên quyền lợi không thể nghiêng ngửa, dân chúng không dời đổi, thiên hạ không tao loạn.
5. (Động) Quét sạch, rửa sạch, dẹp yên. ◎ Như: "tảo đãng" quét sạch, "đãng bình" dẹp yên.
6. (Động) Lêu lổng, phóng túng. ◎ Như: "du đãng" phóng túng lêu lổng, "nhất cá nhân tại nhai thượng đãng lai đãng khứ" một người trên đường lêu lổng qua lại.
7. (Động) Mê hoặc, dụ hoặc. ◇ Tuân Duyệt : "Thính ngôn trách sự, cử danh sát thật, vô hoặc trá ngụy, dĩ đãng chúng tâm" , , , (Thân giám , Chánh thể ).
8. (Động) Làm tiêu tán, làm tan hoang. ◎ Như: "khuynh gia đãng sản" phá gia bại sản.
9. (Động) Hủy hoại, làm hư hỏng. ◎ Như: "kỉ cương đãng nhiên" giường mối hỏng hết. § Ghi chú: Thi Kinh có hai thiên "bản đãng" là thơ cảm thán nhà Chu suy đồi. Cho nên nay gọi đời loạn là "trung nguyên bản đãng" .
10. (Động) Khoan thứ.
11. (Tính) Mông mênh, bát ngát. ◇ Lí Bạch : "Hạo đãng bất kiến để" (Mộng du thiên ) Mênh mông không thấy đáy.
12. (Tính) Xa tít, mù mịt. ◇ Tuân Tử : "Đạo quá Tam Đại vị chi đãng" (Nho hiệu ) Đạo trước thời Tam Đại quá xa xôi. § Việc quá xa xưa mù mịt khó tin.
13. (Tính) Bình dị, thanh thản, thảnh thơi. ◎ Như: "thản đãng" thanh thản. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích" , (Thuật nhi ) Người quân tử thì thanh thản thư thái, kẻ tiểu nhân thì thường lo lắng u sầu.
14. (Tính) Bình đẳng, ngang hàng. ◇ Lỗ Tấn : "Sử thiên hạ nhân nhân quy ư nhất trí, xã hội chi nội, đãng vô cao ti, thử kì vi lí tưởng thành mĩ hĩ" 使, , , (Phần , Văn hóa thiên chí luận ).
15. (Tính) Phóng túng, không biết giữ gìn. ◎ Như: "đãng tử" kẻ không có nghề gì, chỉ chơi lu bù, "đãng phụ" đàn bà dâm dật bất chính.
16. (Danh) Chằm nước, hồ, ao. ◎ Như: "ngư đãng" hồ cá, "lô hoa đãng" chằm hoa lau.
17. (Danh) Bệnh tâm thần hoảng hốt.
18. (Danh) Họ "Đãng".
19. Một âm là "đảng". (Động) Khơi, tháo. ◇ Chu Lễ : "Dĩ phòng chỉ thủy, dĩ câu đảng thủy" , (Địa quan , Đạo nhân ) Lấy đê ngăn chặn nước, lấy ngòi khơi dẫn nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Mông mênh, bát ngát.
② Bình dị, than thán, thảnh thơi. Luận ngữ : Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích (Thuật nhi ) người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thì thường lo lắng u sầu.
③ Quẫy động. Như đãng tưởng quẫy mái chèo, tâm đãng động lòng.
④ Phóng đãng, phóng túng, không biết giữ gìn gọi là đãng. Như kẻ không có nghề gì, chỉ chơi lu bù gọi là đãng tử , đàn bà dâm dật bất chính gọi là đãng phụ .
⑤ Quét sạch, rửa sạch, dẹp yên giặc giã gọi là tảo đãng quét sạch hay đãng bình dẹp yên.
⑥ Hỏng hết. Như kỉ cương đãng nhiên giềng mối hỏng hết. Kinh Thi có hai thiên bản đãng là thơ cảm thán nhà Chu suy đồi mà làm. Cho nên nay gọi gọi đời loạn là trung nguyên bản đãng .
⑦ Chằm nước, hồ ao nào có lợi cá nước đều gọi là đãng.
⑧ Một âm là đảng. Khơi, tháo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đu đưa, giạt: Đánh đu; Trôi giạt;
② Lêu lổng: Chơi bời lêu lổng;
③ Rửa, súc: Súc miệng;
④ Càn, dẹp sạch, diệt sạch, làm hết sạch: Càn quét, quét sạch; Hết sạch gia tài;
⑤ Phóng túng, (phóng) đãng: Phóng đãng; Người đàn bà phóng đãng;
⑥ Hồ: Hồ Lư Hoa;
⑦ (văn) Mênh mông, bát ngát;
⑧ (văn) Bình dị, thảnh thơi, thanh thản: Người quân tử bằng phẳng thảnh thơi (Luận ngữ);
⑨ (văn) Quẫy, quơ động: 漿 Quơ mái chèo; Động lòng;
⑩ (văn) Hết sạch, hỏng hết: Giềng mối hỏng hết;
⑪ Chằm nước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lay động — Buông thả, không kềm giữ — Rửa sạch — Bình dị — Trừ đi. Tẩy sạch.

Từ ghép 22

đảng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quẫy động, lay động. ◎ Như: "đãng tưởng" quẫy mái chèo. ◇ Tiêu Tử Vân : "Xuân phong đãng la trướng, Dư hoa lạc kính liêm" , (Xuân tứ ).
2. (Động) Dao động. ◇ Tả truyện : "Nhập, cáo phu nhân Đặng Mạn viết: Dư tâm đãng" , : (Trang Công tứ niên ) (Sở Vũ Vương) vào, nói với phu nhân Đặng Mạn: Lòng ta dao động.
3. (Động) Nhú mầm, bắt đầu phát sinh, manh động. ◇ Lễ Kí : "(Trọng đông chi nguyệt) thị nguyệt dã, nhật đoản chí, âm dương tranh, chư sanh đãng" , , , (Nguyệt lệnh ) Vào tháng trọng đông, ngày ngắn đến, âm dương tương tranh, các vật bắt đầu phát sinh.
4. (Động) Làm loạn, gây ra xáo trộn. ◇ Tuân Tử : "Thị cố quyền lợi bất năng khuynh dã, quần chúng bất năng di dã, thiên hạ bất năng đãng dã" , , (Khuyến học ) Cho nên quyền lợi không thể nghiêng ngửa, dân chúng không dời đổi, thiên hạ không tao loạn.
5. (Động) Quét sạch, rửa sạch, dẹp yên. ◎ Như: "tảo đãng" quét sạch, "đãng bình" dẹp yên.
6. (Động) Lêu lổng, phóng túng. ◎ Như: "du đãng" phóng túng lêu lổng, "nhất cá nhân tại nhai thượng đãng lai đãng khứ" một người trên đường lêu lổng qua lại.
7. (Động) Mê hoặc, dụ hoặc. ◇ Tuân Duyệt : "Thính ngôn trách sự, cử danh sát thật, vô hoặc trá ngụy, dĩ đãng chúng tâm" , , , (Thân giám , Chánh thể ).
8. (Động) Làm tiêu tán, làm tan hoang. ◎ Như: "khuynh gia đãng sản" phá gia bại sản.
9. (Động) Hủy hoại, làm hư hỏng. ◎ Như: "kỉ cương đãng nhiên" giường mối hỏng hết. § Ghi chú: Thi Kinh có hai thiên "bản đãng" là thơ cảm thán nhà Chu suy đồi. Cho nên nay gọi đời loạn là "trung nguyên bản đãng" .
10. (Động) Khoan thứ.
11. (Tính) Mông mênh, bát ngát. ◇ Lí Bạch : "Hạo đãng bất kiến để" (Mộng du thiên ) Mênh mông không thấy đáy.
12. (Tính) Xa tít, mù mịt. ◇ Tuân Tử : "Đạo quá Tam Đại vị chi đãng" (Nho hiệu ) Đạo trước thời Tam Đại quá xa xôi. § Việc quá xa xưa mù mịt khó tin.
13. (Tính) Bình dị, thanh thản, thảnh thơi. ◎ Như: "thản đãng" thanh thản. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích" , (Thuật nhi ) Người quân tử thì thanh thản thư thái, kẻ tiểu nhân thì thường lo lắng u sầu.
14. (Tính) Bình đẳng, ngang hàng. ◇ Lỗ Tấn : "Sử thiên hạ nhân nhân quy ư nhất trí, xã hội chi nội, đãng vô cao ti, thử kì vi lí tưởng thành mĩ hĩ" 使, , , (Phần , Văn hóa thiên chí luận ).
15. (Tính) Phóng túng, không biết giữ gìn. ◎ Như: "đãng tử" kẻ không có nghề gì, chỉ chơi lu bù, "đãng phụ" đàn bà dâm dật bất chính.
16. (Danh) Chằm nước, hồ, ao. ◎ Như: "ngư đãng" hồ cá, "lô hoa đãng" chằm hoa lau.
17. (Danh) Bệnh tâm thần hoảng hốt.
18. (Danh) Họ "Đãng".
19. Một âm là "đảng". (Động) Khơi, tháo. ◇ Chu Lễ : "Dĩ phòng chỉ thủy, dĩ câu đảng thủy" , (Địa quan , Đạo nhân ) Lấy đê ngăn chặn nước, lấy ngòi khơi dẫn nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Mông mênh, bát ngát.
② Bình dị, than thán, thảnh thơi. Luận ngữ : Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích (Thuật nhi ) người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thì thường lo lắng u sầu.
③ Quẫy động. Như đãng tưởng quẫy mái chèo, tâm đãng động lòng.
④ Phóng đãng, phóng túng, không biết giữ gìn gọi là đãng. Như kẻ không có nghề gì, chỉ chơi lu bù gọi là đãng tử , đàn bà dâm dật bất chính gọi là đãng phụ .
⑤ Quét sạch, rửa sạch, dẹp yên giặc giã gọi là tảo đãng quét sạch hay đãng bình dẹp yên.
⑥ Hỏng hết. Như kỉ cương đãng nhiên giềng mối hỏng hết. Kinh Thi có hai thiên bản đãng là thơ cảm thán nhà Chu suy đồi mà làm. Cho nên nay gọi gọi đời loạn là trung nguyên bản đãng .
⑦ Chằm nước, hồ ao nào có lợi cá nước đều gọi là đãng.
⑧ Một âm là đảng. Khơi, tháo.

Từ điển trích dẫn

1. Đùi và cánh tay. ◇ Thư Kinh : "Cổ quăng duy nhân, lương thần duy thánh" , (Thuyết mệnh hạ ) Đùi và vế đầy đủ thì thành người, có bề tôi giỏi thì thành bậc thánh.
2. Tỉ dụ bề tôi thân cận phụ giúp. ◇ Thư Kinh : "Thần tác trẫm cổ quăng nhĩ mục" (Ích tắc ) Bề tôi là chân tay tai mắt của trẫm.
3. Phụ giúp, che chở. ◇ Tả truyện : "Tích Chu Công đại công, cổ quăng Chu thất, giáp phụ Thành Vương" , , (Hi Công nhị thập lục niên ) Xưa ông đại thần Chu Công, phụ giúp nhà Chu, giúp đỡ Thành Vương.
4. Chỉ địa phương bao bọc và có quan hệ mật thiết với thủ đô hoặc một thành thị ở trung tâm. ◇ Hàn Phi Tử : "Trung Mưu, Tam Quốc chi cổ quăng, Hàm Đan chi kiên bễ" , , (Ngoại trữ thuyết tả hạ ) Đất Trung Mưu, là chân tay của ba nước (Ngụy, Thục và Ngô), là vai vế của Hàm Đan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đùi và cánh tay. Chỉ người phụ tá của một người nào, coi như chân tay của người đó.
phụ
fù ㄈㄨˋ

phụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bám, nương cậy
2. phụ thêm, góp vào

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ "phụ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ phụ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Phụ .
tổ
jiē ㄐㄧㄝ, zǔ ㄗㄨˇ

tổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ông
2. tổ sư

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ông bà (tức cha mẹ của cha mẹ mình). ◎ Như: "tổ phụ mẫu" ông bà nội, "ngoại tổ phụ mẫu" ông bà ngoại. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô tổ tử ư thị, ngô phụ tử ư thị, kim ngô tự vi chi thập nhị niên, ki tử giả sổ hĩ" , , , (Bộ xà giả thuyết ) Ông tôi chết ở đó (ở chỗ làm nghề bắt rắn), cha tôi chết ở đó, nay tôi nối nghiệp được mười hai năm, đã mấy lần xuýt chết.
2. (Danh) Chỉ người đời trước. ◎ Như: "viễn tổ" tổ tiên xa, "tiên tổ" tổ tiên.
3. (Danh) Miếu thờ vị tổ đầu tiên ("thủy tổ" ).
4. (Danh) Người sáng lập, khai sáng một môn phái. ◇ Trịnh Huyền : "Chú: điền tổ, thủy canh điền giả, vị Thần Nông dã" : , , Chú giải: "điền tổ", người đầu tiên làm ruộng, tức là Thần Nông vậy.
5. (Danh) Họ "Tổ".
6. (Động) Tế thần đường ("lộ thần" ). § Ghi chú: Ngày xưa, lúc sắp ra đi làm lễ tế thần đường, gọi là "tế tổ" .
7. (Động) Tiễn hành. ◎ Như: "tổ tiễn" đưa tiễn. ◇ Liêu trai chí dị : "Hoàn ông trương diên tổ tiễn" , (Tiên nhân đảo ) Hoàn ông bày tiệc tiễn hành.
8. (Động) Noi theo. ◇ Trung Dung : "Trọng Ni tổ thuật Nghiêu Thuấn" Ông Trọng Ni noi theo đạo vua Nghiêu vua Thuấn.
9. (Động) Quen, biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Ông, người đẻ ra cha mình. Tổ tiên.
② Xa noi, như Trọng Ny tổ thuật Nghiêu Thuấn ông Trọng Ny xa noi đạo vua Nghiêu vua Thuấn.
③ Tế tổ, lúc sắp ra đi làm lễ thần đường, gọi là tế tổ . Nay gọi sự tiễn người đi xa là tổ tiễn là noi ý ấy.
④ Tổ sư, tu hành đắc đạo, được đời tôn kính gọi là tổ.
⑤ Quen, biết.
⑥ Bắt chước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông bà: Ông ngoại; Bà ngoại;
② Bậc ông bà: Ông bác;
③ Tổ tiên: Tổ tiên xa;
④ Ông tổ, tổ sư: Ông tổ (tổ sư) nghề in;
⑤ (văn) Noi theo người xưa: Trọng Ni noi theo đạo của vua Nghiêu vua Thuấn;
⑥ (văn) Tế tổ (làm lễ thần đường lúc sắp ra đi): (Làm lễ tế tổ để) tiễn người đi xa;
⑦ (văn) Quen, biết;
⑧ (văn) Bắt chước;
⑨ [Zư] (Họ) Tổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ ông cha nhiều đời — Ông nội — Ông cha nhiều đời. Td: Tổ tiên — Người khởi đầu một học thuyết, tôn giáo, hoặc nghề nghiệp. Td: Thánh tổ. Tổ sư.

Từ ghép 28

ô, ư
wū ㄨ, yū ㄩ, yú ㄩˊ

ô

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở tại, vào lúc. ◎ Như: "sanh ư mỗ niên" sinh vào năm đó, "chu hành ư hải" thuyền đi trên biển, "sanh ư tư, trưởng ư tư" , sanh ở đây, lớn lên ở đây. ◇ Luận Ngữ : "Hữu mĩ ngọc ư tư" (Tử Hãn ) Có viên ngọc đẹp ở đây.
2. (Giới) Cho. ◇ Luận Ngữ : "Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" , (Vệ Linh Công ) Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
3. (Giới) Hướng về. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cầm vấn ư Tử Cống" (Học nhi ) Tử Cầm hỏi (hướng về) Tử Cống.
4. (Giới) Đối với. ◇ Luận Ngữ : "Thủy ngô ư nhân dã, thính kì ngôn nhi quan kì hạnh. Kim ngô ư nhân dã, thính kì ngôn nhi quan kì hạnh" , . , (Công Dã Tràng ) Mới đầu, đối với người, ta nghe lời nói mà tin việc làm. Nay đối với người, ta nghe nghe lời nói mà còn phải xem việc làm nữa.
5. (Giới) Đến, cho đến. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tự ngô thị tam thế cư thị hương, tích ư kim lục thập tuế hĩ" , (Bộ xà giả thuyết ) Họ tôi ở làng này đã ba đời, tính đến nay được sáu chục năm.
6. (Giới) Hơn. ◇ Lễ Kí : "Hà chánh mãnh ư hổ dã" (Đàn cung hạ ) Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp vậy.
7. (Giới) Vì, nhờ. ◇ Hàn Dũ : "Nghiệp tinh ư cần" (Tiến học giải ) Nghề nghiệp tinh thâm nhờ ở chuyên cần.
8. (Giới) Từ, do. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên lí chi hành, thủy ư túc hạ" , (Chương 64) Đi ngàn dặm, bắt đầu từ một bước chân.
9. (Giới) Bị (đặt sau động từ). ◇ Sử Kí : "Ngụy Huệ Vương binh sổ phá ư Tề, Tần, quốc nội không, nhật dĩ tước, khủng" , , , , (Thương Quân truyện ) Ngụy Huệ vương mấy lần bị quân Tề, quân Tần đánh phá, trong nước trống rỗng, ngày càng hao mòn nên lo sợ.
10. (Giới) Với. ◇ Luận Ngữ : "Ngô đảng chi trực giả dị ư thị, phụ vi tử ẩn, tử vi phụ ẩn, trực tại kì trung hĩ" , , , (Tử Lộ ) Người ngay thẳng trong làng tôi khác với làng đó (*), cha dấu tội cho con, con dấu tội cho cha, sự ngay thẳng ở trong đó. § Ghi chú: (*) Khác với làng đã nói đến trước đó.
11. (Liên) Và, với. ◇ Chiến quốc sách : "Kim Triệu chi dữ Tần, do Tề chi ư Lỗ dã" , (Tề sách nhất ) Nay Triệu với Tần, thì cũng như Tề với Lỗ vậy.
12. (Danh) Họ "Ư".
13. (Động) Nương, tựa. ◇ Lưu Đắc Nhân : "Phiến vân cô hạc khả tương ư" (Tặng kính ) Mảnh mây lẻ hạc có thể nương tựa nhau.
14. Một âm là "ô". (Thán) Ôi, lời than thở. § Cùng nghĩa với chữ "ô" . ◇ Thượng Thư : "Ô, Đế niệm tai!" , (Đại Vũ mô ) Ôi, nhà vua hãy thường suy nghĩ!

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng. Tiếng dùng để giúp lời, như sinh ư bắc phương sinh chưng phương bắc.
② Ở, như tương ư cùng nương ở với nhau.
③ Một âm là ô. Ôi, lời than thở, cùng nghĩa với chữ ô .

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) Ô, ôi (biểu thị tiếng kêu hoặc than thở, dùng như bộ ): !Ôi, nhà vua hãy thường suy nghĩ (Thượng thư: Đại Vũ mô).【】ô hô [wuhu] Than ôi. Cv. . Như [wuhu]. Xem [yu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng kêu than thở. Như chữ Ô — Một âm là Ư. Xem Ư.

Từ ghép 1

ư

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ở, tại
2. vào lúc

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở tại, vào lúc. ◎ Như: "sanh ư mỗ niên" sinh vào năm đó, "chu hành ư hải" thuyền đi trên biển, "sanh ư tư, trưởng ư tư" , sanh ở đây, lớn lên ở đây. ◇ Luận Ngữ : "Hữu mĩ ngọc ư tư" (Tử Hãn ) Có viên ngọc đẹp ở đây.
2. (Giới) Cho. ◇ Luận Ngữ : "Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" , (Vệ Linh Công ) Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
3. (Giới) Hướng về. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cầm vấn ư Tử Cống" (Học nhi ) Tử Cầm hỏi (hướng về) Tử Cống.
4. (Giới) Đối với. ◇ Luận Ngữ : "Thủy ngô ư nhân dã, thính kì ngôn nhi quan kì hạnh. Kim ngô ư nhân dã, thính kì ngôn nhi quan kì hạnh" , . , (Công Dã Tràng ) Mới đầu, đối với người, ta nghe lời nói mà tin việc làm. Nay đối với người, ta nghe nghe lời nói mà còn phải xem việc làm nữa.
5. (Giới) Đến, cho đến. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tự ngô thị tam thế cư thị hương, tích ư kim lục thập tuế hĩ" , (Bộ xà giả thuyết ) Họ tôi ở làng này đã ba đời, tính đến nay được sáu chục năm.
6. (Giới) Hơn. ◇ Lễ Kí : "Hà chánh mãnh ư hổ dã" (Đàn cung hạ ) Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp vậy.
7. (Giới) Vì, nhờ. ◇ Hàn Dũ : "Nghiệp tinh ư cần" (Tiến học giải ) Nghề nghiệp tinh thâm nhờ ở chuyên cần.
8. (Giới) Từ, do. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên lí chi hành, thủy ư túc hạ" , (Chương 64) Đi ngàn dặm, bắt đầu từ một bước chân.
9. (Giới) Bị (đặt sau động từ). ◇ Sử Kí : "Ngụy Huệ Vương binh sổ phá ư Tề, Tần, quốc nội không, nhật dĩ tước, khủng" , , , , (Thương Quân truyện ) Ngụy Huệ vương mấy lần bị quân Tề, quân Tần đánh phá, trong nước trống rỗng, ngày càng hao mòn nên lo sợ.
10. (Giới) Với. ◇ Luận Ngữ : "Ngô đảng chi trực giả dị ư thị, phụ vi tử ẩn, tử vi phụ ẩn, trực tại kì trung hĩ" , , , (Tử Lộ ) Người ngay thẳng trong làng tôi khác với làng đó (*), cha dấu tội cho con, con dấu tội cho cha, sự ngay thẳng ở trong đó. § Ghi chú: (*) Khác với làng đã nói đến trước đó.
11. (Liên) Và, với. ◇ Chiến quốc sách : "Kim Triệu chi dữ Tần, do Tề chi ư Lỗ dã" , (Tề sách nhất ) Nay Triệu với Tần, thì cũng như Tề với Lỗ vậy.
12. (Danh) Họ "Ư".
13. (Động) Nương, tựa. ◇ Lưu Đắc Nhân : "Phiến vân cô hạc khả tương ư" (Tặng kính ) Mảnh mây lẻ hạc có thể nương tựa nhau.
14. Một âm là "ô". (Thán) Ôi, lời than thở. § Cùng nghĩa với chữ "ô" . ◇ Thượng Thư : "Ô, Đế niệm tai!" , (Đại Vũ mô ) Ôi, nhà vua hãy thường suy nghĩ!

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng. Tiếng dùng để giúp lời, như sinh ư bắc phương sinh chưng phương bắc.
② Ở, như tương ư cùng nương ở với nhau.
③ Một âm là ô. Ôi, lời than thở, cùng nghĩa với chữ ô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, vào lúc (chỉ nơi chốn, thời gian): Bao bệnh chết ở dọc đường (Hán thư); Có viên ngọc đẹp ở nơi này (Luận ngữ); Khoa thi tiến sĩ bắt đầu có vào đời Tùy và thịnh hành vào các đời Đường, Tống (Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi kí);
② Hơn (dùng trong một kết cấu so sánh): Băng do nước tạo thành nhưng lại lạnh hơn nước (Tuân tử);
③ Cho: Tôi tặng một cây viết cho anh Trương;
④ Với: Không liên quan gì đến (với) tôi;
⑤ Bị: Giáp bị Ất đánh bại; Binh bị Trần Thiệp phá, đất bị họ Lưu chiếm (Hán thư). Xem ;
⑥ Đối với, đến: Rất quan tâm đối với (đến) việc đó;
⑦ Do: Do đó;
⑧ 【】 ư ấp [yuyì] (văn) Nghẹn hơi;
⑨ [Yu] (Họ) Ư. Xem [wu], [yú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở. Ở tại — Một âm là Ô. Xem Ô.

Từ ghép 17

qua, toa
zhuā ㄓㄨㄚ

qua

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

búi tóc để tang tết bằng sợi gai của phụ nữ thời xưa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Qua kế" búi tóc trên đỉnh đầu hoặc hai hai bên đầu. Ngày xưa, bé gái hay con hầu hay để tóc như thế. Cũng gọi là "trảo kế" .
2. (Động) Ngày xưa, phụ nữ để tang búi tóc bằng sợi gai. ◇ Nghi lễ : "Phụ nhân qua vu thất" (Sĩ tang lễ ) Đàn bà búi tóc sợi gai ở nhà (để tang).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Búi tóc để tang tết bằng sợi gai của phụ nữ thời xưa;
② 【】qua kế [zhuaji] Búi tóc chải ở hai bên đầu.

Từ ghép 1

toa

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đàn bà xõa tóc ra mà để tang.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.