bút
bǐ ㄅㄧˇ

bút

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bút (để viết)
2. viết bằng bút
3. nét trong chữ Hán
4. cách viết, cách vẽ
5. món tiền
6. bức tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái bút, cây viết. ◎ Như: "mao bút" bút lông, "cương bút" bút sắt.
2. (Danh) Nét chữ Hán. ◎ Như: "bút thuận" thứ tự các nét của một chữ Hán.
3. (Danh) Kĩ thuật, kĩ xảo viết văn chương, cách viết, ngòi bút, cách vẽ. ◎ Như: "phục bút" bút pháp có mai phục trong bài văn, "bại bút" bài văn, bức họa có tì vết, khuyết điểm.
4. (Danh) Ngày xưa gọi bài viết không vần là "bút".
5. (Danh) Lượng từ. (1) Bức họa, bài văn. ◎ Như: "nhất bút sơn thủy họa" một bức tranh phong cảnh. (2) Món tiền, khoản tiền. ◎ Như: "nhất bút tiền" một món tiền. (3) Nét. ◎ Như: "nhật tự hữu tứ bút" chữ "nhật" có bốn nét.
6. (Động) Viết, soạn, chép. ◎ Như: "bút chi ư thư" chép vào trong sách. ◇ Sử Kí : "Chí ư vi Xuân Thu, bút tắc bút, tước tắc tước" , , (Khổng Tử thế gia ) Đến khi (Khổng Tử) soạn kinh Xuân Thu, thì viết cái gì phải viết, bỏ cái gì phải bỏ. § Đời xưa chưa có giấy, viết chữ vào thẻ tre, nhầm thì nạo đi. Vì thế nên chữa lại văn tự gọi là "bút tước" .
7. (Tính) Thẳng. ◎ Như: "bút đĩnh" thẳng đứng, "bút trực" thẳng tắp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bút.
② Chép truyện, như bút chi ư thư chép vào trong sách. Ðức Khổng Tử san kinh Xuân Thu chỗ nào đáng chép thì chép đáng bỏ thì bỏ gọi là bút tước . Nay nhờ người ta sửa lại văn bài cho cũng gọi là bút tước là vì cớ ấy.
③ Phàm các loài viết vẽ văn tự đều phải dùng đến bút cả, như bút pháp phép viết, phép vẽ, thi bút phép thơ, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây bút, cây viết: Bút lông; Bút máy; Phấn;
② Viết, soạn: Viết hộ;
③ Nét (chữ): "" Chữ "" (nhật) có 4 nét;
④ Ngay, thẳng: Ngay ngắn; Thẳng tắp;
⑤ (loại) Món, số, khoản: Một món tiền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi dụng cụ để viết. Ta cũng gọi là Cái bút — Viết, ghi chép.

Từ ghép 66

viên
yuán ㄩㄢˊ

viên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tròn, hình tròn
2. cầu, hình cầu
3. tròn (trăng)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tròn. § Đối lại với "phương" . ◎ Như: "viên trác" bàn tròn.
2. (Tính) Đầy đủ, hoàn chỉnh, trọn vẹn. ◎ Như: "viên mãn" 滿 hoàn hảo, trọn vẹn, "viên túc" tròn đầy.
3. (Tính) Trơn nhẵn, tròn trĩnh. ◎ Như: "viên hoạt" trơn tru.
4. (Tính) Uyển chuyển. ◇ Thang Hiển Tổ : "Lịch lịch oanh ca lựu đích viên" (Mẫu đan đình ) Trong trẻo oanh ca, uyển chuyển véo von.
5. (Tính) Không trở ngại (thuật ngữ Phật giáo). "Thiên Thai tông" chia Phật giáo làm 4 bực, bực "viên giáo" là bực cao nhất, vì chứng đến bực ấy thì công hành viên mãn, tự tại viên dung, không có gì trở ngại nữa.
6. (Danh) Hình tròn. ◇ Mặc Tử :"Bách công vi phương dĩ củ, vi viên dĩ quy" , (Pháp nghi ) Trăm thợ lấy hình vuông làm khuôn mẫu, lấy hình tròn làm quy tắc.
7. (Danh) Đồng tiền. ◎ Như: "kim viên" đồng tiền vàng, "ngân viên" đồng tiền bạc.
8. (Danh) Lượng từ: một "viên" bằng mười "giác" hào.
9. (Động) Hoàn thành, làm cho hoàn chỉnh. ◎ Như: "tự viên kì thuyết" làm cho hoàn chỉnh lập luận, lí thuyết của mình. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tạm thả trụ trước, đẳng mãn liễu phục tái viên phòng" , 滿 (Đệ lục thập bát hồi) Hãy tạm ở đây, chờ khi hết tang sẽ làm lễ thành hôn.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỉ về hình-thể. Từ giữa ruột đo ra đến ngoài vành chỗ nào cũng đều nhau thì chỗ giữa ấy gọi là viên tâm ruột tròn, chỗ vành ngoài gọi là viên chu vòng tròn.
② Trộn, phàm cái gì không lộ cạnh góc ra đều gọi là viên. Như viên thông , viên hoạt , v.v.
③ Ðầy đủ, như viên mãn 滿, viên túc , v.v.
④ Ðồng bạc.
⑤ Tự bênh vực cái thuyết của mình.
⑥ Không trở ngại, tôn Thiên-thai chia Phật-giáo làm 4 bực, bực Viên-giáo là bực cao nhất, vì chứng đến bực ấy thì công-hành viên-mãn, tự-tại viên-dung, không có gì trở ngại nữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tròn, hình tròn, hình cầu: Trăng tròn; Lỗ tròn;
② Hoàn mĩ, chu đáo, đầy đủ, viên mãn, trọn vẹn: Anh này làm việc rất chu đáo; Nói như vậy không trọn vẹn (tròn trịa, xuôi); 滿 Tròn đầy, viên mãn;
③ Đồng (đơn vị tiền tệ): Ba trăm đồng nhân dân tệ. Cv. ;
④ Tiền đúc (hình tròn): Tiền bạc; Tiền đồng. Cv. ;
⑤ Tìm cách bênh vực ý kiến hoặc chủ trương của mình: Tự biện hộ cho lí thuyết của mình;
⑥ [Yuán] (Họ) Viên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trọn vẹn hoàn toàn — Tròn. Hình tròn — Đồng bạc ( vì đồng bạc đời xưa hình tròn ) — Tiếng gọi những vật nhỏ, tròn. Td: Viên đạn.

Từ ghép 32

đê âm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

âm trầm

Từ điển trích dẫn

1. Danh từ vật lí học: Tiếng thấp, tiếng trầm.
2. Danh từ âm nhạc: Âm trầm, giọng trầm. ◎ Như: "đê âm đề cầm" contrebasse (tiếng Pháp).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng thấp, tiếng trầm — Âm thanh nhỏ.
huyễn, ảo
huàn ㄏㄨㄢˋ

huyễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hư ảo, không có thực

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giả, không thực, giả mà hệt như thực. ◎ Như: "huyễn cảnh" cảnh không thực, "huyễn tượng" hiện tượng do giác quan nhận lầm, không có thực, "huyễn thuật" , ta quen gọi là "ảo thuật", là "quỷ thuật", nghĩa là làm giả mà giống như có thực vậy.
2. (Động) Dối giả, làm giả mê hoặc người. ◎ Như: "huyễn hoặc lương dân" mê hoặc dân lành.
3. (Động) Biến hóa, biến thiên. ◎ Như: "biến huyễn" , "huyễn hóa" .
4. (Danh) Sự vật biến thiên, khó tìm được rõ chân tướng. ◇ Kim Cương Kinh : "Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh" Hết thảy những phép hữu vi đều như mơ như ảo như bọt như bóng.
5. § Ghi chú: Ta quen đọc là "ảo".

Từ điển Thiều Chửu

① Dối giả, làm giả mê hoặc người.
② Giả mà làm hệt như thực gọi là huyễn, như huyễn tượng , huyễn thuật , ta quen gọi là ảo thuật, là quỷ thuật, nghĩa là làm giả mà giống như có thực vậy. Sự vật biến thiên, khó tìm được rõ chân tướng gọi là huyễn, như biến huyễn hay huyễn hóa , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ảo, giả, không thật. 【】ảo cảnh [huànjêng] Ảo cảnh (ảnh): Ảo ảnh trên sa mạc;
② (Biến) hóa: Biến hóa nhiều; Biến đổi khôn lường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dối trá lừa gạt — Không có thật — Ta quen đọc là Ảo. Xem thêm Ảo.

Từ ghép 15

ảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hư ảo, không có thực

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giả, không thực, giả mà hệt như thực. ◎ Như: "huyễn cảnh" cảnh không thực, "huyễn tượng" hiện tượng do giác quan nhận lầm, không có thực, "huyễn thuật" , ta quen gọi là "ảo thuật", là "quỷ thuật", nghĩa là làm giả mà giống như có thực vậy.
2. (Động) Dối giả, làm giả mê hoặc người. ◎ Như: "huyễn hoặc lương dân" mê hoặc dân lành.
3. (Động) Biến hóa, biến thiên. ◎ Như: "biến huyễn" , "huyễn hóa" .
4. (Danh) Sự vật biến thiên, khó tìm được rõ chân tướng. ◇ Kim Cương Kinh : "Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh" Hết thảy những phép hữu vi đều như mơ như ảo như bọt như bóng.
5. § Ghi chú: Ta quen đọc là "ảo".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ảo, giả, không thật. 【】ảo cảnh [huànjêng] Ảo cảnh (ảnh): Ảo ảnh trên sa mạc;
② (Biến) hóa: Biến hóa nhiều; Biến đổi khôn lường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không có thật. Thấy mà không phải là thật — Chữ này phải đọc là Huyễn. Xưa nay ta quen đọc là Ảo. Xem thêm vần Huyễn.

Từ ghép 15

uế
huì ㄏㄨㄟˋ

uế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ xấu, cỏ dại
2. bẩn thỉu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ xấu, cỏ dại. ◇ Đào Uyên Minh : "Thần hưng lí hoang uế, Đái nguyệt hà sừ quy" , (Quy điền viên cư ) Sớm dậy rẫy cỏ hoang, (Tối đi) dưới trăng vác cuốc về.
2. (Danh) Sự nhơ bẩn, vật nhơ bẩn, vết xấu. ◎ Như: "tẩy uế" rửa sạch những nhơ bẩn. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thanh tịnh vô hà uế" (Thí dụ phẩm đệ tam ) Trong sạch không vết dơ.
3. (Danh) Người gian ác, xấu xa. ◇ Tư Mã Quang : "Vị Hán gia trừ tàn khử uế" (Xích bích chi chiến ) Vì nhà Hán trừ khử những kẻ tàn ác, xấu xa.
4. (Tính) Dơ, bẩn, không sạch sẽ. ◎ Như: "ô uế" nhơ bẩn, nhớp nhúa.
5. (Tính) Xấu xa, xấu xí. ◎ Như: "uế ngữ" lời nhơ nhuốc, "tự tàm hình uế" tự hổ thẹn vì hình thể xấu xí.
6. (Tính) Phiền tạp, tạp loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Thiệm nhi bất uế, tường nhi hữu thể" , (Ban Bưu truyện hạ ) Phong phú mà không tạp loạn, Rõ ràng mà có thể cách.
7. (Động) Làm ô uế, bôi bẩn. ◇ Thái Ung : "Diện nhất đán bất tu sức, tắc trần cấu uế chi" , (Nữ giới ) Mặt mày một ngày mà không chăm sóc, thì bụi bặm sẽ làm dơ bẩn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ xấu, cỏ lan ruộng lúa.
② Dơ bẩn, vết xấu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhơ, dơ bẩn: Nhơ nhớp, dơ bẩn, bẩn thỉu. (Ngb) Xấu xa, nhơ nhuốc.【】 uế hành [huìxíng] (văn) Làm bậy, hành động thối tha ô uế;
② (văn) Cỏ dại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỏ rậm rạp lẫn lộn ở chỗ đất hoang — Nhơ bẩn. Td: Ô uế — Xấu xa nhơ bẩn.

Từ ghép 8

tắc
zé ㄗㄜˊ

tắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quy tắc
2. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuôn phép. ◎ Như: "ngôn nhi vi thiên hạ tắc" nói ra mà làm phép tắc cho thiên hạ.
2. (Danh) Gương mẫu. ◎ Như: "dĩ thân tác tắc" lấy mình làm gương.
3. (Danh) Đơn vị trong văn từ: đoạn, mục, điều, tiết. ◎ Như: "nhất tắc tiêu tức" ba đoạn tin tức, "tam tắc ngụ ngôn" ba bài ngụ ngôn, "thí đề nhị tắc" hai đề thi.
4. (Danh) Họ "Tắc".
5. (Động) Noi theo, học theo. ◇ Sử Kí : "Tắc Cổ Công, Công Quý chi pháp, đốc nhân, kính lão, từ thiếu" , , , , (Chu bổn kỉ ) Noi theo phép tắc của Cổ Công và Công Quý, dốc lòng nhân, kính già, yêu trẻ.
6. (Liên) Thì, liền ngay. ◎ Như: "học như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thối" , 退 học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến là lùi ngay.
7. (Liên) Thì là, thì. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (với cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
8. (Liên) Lại, nhưng lại. ◎ Như: "dục tốc tắc bất đạt" muốn cho nhanh nhưng lại không đạt.
9. (Liên) Chỉ. ◇ Tuân Tử : "Khẩu nhĩ chi gian tắc tứ thốn nhĩ" (Khuyến học ) Khoảng giữa miệng và tai chỉ có bốn tấc thôi.
10. (Liên) Nếu. ◇ Sử Kí : "Kim tắc lai, Bái Công khủng bất đắc hữu thử" , (Cao Tổ bổn kỉ ) Nay nếu đến, Bái Công sợ không được có đấy.
11. (Liên) Dù, dù rằng. ◇ Thương quân thư : "Cẩu năng lệnh thương cổ kĩ xảo chi nhân vô phồn, tắc dục quốc chi vô phú, bất khả đắc dã" , , (Ngoại nội ) Nếu có thể làm cho số người buôn bán và làm nghề thủ công không đông thêm, thì dù muốn nước không giàu lên cũng không thể được.
12. (Phó) Là, chính là. ◇ Mạnh Tử : "Thử tắc quả nhân chi tội dã" (Công Tôn Sửu hạ ) Đó chính là lỗi tại tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Phép. Nội các chế đồ khuôn mẫu gì đều gọi là tắc, nghĩa là để cho người coi đó mà bắt chước vậy. Như ngôn nhi vi thiên hạ tắc nói mà làm phép cho thiên hạ.
② Bắt chước.
③ Thời, lời nói giúp câu, như hành hữu dư lực tắc dĩ học văn làm cho thừa sức thời lấy học văn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gương mẫu, gương: Lấy mình làm gương;
② Quy tắc, chế độ, quy luật, phép tắc, khuôn phép: Quy tắc chung; Quy tắc cụ thể; Bốn phép tính; Nói ra mà làm khuôn phép cho cả thiên hạ;
③ (văn) Noi theo, học theo: Noi theo ý chí các bậc tiên liệt; Học theo phép tắc của Cổ Công và Công Quý (Sử kí);
④ (văn) Thì, thì là, thì lại, nhưng... thì lại: Mưa ít thì hạn, mưa nhiều thì úng; Làm được những điều đó rồi mà còn thừa sức thì mới học văn chương; Trong thì trăm họ căm giận, ngoài thì chư hầu làm phản (Tuân tử); 退 Việc học tập cũng giống như thuyền đi nước ngược, không tiến thì là lùi; Cô ấy lúc bình thường im lặng ít nói, nhưng khi thảo luận trong nhóm thì lại thao thao bất tuyệt;
⑤ (văn) Là: Đó là lỗi tại tôi; Đó là cảnh tượng đại quan của ngôi lầu Nhạc Dương (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí);
⑥ (văn) Nếu (biểu thị ý giả thiết): Nay nếu đến, Bái Công sợ không được có đó (Sử kí: Cao Tổ bản kỉ);
⑦ Dù, dù rằng, tuy (biểu thị ý nhượng bộ): Nếu có thể làm cho số người buôn bán và làm nghề thủ công không tăng thêm, thì dù muốn nước không giàu lên cũng không thể được (Thương Quân thư); 稿 Bài văn tuy đã viết rồi, nhưng chỉ là một bản phác thảo;
⑧ (văn) (loại) Việc, bài: Ba bài;
⑨ (văn) Bậc, hạng: (Ruộng đất) phân làm chín bậc cao thấp (Hán thư);
⑩ (văn) Chỉ có: Khoảng giữa miệng và tai chỉ có bốn tấc thôi (Tuân tử: Khuyến học thiên);
⑪ (văn) Trợ từ đặt giữa định ngữ và từ trung tâm (dùng như , ): Không phải tiếng gáy của gà (Thi Kinh: Tề phong, Kê minh);
⑫ (văn) Trợ từ cuối câu (vô nghĩa): Khi người kia tìm ta, chỉ sợ không được ta (Thi Kinh); ? Vì sao thế?;
⑬ (Họ) Tắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khuôn phép phải theo. Td: Pháp tắc — Rập khuôn. Bắt chước — Thì. Ắt là. Thành ngữ: Cẩn tắc vô ưu ( thận trọng thì không phải lo sợ gì ).

Từ ghép 18

lâm
lín ㄌㄧㄣˊ, lìn ㄌㄧㄣˋ

lâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ướt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngâm nước.
2. (Động) Tưới, rưới, dầm. ◎ Như: "lâm dục" tắm rửa, "nhật sái vũ lâm" dãi nắng dầm mưa.
3. (Động) Lọc. ◎ Như: "quá lâm" gạn lọc.
4. (Tính) Ướt, ướt át. ◎ Như: "lâm li" đầm đìa, nhễ nhại. ◇ Cù Hựu : "Phùng Đại Dị hồn thân bị đả đắc tiên huyết lâm li" (Thái Hư Tư Pháp truyện ) Phùng Đại Dị khắp mình bị đánh máu chảy đầm đìa.
5. (Danh) Bệnh lậu. § Thông "lâm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm nước.
② Lâm li Lâm li thấm thía.
③ Bệnh lâm, cùng nghĩa với chữ lâm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầm, ướt đầm, dầm: Dầm mưa dãi nắng; Ướt đầm cả người;
② (văn) Như (bộ ). Xem [lìn].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lọc: Gạn lọc; Muối lọc; Diêm clo; Lấy vải thưa lọc qua chén thuốc này;
② 【】 lâm bệnh [lìnbìng] Bệnh lậu. Xem [lín].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy nước mà tưới ướt — Ướt sũng — Bệnh tiểu tiện khó — Bệnh lậu.

Từ ghép 6

nhấm, nhẫm
lìn ㄌㄧㄣˋ, rèn ㄖㄣˋ

nhấm

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuê: Thuê mướn; Cho thuê; Thuê một chiếc xe; Căn nhà này đã thuê từ lâu;
② (văn) Người làm thuê.

nhẫm

phồn thể

Từ điển phổ thông

làm thuê, thuê mướn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm công, làm mướn. ◇ Tả truyện : "Bộc nhẫm ư dã" (Tương Công nhị thập thất niên ) Làm công ở vùng ngoài thành.
2. (Động) Mướn, thuê (trả tiền công cho người làm việc).
3. (Động) Mướn, thuê (dùng tiền cho một dịch vụ). ◎ Như: "nhẫm xa" thuê xe. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã như kim tại na lí an bất đắc thân, chỉ đắc ban lai giá lí nhẫm phòng cư trú" , (Đệ nhị thập tứ hồi) Bây giờ ở đó anh không yên thân, phải dọn tới đây thuê một căn nhà.
4. (Động) Cho thuê, cho mướn. ◇ Dương Huyễn Chi : "Lí nội chi nhân dĩ mại quan quách vi nghiệp, nhẫm nhi xa vi sự" , (Lạc Dương già lam kí , Pháp Vân tự ) Người ở trong làm nghề bán hòm quách, cho thuê xe tang.
5. (Danh) Tiền công (trả cho người làm việc).
6. § Thông "nhậm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Làm thuê.
② Thuê mượn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người làm thuê — Bỏ tiền thuê người.

Từ điển trích dẫn

1. Truy cứu trừng trị. ◇ Phúc huệ toàn thư : "Phàm mưu cố ẩu sát, tự hữu quan pháp cứu trị để thường" , (Hình danh bộ , Nhân mệnh thượng ).
bồ, bội, phụ
bèi ㄅㄟˋ, bó ㄅㄛˊ, bù ㄅㄨˋ, pú ㄆㄨˊ

bồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người tốt bụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trong loài thực vật có thứ hạt tròn dùng làm tràng hạt, cho nên gọi là "bồ đề tử" (lat. Ficus religiosa) tức hạt bồ hòn.
2. (Danh) Bên Ấn Độ có cây "pipphala". Vì Phật tu đắc đạo ở dưới gốc cây ấy nên gọi là "bồ đề thụ" (tiếng Phạn "bodhidruma") cây bồ đề.
3. (Danh) § Xem "bồ đề" .
4. (Danh) § Xem "bồ tát" .
5. (Danh) "Bồ-đề Đạt-ma" dịch âm tiếng Phạn "bodhidharma", dịch nghĩa là "Đạo Pháp" , tổ thứ 28 sau Phật Thích-ca Mâu-ni .

Từ điển Thiều Chửu

① Bồ đề dịch âm chữ Phạm bodhi, nghĩa là tỏ biết lẽ chân chính. Tàu dịch là chính giác .
② Trong loài thực vật có thứ hạt tròn dùng làm tràng hạt, cho nên gọi là bồ đề tử tức hạt bồ hòn.
③ Bên Ấn Ðộ có cây Tất-bát-la. Vì Phật tu đắc đạo ở dưới gốc cây ấy nên gọi là bồ đề thụ cây bồ đề.
④ Bồ tát dịch âm tiếng Phạm bodhisattva, nói đủ là Bồ-đề-tát-đỏa nghĩa là đã tự giác ngộ lại giác ngộ cho chúng sinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

】bồ tát [púsà] (tôn) Bồ tát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem các từ ngữ bắt đầu với vần Bồ — Các âm khác là Bội, Phụ.

Từ ghép 9

bội

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cỏ, dùng lợp nhà được — Các âm khác là Bồ, Phụ.

phụ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỏ thơm — Các âm khác là Bồ, Bội. Xem các âm này.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.