đôi, đồi
duī ㄉㄨㄟ

đôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đắp, đống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đống. ◎ Như: "thổ đôi" đống đất, "ngõa lịch đôi" đống ngói vụn, "sài hỏa đôi" đống củi. ◇ Đặng Trần Côn : "Không sơn diệp tố đôi" (Chinh Phụ ngâm ) Núi Không lá chất thành đống.
2. (Danh) Lượng từ: chồng, đống, đám. ◎ Như: "nhất đôi thổ" một đống đất, "lưỡng đôi nhân" hai đám người.
3. (Danh) Chữ dùng để đặt tên đất, đồi nhỏ. ◎ Như: "Diễm Dự đôi" đồi Diễm Dự (ở Tứ Xuyên).
4. (Động) Chất đống, chồng, xếp. ◎ Như: "bả thư đôi tại trác tử thượng" chồng sách lên bàn.
5. (Động) Tích tụ, dồn. ◎ Như: "đôi hận thành cừu" tích chứa oán giận thành thù địch.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðắp.
② Ðống.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chất đầy, chồng chất: 滿 Lương thực đầy kho, trái cây chất cao như núi;
② Chất, xếp, đánh đống: Người ta đang đánh đống rơm trên sân đập lúa; Chất sách lên bàn;
③ Đống: Đống củi; Đống đất;
④ Đồi nhỏ (thường dùng về tên địa phương): Đồi Điễm Dự (ở Tứ Xuyên);
⑤ (loại) Đống, chồng: Một đống đất; Một đống quần áo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đống đất. Gò đất nhỏ — Chất đống. Cũng nói là Đôi tích.

Từ ghép 4

đồi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đắp, đống
thư
cī ㄘ, cí ㄘˊ

thư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con chim mái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim mái. ◇ Thi Kinh : "Trĩ chi triêu cẩu, Thượng cầu kì thư" , (Tiểu nhã , Tiểu bàn ) Con trĩ trống buổi sáng kêu, Mong tìm chim mái.
2. (Danh) Giống cái, nữ tính.
3. (Tính) Mái, cái (giống). § Đối lại với "hùng" . ◎ Như: "thư nhị" nhụy cái, "thư thố" thỏ cái. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quang Hòa nguyên niên, thư kê hóa hùng" , (Đệ nhất hồi ) Năm Quang Hòa thứ nhất, một con gà mái hóa ra gà trống.
4. (Tính) Yếu đuối, mềm mỏng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tri kì hùng, thủ kì thư, vi thiên hạ khê" , , 谿 (Chương 28) Biết mình cứng mạnh, nhưng vẫn giữ ở chỗ mềm mỏng, làm khe nước cho thiên hạ.
5. (Tính) Mặt dày, trơ trẽn, vô liêm sỉ. ◇ Vô danh thị : "Ngã kim nhật hựu một thỉnh nhĩ, tự thư tương lai" , (Nam lao kí , Đệ tam chiệp ) Ta hôm nay nào có mời mi mà mi tự vác cái mặt dày tới.
6. (Động) Coi thường, khinh thị. ◇ Trần Tử Ngang : "Ư thì thiên hạ thư Hàn nhi hùng Ngụy, tráng vũ nhi nhu văn" , (Đường cố triều nghị đại phu tử châu trưởng sử dương phủ quân bi ).
7. (Động) Đánh bại, khuất phục. ◇ Tô Thức : "Trí cùng binh bại, thổ cương nhật xúc, phản vi Hán thư, đại vương thường tự tri kì sở dĩ thất hồ?" , , , ? (Đại Hầu Công thuyết Hạng Vũ từ ).
8. (Động) Trách mắng.
9. (Động) Chần chờ, ỳ ra, ườn ra. ◇ Kim Bình Mai : "Xuân Mai đạo: Nhĩ vấn tha. Ngã khứ thì hoàn tại trù phòng lí thư trước..." : , ... (Đệ thập nhất hồi) Xuân Mai nói: Bà chủ cứ hỏi nó. Lúc tôi xuống, nó vẫn cứ ườn ra trong nhà bếp (chưa nấu nướng xong xuôi gì cả)...
10. (Động) Nhe (răng). § Thông "thử" . ◎ Như: "thư nha lộ chủy" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con mái, loài có lông cánh thuộc về tính âm (giống cái) gọi là thư, con thú cái cũng gọi là thư.
② Yếu lướt. Như thủ thư giữ lối mềm nhũn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Giống) cái, mái: Thỏ cái; Gà mái;
② (văn) Mềm yếu, yếu ớt;
③ (văn) Bị đánh bại;
④ (văn) Trách mắng;
⑤ (văn) Nhe ra (răng...) (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chim mái. Chỉ chung con vật cái — Chỉ đàn bà con gái — Mềm yếu.

Từ ghép 3

chúy, chủy, trùy
chuí ㄔㄨㄟˊ

chúy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đánh ngã, đập ngã

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh ngã.
② Ðập, giã.

chủy

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, đập. ◎ Như: "chủy bối" đấm lưng, "ác mạ chủy đả" mắng rủa đánh đập. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Chủy chung cáo tứ phương" (Đề Bà Đạt Đa phẩm đệ thập nhị ) Gióng chuông tuyên cáo khắp nơi.
2. (Động) Nện, giã. ◎ Như: "chủy dược" giã thuốc.
3. (Danh) Roi, trượng, gậy. ◇ Trang Tử : "Nhất xích chi chủy, nhật thủ kì bán, vạn thế bất kiệt" , , (Thiên hạ ) Cây gậy dài một thước, mỗi ngày lấy một nửa, muôn đời không hết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đấm, đánh, đập, nện, giã: Đấm lưng; Đánh trống, gõ trống; Đập bàn đập ghế; Nện quần áo; Giã thuốc;
② (văn) Đánh ngã;
③ (văn) Roi ngựa (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng gậy mà đánh — Giã cho nát.

Từ ghép 1

trùy

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Đánh: Đánh trống; Cha nó đã đánh nó một trận.

cộng đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cộng đồng

Từ điển trích dẫn

1. Cùng chung. ◇ Vô danh thị : "Tiểu sanh dữ cư sĩ cộng đồng nhất tịch thoại, thắng độc thập niên thư" , (Lai sanh trái , Đệ nhất chiệp) Tiểu sinh với cư sĩ cùng chung ngồi một chỗ đàm luận, còn hơn mười năm đọc sách.
2. Cùng nhau (làm). ◇ Thủy hử truyện : "Tiên lai bái kiến Triều đầu lĩnh, cộng đồng thương nghị" , (Đệ ngũ thập bát hồi) Trước hãy vào bái kiến đầu lĩnh Triều Cái, rồi cùng nhau bàn luận.
3. Thuộc về mọi người, của chung. ◎ Như: "cộng đồng sản nghiệp" sản nghiệp chung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng chung.
tạ, tả
xiè ㄒㄧㄝˋ

tạ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng địa phương vùng Dương châu, Dự châu, có nghĩa là nôn mửa — Một âm là Tả. Xem Tả.

Từ ghép 1

tả

phồn thể

Từ điển phổ thông

dòng nước

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chảy dốc xuống, chảy như rót xuống. ◎ Như: "nhất tả thiên lí" chảy băng băng nghìn dặm. ◇ Liêu trai chí dị : "Thừa minh vương tha cố, dĩ trản tựu án giác tả chi, ngụy vi tận giả" , , (Tam sanh ) Thừa dịp Diêm Vương ngoảnh đi, lấy chén (trà) đổ xuống góc gầm bàn, giả vờ như uống hết rồi.
2. (Động) Tháo dạ, đi rửa. ◎ Như: "thượng thổ hạ tả" nôn mửa tháo dạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Dốc xuống, chảy như rót xuống.
② Bệnh tả (đi rửa).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy nhanh (xiết), chảy rốc xuống: Nước sông ào ạt chảy băng nghìn dặm;
② Tháo dạ, đi tả, đi rửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước đổ xuống, chảy xuống — Bệnh ỉa chảy. Thành ngữ: Thượng thổ hạ tả ( trên nôn mửa, dưới thì ỉa chảy ) — Một âm là Tạ. Xem Tạ.

Từ ghép 5

nhân khẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhân khẩu (dùng đếm số người)

Từ điển trích dẫn

1. Người. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đầu nhất kiện thị nhân khẩu hỗn tạp, di thất đông tây" , 西 (Đệ thập tam hồi) Vấn đề thứ nhất là người thì lộn xộn, đồ đạc mất mát. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Bất động can qua, năng nhập hổ huyệt, thủ xuất nhân khẩu, chân kì tài kì tưởng" , , , (Quyển nhị thất).
2. Số người trong nhà hoặc trong dòng họ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vương Duẫn hựu mệnh Lã Bố đồng Hoàng Phủ Tung, Lí Túc lĩnh binh ngũ vạn, chí Mi Ổ sao tịch Đổng Trác gia sản, nhân khẩu" , , , (Đệ cửu hồi) Vương Doãn lại sai Lã Bố cùng Hoàng Phủ Tung, Lí Túc lĩnh năm vạn quân đến Mi Ổ tịch biên gia sản và người nhà.
3. Mồm miệng người. Chỉ lời nói, bàn luận. ◎ Như: "quái chích nhân khẩu" . ◇ Hồ Ứng Lân : "Duy kì hiếu lập dị danh, cố phân phân nhân khẩu bất dĩ" , (Thi tẩu , Di dật thượng ).
4. Toàn thể những người dân có hộ tịch ở trong một khu vực trong một thời gian nhất định.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số miệng người, số người trong một vùng.

biện sự

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Làm nên việc, thành công. ◇ Nam sử : "Cao Đế viết: Khanh nhược bạn sự, đương dĩ bổn châu tương thưởng" : , (Trương Kính Nhi truyện ) Cao Đế nói: Nếu khanh thành công, sẽ lấy bổn châu ban thưởng cho khanh.
2. Làm việc, lo liệu công việc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cố nhị nhân nghị định, mỗi nhật tảo thần giai đáo viên môn khẩu nam biên đích tam gian tiểu hoa thính thượng khứ, hội tề bạn sự" , , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Vì thế hai người bàn với nhau, cứ mỗi buổi sáng cùng đến phòng chỗ nhà hoa ba gian bên phía nam cửa vườn để hội họp lo liệu công việc.
3. Đi làm, nhậm chức. ◎ Như: "nhĩ tại na lí bạn sự?" anh đi làm ở đâu?
4. Có khả năng, biết làm việc, được việc. ◇ Thủy hử truyện : "Tiền nhật hữu lao nhĩ tẩu liễu nhất tao, chân cá bạn sự, bất tằng trọng trọng thưởng nhĩ" , , (Đệ tứ thập hồi) Hôm trước có nhờ anh chạy cho một chuyện, thật là được việc lắm, mà ta chưa có trọng thưởng cho anh.
5. Ngày xưa là một quan lại cấp dưới lo liệu công việc cụ thể.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo việc.
kinh
jīng ㄐㄧㄥ

kinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cây kinh
2. cái roi
3. châu Kinh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "kinh", một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng dắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là "kinh trăn" , "kinh cức" . § "Sở Thanh Tử" gặp bạn là "Ngũ Cử" trên đường, trải cành kinh cùng nhau nói chuyện cũ, "ban kinh đạo cố" . Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là "sài kinh" . Nước "Sở" có nhiều cây kinh nên gọi là "Kinh" hay "Kinh Sở" .
2. (Danh) Cây roi. § Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là "giạ sở" . "Liêm Pha" mang bó kinh đến nhà ông "Lạn Tương Như" tạ tội cũng là theo ý đó. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố nhất thì thác kiến, lai nhật tự đương phụ kinh" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố tôi đã nghĩ lầm, ngày mai sẽ tự mang roi đến (chịu tội).
3. (Danh) "Tử kinh" cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. § Xưa ba anh em "Điền Chân" lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ "tử kinh" mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài "Nhớ em" dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Đầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
4. (Danh) Vợ "Lương Hồng" nhà Hán là bà "Mạnh Quang" lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là "kinh". ◎ Như: "chuyết kinh" người vợ vụng dại của tôi, "kinh thất" nhà tôi (vợ), tiện nội.
5. (Danh) "Kinh Châu" , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. § Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, "Lí Bạch" viết thư sang thăm có câu: "Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn (Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử) Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là "thức kinh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây kinh, một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng rắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là kinh trăn , kinh cức , v.v. Sở Thanh Tử gặp Ngũ Cử ở đường, lấy cành cây kinh đàn ra ngồi nói chuyện gọi là ban kinh đạo cố trải cành kinh nói chuyện cũ. Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là sài kinh . Nước Sở có nhiều cây kinh nên gọi là Kinh hay Kinh Sở .
② Cây roi. Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là giạ sở . Liêm Pha mang bó kinh đến nhà ông Lạn Tương Như tạ tội cũng là theo ý đó.
③ Tử kinh cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. Xưa ba anh em Ðiền Chân lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ tử kinh mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài Nhớ em dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Ðầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
④ Vợ Lương Hồng nhà Hán là bà Mạnh Quang lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là kinh. Như chuyết kinh ý nói người vợ vụng dại của tôi, kinh thất nhà tôi (vợ), v.v. đều vì tích này.
⑤ Châu Kinh , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, Lí Bạch viết thư sang thăm có câu: Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là thức kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây mận gai;
② Cây roi để đánh phạt (thời xưa);
③ (văn) (khiêm) Vợ tôi: Người vợ vụng dại của tôi; Nhà tôi, vợ tôi;
④ [Jing] Châu Kinh (thời xưa ở Trung Quốc, nay thuộc các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu–Trung Quốc);
⑤ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gai — Tiếng khiêm nhường, chỉ người vợ của mình ( Kinh thê, tức người đàn bà nghèo nàn thấp kém, kẹp tóc bằng cây gai ) — Tên một trong chín châu của Trung Hoa thời cổ, tức Kinh châu.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Không luận tội nữa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bất như xá chi, bái vi nhất quận thú, tắc Thiệu hỉ ư miễn tội, tất vô hoạn hĩ" , , , (Đệ tứ hồi) Không bằng tha tội hắn (Viên Thiệu), cho hắn một chức quận thú gì đấy, thì hắn mừng được khỏi tội, sẽ không gây ra hậu hoạn nữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tha cho sự lầm lỗi — Không bàn xét về điều lầm lỗi nữa.
phong
fēng ㄈㄥ

phong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đỉnh núi
2. cái bướu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọn núi, đỉnh núi. ◎ Như: "cao phong" đỉnh núi cao. ◇ Tô Thức : "Hoành khan thành lĩnh trắc thành phong, Viễn cận cao đê các bất đồng" , (Đề Tây Lâm bích 西) Nhìn ngang thì thành dải núi dài, nhìn nghiêng thành đỉnh núi cao, Xa gần cao thấp, mỗi cách không như nhau.
2. (Danh) Bộ phận nhô lên như đầu núi. ◎ Như: "đà phong" bướu lạc đà, "ba phong" ngọn sóng. ◇ Đỗ Phủ : "Tử đà chi phong xuất thúy phủ, Thủy tinh chi bàn hành tố lân" , (Lệ nhân hành ) Món thịt bướu lạc đà màu tía đưa ra trong nồi xanh bóng, Mâm thủy tinh cùng với cá trắng. § Đều là những món ăn ngon trong "bát trân" ngày xưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đỉnh (núi), ngọn (núi): Ngọn núi cao; Đỉnh cao nhất;
② Bướu: Bướu lạc đà; Lạc đà một bướu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Phong .

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.