nguyện
yuàn ㄩㄢˋ

nguyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

mong muốn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng mong cầu, sự mong muốn, hi vọng, kì vọng. ◎ Như: "tâm nguyện" niềm mong ước trong lòng, "chí nguyện" điều mong mỏi. ◇ Đào Uyên Minh : "Phú quý phi ngô nguyện, đế hương bất khả kì" , (Quy khứ lai từ ) Giàu sang chẳng phải là điều ta mong mỏi, cõi tiên không thể ước ao.
2. (Động) Kì vọng, mong đợi. ◇ Mạnh Tử : "Bất cảm thỉnh nhĩ, cố sở nguyện dã" (Công Tôn Sửu hạ ) Chẳng dám xin, vốn mong chờ được như thế vậy.
3. (Động) Thích muốn, vui lòng tự mong cầu. ◎ Như: "tình nguyện" thực tình muốn thế, "phát nguyện" mở lòng muốn thế. ◇ Hàn Dũ : "Ngô nguyện thân vi vân, Đông Dã biến vi long" , (Túy lưu Đông Dã ).
4. (Động) Cầu xin, khấn xin. ◇ Tiền Hán Thư Bình Thoại : "(Thái hậu) toại chúc viết: Hà Bá, Hà Thần, nguyện tức linh uy" (): , (Quyển hạ ).
5. (Động) Ngưỡng mộ, hâm mộ. ◇ Tuân Tử : "Danh thanh nhật văn, thiên hạ nguyện" , (Vương chế ) Tiếng tăm nghe thường ngày, thiên hạ ngưỡng mộ.
6. (Động) Nghĩ nhớ, tư niệm.

Từ điển Thiều Chửu

① Muốn. Lòng mong cầu gọi là tâm nguyện . Ðem cái quyền lợi mình muốn được hưởng mà yêu cầu pháp luật định cho gọi là thỉnh nguyện .
② Nguyện, dùng làm trợ từ, ý nói lòng muốn như thế. Như ông Mạnh Tử nói: Bất cảm thỉnh nhĩ cố sở nguyện dã chẳng dám xin vậy, vốn vẫn muốn thế vậy. Như ta nói tình nguyện (thực tình muốn thế), phát nguyện (mở lòng muốn thế), thệ nguyện (thề xin muốn được như thế), đều một ý ấy cả.
③ Khen ngợi, hâm mộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sự mong muốn, lòng mong muốn, nguyện vọng: Nguyện vọng bình sinh; Như mong muốn. 【】 nguyện vọng [yuànwàng] Nguyện vọng, ước vọng, (điều) mong muốn: Một ước vọng từ bao đời; Phù hợp nguyện vọng của nhân dân;
② Ước muốn, mong muốn, tình nguyện, bằng lòng: Tôi muốn tham gia đấu bóng rổ; Quân tình nguyện; Tự nguyện tự giác; Chẳng dám xin, vốn muốn như thế vậy (Mạnh tử); Mong đại vương chớ ham của cải (Sử kí);
③ Cầu nguyện: Cầu nguyện;
④ (văn) Hâm mộ, ngưỡng mộ: Tiếng tăm nghe thường ngày, thiên hạ đều ngưỡng mộ (Tuân tử). Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mong mỏi, trông đợi. Bài Chiến Tụng Tây hồ phú có câu: » Cho nên đây phải họa vần Chiến tụng, nguyện ngô quân đem lại nếp hoàng đồ « — Cầu khẩn van xin. Đoạn trường tân thanh có câu: » Bạc sinh quỳ xuống vội vàng, quá lời nguyện hết Thánh hoàng, Thổ công «.

Từ ghép 21

ôn
wēn ㄨㄣ, wò ㄨㄛˋ, yūn ㄩㄣ

ôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bệnh ôn dịch, bệnh truyền nhiễm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dịch, bệnh truyền nhiễm. ◎ Như: "kê ôn" dịch gà. ◇ Thủy hử truyện : "Mục kim kinh sư ôn dịch thịnh hành, dân bất liêu sanh" , (Đệ nhất hồi) Nay ôn dịch đương lan tràn ở kinh sư, dân không biết nhờ vào đâu mà sống được.
2. (Danh) Tai ương. ◇ Lỗ Tấn : "Tha dĩ vi aQ giá hồi khả tao liễu ôn, nhiên nhi bất đáo thập miểu chung, aQ dã tâm mãn ý túc đích đắc thắng đích tẩu liễu" Q. , Q 滿 (Nột hảm , aQ chánh truyện Q).
3. (Danh) Tiếng chửi rủa: đồ mắc dịch. ◇ Trương Thiên Dực : "Nhậm bác bì! Ôn tộc thân! Súc sanh!" ! ! ! (Tích bối dữ nãi tử ).
4. (Động) Mắc phải bệnh truyền nhiễm. ◇ Ngô Tổ Tương : "Ngã chỉ đương ôn tử lưỡng đầu trư. Chương tam ca, nhĩ cấp ngã dã tả cá ngũ thập ba" . , (San hồng , Tam thập).
5. (Tính) Ù lì, thiếu sinh khí. ◎ Như: "giá xuất hí, tình tiết tông, nhân vật dã ôn" , , .

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh ôn dịch, bệnh truyền nhiễm gọi là ôn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm, toi: Phòng ngừa bệnh dịch; Bệnh toi gà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh truyền nhiễm.

Từ ghép 3

sảnh, thanh
qīng ㄑㄧㄥ, qìng ㄑㄧㄥˋ

sảnh

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạnh — Mát — Làm cho mát mẻ. Đáng lẽ đọc Thính.

Từ ghép 1

thanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trong sạch (nước)
2. đời nhà Thanh
3. họ Thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trong. Trái với "trọc" đục. ◎ Như: "thanh triệt" trong suốt.
2. (Tính) Trong sạch, liêm khiết, cao khiết. ◎ Như: "thanh bạch" , "thanh tháo" , "thanh tiết" .
3. (Tính) Mát. ◎ Như: "thanh phong minh nguyệt" gió mát trăng trong.
4. (Tính) Lặng, vắng. ◎ Như: "thanh dạ" đêm lặng, "thanh tĩnh" vắng lặng.
5. (Tính) Rõ ràng, minh bạch. ◎ Như: "thanh sở" rõ ràng.
6. (Tính) Xinh đẹp, tú mĩ. ◎ Như: "mi thanh mục tú" mày xinh mắt đẹp.
7. (Tính) Yên ổn, thái bình. ◎ Như: "thanh bình thịnh thế" đời thái bình thịnh vượng.
8. (Phó) Suông, thuần, đơn thuần. ◎ Như: "thanh nhất sắc" thuần một màu, "thanh xướng" diễn xướng không hóa trang, "thanh đàm" bàn suông.
9. (Phó) Hết, xong, sạch trơn. ◎ Như: "trái hoàn thanh liễu" nợ trả xong hết.
10. (Phó) Rõ ràng, minh bạch, kĩ lưỡng. ◎ Như: "điểm thanh số mục" kiểm điểm số mục rõ ràng, "tra thanh hộ khẩu" kiểm tra kĩ càng hộ khẩu.
11. (Động) Làm cho sạch, làm cho ngay ngắn chỉnh tề. ◎ Như: "thanh tẩy" rửa sạch, tẩy trừ, "thanh lí" lọc sạch, "thanh trừ" quét sạch, dọn sạch.
12. (Động) Làm xong, hoàn tất. ◎ Như: "thanh trướng" trả sạch nợ, "thanh toán" tính xong hết (sổ sách, trương mục), kết toán.
13. (Động) Soát, kiểm kê. ◎ Như: "thanh điểm nhân số" kiểm kê số người.
14. (Danh) Không hư. ◎ Như: "thái thanh" chỗ trời không, chốn hư không.
15. (Danh) Nhà "Thanh".
16. (Danh) Họ "Thanh".

Từ điển Thiều Chửu

① Trong, nước không có chút cặn nào gọi là thanh.
② Sạch, không thèm làm những sự không đáng làm gọi là thanh bạch , là thanh tháo , thanh tiết , v.v.
③ Sửa sang rành mạch, như thanh li , thanh lí , v.v.
④ Giản lược, như chánh giản hình thanh chánh trị hình phép giản dị.
⑤ Không hư, như thái thanh chỗ trời không, chốn hư không có một vật gì.
⑥ Kết liễu, như thanh ngật sổ sách tính xong hết.
⑦ Nhà Thanh.
⑧ Lặng, như thanh dạ đêm lặng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trong: Nước trong vắt;
② Sạch: Gột sạch những dơ bẩn;
③ Mát: Gió mát trăng thanh;
④ Liêm khiết, thanh liêm, trong sạch: Quan lại liêm khiết;
⑤ Rõ: Hỏi cho rõ;
⑥ Hết, xong: Trả hết nợå;
⑦ Thanh lọc: Thanh lọc những phần tử xấu;
⑧ Lặng, thanh vắng: Đêm vắng;
⑨ [Qing] Đời nhà Thanh (Trung Quốc, 1644—1911);
⑩ [Qing] (Họ) Thanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước yên lặng — Yên lặng. Td: Thanh bình — Sạch sẽ. Trong sạch. Td: Thanh khiết — Lo việc cho sạch, cho xong. Truyện Trê Cóc : » Truyền Trê phải chịu cho thanh mọi bề « — Sáng sủa. Đoạn trường tân thanh : » Lần thâu gió mát trăng thanh « — Ta còn hiểu là mát mẻ. Truyện Hoa Tiên » Gió thanh hây hẩy gác vàng « — Tên một triều đại Trung Hoa, gồm 9 đời 10 vua, kéo dài 268 năm ( 1644-1911 ) — Đẹp đẽ cao quý. Đoạn trường tân thanh » Khác màu kẻ quý người thanh «.

Từ ghép 39

viện
yuàn ㄩㄢˋ

viện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tường bao chung quanh
2. nơi, chỗ
3. tòa quan
4. sở, viện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sân (có tường thấp bao quanh). ◎ Như: "đình viện" sân nhà, "hậu viện" sân sau. ◇ Lí Bạch : "Mãn viện la tùng huyên" 滿 (Chi Quảng Lăng ) Đầy sân la liệt những bụi cỏ huyên.
2. (Danh) Chái nhà, nơi ở, phòng. ◎ Như: "thư viện" phòng đọc sách. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiện đồng Sĩ Ẩn phục quá giá biên thư viện trung lai" 便 (Đệ nhất hồi) Liền cùng theo Sĩ Ẩn trở lại bên thư phòng.
3. (Danh) Trường sở công cộng. ◎ Như: "thư viện" , "y viện" , "hí viện" .
4. (Danh) Trụ sở hành chánh, sở quan. ◎ Như: "đại lí viện" tòa đại lí, "tham nghị viện" tòa tham nghị, "hàn lâm viện" viện hàn lâm.
5. (Danh) Học viện (nói tắt). ◎ Như: "đại học viện hiệu" trường đại học.

Từ điển Thiều Chửu

① Tường bao chung quanh. Nhà ở có tường thấp bao chung quanh gọi là viện.
② Chái nhà, nơi chỗ. Như thư viện chỗ đọc sách.
③ Tòa quan. Như đại lí viện tòa đại lí, tham nghị viện tòa tham nghị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sân (có tường bao quanh): Trong sân trồng rất nhiều hoa; Tôi cho xe đậu ở sân trước; Sân riêng (thuộc một gia đình);
② Viện, tòa: Viện kiểm sát nhân dân; Viện khoa học; Bệnh viện; Kịch viện, rạp hát, nhà hát; Tòa tham nghị;
③ Học viện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bức tường thấp — Nhà lớn có tường bao bọc xung quanh — Ngôi nhà lớn — Phàm nhà cửa, nơi ở đều gọi là Viện. Đoạn trường tân thanh : » Vội vàng lá rụng hoa rơi, Chàng về viện sách, nàng dời lầu trang «.

Từ ghép 30

lâm
lín ㄌㄧㄣˊ

lâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rừng cây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rừng. ◎ Như: "trúc lâm" rừng tre, "san lâm" núi rừng, "phòng phong lâm" rừng ngăn chống gió. ◇ Nguyễn Du : "Thu mãn phong lâm sương diệp hồng" 滿 (Nhiếp Khẩu đạo trung ) Thu ngập rừng phong, sương nhuộm đỏ lá.
2. (Danh) Phiếm chỉ chỗ tụ họp đông đúc. ◎ Như: "nho lâm" rừng nho (chỗ nhiều học giả). ◇ Tư Mã Thiên : "Sĩ hữu thử ngũ giả, nhiên hậu khả dĩ thác ư thế nhi liệt ư quân tử chi lâm hĩ" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ sĩ có năm điều ấy thì mới có thể sống ở đời mà đứng vào hàng quân tử. § Ghi chú: Năm điều là: trí, nhân, nghĩa, dũng và hạnh.
3. (Danh) Họ "Lâm".
4. (Tính) Đông đúc. ◎ Như: "công xưởng lâm lập" công xưởng chen chúc san sát.

Từ điển Thiều Chửu

① Rừng, như sâm lâm rừng rậm.
② Phàm chỗ nào tụ họp đông cũng gọi là lâm, như nho lâm rừng nho (chỗ nhiều kẻ học giả ở).
③ Ðông đúc, như lâm lập mọi vật chen chúc như rừng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rừng: Rừng cây; Rừng tre; Gây rừng; Rừng chống gió;
② (Ngb) Rừng: Rừng bia; Rừng nho;
③ Đông như rừng: Đứng đông chen chúc như rừng, san sát;
④ Lâm (nghiệp): Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nghề phụ và nghề đánh cá;
⑤ [Lín] (Họ) Lâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rừng. Vùng đất cây cối mọc nhiều — Chỉ nơi, sự tụ họp đông đảo. Td: Nho lâm, Hàn lâm.

Từ ghép 32

lưu
liú ㄌㄧㄡˊ

lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dòng nước
2. trôi, chảy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dòng nước (sông, thác...). ◎ Như: "hà lưu" dòng sông, "chi lưu" sông nhánh.
2. (Danh) Luồng, dòng. ◎ Như: "khí lưu" luồng hơi, "noãn lưu" luồng ấm, "điện lưu" dòng điện, "xa lưu" dòng xe chạy.
3. (Danh) Trường phái, môn phái. § Học thuật xưa chia ra "cửu lưu" chín dòng: (1) nhà Nho, (2) nhà Đạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
4. (Danh) Phẩm loại, loài, bực. ◎ Như: "thanh lưu" dòng trong, "trọc lưu" dòng đục, "thượng lưu" dòng trên có học thức đức hạnh, "hạ lưu" dòng dưới ngu si.
5. (Danh) Ngạch trật (quan chức). § Quan phẩm chia ra "lưu nội" dòng ở trong, "lưu ngoại" dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là "vị nhập lưu" .
6. (Danh) Đời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là "lưu".
7. (Động) Trôi, chảy. ◎ Như: "thủy lưu thấp" nước chảy chỗ ẩm ướt, "lệ lưu" nước mắt chảy, "hãn lưu mãn diện" 滿 mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
8. (Động) Di chuyển, chuyển động. ◎ Như: "lưu hành" đưa đi khắp, "lưu động" xê dịch, "lưu chuyển" từ chỗ này sang chỗ khác, "lưu lợi" trôi chảy (văn chương).
9. (Động) Truyền dõi. ◎ Như: "lưu truyền" truyền lại, "lưu phương" để lại tiếng thơm, "lưu độc" để cái độc về sau.
10. (Động) Phóng túng, chơi bời vô độ. ◎ Như: "lưu đãng vong phản" trôi giạt quên trở lại, "lưu liên hoang vong" lưu liên lu bù, chơi bời phóng túng.
11. (Động) Đày đi xa, phóng trục. ◎ Như: "phóng lưu" đày đi phương xa.
12. (Động) Liếc ngang (mắt không nhìn thẳng). ◎ Như: "lưu mục" liếc mắt.
13. (Động) Đưa ra đất ngoài biên thùy, đưa đến vùng man rợ. ◎ Như: "cải thổ quy lưu" đổi quan đến vùng xa hẻo lánh.
14. (Tính) Trôi giạt, qua lại không định. ◎ Như: "lưu vân" mây trôi giạt, "lưu dân" dân sống lang bạc, nay đây mai đó.
15. (Tính) Không có căn cứ. ◎ Như: "lưu ngôn" lời đồn đại.
16. (Tính) Nhanh chóng. ◎ Như: "lưu niên" năm tháng qua mau, "lưu quang" bóng thời gian vun vút.
17. (Tính) Lạc (không cố ý). ◎ Như: "lưu thỉ" tên lạc, "lưu đạn" đạn lạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước chảy, nước chảy tự nhiên, cho nên cái gì nó tự nhiên đun đi cũng gọi là lưu hành .
② Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu.
③ Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu. Như học thuật chia ra cửu lưu (chín dòng): (1) nhà Nho, (2) nhà Ðạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
④ Phân biệt từng loài cũng gọi là lưu, như thanh lưu dòng trong, trọc lưu dòng đục, thượng lưu dòng trên có học thức đức hạnh, hạ lưu dòng dưới ngu si. Quan phẩm cũng chia ra lưu nội dòng ở trong, lưu ngoại dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là vị nhập lưu .
⑤ Chuyển động, cái gì tròn trặn chuyển vần được không có động tác gọi là lưu, như lưu động , lưu chuyển , lưu lợi , v.v. Trôi giạt, như phiêu lưu , lưu lạc , dân chạy loạn lạc đi nơi khác gọi là lưu dân , giặc cỏ tràn đi các nơi gọi là lưu khấu , ăn mày ở ngoài tới gọi là lưu cái , nhà trò ở ngoài tới gọi là lưu xướng , v.v. đều là noi nghĩa ấy cả.
⑦ Truyền dõi, như lưu truyền , lưu phương để tiếng thơm mãi, lưu độc để cái độc về sau mãi, v.v. Lời nói không có căn cứ vào đâu gọi là lưu ngôn .
⑧ Giạt, như lưu đãng vong phản trôi giạt quên trở lại, lưu liên hoang vong lưu liên lu bù, nói kẻ chơi bời phóng túng không còn nghĩ gì.
⑨ Trôi đi, bị thời thế xoay đi, như nước chảy dốc xuống, cho nên cái phong khí của một đời gọi là lưu phong hay lưu tục .
⑩ Xoay quanh không thôi, như chu lưu , luân lưu , v.v.
⑪ Vận trời làm cũng gọi là lưu, như lưu quang , lưu niên , v.v.
⑫ Tội đày, đày đi phương xa gọi là phóng lưu .
⑬ Ðất ngoài biên thùy, quan phải bổ lên vùng man rợ gọi là lưu quan . Do người thổ trước nối đời làm gọi là thổ tư , đổi phép bổ lưu quan thay thổ tư gọi là cải thổ quy lưu .
⑭ Ðời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là lưu.
⑮ Phẩm giá người, hạng người.
⑯ Liếc ngang, mắt trông không ngay ngắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy: Chảy nước mắt; 滿 Mồ hôi nhễ nhại;
② Di chuyển, chuyển động: Lưu động; Sao đổi ngôi, sao băng;
③ Lưu truyền, đồn đại: Lưu danh; Đồn đại;
④ Sa vào: Sa vào hình thức;
⑤ Đày, tội đày: Đi đày;
⑥ Dòng (nước): Dòng sông; Dòng thác;
⑦ Luồng (nước, không khí, điện): Luồng hơi, luồng không khí; Dòng biển lạnh, luồng không khí lạnh; Dòng điện, luồng điện;
⑧ Dòng, phái, nhà: Chín dòng phái (như Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia...);
⑨ Trôi dạt: Phiêu lưu; Lưu lạc; Dân lưu lạc;
⑩ (văn) Liếc ngang (không nhìn thẳng);
⑪ (cũ) Bạc nặng tám lạng (đời nhà Hán, Trung Quốc);
⑫ Hạng (người): Nhà văn bậc nhất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chảy. Nước chảy — Đi từ nơi này tới nơi kia — Trôi nổi — Một ngành, một phái. Hạng người. Td: Thượng lưu ( hạng người ăn trên ngồi chốc trong xã hội ) — Dòng nước, dòng sông. Td: Chi lưu ( sông nhánh ) — Đày đi xa. Một hình phạt cho kẻ phạm tội.

Từ ghép 67

ám lưu 暗流ba lưu 波流biên lưu 邊流bối lưu 輩流bôn lưu 奔流bổn lưu 本流cao sơn lưu thủy 高山流水cấp lưu 急流cấp lưu dũng thoái 急流勇退chi lưu 支流chu lưu 周流chuy lưu 緇流cự lưu 巨流cửu lưu 九流danh lưu 名流điện lưu 电流điện lưu 電流giao lưu 交流hạ lưu 下流hà lưu 河流hải lưu 海流luân lưu 輪流luân lưu 轮流lưu ba 流波lưu chất 流質lưu chất 流质lưu dân 流民lưu đồ 流徒lưu động 流動lưu hành 流行lưu huyết 流血lưu lạc 流落lưu lệ 流淚lưu lệ 流麗lưu li 流離lưu liên 流連lưu manh 流氓lưu mục 流目lưu ngôn 流言lưu nhân 流人lưu phóng 流放lưu quang 流光lưu sản 流產lưu thông 流通lưu thủy 流水lưu tinh 流星lưu truyền 流传lưu truyền 流傳lưu vong 流亡lưu vực 流域nghịch lưu 逆流ngoại lưu 外流nhất lưu 一流nữ lưu 女流phát lưu 發流phẩm lưu 品流phân lưu 分流phiêu lưu 漂流phó chi lưu thủy 付之流水phong lưu 風流phong lưu 风流tạp lưu 雜流tấn lưu 迅流thượng lưu 上流triều lưu 潮流trung lưu 中流vũ lưu 羽流
nhu, nhuyễn, nọa, tu
nuò ㄋㄨㄛˋ, rú ㄖㄨˊ, ruǎn ㄖㄨㄢˇ, xū ㄒㄩ

nhu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đợi
2. đồ dùng
3. nhu cầu, cần thiết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đợi. ◎ Như: "tương nhu" đợi nhau.
2. (Động) Cần. ◎ Như: "nhu yếu" cần phải, "nhu tác vô độ" đòi hỏi không cùng. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Như nhân khát nhu thủy" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Như người khát cần nước.
3. (Danh) Sự cần thiết, sự cần dùng, nhu cầu. ◎ Như: "quân nhu" đồ dùng trong quân. ◇ Tô Thức : "Ngã hữu đẩu tửu, tàng chi cửu hĩ, dĩ đãi tử bất thời chi nhu" , , (Hậu Xích Bích phú ) Tôi có một đấu rượu, cất đã lâu, phòng lúc thầy bất thần dùng đến.
4. (Danh) Sự lần lữa, trì hoãn. ◇ Tả truyện : "Nhu, sự chi tặc giã" , (Ai Công thập tứ niên ) Lần lữa, là cái hại cho công việc vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðợi. Như tương nhu cùng đợi.
② Dùng. Như quân nhu đồ dùng trong quân.
③ Lần lữa. Như sách Tả truyện nói nhu sự chi tặc giã lần lữa là cái hại cho công việc vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

①Nhu cầu, sự cần dùng, sự cần thiết: Phân phối theo nhu cầu;
② Cần: Nó rất cần tiền;
③ (văn) Lần lữa, trì hoãn, do dự: Lần lữa là cái hại cho công việc (Tả truyện);
④ (văn) Đợi: Đợi nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cần dùng. Cần đến — Mềm mại.

Từ ghép 11

nhuyễn

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yếu đuối — không được đầy đủ, sung mãn — Các âm khác là Nhu, Tu. Xem các âm này.

nọa

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

tu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Càn, trên quẻ Khảm, chủ về sự chờ đợi, trì trệ — Các âm khác là Nhu, Nhuyên. Xem các âm này.
lương
liáng ㄌㄧㄤˊ

lương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nước Lương
2. đời nhà Lương của Trung Quốc
3. cầu
4. xà nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cầu. ◎ Như: "ngư lương" chỗ đắp bờ để dơm cá. ◇ Đỗ Phủ : "Hà lương hạnh vị sách, Chi sanh thanh tất tốt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Cầu sông may chưa gãy, Cành chống tiếng kẽo kẹt.
2. (Danh) Xà nhà. ◇ Đỗ Phủ : "Lạc nguyệt mãn ốc lương" 滿 (Mộng Lí Bạch ) Trăng xuống chiếu khắp xà nhà.
3. (Danh) Chỗ gồ lên của một vật: sống, đỉnh, ... ◎ Như: "tị lương" sống mũi, "tích lương" xương sống.
4. (Danh) Nhà "Lương". "Lương Vũ Đế" được nhà Tề trao ngôi cho làm vua gọi là nhà "Lương" (502-507). "Lương Thái Tổ" được nhà Đường trao ngôi cho làm vua gọi là nhà "Hậu Lương" (907-923).
5. (Danh) Đất cổ, ấp của nhà Chu thời Xuân Thu, nay thuộc Hà Nam.
6. (Danh) Nước "Lương".
7. (Danh) Châu "Lương", một châu trong chín châu của nước Tàu ngày xưa.
8. (Danh) Họ "Lương".
9. (Danh) § Thông "lương" . ◇ Tố Vấn : "Phì quý nhân tắc cao lương chi tật dã" (Thông bình hư thật luận ) Béo mập là bệnh của người phú quý (lắm) thức ăn ngon.
10. (Tính) Tin thực, thành tín. § Thông "lượng"
11. (Động) § Thông "lược" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật gì gọi là tân lương nghĩa là như cái cầu mọi người đều phải nhờ đó mà qua vậy. Chỗ đắp bờ để đơm cá gọi là ngư lương .
② Cái xà nhà.
③ Chỗ gồ ghề của một vật gì cũng gọi là lương, như tị lương sống mũi, tích lương xương sống, đồ gì có chuôi để cầm xách cho tiện đều gọi là lương cả.
④ Lục lương chạy tán loạn, nay gọi giặc cỏ là tiểu xú khiêu lương .
⑤ Cường lương quật cường, hùng hổ.
⑥ Nhà Lương. Lương Vũ Ðế được nhà Tề trao ngôi cho làm vua gọi là nhà Lương (502-507). Lương Thái Tổ được nhà Ðường trao ngôi cho làm vua gọi là nhà Hậu Lương (907-923).
⑦ Nước Lương.
⑧ Châu Lương, một châu trong chín châu của nước Tàu ngày xưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (ktrúc) Xà, rầm: Xà nhà; Xà đòn dông; Xà nhì; 殿 Điện không xà;
② Cầu: Cầu, nhịp cầu;
③ Sống, đỉnh: Sống mũi; Đỉnh núi;
④ [Liáng] Nhà Lương (thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, năm 502-557);
⑤ [Liáng] (Họ) Lương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cầu bắc ngang sông. Cũng gọi là Hà lương. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Hà lương chia rẽ đường nầy, bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi « — Cái rường nhà, sà nhà — Tên một trong chín châu thời cổ Trung Hoa, tức Lương châu, đất cũ nay thuộc tỉnh Thiểm Tây — Họ người, Hoa Tiên có câu: » Cõi Tô châu giải Ngô giang, khí thiêng đúc lại họ Lương một nhà «. » Băn khoăn đến trước đình Ba, Lương không yến đỗ, song tà nhện trăng « ( Hoa Tiên ).

Từ ghép 8

thấu, tấu, tộc
còu ㄘㄡˋ, zòu ㄗㄡˋ, zú ㄗㄨˊ

thấu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thuộc, dòng dõi. § Ghi chú: Từ cha, con đến cháu là "tam tộc" ba dòng. Từ ông cao tổ đến cháu huyền gọi là "cửu tộc" chín dòng.
2. (Danh) Người cùng một họ. ◎ Như: "đồng tộc" người cùng họ, "tộc trưởng" người trưởng họ.
3. (Danh) Giống người. ◎ Như: "Hán tộc" giống người Hán, "Miêu tộc" giống người Miêu.
4. (Danh) Chỗ gân và xương kết tụ. ◇ Trang Tử : "Mỗi chí ư tộc, ngô kiến kì nan vi, truật nhiên vi giới" , , (Dưỡng sanh chủ ) Mỗi khi tới khớp xương, tôi thấy khó làm, lấy làm sợ mà hết sức cẩn thận.
5. (Danh) Loài, nhóm (cùng đặc tính). ◎ Như: "giới tộc" loài có vảy, "ngư tộc" loài cá, "quý tộc" nhóm người quý phái (trong một xã hội).
6. (Danh) Đơn vị tổ chức hành chánh thời xưa. Hai mươi lăm nhà là một "lư" , bốn lư là một "tộc" .
7. (Động) Thời xưa, xử người phạm tội, phạt liên lụy tới cả người thân thuộc (cha mẹ, anh em, vợ con), gọi là "tộc".
8. (Động) Tiêu diệt. ◇ Đỗ Mục : "Tộc Tần giả, Tần dã, phi thiên hạ dã" , , (A Phòng cung phú ) Kẻ diệt Tần chính là Tần chính là Tần, không phải là thiên hạ.
9. (Phó) Thành bụi, thành nhóm, thành bầy. ◎ Như: "tộc sinh" mọc thành bụi, "tộc cư" ở tụ tập.
10. Một âm là "tấu". § Thông "tấu" .
11. Một âm là "thấu". § Thông "thấu" . ◎ Như: "thái thấu" .

tấu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thuộc, dòng dõi. § Ghi chú: Từ cha, con đến cháu là "tam tộc" ba dòng. Từ ông cao tổ đến cháu huyền gọi là "cửu tộc" chín dòng.
2. (Danh) Người cùng một họ. ◎ Như: "đồng tộc" người cùng họ, "tộc trưởng" người trưởng họ.
3. (Danh) Giống người. ◎ Như: "Hán tộc" giống người Hán, "Miêu tộc" giống người Miêu.
4. (Danh) Chỗ gân và xương kết tụ. ◇ Trang Tử : "Mỗi chí ư tộc, ngô kiến kì nan vi, truật nhiên vi giới" , , (Dưỡng sanh chủ ) Mỗi khi tới khớp xương, tôi thấy khó làm, lấy làm sợ mà hết sức cẩn thận.
5. (Danh) Loài, nhóm (cùng đặc tính). ◎ Như: "giới tộc" loài có vảy, "ngư tộc" loài cá, "quý tộc" nhóm người quý phái (trong một xã hội).
6. (Danh) Đơn vị tổ chức hành chánh thời xưa. Hai mươi lăm nhà là một "lư" , bốn lư là một "tộc" .
7. (Động) Thời xưa, xử người phạm tội, phạt liên lụy tới cả người thân thuộc (cha mẹ, anh em, vợ con), gọi là "tộc".
8. (Động) Tiêu diệt. ◇ Đỗ Mục : "Tộc Tần giả, Tần dã, phi thiên hạ dã" , , (A Phòng cung phú ) Kẻ diệt Tần chính là Tần chính là Tần, không phải là thiên hạ.
9. (Phó) Thành bụi, thành nhóm, thành bầy. ◎ Như: "tộc sinh" mọc thành bụi, "tộc cư" ở tụ tập.
10. Một âm là "tấu". § Thông "tấu" .
11. Một âm là "thấu". § Thông "thấu" . ◎ Như: "thái thấu" .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tiết tấu (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự thay đổi của điệu nhạc. Td: Tiết tấu — Như chữ Tấu — Các âm khác là Tộc, Thấu. Xem các âm này.

tộc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

loài, dòng dõi, họ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thuộc, dòng dõi. § Ghi chú: Từ cha, con đến cháu là "tam tộc" ba dòng. Từ ông cao tổ đến cháu huyền gọi là "cửu tộc" chín dòng.
2. (Danh) Người cùng một họ. ◎ Như: "đồng tộc" người cùng họ, "tộc trưởng" người trưởng họ.
3. (Danh) Giống người. ◎ Như: "Hán tộc" giống người Hán, "Miêu tộc" giống người Miêu.
4. (Danh) Chỗ gân và xương kết tụ. ◇ Trang Tử : "Mỗi chí ư tộc, ngô kiến kì nan vi, truật nhiên vi giới" , , (Dưỡng sanh chủ ) Mỗi khi tới khớp xương, tôi thấy khó làm, lấy làm sợ mà hết sức cẩn thận.
5. (Danh) Loài, nhóm (cùng đặc tính). ◎ Như: "giới tộc" loài có vảy, "ngư tộc" loài cá, "quý tộc" nhóm người quý phái (trong một xã hội).
6. (Danh) Đơn vị tổ chức hành chánh thời xưa. Hai mươi lăm nhà là một "lư" , bốn lư là một "tộc" .
7. (Động) Thời xưa, xử người phạm tội, phạt liên lụy tới cả người thân thuộc (cha mẹ, anh em, vợ con), gọi là "tộc".
8. (Động) Tiêu diệt. ◇ Đỗ Mục : "Tộc Tần giả, Tần dã, phi thiên hạ dã" , , (A Phòng cung phú ) Kẻ diệt Tần chính là Tần chính là Tần, không phải là thiên hạ.
9. (Phó) Thành bụi, thành nhóm, thành bầy. ◎ Như: "tộc sinh" mọc thành bụi, "tộc cư" ở tụ tập.
10. Một âm là "tấu". § Thông "tấu" .
11. Một âm là "thấu". § Thông "thấu" . ◎ Như: "thái thấu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Loài, dòng dõi, con cháu cùng một liêu thuộc với nhau gọi là tộc. Từ cha, con đến cháu là ba dòng (tam tộc ). Từ ông cao tổ đến cháu huyền gọi là chín dòng (cửu tộc ). Giết cả cha mẹ vợ con gọi là diệt tộc .
② Họ, cùng một họ với nhau gọi là tộc, như tộc nhân người họ, tộc trưởng trưởng họ, v.v.
③ Loài, như giới tộc loài có vẩy, ngư tộc loài cá, v.v.
④ Bụi, như tộc sinh mọc từng bụi.
⑤ Hai mươi lăm nhà là một lư , bốn lư là một tộc .
⑥ Một âm là tấu, dùng như chữ tấu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dân tộc: Dân tộc Hán;
② Họ, gia tộc: Cùng họ, có họ với nhau;
③ Loài: Loài ở dưới nước; Loài có vảy;
④ (văn) Bụi (cây): Mọc thành từng bụi;
⑤ (văn) Hai mươi lăm là một lư , bốn lư là một tộc;
⑥ (văn) Giết cả họ, tru di tam tộc: Kẻ nào lấy cổ để bài bác kim thì giết hết cả họ (Sử kí);
⑦ (văn) Tụ, đùn lại: Hơi mây không chờ đùn lại mà có mưa (Trang tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dòng họ — Họ hàng — Loài. Td: Thủy tộc ( loài vật sống dưới nước ).

Từ ghép 34

hạn
wěn ㄨㄣˇ, xiàn ㄒㄧㄢˋ

hạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giới hạn
2. bậc cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất hiểm trở, chỗ ách yếu (làm ranh giới). ◇ Chiến quốc sách : "Nam hữu Vu San Kiềm Trung chi hạn, đông hữu Hào Hàm chi cố" , (Tần sách nhất ) Phía nam có Vu San và Kiềm Trung (là những đất) hiểm trở, phía đông có Hào Sơn và Hàm Cốc kiên cố.
2. (Danh) Phạm vi quy định. ◎ Như: "kì hạn" thời gian quy định.
3. (Danh) Bậc cửa, ngưỡng cửa. ◎ Như: "môn hạn" ngưỡng cửa. ◇ Liêu trai chí dị : "Hành chí nhất gia, môn hạn thậm cao, bất khả du" , , (Tam sanh ) Đi đến một nhà, ngưỡng cửa rất cao, không bước qua được.
4. (Động) Không cho vượt qua. ◎ Như: "hạn chế" ngăn cản, cản trở, "nhân số bất hạn" số người không hạn định.

Từ điển Thiều Chửu

① Giới hạn, cõi, có cái phạm vi nhất định không thể vượt qua được gọi là hạn. Như hạn chế nói về địa vị đã chỉ định, hạn kì hẹn kì, nói về thì giờ đã chỉ định.
② Cái bực cửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạn, hạn độ, phạm vi được quy định: Vô hạn; Không hạn định số người; Kì hạn; Giới hạn; Quyền hạn;
② Ranh giới, giới hạn;
③ (văn) Bậc cửa, ngưỡng cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ngưỡng cửa — Mức không được vượt qua. Thí dụ: Giới hạn — Ngăn trở — Kìm bớt lại, trong một mức độ nào — Thời gian định trước. Thí dụ: Hạn kì.

Từ ghép 25

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.