si
chī ㄔ

si

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngây ngô, ngớ ngẩn, bị điên
2. si, mê

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngu đần, ngớ ngẩn. ◎ Như: "ngu si" dốt nát ngớ ngẩn.
2. (Tính) Mê mẩn, say đắm. ◎ Như: "si tâm" lòng say đắm, "si tình" tình cảm luyến ái đắm say.
3. (Danh) Người say mê, say đắm một thứ gì. ◎ Như: "tửu si" người nghiện rượu, "tình si" người si tình, "thư si" người mê sách.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngu si.
② Tục gọi người điên là si.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đần, ngốc, ngu si, ngu dại: Si ngốc, ngu đần; Đứa trẻ ngu đần;
② Mê mẩn, si: Si tình, yêu mê mẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngu đần — Mê mẩn, không biết gì — Hát nói của Nguyên Công Trứ có câu: » Càng tài tình càng ngốc càng si, cái tình là cái chi chi «.

Từ ghép 15

Từ điển trích dẫn

1. Sự việc vụn vặt không quan trọng. ◇ Hậu Hán Thư : "Vi nhân hữu đại chí, bất tu tế tiết" , (Ban Siêu truyện ).
2. Tình tiết nhỏ nhặt. ◇ Tôn Lê : "Cổ đại sử gia, tả nhất cá nhân vật, tịnh bất chỉ kí thuật tha đích thành bại lưỡng phương diện đích đại tiết, dã kí thuật tha nhật thường sanh hoạt đích tế tiết" , , , (Đạm định tập , Dữ hữu nhân luận truyện kí ).

hạnh phúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hạnh phúc, sung sướng, vui sướng

Từ điển trích dẫn

1. Mong chờ được hưởng những sự tốt lành (phú, quý, thọ khảo, khang kiện, v.v.) ◇ Ngụy Nguyên : "Bất hạnh phúc, tư vô họa; bất hoạn đắc, tư vô thất" , ; , (Mặc cô hạ , Trị thiên ) Không trông chờ những điều tốt lành thì có đâu tai họa; không bận lòng lấy được thì nào có gì mất.
2. Đời sống và cảnh ngộ làm cho tâm tình người ta dễ chịu thư sướng. ◇ Tào Ngu : "Ngã môn đô hoàn niên khinh, ngã môn tương lai nhất định tại giá thế giới vị trước nhân loại mưu hạnh phúc" , (Lôi vũ , Đệ tam mạc).
3. Chỉ sinh hoạt, cảnh ngộ... vừa lòng mãn ý. ◇ Chu Nhi Phục : "Đào A Mao tiện mộ Trương Học Hải đích hạnh phúc đích gia đình sanh hoạt" (Thượng Hải đích tảo thần , Đệ nhất bộ bát ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều may mắn, sung sướng được hưởng.

an thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trấn an tinh thần, làm dịu tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. Ngưng tụ tinh thần.
2. Làm cho tinh thần yên định. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vương phu nhân khứ hậu, Giả mẫu khiếu Uyên Ương trảo ta an thần định phách đích dược, án phương cật liễu" , , (Đệ cửu thập ngũ hồi) Sau khi Vương phu nhân về, Giả mẫu bảo Uyên ương tìm chút thuốc an thần, theo đơn cho (Bảo Ngọc) uống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tinh thần yên ổn — Làm cho tinh thần được yên ổn.

Từ điển trích dẫn

1. Theo thứ tự lễ nghi tông miếu thời cổ, thủy tổ ở giữa, xuống tới hàng dưới cha con (tổ, phụ) là "chiêu mục", bên tả là hàng "chiêu" , bên hữu là hàng "mục" .
2. Chỉ cùng một tổ tông.
3. Thứ tự táng vị () bên trái bên phải trong mộ địa. ◇ Chu Lễ : "Tiên vương chi táng cư trung, dĩ chiêu mục vi tả hữu" , (Xuân quan , Trủng nhân ).
4. Ngày xưa khi tế tự, con cháu tuân theo theo thứ tự quy định hành lễ. ◇ Lễ Kí : "Phù tế hữu chiêu mục. Chiêu mục giả, sở dĩ biệt phụ tử, viễn cận, trưởng ấu, thân sơ chi tự nhi vô loạn dã" . , , , , (Tế thống ).
5. Phiếm chỉ quan hệ tông tộc. ◇ Từ Lâm : "Ngô gia tộc thuộc thiền liên, đãi ngã trạch nhất cá chiêu mục thừa kế tiện liễu" , 便 (Tú nhu kí , Từ mẫu cảm niệm ).
6. Theo thứ tự lớn nhỏ, trên dưới... xếp đặt bên trái bên phải. Cũng chỉ thứ tự hàng lối xếp đặt như vậy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ kiến Giả phủ nhân phân liễu chiêu mục, bài ban lập định" , (Đệ ngũ thập tam hồi).
thi, thỉ
shǐ ㄕˇ

thi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tên (bắn cung)

thỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tên (bắn cung)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái tên (để bắn cung). ◎ Như: "vô đích phóng thỉ" bắn tên không có đích. § Nghĩa bóng: (1) Nói năng hoặc hành động hàm hồ, không có mục đích. (2) Chỉ trích, công kích một cách bừa bãi, không có căn cứ.
2. (Danh) Cái thẻ đầu hồ (cuộc vui ăn uống ngày xưa, có trò chơi ném thẻ để định hơn thua). ◇ Lễ Kí : "Chủ nhân phụng thỉ" (Đầu hồ ) Chủ nhân bưng thẻ đầu hồ.
3. (Danh) Cứt, phân. § Nguyên là chữ "thỉ" ◇ Sử Kí : "Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ" , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
4. (Động) Thề. ◎ Như: "thỉ chí bất vong" thề chí không quên.
5. (Động) Bày ra.
6. (Động) Thi hành. ◇ Thi Kinh : "Thỉ kì văn đức, Hợp thử tứ quốc" , (Đại nhã , Giang Hán ) Thi hành văn đức, Hòa hợp bốn miền.
7. (Tính) Ngay thẳng, chính trực. ◇ Thư Kinh : "Xuất thỉ ngôn" (Bàn Canh thượng ) Nói lời ngay thẳng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái tên.
② Thề. Nghĩa như phát thệ .
③ Nguyên là chữ thỉ cứt (phân). Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ (Sử Kí , Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
④ Bầy.
⑤ Thi hành ra.
⑥ Chính, chính trực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tên (để bắn): Bắn tên có đích;
② Thề: Lời thề; Lời nói như đinh đóng cột; Đến chết thề không đổi khác (Thi Kinh);
③ (văn) Thi thố (dùng như , bộ ): Thi hành ra nền đạo đức văn hóa của ngài, hòa hợp các nước chư hầu ở bốn phương (Thi Kinh: Đại nhã, Giang Hán);
④ (văn) Cái thẻ để đầu hồ: Chủ nhân bưng thẻ đầu hồ lên (Lễ kí: Đầu hồ);
⑤ Như (bộ );
⑥ (văn) Ngay thẳng, chính trực: Cự tuyệt những lời nói ngay thẳng mà không tiếp nhận (Phan Nhạc: Tây chinh phú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mũi tên. Td: Hồ thỉ (cung tên) — Thề thốt — Ngay thẳng — Tên một chữ Hán, tức bộ Thỉ.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Thay đổi bề ngoài, thực chất vẫn như cũ. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Chỉ thị hứa đa thuyết thoại cải đầu hoán diện, thuyết liễu hựu thuyết, bất thành văn tự" , , (Quyển 109) Chỉ là lời nhiều nói lắm thay đổi bề ngoài, nói rồi lại nói, chẳng thành văn tự.
2. Cũng tỉ dụ thay đổi hoàn toàn, triệt để cải biến. ◎ Như: "tha xuất ngục hậu quyết định cải đầu hoán diện, trùng tân tố nhân" , nó sau khi ra tù quyết định thay đổi tận gốc rễ, làm một con người mới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi bề ngoài.
châu
zhōu ㄓㄡ

châu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

châu (đơn vị hành chính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cồn đất giữa nước, bãi cù lao. Cũng như "châu" .
2. (Danh) Khu vực hành chánh. § Ghi chú: Ngày xưa chia đất ra từng khu, lấy núi sông làm mốc, gọi là "châu". ◎ Như: "Tô Châu" , "Gia Châu" . ◇ Bạch Cư Dị : "Tọa trung khấp hạ thùy tối đa? Giang Châu tư mã thanh sam thấp" ? (Tì Bà Hành ) Trong số những người ngồi nghe, ai là người khóc nhiều nhất? Vạt áo xanh của tư mã Giang Châu ướt đẫm (nước mắt). § Phan Huy Vịnh dịch thơ: Lệ ai chan chứa hơn người? Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh.
3. (Danh) Lễ nhà Chu định 2500 nhà là một "châu". ◎ Như: "châu lí" hợp xưng hai chữ "châu" và "lí", chỉ khu vực hành chánh ngày xưa, phiếm chỉ làng xóm. ◇ Luận Ngữ : "Ngôn bất trung tín, hành bất đốc kính, tuy châu lí hành hồ tai?" , , (Vệ Linh Công ) Lời nói không trung thực đáng tin, hành vi không chuyên nhất, kính cẩn, thì dù trong làng xóm của mình, cũng làm sao mà nên việc được?
4. (Danh) Họ "Châu".
5. (Phó) Ổn định. ◇ Quốc ngữ : "Quần tụy nhi châu xử" (Tề ngữ ) Tập họp mà ở ổn định.

Từ điển Thiều Chửu

① Châu, ngày xưa nhân thấy có núi cao sông dài mới chia đất ra từng khu lấy núi sông làm mốc nên gọi là châu.
② Lễ nhà Chu định 2500 nhà là một châu, nên sau gọi làng mình là châu lí là vì đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Châu: Châu tự trị;
② Lệ nhà Chu định 2500 nhà là một châu: Làng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất lớn nổi lên giữa sông biển, có thể cư ngụ được — Tên một đơn vị hành chánh thời trước — Tên đơn vị hộ tịch thời xưa, gồm 2500 gia đình.

Từ ghép 29

biến
biàn ㄅㄧㄢˋ

biến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khắp nơi
2. lần, lượt, bận

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khắp, khắp nơi, khắp cả. § Cùng nghĩa với chữ "biến" . ◎ Như: "mạn san biến dã" đầy núi khắp đồng. ◇ Trương Du : "Biến thân la khỉ giả" (Tàm phụ sư ) Khắp mình (mặc) là lụa.
2. (Phó) Đều. ◇ Thương quân thư : "Cố thánh nhân vi pháp, tất sử chi minh bạch dị tri, danh chánh, ngu tri biến năng tri chi" , 使, , (Định phận ) Cho nên bậc thánh nhân tạo ra pháp độ, tất phải làm cho nó rõ ràng dễ hiểu, danh phận phải đâu vào đó, khiến cho kẻ ngu người trí đều hiểu được.
3. (Động) Ở khắp nơi. ◎ Như: "bằng hữu biến thiên hạ" bạn bè ở khắp đó đây.
4. (Danh) Lượng từ: lượt, lần, đợt. ◎ Như: "độc thư bách biến" đọc sách trăm lượt. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm bả tiền diện quá đích thoại tòng đầu thuyết liễu nhất biến" (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm bèn kể lại chuyện từ đầu cho nghe một lượt.

Từ điển Thiều Chửu

① Khắp. Cùng nghĩa với chữ biến . Như độc thư bách biến đọc sách trăm lượt. Ðọc suốt từ đầu chí cuối gọi là nhất biến . Nguyễn Du : Khứ biến đông nam lộ đi khắp đường đông nam.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khắp, khắp nơi, khắp cả (như , bộ ): Đi khắp các hiệu sách trong thành phố cũng không mua được quyển sách mà anh muốn tìm; Bầu bạn ta ở khắp đó đây (trên thế giới); Chiêu công bệnh, ban thưởng khắp cho các đại phu (Tả truyện: Chiêu công tam thập nhị niên);
② (văn) Đều: 使 Cho nên bậc thánh nhân tạo ra pháp độ, tất phải làm cho nó rõ ràng dễ hiểu, danh phận phải đâu vào đó, khiến cho kẻ ngu người trí đều hiểu được (Thương Quân thư: Định phận);
③ Lần, lượt, đợt: Đọc một lượt; Đã hỏi ba lần rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Biến .

Từ ghép 2

duyên, duyến
yuán ㄩㄢˊ, yuàn ㄩㄢˋ

duyên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. duyên
2. noi theo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đường viền áo quần. ◇ Hậu Hán Thư : "Thường y đại luyện, quần bất gia duyên" , (Minh Đức Mã hoàng hậu kỉ ) Áo thường lụa thô, quần không thêm viền.
2. (Danh) Rìa, cạnh. ◇ Lí Thương Ẩn : "Bình duyên điệp lưu phấn" (Tặng Tử Trực ) Bên cạnh bình phong, bướm để phấn lại.
3. (Danh) Cơ hội. ◇ Sử Kí : "Cầu sự vi tiểu lại, vị hữu nhân duyên dã" , (Điền Thúc truyện ) Mong làm được chức lại nhỏ, (nhưng) chưa có cơ hội vậy.
4. (Danh) Nhà Phật cho rằng vì "nhân" mà được "quả" là "duyên". § Thuật ngữ Phật giáo: "Nhân duyên" chỉ lí do chính và các điều kiện phụ giúp thêm trong luật Nhân quả (nhân, tiếng Phạn "hetu"; duyên, tiếng Phạn "prātyaya"). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Đãn dĩ nhân duyên hữu" (An lạc hạnh phẩm đệ thập tứ ) Chỉ do nhân duyên mà có.
5. (Danh) Lí do, nguyên cớ. ◎ Như: "duyên cố" duyên cớ, "vô duyên vô cố" không có nguyên do. ◇ Thủy hử truyện : "Giáo đầu duyên hà bị điếu tại giá lí?" ? (Đệ thập nhất hồi) Cớ sao giáo đầu lại bị trói (treo ngược) ở đây?
6. (Động) Leo. ◎ Như: "duyên mộc cầu ngư" leo cây tìm cá.
7. (Động) Quấn quanh. ◇ Tào Thực : "Lục la duyên ngọc thụ" (Khổ tư hành ) Lục la quấn quanh cây ngọc.
8. (Động) Men theo. ◇ Đào Uyên Minh : "Duyên khê hành, vong lộ chi viễn cận" , (Đào hoa nguyên kí ) Men theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần.
9. (Động) Nhờ. ◎ Như: "di duyên" nương cậy, cầu thân với nhà quyền quý. ◇ Tuân Tử : "Trưng tri, tắc duyên nhĩ nhi tri thanh khả dã, duyên mục nhi tri hình khả dã" , , (Chánh danh ) Muốn biết, nhờ tai mà biết tiếng được vậy, nhờ mắt mà biết hình được vậy.
10. (Giới) Do, vì. ◇ Đỗ Phủ : "Hoa kính bất tằng duyên khách tảo, Bồng môn kim thủy vị quân khai" , (Khách chí ) Đường hoa, chưa từng vì khách quét, Cửa cỏ bồng, nay mới mở cho bạn (vào).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðường viền áo.
② Một âm là duyên. Nhân, cái nhân kết thành cái gì gọi là duyên, như duyên cố duyên cớ. Nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên, như nhân duyên, duyên phận , v.v.
② Leo, như duyên mộc cầu ngư leo cây tìm cá.
③ Di duyên nương cậy, liên lạc. Cầu thân với nhà quyền quý cũng gọi là di duyên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Duyên cớ, nguyên do: Duyên cớ, lí do; Không duyên cớ;
② Duyên phận, nhân duyên: Nhân duyên; Có duyên phận;
③ Men theo: Men theo con suối mà đi;
④ (văn) Leo: Leo cây tìm cá;
⑤ (văn) Đường viền áo;
⑥ Rìa, cạnh: Bên rìa;
⑦ Xem [yínyuán] (bộ );
⑧ (văn) Nhờ: Nhờ tai mà có thể biết được tiếng (Tuân tử);
⑨ (văn) Do, vì: Lối hoa chẳng từng quét vì có khách (Đỗ Phủ: Khách chí). 【】duyên để [yuándê] (văn) Vì sao, tại sao (để hỏi về nguyên do): ? Vì sao gọi là hang Ngu? (Vương Hữu Thừa tập: Ngu công cốc); 【】duyên để sự [yuándê shì] (văn) Như 】 duyên hà [yuánhé] (văn) Vì sao, tại sao: ? Mới ngày gần đây còn xưng là tướng nhà Hán, vì sao hôm nay tự đến đầu hàng? (Đôn Hoàng biến văn tập: Lí Lăng biến văn) (=);【】duyên hà sự [yuánhéshì] (văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhân vì — Noi theo — Mối ràng buộc được định sẵn, tiếng nhà Phật. Gia huấn ca của Nguyễn Trãi: » Rằng đây cần kiệm gọi là làm duyên «. Mối ràng buộc vợ chồng. Cung oán ngâm khúc có câu: » Duyên đã may cớ sao lại rủi « — Cái lí do.

Từ ghép 29

duyến

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðường viền áo.
② Một âm là duyên. Nhân, cái nhân kết thành cái gì gọi là duyên, như duyên cố duyên cớ. Nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên, như nhân duyên, duyên phận , v.v.
② Leo, như duyên mộc cầu ngư leo cây tìm cá.
③ Di duyên nương cậy, liên lạc. Cầu thân với nhà quyền quý cũng gọi là di duyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái viền áo. Đường khâu viền — Một âm là Duyên.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.