Từ điển trích dẫn

1. Đàn cầm và đàn sắt (nhạc khí).
2. Chỉ tiếng đàn cầm đàn sắt. § Người xưa coi là "nhã nhạc chánh thanh" .
3. Đánh đàn cầm đàn sắt. ◇ Thi Kinh : "Yểu điệu thục nữ, Cầm sắt hữu chi" , (Chu nam , Quan thư ) Người thục nữ u nhàn ấy, Phải đánh đàn cầm đàn sắt mà thân ái nàng.
4. Tỉ dụ vợ chồng hòa hợp. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ cần kiệm, hữu thuận đức, cầm sắt thậm đốc" , , (Hồng Ngọc ) Cô gái tính cần kiệm, lại hiếu thuận, vợ chồng rất hòa hợp.
5. Tỉ dụ tình bạn bè thân thiết. ◇ Trần Tử Ngang : "Li đường tư cầm sắt, Biệt lộ nhiễu san xuyên" ; (Xuân dạ biệt hữu nhân ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đàn cầm và đàn sắt, hai thứ nhạc khí thời cổ có hai âm rất hòa hợp với nhau. Chỉ sự hòa hợp vợ chồng. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Sắt cầm gượng gãy ngón đàn «.
yến
yàn ㄧㄢˋ

yến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

yến tiệc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiệc, bữa tiệc. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khổng Dung nghênh tiếp Huyền Đức nhập thành, tự lễ tất, đại thiết diên yến khánh hạ" , , (Đệ thập nhất hồi) Khổng Dung đón tiếp (Lưu) Huyền Đức vào thành, làm lễ xong, bày tiệc lớn ăn mừng.
2. (Động) Bày tiệc, mở tiệc. ◎ Như: "yến khách" mở tiệc đãi khách.
3. (Động) Ở yên, nghỉ ngơi. ◇ Hán Thư : "Thiếu bảo, thiếu phó, thiếu sư, thị dữ thái tử yến giả dã" , , , (Giả Nghị truyện ) Thiếu bảo, thiếu phó, thiếu sư, cùng với thái tử ở yên.
4. (Tính) Yên ổn, yên tĩnh. ◎ Như: "tịch nhiên yến mặc" yên tĩnh trầm lặng.
5. (Tính) Vui vẻ. ◇ Thi Kinh : "Yến nhĩ tân hôn, Như huynh như đệ" , (Bội phong , Cốc phong ) Chàng vui với vợ mới cưới, Như anh như em.
6. (Phó) An nhàn, an tĩnh. ◇ Tô Thức : "Khể thủ Quan Âm, Yến tọa bảo thạch" , (Ứng mộng Quan Âm tán ) Cúi đầu sát đất lạy Quan Âm, An tĩnh ngồi đá báu.

Từ điển Thiều Chửu

① Yên nghỉ.
② Thết, ăn yến. Lấy rượu thịt thết nhau gọi là yến.
③ Vui.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đãi, mời, thết (tiệc): Đãi khách, thết khách;
② Yến tiệc, tiệc tùng: Dự tiệc;
③ Yên vui: Yên vui.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn. Xem Yến tức — Vui vẻ, sung sướng — Bữa tiệc đãi khách. Thường chỉ bữa tiệc do vua khoản đãi. Truyện Hoa Tiên : » Dẫu nhàn gửi dưới bệ rồng, Đầu xuân yến mở, cửa đông tiệc bày «.

Từ ghép 26

bế
bì ㄅㄧˋ

bế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đóng, khép (cửa)
2. nhắm (mắt)
3. ngậm
4. bế tắc, bí
5. che, đậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng, khép, ngậm, nhắm. § Đối lại với "khai" . ◎ Như: "bế môn" đóng cửa, "bế mục" nhắm mắt. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhàn trung tận nhật bế thư trai" (Mộ xuân tức sự ) Trong lúc nhàn rỗi suốt ngày đóng cửa phòng văn.
2. (Động) Tắc, không thông. ◎ Như: "bế khí" (1) nhịn thở, (2) tắt thở (chết), "bế tắc" trở tắc.
3. (Động) Ngừng, chấm dứt. ◎ Như: "bế hội" kết thúc hội nghị, "bế mạc" kết thúc, chấm dứt.
4. (Động) Cấm chỉ, cắt đứt.
5. (Danh) Cửa ngách (bên cạnh cửa lớn).
6. (Danh) Ngày lập thu, lập đông.
7. (Danh) Họ "Bế".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðóng cửa. Trái lại với chữ khai mở thông. Như không được khai thông gọi là bế tắc , không mở mang ra gọi là bế tàng , không đi lại gì với ai gọi là bế quan tự thủ . Nguyễn Trãi : Nhàn trung tận nhật bế thư trai (Mộ xuân tức sự ) trong lúc nhàn rỗi suốt ngày đóng cửa phòng văn.
② Cửa ngạch, các cửa nhỏ bên then cửa lớn.
③ Che đậy.
④ Lấp.
⑤ Ngày lập thu, lập đông gọi là bế.
⑥ Họ Bế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đóng, khép, nhắm, ngậm: Đóng cửa; Nhắm mắt lại; Ngậm miệng lại;
② Kết thúc, chấm dứt, đình chỉ, ngừng lại: Hội nghị đã bế mạc;
③ Bí, tắc, tức: Tức thở; tắt thở, tắt hơi;
④ (văn) Cửa ngách (bên cạnh cửa lớn);
⑤ (văn) Ngày lập thu lập đông;
⑥ [Bì] (Họ) Bế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng cửa lại — Cái then cài cửa — Làm cho tắt nghẽn, không lưu thông được — Ngưng lại. Chấm dứt.

Từ ghép 16

thoại
huà ㄏㄨㄚˋ

thoại

phồn thể

Từ điển phổ thông

nói

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lời nói, tiếng, ngôn ngữ. ◎ Như: "Bắc Kinh quan thoại" tiếng phổ thông Bắc Kinh. ◇ Thi Kinh : "Thận nhĩ xuất thoại, Kính nhĩ uy nghi" , (Đại nhã , Ức ) Phải thận trọng lời ngươi nói ra, Phải cung kính lấy uy nghi của ngươi.
2. (Danh) Chuyện, câu chuyện. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Thoại trung thuyết Hàng Châu phủ hữu nhất tài tử, tính Lí Danh Hoành, tự Kính Chi" , , (Tô tri huyện La Sam tái hợp ) Trong chuyện kể ở phủ Hàng Châu có một bậc tài hoa, họ Lí tên Hoành, tự là Kính Chi.
3. (Động) Nói chuyện, đàm luận. ◎ Như: "nhàn thoại gia thường" nói chuyện phiếm, nói chuyện sinh hoạt thường ngày. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hà đương cộng tiễn tây song chúc, Khước thoại Ba San dạ vũ thì" 西, (Dạ vũ kí bắc ) Bao giờ cùng cắt nến bên cửa sổ phía tây, Lại được nói chuyện lúc mưa đêm trên núi Ba Sơn.

Từ điển Thiều Chửu

① Lời nói, phàm các lời nói tầm thường đều gọi là thoại. Như bạch thoại lời nói thông thường dễ hiểu. Một lối văn viết cho những người học ít xem dễ hiểu. Như nhàn thoại câu chuyện thường.
② Bảo.
③ Tốt, hay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lời, chuyện, tiếng: Nói chuyện; Nói vài lời; Tiếng Trung Quốc;
② Nói, kể: Kể chuyện phiếm, tán gẫu;
③ Ngôn ngữ;
④ (văn) Bảo;
⑤ (văn) Tốt, hay;
⑥ Xem [dehuà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói chuyện. Td: Đàm thoại — Lời nói. Câu chuyện. Td: Thần thoại.

Từ ghép 21

Từ điển trích dẫn

1. Gối đầu nằm ở chỗ cao, nhàn thích, không lo nghĩ gì cả. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Giá tiên sanh như hà ngạo mạn! Kiến ngã ca ca thị lập giai hạ, tha cánh cao ngọa, thôi thụy bất khởi!" ! , , ! (Đệ tam thập bát hồi) (Trương Phi nói:) Lão tiên sinh này (chỉ Khổng Minh) sao kiêu ngạo thế! Thấy anh ta đứng hầu dưới thềm thế kia, nó càng gối đầu nằm cao, giả vờ ngủ không thèm dậy!
2. Tỉ dụ người ở ẩn không ra làm quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nằm ở chỗ cao. Chỉ sự nhàn hạ.
dự, tạ
xù ㄒㄩˋ, yù ㄩˋ

dự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yên vui
2. châu Dự (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con voi lớn. ◇ Thuyết văn giải tự : "Tượng chi đại giả" (Dự ). § Thuyết văn giải tự cũng ghi thêm: chữ thuộc bộ "tượng" (cổ văn).
2. (Danh) Yên vui, an lạc. ◇ Tân ngũ đại sử : "Ưu lao khả dĩ hưng quốc, dật dự khả dĩ vong thân, tự nhiên chi lí dã" , , (Linh Quan truyện , Tự ) Lo nhọc có thể làm hưng thịnh nước, nhàn dật có thể vong thân, (đó là) lẽ tự nhiên vậy.
3. (Danh) Châu "Dự", nay thuộc đất phía tây Hà Nam, Sơn Đông và phía bắc Hồ Bắc (Trung Quốc).
4. (Danh) Tên riêng của tỉnh Hà Nam.
5. (Danh) Họ "Dự".
6. (Động) Lừa dối. ◎ Như: "dự giá" ra giá không thật (bán giá lừa gạt).
7. (Động) Tham dự. § Thông "dự" .
8. (Tính) Vui vẻ. ◇ Thư Kinh : "Vương hữu tật, phất dự" , (Kim đằng ) Vua có bệnh, không vui.
9. (Tính) Không quả quyết. ◎ Như: "do dự" không quả quyết. § "Do dự" là tên hai con thú, tính đa nghi.
10. (Phó) Trước, sẵn. § Thông "dự" . ◎ Như: "dự bị" phòng bị sẵn.
11. Một âm là "tạ". Cũng như "tạ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Yên vui, như hạ dự rỗi nhàn.
② Sớm, như phàm sự dự tắc lập phàm sự gì liệu sớm đi thì nên.
③ Châu Dự, nay thuộc vào cõi đất phía tây tỉnh Hà Nam, tỉnh Sơn Đông, và phía bắc Hồ Bắc nước Tàu, vì thế nên mới gọi tỉnh Hà Nam là tỉnh dự.
④ Do dự tên hai con thú, tính đa nghi, vì thế nên người nào làm việc không quả quyết cũng gọi là do dự.
⑤ Tham dự.
⑥ Một âm là tạ, cùng nghĩa với chữ tạ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn)Vui vẻ, hoan hỉ: Nét mặt có vẻ không vui;
② Yên vui;
③ Như [yù] (bộ nghĩa ①, ②);
④ (văn) Con dự (một loài thú có tính đa nghi): Do dự;
⑤ [Yù] (Tên riêng của) tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) (thời xưa là châu Dự).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con voi thật lớn — Vui vẻ. Vui lòng — Trước khi việc xẩy ra gọi là Dự — Góp mặt, góp phần. Tham gia — Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Khôn, trên quẻ Chấn — Tên một trong chín châu thời cổ Trung Hoa, đất cũ nay thuộc tỉnh Hà Nam — một tên chỉ tỉnh Hà Nam.

Từ ghép 11

tạ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con voi lớn. ◇ Thuyết văn giải tự : "Tượng chi đại giả" (Dự ). § Thuyết văn giải tự cũng ghi thêm: chữ thuộc bộ "tượng" (cổ văn).
2. (Danh) Yên vui, an lạc. ◇ Tân ngũ đại sử : "Ưu lao khả dĩ hưng quốc, dật dự khả dĩ vong thân, tự nhiên chi lí dã" , , (Linh Quan truyện , Tự ) Lo nhọc có thể làm hưng thịnh nước, nhàn dật có thể vong thân, (đó là) lẽ tự nhiên vậy.
3. (Danh) Châu "Dự", nay thuộc đất phía tây Hà Nam, Sơn Đông và phía bắc Hồ Bắc (Trung Quốc).
4. (Danh) Tên riêng của tỉnh Hà Nam.
5. (Danh) Họ "Dự".
6. (Động) Lừa dối. ◎ Như: "dự giá" ra giá không thật (bán giá lừa gạt).
7. (Động) Tham dự. § Thông "dự" .
8. (Tính) Vui vẻ. ◇ Thư Kinh : "Vương hữu tật, phất dự" , (Kim đằng ) Vua có bệnh, không vui.
9. (Tính) Không quả quyết. ◎ Như: "do dự" không quả quyết. § "Do dự" là tên hai con thú, tính đa nghi.
10. (Phó) Trước, sẵn. § Thông "dự" . ◎ Như: "dự bị" phòng bị sẵn.
11. Một âm là "tạ". Cũng như "tạ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Yên vui, như hạ dự rỗi nhàn.
② Sớm, như phàm sự dự tắc lập phàm sự gì liệu sớm đi thì nên.
③ Châu Dự, nay thuộc vào cõi đất phía tây tỉnh Hà Nam, tỉnh Sơn Đông, và phía bắc Hồ Bắc nước Tàu, vì thế nên mới gọi tỉnh Hà Nam là tỉnh dự.
④ Do dự tên hai con thú, tính đa nghi, vì thế nên người nào làm việc không quả quyết cũng gọi là do dự.
⑤ Tham dự.
⑥ Một âm là tạ, cùng nghĩa với chữ tạ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trường học mở tại một châu, thời cổ Trung Hoa — Một âm là Dự. Xem Dự.

Từ điển trích dẫn

1. Bắt đầu làm việc gì. ◇ Thư Kinh : "Tri kim ngã sơ phục" (Triệu cáo ) Biết nay ta vừa mới chấp chính.
2. Quần áo mặc lúc chưa làm quan. ◇ Lưu Trường Khanh : "Tri quân hỉ sơ phục, Chỉ ái thử thân nhàn" , (Tống Tiết Thừa Củ trật mãn bắc du 滿).
3. Chỉ quần áo người thường tục. § Nói tương đối với "tăng y" (Phật giáo).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo mặt lúc đầu, lúc chưa ra làm quan — Chỉ cái chí khí lúc còn hàn vi.

Từ điển trích dẫn

1. Mũ và dây lưng.
2. Đội mũ thắt lưng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá nhật Bảo Ngọc thanh thần khởi lai sơ tẩy dĩ tất, tiện quan đái liễu lai chí tiền thính viện trung" , 便 (Đệ lục thập nhị hồi) Hôm đó Bảo Ngọc dậy sớm, rửa mặt chải đầu xong, đội mũ thắt lưng đi ra nhà khách.
3. Chỉ phục sức của quan gia thời xưa.
4. Người dòng dõi có học (sĩ tộc ) hoặc người quyền quý cao sang (quý nhân ).
5. Có lễ nghi, giáo hóa.
6. Tỉ dụ phong tước, ban chức quan. ◇ Chiến quốc sách : "Thả phù Ngụy nhất vạn thặng chi quốc, xưng đông phiên, thụ quan đái" , , (Ngụy sách tứ ) Vả lại Ngụy là nước có vạn cỗ xe, xưng là phiên thuộc phía đông (của Tần), chịu phong tước (nhận áo mão cân đai).
7. Chỉ trang sức, tô điểm.
8. Chỉ đàn ông, nam tử. ◇ Ngô Sí Xương : "Doanh doanh nhược nữ, tiếm xưng quan đái chi hùng" , (Khách song nhàn thoại sơ tập , Song ải miếu ) Yểu điệu như con gái, mạo xưng đàn ông nam tử.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mũ và đai. Chỉ chung quần áo và sự ăn mặc — Chỉ người có chức vị cao sang.
dương, tường
xiáng ㄒㄧㄤˊ, yáng ㄧㄤˊ

dương

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Giả vờ (như , bộ ): Cơ Tử giả khùng (Khuất Nguyên: Thiên vấn); Đi được hơn mười dặm, Lí Quảng giả vờ chết (Sử kí: Lí tướng quân liệt truyện).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

tường

giản thể

Từ điển phổ thông

rõ ràng, tường tận

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tường tận, kĩ lưỡng, tỉ mỉ: Trình bày tường tận; Nội dung không rõ; Mong túc hạ xem xét kĩ việc đó (Sử kí);
② Nói rõ, kể rõ: Chuyện khác sẽ kể rõ ở thư sau (câu thường dùng ở cuối thư);
③ (văn) Biết rõ: Cũng không biết rõ họ tên ông là gì (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
④ (văn) Thận trọng, cẩn thận: Thận trọng việc hình pháp (Hậu Hán thư: Minh đế kỉ);
⑤ (văn) Ung dung, chậm rãi: Cử chỉ ung dung tươi tỉnh (Đào Uyên Minh: Nhàn tình phú);
⑥ (văn) Công bằng;
⑦ (cũ) Một lối văn báo cáo thời xưa: Lời của quan cấp dưới báo cáo với quan trên;
⑧ (văn) Hết, đều, tất cả: ? Cho nên mời rước hết những người tài đặc biệt, có lẽ được chăng! (Hán thư: Đổng Trọng Thư truyện);
⑨ (văn) Lành (như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

dương, tường
xiáng ㄒㄧㄤˊ, yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Giả vờ (như , bộ ): Cơ Tử giả khùng (Khuất Nguyên: Thiên vấn); Đi được hơn mười dặm, Lí Quảng giả vờ chết (Sử kí: Lí tướng quân liệt truyện).

tường

phồn thể

Từ điển phổ thông

rõ ràng, tường tận

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biết rõ. ◇ Đào Uyên Minh : "Tiên sanh bất tri hà hử nhân dã, diệc bất tường kì tính tự" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Ông không biết người đâu, cũng không rõ tên họ gì.
2. (Động) Giả vờ. ◇ Sử Kí : "Tửu kí hàm, công tử Quang tường vi túc tật, nhập quật thất trung, sử Chuyên Chư trí chủy thủ ngư chá chi phúc trung nhi tiến chi" , , , 使 (Thích khách truyện , Chuyên Chư truyện ) Rượu đến lúc ngà say vui chén, công tử Quang vờ như chân có tật, xuống nhà hầm, sai Chuyên Chư nhét cây chủy thủ vào bụng con cá nướng đem lên dâng.
3. (Phó) Kĩ càng, tỉ mỉ, đầy đủ. ◎ Như: "tường sát" xem xét kĩ càng, "tường đàm" bàn bạc tỉ mỉ, "tường thuật" trình bày đầy đủ. ◇ Sử Kí : "Thì hồ thì, bất tái lai. Nguyện túc hạ tường sát chi" , . (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Cái thời! cái thời! qua rồi không trở lại. Xin túc hạ xét kĩ cho.
4. (Phó) Hết, đều, tất cả. ◇ Hán Thư : "Cố tường duyên đặc khởi chi sĩ, thứ ki hồ?" , (Đổng Trọng Thư truyện ) Cho nên mời hết những người tài đặc biệt, có lẽ được chăng?.
5. (Danh) Một lối văn trong hàng quan lại. Lời của quan dưới báo cáo với các quan trên gọi là "tường văn" .
6. (Tính) Lành. § Cũng như "tường" .

Từ điển Thiều Chửu

① Rõ ràng, tường tất, tường tận, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì.
② Một lối văn trong hàng quan lại. Lời của quan dưới báo cáo với các quan trên gọi là tường văn .
③ Hết.
④ Lành. Cũng như chữ tường .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tường tận, kĩ lưỡng, tỉ mỉ: Trình bày tường tận; Nội dung không rõ; Mong túc hạ xem xét kĩ việc đó (Sử kí);
② Nói rõ, kể rõ: Chuyện khác sẽ kể rõ ở thư sau (câu thường dùng ở cuối thư);
③ (văn) Biết rõ: Cũng không biết rõ họ tên ông là gì (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
④ (văn) Thận trọng, cẩn thận: Thận trọng việc hình pháp (Hậu Hán thư: Minh đế kỉ);
⑤ (văn) Ung dung, chậm rãi: Cử chỉ ung dung tươi tỉnh (Đào Uyên Minh: Nhàn tình phú);
⑥ (văn) Công bằng;
⑦ (cũ) Một lối văn báo cáo thời xưa: Lời của quan cấp dưới báo cáo với quan trên;
⑧ (văn) Hết, đều, tất cả: ? Cho nên mời rước hết những người tài đặc biệt, có lẽ được chăng! (Hán thư: Đổng Trọng Thư truyện);
⑨ (văn) Lành (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỏ rõ. Rõ ràng — Hiểu rõ. Biết rõ. Đoạn trường tân thanh : » Vâng trình hội chủ xem tường «.

Từ ghép 9

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.