Từ điển trích dẫn

1. Ngờ vực, hoài nghi. ◇ Hậu Hán Thư : "Tào Tháo kí tích hiềm kị, nhi Si Lự phục cấu thành kì tội" , (Khổng Dung truyện ).
2. Hiềm nghi và cấm kị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ghen ghét.
giả
zhě ㄓㄜˇ, zhū ㄓㄨ

giả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người
2. một đại từ thay thế

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Xưng thay người hoặc sự vật. ◎ Như: "kí giả" , "tác giả" . ◇ Luận Ngữ : "Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo san" , (Ung Dã ) Kẻ trí thích nước, kẻ nhân thích núi.
2. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: cái này, điều này. § Cũng như "giá" . ◎ Như: "giả cá" cái này, "giả phiên" phen này.
3. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị đình đốn, phân biệt chỗ cách nhau. ◇ Trung Dung : "Nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã" , (Tận tâm hạ ) Nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
4. (Trợ) Biểu thị ngữ khí kết thúc, thường có chữ "dã" đi sau. ◇ Đổng Trọng Thư : "Mệnh giả thiên chi lệnh dã, tính giả sanh chi chất dã" , Mệnh là lệnh của trời, tính là bản chất lúc sinh ra vậy.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để so sánh: như là, dường như. ◇ Sử Kí : "Dĩ nhi tương khấp, bàng nhược vô nhân giả" , (Kinh Kha truyện ) Sau đó lại cùng nhau khóc, như là bên cạnh không có người.

Từ điển Thiều Chửu

① Lời phân biệt, trong câu văn có chữ giả là để phân biệt chỗ cách nhau, như nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
② Lời nói chuyên chỉ về một cái gì, như hữu kì sĩ chi nhân giả chơi bạn phải chơi với kẻ sĩ có nhân.
③ Ấy, như giả cá cái ấy, giả phiên phen ấy, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người, kẻ, cái, giả (dùng để chỉ người, vật hoặc sự việc): Kẻ mạnh; Tác giả; Kí giả, phóng viên; ? Người bị trói làm gì thế? (Án tử Xuân thu); Khổng Văn Cử có hai con trai, đứa lớn sáu tuổi, đứa nhỏ năm tuổi (Thế thuyết tân ngữ);
② Dùng để ngắt hơi hoặc đệm sau câu: Trần Thắng đó, người ở đất Dương Thành; Tần Thủy hoàng, là con của Tần Trang Tương vương (Sử kí); Nói làm cho ý thành, là nói không tự dối mình (Đại học); Tả hữu nói: Vốn thế. Nhà vua nhân đó giết cả hai người (Hàn Phi tử);
③ Trợ từ đặt sau những từ ngữ chỉ thời gian: Nay; Cuối mùa xuân, quần áo mùa xuân đã mặc xong (Luận ngữ);
④ Đặt sau cụm từ biểu thị ý giả thiết: ? Nếu nước Lỗ không có người quân tử thì ngươi lấy đâu được cái đức quân tử ấy? (Luận ngữ);
⑤ Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn (thường dùng kèm với ): ? Ông mà không làm được thì còn ai làm được? (Hán thư); ? Ai có thể thi hành kế ấy cho đại vương? (Sử kí);
⑥ Trợ từ, biểu thị sự so sánh (thường dùng kèm với , , ...): Khổng Tử ở nơi làng xóm, chất phác thật thà, dường như không biết nói năng (Luận ngữ); Đến triều đình yết kiến, giống như người không biết nói (Sử kí); Nói ra những lời đó mà gương mặt anh ta dường như đau đớn lắm (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); ? Tiếng khóc của bà dường như có nhiều nỗi đau buồn lắm? (Lễ kí);
⑦ Trong ... đó (đặt sau số từ để tỏ những sự việc đã kể): Trong hai cái đó tất phải chọn lấy một; Nước và phân, hai thứ đó không thể thiếu một; Dân có ba điều lo: Đói không được ăn, lạnh không được mặc, mệt không được nghỉ, ba điều đó là nỗi lo lớn của dân (Mặc tử);
⑧ Đại từ phức điệp, dùng để chỉ lại sự vật đã nêu ra ở đoạn trước: Kẻ lại được đền bù đầy đủ những cái bị mất gồm bốn chục vạn hộc (Hàn Dũ); Về những lạch nhỏ, (những lạch) dùng mở núi thông đường, thì không thể kể xiết (Sử kí); Hàn Tín về đến nước, cho gọi người thiếu niên làm nhục mình, (kẻ mà trước kia từng) bắt mình chui dưới háng, cho làm chức Sở trung úy (Sử kí);
⑨ Này (thường dùng trong thơ, từ cổ, như [zhè], [cê]): Lần này; Lượt này, phen này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ người hay vật. Chẳng hạn Độc giả ( người đọc ) — Tiếng trợ từ, hoặc dùng giữa câu, hoặc dùng cuối câu.

Từ ghép 33

mao
lí ㄌㄧˊ, máo ㄇㄠˊ

mao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bờm ngựa
2. kén chọn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sợi lông dài trong chùm lông gọi là "mao" .
2. (Danh) Tỉ dụ người tài giỏi xuất chúng.
3. (Danh) Cái cút hay trái đào (lối trang sức để tóc chấm lông mày của trẻ con thời xưa). ◇ Thi Kinh : "Đãm bỉ lưỡng mao, Thật duy ngã nghi" , (Dung phong , Bách chu ) Tóc rủ hai trái đào, Thật là bạn lứa của ta.
4. (Danh) Bờm con thú.
5. (Danh) Cờ mao. § Thông "mao" .
6. (Tính) § Xem "thì mao" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cút. Trẻ con để mái tóc chấm lông mày gọi là mao. Vì thế nên học trò trẻ có tài gọi là mao sĩ , cũng gọi là thời mao nghĩa là đang thì tuổi trẻ vậy.
② Bờm ngựa.
③ Kén chọn.
④ Tài giỏi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái cút (mái tóc để chấm lông mày của trẻ con);
② Xem [shímáo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi lông dài — Tóc dài phủ tới mắt — Cái bờm ngựa — Lựa chọn.

Từ ghép 5

đãm, đạm, đảm
dàn ㄉㄢˋ

đãm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) (Tóc) rủ xuống. ◇ Thi Kinh : "Đãm bỉ lưỡng mao, Thật duy ngã nghi" , (Dung phong , Bách chu ) Tóc rủ hai trái đào, Thật là bạn lứa của ta.

đạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tóc rủ xuống

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tóc rủ xuống.

đảm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng tóc rũ xuống.
khả, khắc
kě ㄎㄜˇ, kè ㄎㄜˋ

khả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

có thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ưng cho, đồng ý, chấp thuận, tán thành. ◎ Như: "hứa khả" ưng thuận. ◇ Sử Kí : "Thủy Hoàng khả kì nghị, thu khứ thi thư bách gia chi ngữ dĩ ngu bách tính, sử thiên hạ vô dĩ cổ phi kim" , , 使 (Lí Tư truyện ) (Tần) Thủy Hoàng chuẩn y lời tấu ấy, thu các sách Kinh Thi, Kinh Thư, Bách gia để làm trăm họ ngu tối, khiến cho thiên hạ không được lấy xưa mà chê nay.
2. (Động) Hợp, thích nghi. ◇ Trang Tử : "Kì vị tương phản, nhi giai khả ư khẩu" , (Thiên vận ) Vị nó khác nhau, nhưng đều vừa miệng (hợp khẩu, ngon miệng).
3. (Động) Khỏi bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đãi quân sư bệnh khả, hành chi vị trì" , (Đệ bát thập hồi) Đợi quân sư (Khổng Minh) khỏi bệnh rồi làm theo cũng chưa muộn.
4. (Động) Đáng. ◎ Như: "khả quý" đáng quý, "khả kính" đáng kính.
5. (Phó) Có thể, được, đủ. ◎ Như: "nhĩ khả dĩ tẩu liễu" anh có thể đi được rồi. ◇ Vương Sung : "Nhân chi tính, thiện khả biến vi ác, ác khả biến vi thiện" , , (Luận hành , Suất tính ) Tính người ta, lành có thể biến thành ác, ác có thể biến thành lành.
6. (Phó) Khoảng, ước chừng. ◇ Vương Duy : "Lạc Dương nữ nhi đối môn cư, Tài khả dong nhan thập ngũ dư" , (Lạc Dương nữ nhi hành ) Cô gái người Lạc Dương ở nhà trước mặt, Dung mạo vừa hơn khoảng mười lăm tuổi.
7. (Phó) Biểu thị nghi vấn: có không, phải chăng. ◎ Như: "nhĩ khả tri đạo" anh có biết không? "nhĩ khả tưởng quá" anh đã nghĩ tới chưa?
8. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao lại, vì sao. ◇ Sầm Tham : "Khả tri niên tứ thập, Do tự vị phong hầu" , (Bắc đình tác ) Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, Vẫn chưa được phong hầu.
9. (Phó) Thật, thật là. ◇ Thủy hử truyện : "Cốc vũ sơ tình, khả thị lệ nhân thiên khí" , (Đệ thất thập tam hồi) Ngày cốc vũ (hai mươi hoặc hai mươi mốt tháng tư âm lịch) vừa tạnh ráo, khí trời thật là tươi đẹp.
10. (Liên) Nhưng, song. ◎ Như: "tha tuy nhiên bổn, khả ngận dụng công" , anh ta tuy cục mịch, nhưng lại rất cần cù.
11. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "khả nhân" người có tính tình đức hạnh tốt.
12. (Danh) Họ "Khả".
13. Một âm là "khắc". (Danh) "Khắc Hàn" các nước bên Tây Vực gọi vua chúa họ là "Khắc Hàn".

Từ điển Thiều Chửu

① Ưng cho.
② Khá, như khả dã khá vậy.
③ Một âm là khắc. Khắc hàn các nước bên Tây-vực gọi vua chúa họ là khắc hàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

】khả hãn [kèhán] Khả hãn, khan (danh hiệu của một số vua ở Trung Á thời xưa). Xem [kâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Có thể, ... được: Cho là được; Lớn nhỏ đều được.【】khả kiến [kâjiàn] a. Trong tầm mắt: Mục tiêu trong tầm mắt; b. Đủ thấy: Đủ thấy anh ấy còn chưa biết;【】khả năng [kânéng] a. Có thể, ... được: Đoàn kết tất cả mọi lực lượng có thể đoàn kết được; b. Có lẽ, hoặc giả: Anh ấy có lẽ không biết là hôm nay họp; c. Khả năng: Có hai khả năng;
② Đáng, đáng được, phải: Đáng thương; Đáng xem; Đáng tiếc, đáng tiếc là, tiếc là...; Đến khi Trần Bình lớn lên, phải lấy vợ, các nhà giàu không ai chịu gả con cho (Sử kí: Trần thừa tướng thế gia);
③ Nhưng, song: Mọi người khá mệt, nhưng đều rất vui vẻ. 【】khả thị [kâshì] (lt) Nhưng, nhưng mà, song. Như [dànshì];
④ Hợp, vừa: Hợp lòng (vừa ý) mọi người; Phen này thì vừa lòng anh ấy lắm rồi; Vật có sự thích nghi lẫn nhau (Hán thư);
⑤ Tỏ ý nhấn mạnh: Anh ấy viết chữ nhanh lắm; ? Chuyện này có thật thế không?; ? Phải đấy!;
⑥ (văn) Chỗ được, chỗ khá, chỗ hay, cái hay: ? Như thế chả lẽ ta chẳng có cái hay (ưu điểm) nào ư? (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Ưng cho, đồng ý: Mọi người không đồng ý (Tả truyện: Hi công thập bát niên);
⑧ (văn) Hết bệnh, khỏi bệnh: Trị hết các cách cuối cùng vẫn khó hết bệnh (Tây sương kí);
⑨ (văn) Khen ngợi: Ngài yêu đạo của thầy mà khen văn tôi, có lẽ vì văn tôi cũng không xa đạo thầy lắm (Liễu Tôn Nguyên: Đáp Vi Trung Lập luận sư đạo thư);
⑩ (văn) Vì sao, sao lại (biểu thị sự phản vấn): Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, vẫn còn chưa được phong hầu (Sầm Tham: Bắc đình tác); Làm kẻ bề tôi, vì sao lời nói ắt phải được dùng, chỉ là do lòng tận trung mà thôi (Chiến quốc sách); (văn) Có chưa, có không, phải không, phải chăng: ? Em có từng đọc sách không? (Hồng lâu mộng, hồi 3); ? Ta chưa thành danh còn em thì chưa chồng, phải chăng cả hai anh em ta đều không bằng người? (La Ẩn tập: Trào Chung Lăng kĩ Vân Anh); Khoảng, độ chừng: Con gái nhỏ của Chương chừng mười hai tuổi (Hán thư: Vương Chương truyện). Xem [kè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có thể — Thích nghi. Nên — Vào khoảng, ước chừng.

Từ ghép 53

khắc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ưng cho, đồng ý, chấp thuận, tán thành. ◎ Như: "hứa khả" ưng thuận. ◇ Sử Kí : "Thủy Hoàng khả kì nghị, thu khứ thi thư bách gia chi ngữ dĩ ngu bách tính, sử thiên hạ vô dĩ cổ phi kim" , , 使 (Lí Tư truyện ) (Tần) Thủy Hoàng chuẩn y lời tấu ấy, thu các sách Kinh Thi, Kinh Thư, Bách gia để làm trăm họ ngu tối, khiến cho thiên hạ không được lấy xưa mà chê nay.
2. (Động) Hợp, thích nghi. ◇ Trang Tử : "Kì vị tương phản, nhi giai khả ư khẩu" , (Thiên vận ) Vị nó khác nhau, nhưng đều vừa miệng (hợp khẩu, ngon miệng).
3. (Động) Khỏi bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đãi quân sư bệnh khả, hành chi vị trì" , (Đệ bát thập hồi) Đợi quân sư (Khổng Minh) khỏi bệnh rồi làm theo cũng chưa muộn.
4. (Động) Đáng. ◎ Như: "khả quý" đáng quý, "khả kính" đáng kính.
5. (Phó) Có thể, được, đủ. ◎ Như: "nhĩ khả dĩ tẩu liễu" anh có thể đi được rồi. ◇ Vương Sung : "Nhân chi tính, thiện khả biến vi ác, ác khả biến vi thiện" , , (Luận hành , Suất tính ) Tính người ta, lành có thể biến thành ác, ác có thể biến thành lành.
6. (Phó) Khoảng, ước chừng. ◇ Vương Duy : "Lạc Dương nữ nhi đối môn cư, Tài khả dong nhan thập ngũ dư" , (Lạc Dương nữ nhi hành ) Cô gái người Lạc Dương ở nhà trước mặt, Dung mạo vừa hơn khoảng mười lăm tuổi.
7. (Phó) Biểu thị nghi vấn: có không, phải chăng. ◎ Như: "nhĩ khả tri đạo" anh có biết không? "nhĩ khả tưởng quá" anh đã nghĩ tới chưa?
8. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao lại, vì sao. ◇ Sầm Tham : "Khả tri niên tứ thập, Do tự vị phong hầu" , (Bắc đình tác ) Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, Vẫn chưa được phong hầu.
9. (Phó) Thật, thật là. ◇ Thủy hử truyện : "Cốc vũ sơ tình, khả thị lệ nhân thiên khí" , (Đệ thất thập tam hồi) Ngày cốc vũ (hai mươi hoặc hai mươi mốt tháng tư âm lịch) vừa tạnh ráo, khí trời thật là tươi đẹp.
10. (Liên) Nhưng, song. ◎ Như: "tha tuy nhiên bổn, khả ngận dụng công" , anh ta tuy cục mịch, nhưng lại rất cần cù.
11. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "khả nhân" người có tính tình đức hạnh tốt.
12. (Danh) Họ "Khả".
13. Một âm là "khắc". (Danh) "Khắc Hàn" các nước bên Tây Vực gọi vua chúa họ là "Khắc Hàn".

Từ điển Thiều Chửu

① Ưng cho.
② Khá, như khả dã khá vậy.
③ Một âm là khắc. Khắc hàn các nước bên Tây-vực gọi vua chúa họ là khắc hàn.

Từ điển trích dẫn

1. Hình dung văn hóa Hung Nô chưa khai hóa, không biết lễ nghi. Sau chỉ người tàn ác như dã thú.

Từ điển trích dẫn

1. Không hiểu rõ. ◇ Hán Thư : "Thả tục nho bất đạt thì nghi" (Nguyên đế kỉ ) Vả lại những nhà nho tầm thường không hiểu thời nghi.
2. Không thành đạt, bất đắc chí. ◇ Sử Kí : "Thương Dung bất đạt, thân kì nhục yên" , (Nhạc Nghị truyện ) Thương Dung không thành đạt, thân mình bị nhục.
3. Không thư thái, không thông sướng. ◇ Khuất Nguyên : "Tình trầm ức nhi bất đạt hề, hựu tế nhi mạc chi bạch" , (Cửu chương , Tích tụng ) Chí nguyện bị đè nén không thư thái hề, bị che lấp mà không bày tỏ ra được.
thái
tài ㄊㄞˋ

thái

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vẻ, thái độ
2. hình dạng, trạng thái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thái độ, thói. ◎ Như: "thế thái" thói đời.
2. (Danh) Tình trạng. ◎ Như: "biến thái bách xuất" tình trạng biến đổi nhiều. ◇ Nguyễn Du : "Trung tuần lão thái phùng nhân lãn" (quỷ Môn đạo trung ) Tuổi (mới) trung tuần mà đã có vẻ già (nên) lười gặp người (vì ngại việc thù tiếp).

Từ điển Thiều Chửu

① Thái độ (thói).
② Tình trạng, như biến thái bách xuất tình trạng biến đổi nhiều.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hình dạng, vẻ, thói, thái độ: Hình dạng, hình thái;
② Trạng thái, tình trạng: Tình trạng biến đổi liên tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng dấp vẻ mặt bên ngoài. Td: Tư thái.

Từ ghép 18

Từ điển trích dẫn

1. Khuôn phép, chuẩn tắc. ◇ Quản Tử : "Pháp độ giả, vạn dân chi nghi biểu dã" , (Hình thế ) Pháp độ, đó là khuôn phép của muôn dân.
2. Làm mẫu mực, làm khuôn phép. ◇ Tân Văn Phòng : "Hựu như "Thái Bạch tửu lâu kí" đẳng văn, giai nghi biểu ư hậu thế" "", (Đường tài tử truyện , Trầm Quang ) Lại như bài "Thái Bạch tửu lâu kí" chẳng hạn, đều làm mẫu mực cho đời sau.
3. Dung mạo cử chỉ. ◇ Tống sử : "Dương Thừa Tín thân trường bát xích, mĩ nghi biểu" , (Dương Thừa Tín truyện ) Dương Thừa Tín thân cao tám thước, dung mạo cử chỉ đẹp đẽ.
4. Bộ phận trong nỏ dùng để nhắm bắn.
5. Cột đo bóng mặt trời, khí tượng (ngày xưa).
6. Khí cụ chỉ thị đo lường (tốc độ, điện lượng, áp suất, v.v.).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khuôn mẫu, phép tắc để theo.
hĩ, hỷ, hỹ
xián ㄒㄧㄢˊ, yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị khẳng định. ◇ Luận Ngữ : "Nhân viễn hồ tai? Ngã dục nhân, tư nhân chí hĩ" ? , (Thuật nhi ) Đức nhân đâu có xa gì? Ta muốn đức nhân, thì đức nhân đến vậy.
2. (Trợ) Biểu thị cảm thán: thay, vậy thay. § Cũng như "tai" . ◇ Luận Ngữ : "Thậm hĩ ngô suy dã" (Thuật nhi ) Ta đã suy lắm thay.
3. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. § Dùng như "hồ" để hỏi lại. ◇ Luận Ngữ : "Nguy nhi bất trì, điên nhi bất phù, tắc tương yên dụng bỉ tướng hĩ?" , , (Quý thị ) Nước nguy biến mà không biết bảo vệ, nước nghiêng ngã mà không biết chống đỡ, thì ai dùng mình làm tướng làm gì?

hỷ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vậy (trợ từ)

hỹ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vậy (trợ từ)

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, lời nói dứt câu.
② Dùng làm trợ từ, cũng như chữ tai , như thậm hĩ ngô suy hĩ (Luận ngữ ) tệ quá, ta suy quá lắm rồi.
③ Dùng như chữ hồ để hỏi lại, như tắc tương yên dụng bỉ tướng hĩ (Luận ngữ ) thì sẽ dùng họ giúp làm gì ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rồi (làm trợ từ, như [liăo], biểu thị việc đã xảy ra): Vua Tần về sau hối tiếc về việc đó thì Hàn Phi đã chết rồi (Sử kí); Tấn hầu lưu vong ở ngoài nước, đã mười chín năm rồi (Tả truyện); Về việc trở đậu thì ta đã từng nghe qua rồi (Luận ngữ);
② Vậy, rồi vậy, vậy thay (trợ từ, biểu thị sự cảm thán): Ta đã suy quá rồi vậy! (Luận ngữ); ! Đã lâu rồi, ta không mộng thấy ông Chu công nữa! (Luận ngữ). 【】hĩ phù [yêfú] (văn) Trợ từ liên dụng, biểu thị sự cảm thán và suy đoán: ! Có lúa non mà lẽ nào không có lúa trổ bông ư! (Luận ngữ); ! Thương thay lại thương thay, đó có lẽ là mệnh chăng! (Toàn Hán phú);【】hĩ hồ [yêhu] (văn) Thế ư, vậy ư (trợ từ liên dụng, biểu thị sự đương nhiên, bao hàm ý cảm thán hoặc nghi vấn): ! Cái đức của đạo trung dung là cùng tột vậy ư! (Luận ngữ); ! Đạo dịch là cùng tột vậy ư! (Chu Dịch); ! Công nói: Có thể vậy ư? (Tả truyện); ? Phu tử (thầy) là bậc thánh ư? (Mạnh tử);【】hĩ tai [yê zai] (văn) Vậy thay, vậy ư (trợ từ liên dụng ở cuối câu, biểu thị sự cảm thán hoặc phản vấn): ! Lớn lao vậy thay!; ! Cung thất đồ sộ vậy thay! (Sử kí); ? Trí của kẻ ngu có khi cho là tài giỏi hơn người nhưng há có thể bảo ngu là trí được ư? (Mặc tử) (=);
③ Trợ từ cuối câu, biểu thị nghi vấn hoặc phản vấn: ? Nước nguy khốn mà không giữ gìn, nghiêng ngửa mà không nâng đỡ, thì dùng kẻ đó làm tướng chi vậy? (Luận ngữ); ? Như thế nào thì mới có thể trông coi chính sự được? (Luận ngữ); ? Lấy một người như vua Nghiêu để kế nghiệp vua Nghiêu thì có gì thay đổi đâu? (Tuân tử);
④ Trợ từ cuối câu, biểu thị ý khẳng định: Ta muốn đức nhân, thì đức nhân đến vậy (Luận ngữ); (Người như vậy), tuy nói rằng không học, nhưng ta cho rằng đã có học rồi (Luận ngữ);
⑤ Trợ từ dùng cuối một đoạn câu, biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Sông Hán rộng lớn, không lội qua được (Thi Kinh);
⑥ Trợ từ cuối câu, biểu thị yêu cầu hoặc mệnh lệnh: ! Tiên sinh thôi đi vậy! (Chiến quốc sách); ! Ngài chớ có nghi ngờ! (Thương Quân thư); Ngài đi đi, chớ có làm nhơ ta! (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trợ từ cuối câu, biển thị sự dĩ nhiên. Tương tự như vậy — Trợ từ cuối câu, biển thị sự tất nhiên trong lí luận.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.