dịch, thích, trạch
duó ㄉㄨㄛˊ, shì ㄕˋ, yì ㄧˋ, zé ㄗㄜˊ

dịch

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Dịch — Các âm khác là Thích, Trạch. Xem các âm này.

thích

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Thích .

trạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái đầm (hồ đầm)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầm, chằm, chỗ nước đọng lớn. ◎ Như: "thâm sơn đại trạch" núi thẳm đầm lớn.
2. (Danh) Ân huệ, lộc. ◎ Như: "ân trạch" làm sự lợi ích (ân đức thấm tới mọi người).
3. (Danh) Phong khí cùng việc làm hay của người trước còn lưu lại. ◇ Lễ Kí : "Thủ trạch tồn yên" (Ngọc tảo ) Hơi tay còn vậy (nhờ người trước làm ra mà người sau được hưởng, như sách vở...).
4. (Danh) Áo lót mình. ◇ Thi Kinh : "Khởi viết vô y, Dữ tử đồng trạch" , (Tần phong , Vô y ) Há rằng (anh) không có áo? (Thì) cùng anh mặc chung cái áo lót.
5. (Danh) Họ "Trạch".
6. (Danh) "Trạch cung" nhà tập bắn, trại bắn.
7. (Động) Thấm ướt, thấm nhuần. ◎ Như: "vũ trạch" mưa thấm.
8. (Động) Mân mê. ◇ Lễ Kí : "Cộng phạn bất trạch thủ" (Khúc lễ thượng ) Cơm ăn chung thì tay đừng sờ mó (vì tay mồ hôi không được sạch).
9. (Tính) Nhẵn, bóng. ◇ Liêu trai chí dị : "Tham nhập thất trung, nhân tạ ki tháp, võng bất khiết trạch" , , (Anh Ninh ) Đi vào trong nhà, đệm chiếu đều sạch bóng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đầm, cái chằm, chỗ nước đọng lớn.
② Thấm ướt, cái gì nhờ để tưới tắm cho cây cối được đều gọi là trạch, như vũ trạch mưa thấm.
③ Nhẵn bóng.
④ Ân trạch, làm sự lợi ích (ân đức thấm tới mọi người).
⑤ Hơi thừa, như thủ trạch tồn yên (Lễ kí ) hơi tay còn vậy (nhờ người trước làm ra mà người sau được hưởng, như sách vở, v.v.)
⑥ Lộc.
⑦ Mân mê.
⑧ Cái phong khí cùng việc hay của người trước còn lưu lại gọi là trạch.
⑨ Trạch cung nhà tập bắn, trại bắn.
⑩ Áo lót mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầm, chằm, đồng, sông ngòi: Đầm lớn; Đồng lầy; Nơi nhiều sông ngòi;
② Bóng: Sáng bóng;
③ (văn) Thấm ướt, mưa móc: May mà mưa thấm đến đúng lúc (Vương An Thạch: Thượng Đỗ Học sĩ khai hà thư);
④ (văn) Ân huệ, ân trạch, đặc ân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trơn láng. Như chữ Trạch

Từ ghép 16

nhiễm
rǎn ㄖㄢˇ

nhiễm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhiễm, mắc, lây
2. nhuộm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhuộm. ◎ Như: "nhiễm bố" nhuộm vải.
2. (Động) Vẩy màu, rắc mực (khi viết vẽ). ◇ Tương Phòng : "Sanh tố đa tài tư, thụ bút thành chương. (...) nhiễm tất, mệnh tàng ư bảo khiếp chi nội" , . (...) , (Hoắc Tiểu Ngọc truyện ) Sinh ra vốn nhiều tài năng, cầm bút thành văn. (...) vẩy mực xong, sai cất giữ trong tráp quý.
3. (Động) Vấy, thấm, dính bẩn. ◎ Như: "nhất trần bất nhiễm" không dính một hạt bụi nào. ◇ Vương An Thạch : "Hoang yên lương vũ trợ nhân bi, Lệ nhiễm y cân bất tự tri" , (Tống Hòa Phủ ) Khói hoang mưa lạnh làm cho người buồn thêm, Nước mắt thấm vào khăn áo mà không hay.
4. (Động) Lây, mắc phải. ◎ Như: "truyền nhiễm" truyền lây, "nhiễm bệnh" lây bệnh.
5. (Danh) Quan hệ nam nữ không chính đính. ◎ Như: "lưỡng nhân hữu nhiễm" hai người có dây dưa.
6. (Danh) Họ "Nhiễm".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhuộm, dùng các thuốc mùi mà nhuộm các thứ đồ gọi là nhiễm.
② Nhiễm dần, ở với những người hay rồi mình cũng hay, ở với những kẻ hư rồi mình cũng hư gọi là nhiễm.
③ Lây, một kẻ bị bệnh lây sang kẻ khác gọi là truyền nhiễm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhuộm: Nhuộm vải; Nhà máy in mhuộm;
② Lây, lây nhiễm, tiêm nhiễm, mắc: Truyền nhiễm, lây; Nhiễm bệnh, bị lây bệnh; Tiêm nhiễm thói xấu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhuộm vải lụa cho có màu — Lâu dần thành quen, như nhuốm vào người — Nhuốm bệnh. Lây bệnh.

Từ ghép 21

mã não

phồn thể

Từ điển phổ thông

đá mã não (một thứ đá quý lấy từ mỏ)

Từ điển trích dẫn

1. Một khoáng chất, do thạch anh, thạch tủy và đản bạch hỗn hợp kết tinh, có nhiều loại màu đỏ, trắng, tro, có vằn sóng, dùng làm đồ trang sức. § Còn gọi là "mã não" , "văn thạch" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài đá quý, có vân. Nhiều màu đẹp như ngọc — Dấu ghi số. Con số. Ta gọi là Số mã.
quyên, thân
juān ㄐㄩㄢ, shēn ㄕㄣ, yuán ㄩㄢˊ

quyên

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mình người. ◎ Như: "tùy thân huề đái" mang theo bên mình, "thân trường thất xích" thân cao bảy thước (thành nhân, thành niên).
2. (Danh) Bộ phận chủ yếu hoặc trung tâm của vật thể. ◎ Như: "xa thân" thân xe, "thuyền thân" thân thuyền, "thụ thân" thân cây, "hà thân" lòng sông.
3. (Danh) Mạng sống, sinh mệnh. ◎ Như: "xả thân cứu nhân" bỏ mạng cứu người.
4. (Danh) Tự kỉ, chính mình. ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
5. (Danh) Phẩm cách, đạo đức. ◎ Như: "tu thân tề gia" tu sửa phẩm hạnh, yên trị gia đình.
6. (Danh) Địa vị, thân phận. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" nguồn gốc thân phận nghèo khó.
7. (Danh) Đàn bà có mang gọi là "hữu thân" . § Cũng nói là "hữu thần" .
8. (Danh) Đời, kiếp. ◎ Như: "tiền thân" đời trước, kiếp trước.
9. (Danh) Lượng từ: số tượng Phật. ◎ Như: "giáp đạo lưỡng bàng hữu bồ tát ngũ bách thân" sát theo hai bên đường có năm trăm bức tượng Bồ-tát.
10. (Phó) Tự mình. ◇ Sử Kí : "Ngô khởi binh chí kim bát tuế hĩ, thân thất thập dư chiến" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Ta từ khi dấy binh đến nay đã tám năm, đích thân trải qua hơn bảy mươi trận.
11. (Đại) Tôi, ta. § Cũng như "ngã" . Người đời Ngụy, Tấn thường tự xưng là "thân". ◇ Tam quốc chí : "Thân thị Trương Ích Đức dã, khả lai cộng quyết tử" , (Trương Phi truyện ) Ta là Trương Ích Đức, có thể cùng quyết tử.
12. Một âm là "quyên". (Danh) § Xem "Quyên Độc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mình, từ cổ đến bẹn gọi là thân.
② Thân này, ta. Như trí thân thanh vân thân này hẳn làm cho đến ngôi cao.
③ Có mang, đàn bà chửa gọi là hữu thân .
④ Cái thể đựng chứa. Như hà thân lòng sông, thuyền thân thân thuyền, v.v.
⑤ Ðời. Như tiền thân đời trước.
⑥ Tuổi.
⑦ Gốc cây. Một âm là quyên. Quyên Ðộc tên một nước ngày xưa, tức là nước Thiên Trúc và là nước Ấn Ðộ bây giờ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Quyên độc — Một âm khác là Thân. Xem Thân.

Từ ghép 2

thân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thân thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mình người. ◎ Như: "tùy thân huề đái" mang theo bên mình, "thân trường thất xích" thân cao bảy thước (thành nhân, thành niên).
2. (Danh) Bộ phận chủ yếu hoặc trung tâm của vật thể. ◎ Như: "xa thân" thân xe, "thuyền thân" thân thuyền, "thụ thân" thân cây, "hà thân" lòng sông.
3. (Danh) Mạng sống, sinh mệnh. ◎ Như: "xả thân cứu nhân" bỏ mạng cứu người.
4. (Danh) Tự kỉ, chính mình. ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
5. (Danh) Phẩm cách, đạo đức. ◎ Như: "tu thân tề gia" tu sửa phẩm hạnh, yên trị gia đình.
6. (Danh) Địa vị, thân phận. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" nguồn gốc thân phận nghèo khó.
7. (Danh) Đàn bà có mang gọi là "hữu thân" . § Cũng nói là "hữu thần" .
8. (Danh) Đời, kiếp. ◎ Như: "tiền thân" đời trước, kiếp trước.
9. (Danh) Lượng từ: số tượng Phật. ◎ Như: "giáp đạo lưỡng bàng hữu bồ tát ngũ bách thân" sát theo hai bên đường có năm trăm bức tượng Bồ-tát.
10. (Phó) Tự mình. ◇ Sử Kí : "Ngô khởi binh chí kim bát tuế hĩ, thân thất thập dư chiến" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Ta từ khi dấy binh đến nay đã tám năm, đích thân trải qua hơn bảy mươi trận.
11. (Đại) Tôi, ta. § Cũng như "ngã" . Người đời Ngụy, Tấn thường tự xưng là "thân". ◇ Tam quốc chí : "Thân thị Trương Ích Đức dã, khả lai cộng quyết tử" , (Trương Phi truyện ) Ta là Trương Ích Đức, có thể cùng quyết tử.
12. Một âm là "quyên". (Danh) § Xem "Quyên Độc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mình, từ cổ đến bẹn gọi là thân.
② Thân này, ta. Như trí thân thanh vân thân này hẳn làm cho đến ngôi cao.
③ Có mang, đàn bà chửa gọi là hữu thân .
④ Cái thể đựng chứa. Như hà thân lòng sông, thuyền thân thân thuyền, v.v.
⑤ Ðời. Như tiền thân đời trước.
⑥ Tuổi.
⑦ Gốc cây. Một âm là quyên. Quyên Ðộc tên một nước ngày xưa, tức là nước Thiên Trúc và là nước Ấn Ðộ bây giờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người, mình mẩy, thân, thân thể, tính mạng: Toàn thân, cả người; Xả thân cứu người; Thân cây; Thân thuyền; Lòng sông;
② Bản thân, đích thân, tự mình: Lấy bản thân mình làm gương (cho người khác); Bọn cướp yêu (bản) thân mình, không yêu những người khác (Mặc tử); Dấn mình đến chỗ đó; Tôi khởi binh đến nay đã tám năm, đích thân đánh hơn bảy mươi trận rồi (Sử kí); Vua Tần tự mình (đích thân) đi hỏi người đó (Chiến quốc sách);
③ Thân phận, địa vị: Thân bại danh liệt;
④ Phẩm hạnh, đạo đức: Đọc sách để tu sửa phẩm hạnh mình (Trịnh Ngọc: Canh độc đường kí); Lập thân xử thế (lập đức để ở đời); Ta mỗi ngày xét lại thân ta ba lần (Luận ngữ);
⑤ Thai nhi: Đã có mang;
⑥ (loại) Bộ: Tôi đã may một bộ quần áo mới;
⑦ (văn) Đời (một đời theo thuyết luân hồi của nhà Phật): Đời trước;
⑧ (văn) Thể nghiệm (bằng bản thân);
⑨ (văn) Tôi (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất): Tôi là Trương Dực Đức (Tam quốc chí);
⑩ [Shen] (Họ) Thân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mình người. Td: Thân thể — Phần chính của vật. Td: Thân cây, Thân áo — Chỉ con người. Đoạn trường tân thanh : » Đã mang lấy nghiệp vào thân « — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Thân.

Từ ghép 87

an thân 安身ảo thân 幻身ẩn thân 隱身bạch thân 白身bản thân 本身bán thân bất toại 半身不遂bạt thân 拔身bất hoại thân 不壞身bình thân 平身chân thân 真身chích thân 隻身chung thân 終身cô thân 孤身cô thân chích ảnh 孤身隻影dẫn thân 引身diệp thân 葉身dung thân 容身dưỡng thân 養身đích thân 的身độ thân 度身độc thân 獨身đơn thân 單身hạ bán thân 下半身hậu thân 後身hiến thân 獻身hiện thân 現身hóa thân 化身hoại thân 壞身hộ thân 護身hồn thân 渾身huyễn thân 幻身khả thân 可身khiết thân 潔身khổ thân 苦身khuất thân 屈身kiện thân 健身kim thân 金身lập thân 立身lõa thân 裸身mại thân 賣身mãn thân 滿身miễn thân 免身ngũ đoản thân tài 五短身材nhất thân 一身nhuận thân 潤身phá thân 破身pháp thân 法身phấn cốt toái thân 粉骨碎身phân thân 分身phi thân 飛身quyên thân 捐身sao thân 抄身sát thân 殺身sát thân thành nhân 殺身成仁sắc thân 色身tam thân 三身tàng thân 藏身táo thân 澡身thành thân 成身thân danh 身名thân giá 身價thân phận 身分thân tài 身材thân thế 身世thân thể 身体thân thể 身體thất thân 失身thiết thân 切身thoát thân 脫身thủ thân 守身thượng bán thân 上半身thượng thân 上身tiền thân 前身tiến thân 進身toàn thân 全身trắc thân 側身trì thân 持身trí thân 置身trí thân 致身tu thân 修身tùy thân 隨身văn thân 文身vấn thân 問身xả thân 捨身xả thân 舍身xích thân 赤身xuất thân 出身
hạm
jiàn ㄐㄧㄢˋ, kǎn ㄎㄢˇ, xiǎn ㄒㄧㄢˇ

hạm

phồn thể

Từ điển phổ thông

hiên nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cũi nhốt dã thú. ◇ Trang Tử : "Nhi hổ báo tại nang hạm, diệc khả dĩ vi đắc hĩ" , (Thiên địa ) Mà cọp beo ở trong chuồng, trong cũi, cũng có thể cho là được vậy.
2. (Danh) Xe tù. ◎ Như: "hạm xa" xe tù.
3. (Danh) Lan can. ◇ Đỗ Mục : "Trực lan hoành hạm, đa ư Cửu Thổ chi thành quách" , (A phòng cung phú ) Lan can ngang dọc nhiều hơn thành quách Cửu Châu.
4. (Danh) Ngưỡng cửa, bực cửa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Hồng Ngọc cấp hồi thân nhất bào, khước bị môn hạm bán đảo" , (Đệ nhị thập tứ hồi) Hồng Ngọc quay mình chạy, vướng phải bực cửa, ngã lăn ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Ván lắp dưới cửa sổ hay mái hiên.
② Cái cũi, xe tù gọi là hạm xa .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lan can;
② Cũi, xe tù: Cũi nhốt súc vật; Xe tù. Xem [kăn].

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngạch, ngưỡng, bậc (cửa): Ngạch cửa, ngưỡng cửa, bậc cửa. Cv. . em [jiàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cũi để nhốt thú vật — Cái lan can ở hàng hiên trước nhà — Cái thành thuyền, mạn thuyền.
cang, công
gāng ㄍㄤ, gōng ㄍㄨㄥ

cang

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ống tròn bằng kim loại xuyên qua trục bánh xe.
2. (Danh) Vật hình vòng tròn bằng kim loại trang trí vách tường cung thất thời xưa. ◇ Thôi Quốc Phu : "Bích đái kim công giai phỉ thúy, Nhất triêu linh lạc biến thành không" , (Bạch trữ từ ) Tường thiết vòng vàng đều ngọc biếc, Một hôm rơi rụng hóa thành không.
3. (Danh) Đèn. ◇ Liêu trai chí dị : "Hốt đổ lang xá, tịnh vô công chúc" , (Thanh Nga ) Chợt thấy nhà cửa, không có đèn đuốc gì cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ống gang trong bánh xe.
② Một âm là cang. Cái dọi đèn.
③ Mũi tên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ống kim loại để xỏ qua trục trong đùm xe;
② Vật có hình dạng như ống kim loại xỏ qua trục đùm xe;
③ Đèn dầu.

công

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái ống gang trong bánh xe
2. cái đọi đèn
3. mũi tên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ống tròn bằng kim loại xuyên qua trục bánh xe.
2. (Danh) Vật hình vòng tròn bằng kim loại trang trí vách tường cung thất thời xưa. ◇ Thôi Quốc Phu : "Bích đái kim công giai phỉ thúy, Nhất triêu linh lạc biến thành không" , (Bạch trữ từ ) Tường thiết vòng vàng đều ngọc biếc, Một hôm rơi rụng hóa thành không.
3. (Danh) Đèn. ◇ Liêu trai chí dị : "Hốt đổ lang xá, tịnh vô công chúc" , (Thanh Nga ) Chợt thấy nhà cửa, không có đèn đuốc gì cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ống gang trong bánh xe.
② Một âm là cang. Cái dọi đèn.
③ Mũi tên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vòng sắt ở ổ bánh xe, Để tra trục bánh xe vào — Đầu mũi tên — Ngọn đèn.

anh đào

phồn thể

Từ điển phổ thông

cây anh đào, quả anh đào, quả sơ-ri

Từ điển trích dẫn

1. Thứ cây cao chừng mười thước, lá nhỏ có răng cưa, hoa trắng, quả tròn, vị chua (lat. Lithocerasus, Cerasus, Laurocerasus). Quả cũng gọi là "anh đào" .
2. Hình dung môi miệng người con gái đỏ tươi như hoa anh đào. ◇ Tây sương kí 西: "Vị ngữ nhân tiền tiên thiển, anh đào hồng trán, ngọc canh bạch lộ, bán thưởng kháp phương ngôn" , , , (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Chưa nói trước người đã bẽn lẽn, môi hồng hé anh đào, hạt ngọc lộ trắng tươi, hồi lâu mới ngỏ lời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại cây ( prunus pseudo-cerasus ) thuộc giống Tường vi, lá hơi tròn, đầu lá nhịn, cạnh lá có răng cưa, mùa xuân và mùa hạ nở hoa màu hồng nhạt.

Từ điển trích dẫn

1. Hột cây phỉ, hình như quả trám, cơm trái ở trong vỏ có thể dùng làm dầu, đem rang chín ăn được.
2. Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa miết lại, bựt lên thành tiếng, gọi là "đả phỉ tử" . § Ngày xưa người Trung Quốc búng tay như thế để đùa giỡn với nhau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cấp nhĩ cá phỉ tử cật, ngã đô thính kiến liễu" , (Đệ nhị thập lục hồi) (Bảo Ngọc nói đùa với Lâm Đại Ngọc:) Cho cô ăn cái "búng" bây giờ, tôi nghe hết cả rồi.
mạc, mạo, mộc
mào ㄇㄠˋ, mò ㄇㄛˋ

mạc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dáng mặt, vẻ mặt. ◎ Như: "tuyết phu hoa mạo" da như tuyết, mặt như hoa, "mạo tẩm" vẻ mặt xấu xí.
2. (Danh) Bề ngoài, ngoại quan. ◎ Như: "mạo vi cung kính" bề ngoài làm ra bộ cung kính, "toàn mạo" tình huống toàn bộ của sự vật.
3. (Danh) Nghi thức cung kính, lễ mạo. ◇ Luận Ngữ : "Kiến tư thôi giả, tuy hiệp, tất biến. Kiến miện giả dữ cổ giả, tuy tiết, tất dĩ mạo" , , . , , (Hương đảng ) Thấy người mặc áo tang, dù quen biết, cũng biến sắc (tỏ lòng thương xót). Thấy người đội mão lễ và người mù, dù thân gần, cũng tỏ ra cung kính.
4. (Danh) Sắc mặt, thần thái. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngôn chi mạo nhược thậm thích giả" (Bộ xà giả thuyết ) Nói xong sắc mặt sắc mặt cực kì buồn thảm.
5. (Danh) Hình trạng, tư thái.
6. (Danh) Họ "Mạo".
7. (Phó) Tỏ ra bên ngoài. ◎ Như: "mạo hợp thần li" ngoài mặt như thân thiết mà trong lòng giả dối.
8. Một âm là "mạc". (Động) Vẽ (hình người hay vật). ◇ Tân Đường Thư : "Mệnh công mạc phi ư biệt điện" 殿 (Dương Quý Phi ) Sai thợ vẽ quý phi ở biệt điện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẽ chân dung. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Chinh phu tử sĩ mấy người, nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn « — Một âm là Mạo. Xem Mạo.

mạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vẻ ngoài, sắc mặt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dáng mặt, vẻ mặt. ◎ Như: "tuyết phu hoa mạo" da như tuyết, mặt như hoa, "mạo tẩm" vẻ mặt xấu xí.
2. (Danh) Bề ngoài, ngoại quan. ◎ Như: "mạo vi cung kính" bề ngoài làm ra bộ cung kính, "toàn mạo" tình huống toàn bộ của sự vật.
3. (Danh) Nghi thức cung kính, lễ mạo. ◇ Luận Ngữ : "Kiến tư thôi giả, tuy hiệp, tất biến. Kiến miện giả dữ cổ giả, tuy tiết, tất dĩ mạo" , , . , , (Hương đảng ) Thấy người mặc áo tang, dù quen biết, cũng biến sắc (tỏ lòng thương xót). Thấy người đội mão lễ và người mù, dù thân gần, cũng tỏ ra cung kính.
4. (Danh) Sắc mặt, thần thái. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngôn chi mạo nhược thậm thích giả" (Bộ xà giả thuyết ) Nói xong sắc mặt sắc mặt cực kì buồn thảm.
5. (Danh) Hình trạng, tư thái.
6. (Danh) Họ "Mạo".
7. (Phó) Tỏ ra bên ngoài. ◎ Như: "mạo hợp thần li" ngoài mặt như thân thiết mà trong lòng giả dối.
8. Một âm là "mạc". (Động) Vẽ (hình người hay vật). ◇ Tân Đường Thư : "Mệnh công mạc phi ư biệt điện" 殿 (Dương Quý Phi ) Sai thợ vẽ quý phi ở biệt điện.

Từ điển Thiều Chửu

① Dáng mặt như tuyết phu hoa mạo da như tuyết, mặt như hoa.
② Bề ngoài như mạo vi cung kính bề ngoài làm ra bộ cung kính.
③ Lễ mạo dáng cung kính.
④ Sắc mặt.
⑤ Một âm là mộc. Vẽ hình người hay vật.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tướng mạo, dáng mặt, vẻ mặt, sắc mặt: Bộ mặt, vẻ mặt; Vẻ ngoài chẳng cần như ngọc đẹp;
② Dáng dấp bề ngoài, cảnh: Toàn cảnh; Bề ngoài ra vẻ cung kính;
③ Lễ mạo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt — Khuôn mặt, nét mặt. Hát nói của Nguyễn Khuyến có câu: » Mạo ngoại bất cầu như mĩ ngọc « ( ngoài mặt không cần đẹp như ngọc đẹp ) — Vẻ đẹp của mặt. Đoạn trường tân thanh có câu: » Phong tư tài mạo tuyệt vời, vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa « — Hiện lên nét mặt.

Từ ghép 14

mộc

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Dáng mặt như tuyết phu hoa mạo da như tuyết, mặt như hoa.
② Bề ngoài như mạo vi cung kính bề ngoài làm ra bộ cung kính.
③ Lễ mạo dáng cung kính.
④ Sắc mặt.
⑤ Một âm là mộc. Vẽ hình người hay vật.
tỏa
suǒ ㄙㄨㄛˇ

tỏa

phồn thể

Từ điển phổ thông

vụn vặt, lặt vặt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vụn vặt, lặt vặt, nhỏ nhặt. ◎ Như: "tỏa vụ" việc lặt vặt, "tỏa văn" tin vặt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kì trung gia đình khuê các tỏa sự" (Đệ nhất hồi) (Ngay cả) những việc vụn vặt trong gia đình phòng the.
2. (Tính) Bỉ ổi, bỉ lậu.
3. (Danh) Tiếng ngọc chạm nhau kêu nhỏ.
4. (Danh) Cửa chạm khắc ngọc. ◇ Khuất Nguyên : "Dục thiểu lưu thử linh tỏa hề, nhật hốt hốt kì tương mộ" , (Li Tao ) Ta muốn lưu lại một chút ở cửa ngọc cung vua hề, nhưng mặt trời đã xuống vội vàng và sắp tối.
5. (Danh) Sổ chép.
6. (Danh) Họ "Tỏa".
7. (Danh) § Thông "tỏa" .

Từ điển Thiều Chửu

① Vụn vặt, mọn mạy, lẫn lộn.
② Bỉ ổi, bỉ lậu.
③ Cùng nghĩa với chữ tỏa .
④ Tiếng ngọc kêu bé.
⑤ Chạm lọng.
⑥ Sổ chép.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vụn vặt, lắt nhắt, lặt vặt, tỉ mỉ: Việc lặt vặt trong nhà; Lắt nhắt, tủn mủn;
② (văn) Bỉ ổi, bỉ lậu;
③ (văn) Như (bộ );
④ (văn) Tiếng ngọc kêu nhỏ;
⑤ (văn) Cổng cung điện;
⑥ (văn) Chạm lộng, hoa văn khắc hoặc vẽ những hình liên hoàn trên cửa: Cửa sổ có chạm khắc những hình liên hoàn, cửa sổ có chạm lộng;
⑦ (văn) Sổ chép;
⑧ (văn) Chuỗi ngọc;
⑨ Phiền toái, quấy rầy;
⑩ [Suô] (Họ) Tỏa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng các viên ngọc chạm vào nhau — Nhỏ nhặt, vụn vặt.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.