vị
wèi ㄨㄟˋ

vị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nói
2. gọi là

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bảo, báo cho biết, nói với. ◇ Luận Ngữ : "Tử vị Tử Hạ viết: Nhữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho" : , (Ung dã ) Khổng Tử bảo Tử Hạ rằng: Ngươi hãy làm nhà nho quân tử, đừng làm nhà nho tiểu nhân.
2. (Động) Bình luận, nói về. ◇ Luận Ngữ : "Tử vị thiều, tận mĩ hĩ, hựu tận thiện dã" , , (Bát dật ) Khổng Tử nói về nhạc Thiều (của vua Thuấn): cực hay, lại vô cùng tốt lành.
3. (Động) Nói. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng?" (Vệ phong , Hà quảng ) Ai nói sông Hoàng Hà rộng?
4. (Động) Gọi là, gọi rằng. ◎ Như: "thử chi vị đại trượng phu" thế mới gọi là bậc đại trượng phu.
5. (Động) Cho là. ◇ Tả truyện : "Thần vị quân chi nhập dã, kì tri chi hĩ" , (Hi Công nhị thập tứ niên ) Thần cho rằng nhà vua vào (nước Tấn), thì chắc đã biết rồi.
6. (Động) Là. § Thông "vi" . ◇ Thi Kinh : "Túy nhi bất xuất, thị vị phạt đức" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Say mà không ra, là tổn hại đức.
7. (Động) Nhẫn chịu. § Cũng như "nại" . ◇ Thi Kinh : "Thiên thật vi chi, Vị chi hà tai?" , (Bội phong , Bắc môn ) Trời thật đã làm như thế, Thì chịu chứ làm sao?
8. (Động) Khiến, để cho. § Cũng như "sử" 使, "nhượng" . ◇ Thi Kinh : "Tự thiên tử sở, Vị ngã lai hĩ" , (Tiểu nhã , Xuất xa ) Từ chỗ thiên tử, Khiến ta đến đấy.
9. (Liên Với, và. § Cũng như "hòa" , "dữ" . ◇ Sử Kí : "Tấn ư thị dục đắc Thúc Chiêm vi lục, Trịnh Văn Công khủng, bất cảm vị Thúc Chiêm ngôn" ,, (Trịnh thế gia ) Tấm do đấy muốn được Thúc Chiêm để giết, Trịnh Văn Công sợ, không dám nói với Thúc Chiêm.
10. (Danh) Ý nghĩa. ◎ Như: "vô vị chi sự" việc không có nghĩa lí gì cả. ◇ Hàn Dũ : "Oa mãnh minh vô vị" (Tạp thi ) Cóc nhái kêu vô nghĩa.
11. (Danh) Họ "Vị".

Từ điển Thiều Chửu

① Bảo, lấy lời mà bảo là vị.
② Bình luận. Như Luận ngữ nói Tử vị Nam Dung đức thánh Khổng bình luận tư cách ông Nam Dung.
③ Gọi là. Như thử chi vị đại trượng phu thế mới gọi là bậc đại trượng phu.
④ Rằng, dùng làm tiếng phát ngữ.
⑤ Nói.
⑥ Chăm, siêng.
⑦ Cùng.
⑧ Cùng nghĩa với chữ như .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bảo: Người ta bảo tôi rằng;
② Gọi, gọi là, nhận là, cho là: Gọi là, cái gọi là; Như thế gọi là đại trượng phu (Mạnh tử); Trộm cho là nhân tài tại vị không đủ dùng (Vương An Thạch: Thượng hoàng đế vạn ngôn thư);
③ Ý nghĩa: Vô nghĩa lí; ? Nghĩa là gì thế?;
④ Bình luận, nói về: Khổng Tử nói về (bình luận về) ông Nam Dung (Luận ngữ);
⑤ Chăm chỉ;
⑥ Cùng;
⑦ Như (bộ );
⑧ Vì (dùng như , bộ ): ? Vì sao nuốt thuốc mà chết? (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bảo cho biết — Bảo rằng — Nói.

Từ ghép 4

bì ㄅㄧˋ, mì ㄇㄧˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sông Bí

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Bí", thuộc tỉnh "Hà Nam" .
2. (Danh) Nước suối. ◇ Thi Kinh : "Bí chi dương dương, Khả dĩ lạc cơ" , (Trần phong , Hoành môn ) (Nhìn) nước suối cuốn trôi, Có thể vui mà quên đói.
3. (Động) Rỉ ra, tiết ra. ◎ Như: "phân bí" rỉ ra, bài tiết.
4. (Tính) Nhanh, tuôn tuôn (dáng nước chảy).

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Bí.
② Phòi ra, phàm chất lỏng vì ép mà do các lỗ nhỏ chảy ra đều gọi là bí.
③ Suối chảy tuôn tuôn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sông Bí (ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc);
② Tên huyện (ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc): Huyện Bí Dương. Xem [mì].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiết ra, rỉ ra;
② (văn) Suối chảy tuôn tuôn. Xem [Bì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng suối chảy — Tên sông, tức Bí thủy, thuộc địa phận tỉnh Hà Nam — Tên của một huyện tỉnh Hà Nam, tức Bí Dương — Cũng đọc âm Tất.
tai
zāi ㄗㄞ

tai

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rất, lắm (ý nhấn mạnh)
2. vừa mới
3. sao, đâu (trong câu hỏi)
4. vậy, thay (trong câu cảm thán)

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Mới, vừa mới. ◎ Như: Âm lịch cứ đến ngày mồng ba gọi là "tai sinh minh" nghĩa là ngày mặt trăng mới sáng. ◇ Thượng Thư : "Duy tứ nguyệt, tai sinh phách" , (Cố mệnh ) Tháng tư, vừa mới hiện ra ánh trăng.
2. (Trợ) Biểu thị cảm thán: thay, vậy thay. ◇ Luận Ngữ : "Đại tai Nghiêu chi vi quân dã" (Thái Bá ) Lớn thay, sự nghiệp làm vua của ông Nghiêu.
3. (Trợ) Biểu thị nghi vấn hoặc phản vấn: sao, đâu. ◇ Thi Kinh : "Thiên thật vi chi, Vị chi hà tai?" , (Bội phong , Bắc môn ) Trời thật đã làm như thế, Thì chịu chứ làm sao?
4. (Trợ) Khẳng định ngữ khí: chứ, đấy. ◇ Tả truyện : "Đối viết: Do khả từ hồ? Vương viết: Khả tai" : ?: (Tuyên Công thập nhất niên ) Hỏi rằng: Còn từ được chăng? Vương đáp: Được chứ.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng trợ ngữ, nghĩa là vậy thay!.
② Mới, âm lịch cứ đến ngày mồng ba gọi là tai sinh minh nghĩa là ngày mặt trăng mới sáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (trợ) Ư, ... nhỉ, ... đâu (biểu thị ý nghi vấn hoặc phản vấn): ? Có khó gì đâu?; Đó là chim gì thế? (Trang tử); ? Không biết lời nói đó có thật không (Mạnh tử); ! Than ôi! Chim én chim sẻ làm sao biết được cái chí của chim hồng chim hộc! (Sử kí); ? Há có thể một mình vui vẻ được ư? (Mạnh tử); ? Bao giờ mới trở về? (Thi Kinh); ? Tấn là tông tộc của ta, há lại hại ta ư? (Tả truyện);
② ...thay, hỡi (biểu thị sự cảm thán): Đẹp thay; ! Ô hô! Thương thay!; ! A! Ôi! Ô! Hiểm mà cao thay! (Lí Bạch: Thục đạo nan); Nghiêu thật là một ông vua to lớn (cao cả) (Luận ngữ);
③ Đi! (biểu thị mệnh lệnh): ! Vua (Thuấn) nói: Tốt lắm, hãy đi đi! (Thượng thư); ! Người quân tử trung hậu, hãy về đi về đi! (Thi Kinh);
④ Mới: Ngày mặt trăng mới sinh ánh sáng (ngày mùng ba âm lịch).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng trợ từ cuối câu, có nghĩa như vậy thay. Td. Ai tai ( buồn vậy thay ) — Bắt đầu.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Bức chắn gió hoặc dùng để ngăn cách trong nhà. § Cũng viết "bình chướng" . Còn gọi là "bình môn" , "bình phong" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngăn che. Vách ngăn trong nhà.
tông
zōng ㄗㄨㄥ

tông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. một loại chõ
2. tổng hợp, tập hợp
3. họ Tông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ nồi ngày xưa.
2. (Danh) Họ "Tông".
3. (Động) Tụ tập. ◇ Thi Kinh : "Cốc đán vu thệ, Việt dĩ tông mại" , (Trần phong , Đông môn chi phần ) Lấy buổi sáng tốt lành mà đến, Vì nhiều người tụ tập đông đảo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Một loại chõ;
② Tổng hợp, tập hợp;
③ [Zong] (Họ) Tông.

Từ điển trích dẫn

1. Thân thể bị gió thổi. ◎ Như: "tại phong khẩu xuy phong, tiểu tâm trước lương liễu" , .
2. Sấy tóc cho khô (bằng máy sấy). ◎ Như: "lí phát sư chánh mang trước bang khách nhân xuy phong" .
3. Tiết lộ hoặc đưa truyền tin tức. ◇ Lân nữ ngữ : "Trầm Đạo Đài hựu đáo nhai đầu hạng vĩ, trảo tầm đô thống đích thư dịch, nhất lộ xuy phong tống tín, yếu tha môn hồi lai đương sai" , , , (Đệ bát hồi).

Từ điển trích dẫn

1. Dặn đi dặn lại. ◇ Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : "Tả liễu nhất phong tín ... giao đại tha môn phòng khiếu tha phụ tại gia tín lí diện kí khứ, đinh chúc tái tam, nhiên hậu hồi lai" ... , , (Đệ tứ hồi).

bại hoại

phồn thể

Từ điển phổ thông

hư hỏng, đổ nát

Từ điển trích dẫn

1. Làm hư hỏng, hủy hoại, phá hoại. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kết liên đảng ngũ, bại hoại triều cương" , (Đệ nhị thập hồi) Kết hợp bè đảng, làm hư hỏng kỉ cương triều chính.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hư hỏng, hư nát. Chẳng hạn bại hoại môn mi. Bại hoại gia phong ( làm hư hại tiếng tăm gia đình ).
tiêm
jiān ㄐㄧㄢ

tiêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhọn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mũi nhọn, phần nhọn sắc của vật thể. ◎ Như: "bút tiêm" ngòi bút, "đao tiêm" mũi dao.
2. (Danh) Người hoặc vật vượt trội, tài giỏi đặc biệt. ◎ Như: "bạt tiêm" người ưu tú, bạt tụy.
3. (Danh) Những nơi để cho khách đi dọc đường ăn uống nghỉ ngơi, tục gọi là "đả tiêm" .
4. (Tính) Nhọn. ◎ Như: "tiêm đao" dao nhọn. ◇ Lí Bạch : "Ái phong tiêm tự bút" (Điếu đài ) Ngọn núi mây mù nhọn như bút.
5. (Tính) Xuất sắc, vượt trội, ưu tú. ◎ Như: "đính tiêm nhân vật" nhân vật ưu tú bậc nhất.
6. (Tính) Tinh, thính, bén nhạy. ◎ Như: "tị tử tiêm" mũi thính, "nhãn tình ngận tiêm" mắt rất tinh.
7. (Tính) Chát chúa, lanh lảnh, the thé. ◇ Giả Đảo : "Xúc chức thanh tiêm tiêm tự châm, Canh thâm thứ trước lữ nhân tâm" , (Khách tư ) Tiếng khung cửi thôi thúc lích kích như mũi kim, Canh khuya châm chích lòng người lữ thứ.
8. (Tính) Ở mức tiên phong, tinh nhuệ hàng đầu. ◎ Như: "tiêm binh" lính xung kích, "tiêm đoan khoa kĩ" môn kĩ thuật mũi nhọn tiên phong.
9. (Động) Lắng nghe, chăm chú nhìn. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Tiêm trước nhãn tình khán" (Đệ thập hồi) Mắt chăm chú nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhọn, phàm cái gì mũi nhọn đều gọi là tiêm. Phàm nghĩ ngợi, nói năng, văn tự, tiếng tăm sắc mắc đều gọi là tiêm, như văn thơ khéo tỉa tót từng li từng tí gọi là tiêm xảo .
② Cái gì tốt, tục cũng gọi là tiêm.
③ Những nơi để cho khách đi dọc đường ăn uống nghỉ ngơi, tục cũng gọi là đả tiêm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhọn: Gọt bút chì cho nhọn;
② Mũi (nhọn): Mũi kim; Mũi dao;
③ Tinh: Mắt tinh lắm; Tinh xảo;
④ Thính: Tai anh thính thật;
⑤ (Tài) trội hơn cả: Trong ba chị em thì cô ấy trội hơn cả;
⑥ Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhọn — Vật nhỏ và nhọn. Td: Cái tiêm — Dùng vật nhọn mà chích vào. Td: Tiêm thuốc.

Từ ghép 9

Từ điển trích dẫn

1. Áo làm bằng tơ trắng. ◇ Thi Kinh : "Cảo y kì cân, Liêu lạc ngã vân" , (Trịnh phong , Xuất kì đông môn , ) Áo trắng khăn xám, (Nhưng cũng làm) ta vui thích vậy.
2. Tỉ dụ lông cánh hoặc hoa mai trắng tinh. ◇ Tô Thức : "Hải nam tiên vân kiều đọa thế, Nguyệt hạ cảo y lai khấu môn" , (Thập nhất nguyệt nhị thập lục nhật tùng phong đình hạ mai hoa thịnh khai ).
3. Quần áo màu trắng mặc khi có tang hoặc gặp việc chẳng lành (ngày xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Áo trắng.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.