khuông
kuāng ㄎㄨㄤ, kuàng ㄎㄨㄤˋ

khuông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sửa lại, chỉnh lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa cho chính lại, sửa sang. ◎ Như: "khuông chánh" sửa cho đúng lại. ◇ Sử Kí : "Cưu hợp chư hầu, nhất khuông thiên hạ, Quản Trọng chi mưu dã" , , (Quản Yến truyện ) Tập họp chư hầu, sửa sang thiên hạ, đó là mưu lược của Quản Trọng.
2. (Động) Cứu giúp. ◎ Như: "khuông cứu" cứu giúp. ◇ Tả truyện : "Khuông phạp khốn, cứu tai hoạn" , (Thành Công thập bát niên ) Cứu giúp người khốn đốn, bị tai họa hoạn nạn.
3. (Động) Phụ giúp, giúp đỡ. ◎ Như: "khuông tương" giúp rập, "khuông trợ" giúp đỡ.
4. (Động) Suy tính, liệu tưởng. ◎ Như: "khuông toán" suy tính.
5. (Danh) Vành mắt. § Thông "khuông" .
6. (Danh) Họ "Khuông".

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa cho chính lại. Như khuông cứu cứu cho đi vào đường phải để khỏi lầm lỗi.
② Giúp, như khuông tương giúp rập.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sửa cho chính lại, sửa sang lại: Quản Trọng giúp Hoàn Công, làm bá các chư hầu, sửa sang lại cả thiên hạ (Luận ngữ);
② Giúp đỡ, giúp giập, cứu giúp: Giúp người nghèo thiếu, cứu kẻ nạn tai (Tả truyện); Giúp giập;
③ Hao hụt, mòn khuyết: Trăng đầy rồi khuyết (Quốc ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngay thẳng — Cứu vớt. Giúp đỡ.

Từ ghép 5

tuân, tuấn
xún ㄒㄩㄣˊ

tuân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tin theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tin. ◇ Liệt Tử : "Thả tuân sĩ sư chi ngôn khả dã" (Chu Mục vương ) Hãy tin theo lời quan tòa là được.
2. (Tính) Sợ hãi. ◎ Như: "tuân lật" run sợ. ◇ Trang Tử : "Dân thấp tẩm tắc yêu tật thiên tử, thu nhiên hồ tai? Mộc xử tắc chúy lật tuân cụ, viên hầu nhiên hồ tai?" , ? , ? (Tề vật luận ) Người ở chỗ ẩm ướt thì lưng đau chết liệt một bên, cá chạch có thế chăng? Người ở trên cây thì sậm sột sợ hãi, khỉ vượn có thế chăng?
3. (Tính) Nghiêm túc, cung thuận. ◇ Luận Ngữ : "Khổng Tử ư hương đảng, tuân tuân như dã, tự bất năng ngôn giả" , , (Hương đảng ) Khổng Tử ở làng xóm, thì khiêm cung kính cẩn, tựa như không biết ăn nói.
4. (Tính) Thông sướng, thông đạt. ◇ Trang Tử : "Tư lự tuân đạt, nhĩ mục thông minh" , (Trí bắc du ) Tư tưởng thông đạt, tai mắt sáng suốt.
5. (Phó) Cẩn thận, rón rén. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô tuân tuân nhi khởi, thị kì phữu, nhi ngô xà thượng tồn" , , (Bộ xà giả thuyết ) Tôi rón rén đứng dậy, ngó vào cái vò, thì rắn của tôi vẫn còn.
6. (Phó) Đích xác, xác thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Tin.
② Tuân tuân chắc chắn, tả cái dáng tin cẩn thực thà.
③ Tuân lật sợ hãi.
④ Vội.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tin;
② Thật thà: Có vẻ tin cẩn thật thà;
③ Đột ngột;
④ Sợ hãi: Sợ hãi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tin thật. Tin tưởng.

tuấn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi — Một âm là Tuân. Xem Tuân.

Từ ghép 1

thị
shì ㄕˋ

thị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thị xã
2. cái chợ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chợ, chỗ để mua bán. ◎ Như: "thị giá" giá hàng trên thị trường, "thị diện" trạng huống sự mua bán, "thị quái" 巿 kẻ làm trung gian cho hai bên mua bán mà lấy lợi, "thị hóa" đồ bền tốt (khác với "hành hóa" hàng không tốt).
2. (Danh) Thành phố. ◎ Như: "đô thị" thành phố, "thành thị" thành phố.
3. (Danh) Đơn vị hành chánh cho khu vực. ◎ Như: "Đài Bắc thị" thành phố Đài Bắc, "Thượng Hải thị" thành phố Thượng Hải.
4. (Động) Mua. ◎ Như: "thị ân" mua ơn. ◇ Luận Ngữ : "Cô tửu thị bô bất thực" (Hương đảng ) Rượu, thịt khô mua ở chợ không ăn.
5. (Động) Bán. ◇ Tống sử : "Ất Sửu, chiếu thị nhị giá giả dĩ uổng pháp luận" , (Thái tổ bổn kỉ tam ) Năm Ất Sửu, xuống chiếu người bán hai giá (cao thấp tùy theo người mua) là trái phép.
6. (Tính) Cổ (dùng chỉ đơn vị đo lường ngày xưa, ở Trung Quốc). ◎ Như: "thị cân" cân ngày xưa, "thị lí" dặm (cổ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chợ, nơi mua bán: Chợ rau; Mở hàng; Bãi chợ, bãi thị;
② Thành phố, thành thị: Thành phố Hồ Chí Minh; Đô thị; Thành thị, thành phố;
③ Chỉ các thứ đo lường của Trung Quốc: Đấu Trung Quốc; Cân Trung Quốc; Dặm;
④ (văn) Mua: Mua ơn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chợ, nơi tụ họp mua bán — Mua bán trao đổi — Nơi dân cư tụ tập cư ngụ đông đúc, buôn bán sầm uất. Td: Thành thị Đô thị.

Từ ghép 26

Từ điển trích dẫn

1. Phẩm hạnh ngay thẳng. ◇ Luận Ngữ : "Bang hữu đạo, nguy ngôn nguy hạnh; bang vô đạo, nguy hạnh ngôn tốn" , ; , (Hiến vấn ) Nước có đạo (chính trị tốt) thì ngôn ngữ chính trực, phẩm hạnh chính trực; nước vô đạo, phẩm hạnh chính trực, ngôn ngữ khiêm tốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nết cao cả, ít người có.
liệt
liè ㄌㄧㄝˋ

liệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bày ra
2. xếp theo hàng ngang

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hàng. ◎ Như: "trạm tại tối tiền liệt" đứng ở hàng đầu.
2. (Danh) Thứ bậc, chức vị. ◇ Luận Ngữ : "Trần lực tựu liệt, bất năng giả chỉ" , (Quý thị ) Hết sức làm chức vụ mình, nếu không được nên từ chức đi.
3. (Danh) Loại, hạng. ◎ Như: "giá bất tại thảo luận chi liệt" cái đó không thuộc trong điều loại (đề tài) của cuộc thảo luận.
4. (Danh) Lượng từ: hàng, dãy, đoàn. ◎ Như: "nhất liệt hỏa xa" một đoàn xe lửa, "nhất liệt sĩ binh" một hàng quân lính.
5. (Danh) Họ "Liệt".
6. (Động) Chia ra. § Thông "liệt" . ◇ Hán Thư : "Liệt thổ phong cương phi vị chư hầu, giai dĩ vị dân dã" , (Cốc Vĩnh truyện ) Chia đất phong bờ cõi không phải vì chư hầu, mà đều là vì dân vậy.
7. (Động) Bày, dàn, xếp. ◎ Như: "trần liệt" trưng bày, "liệt trở đậu" bày cái trở cái đậu (đồ tiến lễ).
8. (Động) Đưa vào, đặt vào. ◎ Như: "đại gia đích ý kiến quân liệt nhập kỉ lục" ý kiến mọi người đều đưa vào sổ ghi.
9. (Tính) Các, nhiều. ◎ Như: "liệt quốc" các nước, "liệt vị" các vị.

Từ điển Thiều Chửu

① Hàng lối, cái gì xếp một hàng thẳng gọi là hàng , xếp ngang gọi là liệt .
② Số nhiều, như liệt quốc các nước, liệt vị các vị.
③ Bầy, như liệt trở đậu bầy cái trở cái đậu (đồ tiến lễ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bày, dàn, xếp, kê: Phô bày; Xếp hàng chào đón; Kiểm điểm lại từng khoản theo như trong đơn đã kê; Bày cái trở cái đậu, bày đồ tế lễ; Dàn trận;
② Đưa, đặt, liệt vào: Đưa vào chương trình nghị sự; Liệt vào hạng A;
③ Hàng: Đứng ở hàng đầu;
④ Đoàn: Một đoàn tàu hỏa;
⑤ Loại, hạng: Không thuộc loại này;
⑥ Các, nhiều: Các vị khán giả;
⑦ [Liè] (Họ) Liệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia xé, phân chia ra — Sắp đặt có thứ tự hàng lối — Thứ tự trước sau trên dưới — Các. Những.

Từ ghép 26

cúc
jū ㄐㄩ, jú ㄐㄩˊ, qiōng ㄑㄩㄥ, qū ㄑㄩ

cúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quả bóng da
2. nuôi nấng
3. cong, khom

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quả bóng da. ◎ Như: "đạp cúc" đá bóng, đá cầu (ngày xưa tập võ, đá cầu để chơi đùa).
2. (Danh) Cây hoa cúc. § Thông "cúc" . ◇ Lễ Kí : "Cúc hữu hoàng hoa" (Nguyệt lệnh ) Cây cúc có hoa vàng.
3. (Danh) Họ "Cúc".
4. (Động) Nuôi dưỡng. § Thông "dục" . ◇ Thi Kinh : "Phụ hề sanh ngã, Mẫu hề cúc ngã" , (Tiểu nhã , Lục nga ) Cha sinh ra ta, Mẹ nuôi nấng ta.
5. (Động) Thương yêu. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Cúc ái quá ư sở sanh" (Túc huệ ) Thương yêu hơn cả do mình sinh ra.
6. (Động) Bò lổm ngổm.
7. (Động) Cong, khom. ◎ Như: "cúc cung" khom mình làm lễ. ◇ Luận Ngữ : "Nhiếp tư thăng đường, cúc cung như dã" , (Hương đảng ) Khi vén áo bước lên phòng chính, (thì ngài) khom khom cung kính như vậy đó.
8. (Động) Hỏi vặn, thẩm vấn. § Cũng như "cúc" . ◇ Sử Kí : "Lệnh cúc trị chi" (Lí Tư truyện ) Ra lệnh tra hỏi và trừng trị những người đó (các quan và các công tử có tội).
9. (Động) Cùng khốn. ◇ Thư Kinh : "Nhĩ duy tự cúc tự khổ" (Bàn Canh trung ) Các người chỉ tự làm cho cùng khốn khổ sở.
10. (Động) Báo cho biết, răn bảo, cảnh cáo. ◎ Như: "cúc hung" báo trước tai họa. ◇ Thi Kinh : "Trần sư cúc lữ" (Tiểu nhã , Thải khỉ ) Dàn quân răn bảo quân sĩ.
11. (Tính) Ấu thơ, bé thơ, trẻ con. ◇ Thượng Thư : "Huynh diệc bất niệm cúc tử ai" (Khang cáo ) Anh cũng không nghĩ đứa trẻ con này buồn khổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quả bóng da ngày xưa gọi là tháp cúc , cũng gọi là túc cúc .
② Nuôi. Như Kinh Thi nói mẫu hề cúc ngã mẹ hề nuôi ta.
③ Cong, khom. Như cúc cung khom mình làm lễ chào.
④ Cùng nghĩa với chữ cúc .
⑤ Nhiều.
⑥ Hỏi vặn.
⑦ Bảo.
⑧ Họ Cúc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nuôi nấng: Nuôi nấng; Nuôi dạy; Mẹ hề nuôi ta (Thi Kinh);
② (văn) Quả bóng da;
③ (văn) Cong, khom: Khom mình chào;
④ (văn) Nhiều;
⑤ (văn) Hỏi vặn;
⑥ (văn) Bảo;
⑦ (văn) Như (bộ );
⑧ [Ju] (Họ) Cúc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái cầu làm bằng da để đá — Nuôi nấng — Thơ ấu ( cần nuôi nấn ) — Cong xuống. Cúi xuống — Nói cho biết.

Từ ghép 9

ti, ty
bēi ㄅㄟ

ti

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thấp, thấp kém. ◎ Như: "ti tiện" thấp kém. ◇ Dịch Kinh : "Thiên tôn địa ti" (Hệ từ thượng ) Trời cao đất thấp.
2. (Tính) Hèn hạ, đê liệt (nói về phẩm cách). ◎ Như: "ti bỉ" hèn hạ bỉ ổi.
3. (Tính) Suy vi, suy yếu. ◇ Quốc ngữ : "Vương thất kì tương ti hồ?" (Chu ngữ thượng ) Vương thất sắp suy vi ư?
4. (Tính) Khiêm nhường, cung kính. ◎ Như: "khiêm ti" khiêm cung, "ti cung khuất tất" quỳ gối khiêm cung.
5. (Tính) Tiếng tự nhún. ◎ Như: "ti nhân" người hèn mọn này, "ti chức" chức hèn mọn này.
6. (Danh) Chỗ thấp.
7. (Động) Làm thấp xuống, làm cho giản tiện. ◇ Luận Ngữ : "Ti cung thất nhi tận lực hồ câu hức" (Thái Bá ) Giản tiện cung thất mà hết sức sửa sang ngòi lạch (chỉ việc vua Vũ trị thủy).
8. (Động) Coi thường, khinh thị. ◇ Quốc ngữ : "Tần, Tấn thất dã, hà dĩ ti ngã?" , , (Tấn ngữ tứ ) Nước Tần và nước Tấn ngang nhau, tại sao khinh thường ta?

Từ ghép 7

ty

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thấp
2. hèn kém

Từ điển Thiều Chửu

① Thấp.
② Hèn.
③ Tiếng nói nhún nhường với người trên. Như ti nhân người hèn mọn này, ti chức chức hèn mọn này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thấp, kém, hèn: Lòng tự ti;
② Hèn mọn (dùng để khiêm xưng): Người hèn mọn này; Chức hèn mọn này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấp — Thấp hèn, kém cõi — Tiếng tự khiêm.

Từ ghép 7

mẫu
mǔ ㄇㄨˇ

mẫu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giống đực, con đực thuộc các loài chim muông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con đực, giống đực của chim muông. ◇ Luận Ngữ : "Dư tiểu tử Lí cảm dụng huyền mẫu, cảm chiêu cáo vu hoàng hoàng hậu đế" , (Nghiêu viết ) Tiểu tử tên Lí này mạo muội dùng con bò đực đen (để tế lễ), mạo muội xin cáo rõ với thượng đế chí tôn chí cao.
2. (Danh) Chốt cửa (thời xưa).
3. (Danh) Gò, đống. ◇ Hoài Nam Tử : "Khâu lăng vi mẫu" (Trụy hình huấn ) Gò đống gọi là "mẫu".
4. (Danh) "Mẫu đan" hoa mẫu đơn.

Từ điển Thiều Chửu

① Con đực, giống đực. Các chim muông thuộc về giống đực đều gọi là mẫu.
② Chốt của.
③ Lồi lên, gồ lên, gò đống.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đực: Bò (trâu) đực;
② (văn) Chốt cửa;
③ (văn) Lồi lên, gồ lên, gò đống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con đực, con trống ( nói về loại vật ) — Cái chìa khóa — Gò đất.

Từ ghép 5

tại
zài ㄗㄞˋ

tại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ở, tại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Còn, còn sống. ◎ Như: "tinh thần vĩnh tại" tinh thần còn mãi. ◇ Luận Ngữ : "Phụ tại, quan kì chí; phụ một, quan kì hành" , ; , (Học nhi ) Cha còn thì xét chí hướng (của cha), cha mất thì xét hành vi (của cha).
2. (Động) Ở chỗ, ở. ◇ Dịch Kinh : "Thị cố cư thượng vị nhi bất kiêu, tại hạ vị nhi bất ưu" , (Kiền quái ) Cho nên ở địa vị cao mà không kiêu, ở địa vị thấp mà không lo.
3. (Động) Là do ở, dựa vào. ◎ Như: "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" , mưu toan việc là do ở người, thành công là do ở trời.
4. (Động) Xem xét, quan sát. ◇ Lễ Kí : "Thực thượng tất tại thị hàn noãn chi tiết; thực hạ, vấn sở thiện" ; , (Văn vương thế tử ) Trước bữa ăn thì xem thời tiết lạnh hay ấm; xong bữa, thì hỏi ăn gì. § Hiếu lễ vấn an cha mẹ.
5. (Phó) Đang. ◎ Như: "ngã tại thính âm nhạc" tôi đang nghe nhạc.
6. (Giới) Vào, hồi, trong, về, v.v. (1) Dùng cho thời gian. ◎ Như: "tha hỉ hoan tại vãn thượng khán thư" anh ấy thích xem sách vào buổi chiều. (2) Dùng cho nơi chốn, vị trí. ◎ Như: "nhân sanh tại thế" người ta trên đời, "tha bất tại gia" nó không có trong nhà. (3) Dùng cho phạm trù. ◎ Như: "tại tâm lí học phương diện đích nghiên cứu" về mặt nghiên cứu tâm lí học.
7. (Danh) Nơi chốn, chỗ. ◇ Liêu sử : "Vô tại bất vệ" (Doanh vệ chí thượng ) Không chỗ nào mà không phòng bị.
8. (Danh) Họ "Tại".

Từ điển Thiều Chửu

① Ở, như tại hạ vị nhi bất ưu ở ngôi dưới mà chẳng lo.
② Còn, như phụ mẫu tại bất viễn du cha mẹ còn sống không chơi xa.
③ Lời trợ ngữ, chỉ vào chỗ nào gọi là tại. Như tại chỉ ư chí thiện ở hẳn vào nơi chí-thiện.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Còn, sống: Ông nội tôi đã mất rồi; Sống mãi; Cha mẹ còn sống thì không đi chơi xa;
② Ở, có: Sách để ở trên bàn; ? Ba cháu có (ở) nhà không?; Ở địa vị dưới;
③ Ở chỗ, cốt ở, nhằm: Sự tiến bộ trong học tập, chủ yếu là ở chỗ tự mình cố gắng; Ở chỗ dừng nơi chí thiện (Đại học);
④ Đang: Mấy ngày này mọi người đang chuẩn bị tổng kết công tác; ? Anh ấy đang làm gì đấy?;
⑤ (gt) Hồi, vào, ở, tại: Việc này xảy ra hồi năm ngoái; Tôi ở lầu ba, nhà ăn đặt ở tầng dưới; Họp ở hội trường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Còn, Chưa mất — Ở nơi nào. Ca dao có câu » Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa « — Do ở. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quyến anh rủ yến tội này tại ai «.

Từ ghép 44

sī ㄙ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

riêng, việc riêng, của riêng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự vật thuộc về cá nhân, riêng từng người. Đối lại với "công" . ◎ Như: "đại công vô tư" thật công bình thì không có gì riêng rẽ thiên lệch.
2. (Danh) Tài sản, của cải. ◎ Như: "gia tư" tài sản riêng.
3. (Danh) Lời nói, cử chỉ riêng mình. ◇ Luận Ngữ : "Thối nhi tỉnh kì tư, diệc túc dĩ phát. Hồi dã bất ngu" 退, (Vi chánh ) Lui về suy xét nết hạnh của anh ấy, cũng đủ lấy mà phát huy (điều học hỏi). (Nhan) Hồi không phải là ngu.
4. (Danh) Chỉ chồng của chị hoặc em gái (thời xưa). ◇ Thi Kinh : "Hình Hầu chi di, Đàm công vi tư" , (Vệ phong , Thạc nhân ) (Trang Khương) là dì của vua nước Hình, Vua Đàm là anh (em) rể.
5. (Danh) Hàng hóa lậu (phi pháp). ◎ Như: "tẩu tư" buôn lậu, "tập tư" lùng bắt hàng lậu.
6. (Danh) Bộ phận sinh dục nam nữ. ◇ Viên Mai : "Nhiên quần liệt tổn, ki lộ kì tư yên" , (Y đố ) Áo quần rách nát, để lộ chỗ kín của mình ra
7. (Danh) Bầy tôi riêng trong nhà (gia thần).
8. (Danh) Áo mặc thường ngày, thường phục.
9. (Tính) Riêng về cá nhân, từng người. ◎ Như: "tư trạch" nhà riêng, "tư oán" thù oán cá nhân, "tư thục" trường tư, "tư sanh hoạt" đời sống riêng tư.
10. (Tính) Nhỏ, bé, mọn.
11. (Tính) Trái luật pháp, lén lút. ◎ Như: "tư diêm" muối lậu, "tư xướng" gái điếm bất hợp pháp.
12. (Phó) Ngầm, kín đáo, bí mật. ◇ Sử Kí : "Dữ tư ước nhi khứ" (Phạm Thư Thái Trạch truyện ) (Hai người) cùng bí mật hẹn với nhau rồi chia tay.
13. (Phó) Thiên vị, nghiêng về một bên. ◇ Lễ Kí : "Thiên vô tư phúc, địa vô tư tái, nhật nguyệt vô tư chiếu" , , (Khổng Tử nhàn cư ) Trời không nghiêng về một bên, đất không chở riêng một cái gì, mặt trời mặt trăng không soi sáng cho riêng ai.
14. (Động) Thông gian, thông dâm. ◇ Liêu trai chí dị : "Kiến nhất nữ tử lai, duyệt kì mĩ nhi tư chi" , (Đổng Sinh ) Thấy một cô gái tới, thích vì nàng đẹp nên tư thông với nàng.
15. (Động) Tiểu tiện.

Từ điển Thiều Chửu

① Riêng, cái gì không phải là của công đều gọi là tư, như tư tài của riêng, tư sản cơ nghiệp riêng, v.v.
② Sự bí ẩn, việc bí ẩn riêng của mình không muốn cho người biết gọi là tư. Vì thế việc thông gian thông dâm cũng gọi là tư thông .
③ Riêng một, như tư ân ơn riêng, tư dục (cũng viết là ) lòng muốn riêng một mình.
④ Cong queo.
⑤ Anh em rể, con gái gọi chồng chị hay chồng em là tư.
⑥ Bầy tôi riêng trong nhà (gia thần).
⑦ Các cái thuộc về riêng một nhà.
⑧ Ði tiểu.
⑨ Áo mặc thường.
⑩ Lúc ở một mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Riêng, tư: Việc tư; Thư riêng; Chí công vô tư;
② Không thuộc của công: Trường tư; Công tư hợp doanh;
③ Bí mật và trái phép: Hàng lậu; Buôn lậu;
④ Kín, riêng;
⑤ (văn) Thông dâm.【】tư thông [sitong] a. Ngấm ngầm cấu kết với địch, thông đồng với giặc; b. Thông dâm;
⑥ (văn) Cong queo;
⑦ (văn) Anh rể hoặc em rể (của người con gái, tức chồng của chị hoặc chồng của em gái);
⑧ (văn) Bầy tôi riêng trong nhà, gia thần;
⑨ (văn) Áo mặc thường;
⑩ (văn) Lúc ở một mình;
⑪ (văn) Đi tiểu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây lúa — Kín đáo — Có ý gian, tính điều lợi cho mình — Riêng ( trái với chung ). Đoạn trường tân thanh : » Công tư vẹn cả đôi bề «.

Từ ghép 34

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.