Từ điển trích dẫn

1. Làm hại dân. ◇ Lâm Tắc Từ : "Như tái đài giá bệnh dân, cố ý độn tích, duy hữu án lệ nghiêm bạn, dĩ thị trừng cảnh" , , , (Chuân khuyến ân phú bình thiếu tịnh nghiêm cấm nha hành phô hộ độn mễ đài giá cáo thị ) Nếu còn tăng giá làm hại dân, cố tình đầu cơ tích trữ, thì phải theo pháp luật trừng trị nghiêm khắc, để răn bảo làm gương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hại dân.

Từ điển trích dẫn

1. Người hung ác tàn bạo. ◇ Nguyên Chẩn : "Lệ tương hà sở dụng, Lệ dĩ xạ hung tàn" , (Tiễn thốc ) Mài giũa (mũi tên) để làm gi? Mài giũa để bắn kẻ hung ác tàn bạo.
2. Tính tình hoặc hành vi hung ác tàn bạo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Độc ác hại người.
nhụ, nhục, nậu
ròu ㄖㄡˋ, rù ㄖㄨˋ

nhụ

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Béo tốt, núng nính những thịt — Một âm là Nhục. Xem Nhục.

Từ ghép 23

nhục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thịt
2. cùi quả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt. ◎ Như: "cơ nhục" bắp thịt, "kê nhục" thịt gà, "trư nhục" thịt heo, "ngưu nhục" thịt bò.
2. (Danh) Thể xác. § Đối lại với "tinh thần" . ◎ Như: "nhục dục" ham muốn về xác thịt, "nhục hình" hình phạt trên thân thể, "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (chỉ có phần thân xác mà không có tinh thần).
3. (Danh) Cơm, cùi (phần nạc của trái cây). ◎ Như: "quả nhục" cơm trái. ◇ Thẩm Quát : "Mân trung lệ chi, hạch hữu tiểu như đinh hương giả, đa nhục nhi cam" , , (Mộng khê bút đàm ) Trái vải xứ Mân (Phúc Kiến), hột có cái nhỏ như đinh hương, nhiều cơm trái mà ngọt.
4. (Tính) Nhũn, mềm, không dòn. ◎ Như: "giá tây qua nhương nhi thái nhục" 西 múi dưa hấu này nhũn quá.
5. (Phó) Chậm chạp. ◎ Như: "tố sự chân nhục" làm việc thật là chậm chạp.
6. § Cũng đọc là "nậu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thịt: Thịt heo; Bắp thịt;
② Cơm, cùi, nhục, thịt (phần nạc của trái cây): Trái vải dày cơm; Nhãn nhục;
③ Phần xác thịt: Sự ham muốn về xác thịt; Hình phạt về xác thịt;
④ Nẫu: 西 Dưa hấu nẫu ruột;
⑤ (đph) Chậm chạp: Anh ấy làm việc chậm chạp lắm; Tính chậm chạp;
⑥ (văn) Mập mạp, đẫy đà, nở nang;
⑦ (văn) Làm cho trở thành thịt: Làm cho người chết sống lại và làm cho xương trở nên thịt (Tả truyện);
⑧ (văn) Phần ngoài lỗ của đồng tiền hay đồ ngọc có lỗ (phần trong gọi là háo ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thịt. Td: Ngưu nhục (thịt bò) — Xác thịt. Thân xác. Td: Nhục dục —Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhục, khi viết thành bộ thì viết là .

Từ ghép 23

nậu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt. ◎ Như: "cơ nhục" bắp thịt, "kê nhục" thịt gà, "trư nhục" thịt heo, "ngưu nhục" thịt bò.
2. (Danh) Thể xác. § Đối lại với "tinh thần" . ◎ Như: "nhục dục" ham muốn về xác thịt, "nhục hình" hình phạt trên thân thể, "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (chỉ có phần thân xác mà không có tinh thần).
3. (Danh) Cơm, cùi (phần nạc của trái cây). ◎ Như: "quả nhục" cơm trái. ◇ Thẩm Quát : "Mân trung lệ chi, hạch hữu tiểu như đinh hương giả, đa nhục nhi cam" , , (Mộng khê bút đàm ) Trái vải xứ Mân (Phúc Kiến), hột có cái nhỏ như đinh hương, nhiều cơm trái mà ngọt.
4. (Tính) Nhũn, mềm, không dòn. ◎ Như: "giá tây qua nhương nhi thái nhục" 西 múi dưa hấu này nhũn quá.
5. (Phó) Chậm chạp. ◎ Như: "tố sự chân nhục" làm việc thật là chậm chạp.
6. § Cũng đọc là "nậu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Từ điển trích dẫn

1. Âm điệu giống nhau. ◎ Như: "tối cận lưu hành lão ca tân xướng, tuy nhiên đồng điệu đãn tiết tấu đại dị" , 調.
2. Tư tưởng, chí hướng tương hợp. ◇ Đỗ Phủ : "Nhân sanh giao khế vô lão thiểu, Luận tâm hà tất tiên đồng điệu" , 調 (Đồ bộ quy hành ).
3. Cùng một thanh điệu (âm vận học). ◇ Vương Lực : "Đồng âm bất đồng điệu (như: mãi, mại)" 調 (: , ) (Đồng nguyên tự điển , Phàm lệ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ý nói lòng dạ giống nhau.
cảm, hám
gǎn ㄍㄢˇ, hàn ㄏㄢˋ

cảm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cảm thấy
2. cảm động
3. tình cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm cho xúc động, động lòng. ◎ Như: "cảm động" xúc động. ◇ Dịch Kinh : "Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hòa bình" (Hàm quái ) Thánh nhân làm xúc động lòng người mà thiên hạ thái bình.
2. (Động) Mắc phải, bị phải (do tiếp xúc mà gây ra). ◎ Như: "cảm nhiễm" bị lây, truyền nhiễm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thái phu nhân tịnh vô biệt chứng, bất quá ngẫu cảm nhất điểm phong hàn" , (Đệ tứ thập nhị hồi) Cụ không có bệnh gì khác, chẳng qua chỉ cảm phong hàn một chút.
3. (Động) Nhận thấy, thấy trong người. ◎ Như: "thâm cảm bất an" cảm thấy thật là không yên lòng, "thân thể ngẫu cảm bất thích" bỗng cảm thấy khó chịu trong người.
4. (Động) Ảnh hưởng lẫn nhau, ứng với. ◇ Dịch Kinh : "Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sanh" (Hàm quái ) Trời đất ảnh hưởng qua lại mà muôn vật sinh sôi biến hóa.
5. (Động) Thương xót than thở. ◇ Đào Uyên Minh : "Thiện vạn vật chi đắc thì, cảm ngô sanh chi hành hưu" , (Quy khứ lai từ ) Khen cho muôn vật đắc thời, cảm khái cho việc xuất xử của đời ta. ◇ Đỗ Phủ : "Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm" , (Xuân vọng ) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim kinh sợ trong lòng.
6. (Động) Mang trong lòng niềm ơn, biểu thị sự mang ơn với người khác. ◎ Như: "cảm ân" , "cảm kích" .
7. (Danh) Tình tự phản ứng phát sinh do kích thích bên ngoài. ◎ Như: "khoái cảm" cảm giác thích sướng, "hảo cảm" cảm giác tốt.
8. (Danh) Tinh thần, quan điểm, óc. ◎ Như: "u mặc cảm" óc khôi hài, "trách nhậm cảm" tinh thần trách nhiệm, "tự ti cảm" tự ti mặc cảm.
9. Một âm là "hám". § Thông "hám" .
10. § Thông "hám" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cảm hóa, lấy lời nói sự làm của mình làm cảm động được người gọi là cảm hóa hay cảm cách .
② Cảm kích, cảm động đến tính tình ở trong gọi là cảm. Như cảm khái , cảm kích , v.v.
③ Cảm xúc, xông pha nắng gió mà ốm gọi là cảm mạo .
④ Cùng nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảm giác, cảm thấy: Bỗng cảm thấy khó chịu trong người; Anh ấy thấy mình đã sai;
② Cảm động, cảm kích, cảm xúc, cảm nghĩ: Có nhiều cảm nghĩ; Rất cảm động;
③ Cảm ơn, cảm tạ: Mong gửi cho sớm thì rất cảm ơn;
④ Cảm hóa, làm cảm động, gây cảm xúc;
⑤ Tinh thần: Tinh thần trách nhiệm; Tinh thần tự hào dân tộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mối rung động trong lòng khi đứng trước ngoại vật — Làm cho lòng người rung động — Nhiễm vào người.

Từ ghép 57

hám

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm cho xúc động, động lòng. ◎ Như: "cảm động" xúc động. ◇ Dịch Kinh : "Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hòa bình" (Hàm quái ) Thánh nhân làm xúc động lòng người mà thiên hạ thái bình.
2. (Động) Mắc phải, bị phải (do tiếp xúc mà gây ra). ◎ Như: "cảm nhiễm" bị lây, truyền nhiễm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thái phu nhân tịnh vô biệt chứng, bất quá ngẫu cảm nhất điểm phong hàn" , (Đệ tứ thập nhị hồi) Cụ không có bệnh gì khác, chẳng qua chỉ cảm phong hàn một chút.
3. (Động) Nhận thấy, thấy trong người. ◎ Như: "thâm cảm bất an" cảm thấy thật là không yên lòng, "thân thể ngẫu cảm bất thích" bỗng cảm thấy khó chịu trong người.
4. (Động) Ảnh hưởng lẫn nhau, ứng với. ◇ Dịch Kinh : "Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sanh" (Hàm quái ) Trời đất ảnh hưởng qua lại mà muôn vật sinh sôi biến hóa.
5. (Động) Thương xót than thở. ◇ Đào Uyên Minh : "Thiện vạn vật chi đắc thì, cảm ngô sanh chi hành hưu" , (Quy khứ lai từ ) Khen cho muôn vật đắc thời, cảm khái cho việc xuất xử của đời ta. ◇ Đỗ Phủ : "Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm" , (Xuân vọng ) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim kinh sợ trong lòng.
6. (Động) Mang trong lòng niềm ơn, biểu thị sự mang ơn với người khác. ◎ Như: "cảm ân" , "cảm kích" .
7. (Danh) Tình tự phản ứng phát sinh do kích thích bên ngoài. ◎ Như: "khoái cảm" cảm giác thích sướng, "hảo cảm" cảm giác tốt.
8. (Danh) Tinh thần, quan điểm, óc. ◎ Như: "u mặc cảm" óc khôi hài, "trách nhậm cảm" tinh thần trách nhiệm, "tự ti cảm" tự ti mặc cảm.
9. Một âm là "hám". § Thông "hám" .
10. § Thông "hám" .

yêu dã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con gái lẳng lơ

Từ điển trích dẫn

1. Đẹp, yêu kiều, mĩ lệ. ◇ Dư Hoài : "Hạo xỉ minh mâu, dị thường yêu dã" , (Bản kiều tạp kí , Lệ phẩm ).
2. Đẹp nhưng không đoan chính. ◇ Quy Hữu Quang : "Tuy cụ phú quý tư, Nhi phi yêu dã dong" 姿, (Sơn trà ).
3. Chỉ người đẹp. ◇ Trương Hành : "Bề cổ hiệp xuy, Vu lại ứng luật, Kim thạch hợp tấu, Yêu dã yêu hội" , , , (Thất biện ).
4. Phóng dật, phóng đãng, dật đãng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói về người con gái buông thả, đem sắc đẹp của mình để quyến rũ làm hại người.
binh
bīng ㄅㄧㄥ

binh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vũ khí
2. quân lính
3. quân sự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vũ khí. ◇ Trịnh Huyền : "Trịnh Tư Nông vân: Ngũ binh giả: qua, thù, kích, tù mâu, di mâu" : : , , , , (Chú ) Trịnh Tư Nông nói rằng: Có năm thứ vũ khí là: qua, thù, kích, tù mâu, di mâu. ◇ Sử Kí : "Kim Lương Triệu tương công, khinh binh duệ tốt tất kiệt ư ngoại, lão nhược bì ư nội" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Nay nước Lương và nước Triệu đánh nhau, vũ khí nhẹ, quân giỏi tất nhiên ở hết ngoài (mặt trận), người già mệt mỏi ở trong (nước).
2. (Danh) Chiến sĩ, quân đội. ◎ Như: "điều binh khiển tướng" 調 điều khiển tướng sĩ, chỉ huy quân đội. ◇ Chiến quốc sách : "Tần công Triệu ư Trường Bình, đại phá chi, dẫn binh nhi quy" , , (Triệu sách tam) Tần đánh Triệu ở Trường Bình, đại thắng, kéo quân về.
3. (Danh) Quân sự, chiến tranh. ◎ Như: "chỉ thượng đàm binh" bàn việc binh trên giấy (chỉ giỏi bàn luận quân sự trên lí thuyết).
4. (Danh) Phân loại cơ bản trong quân đội. ◎ Như: "pháo binh" , "kị binh" , "bộ binh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ binh. Các đồ như súng ống, giáo mác đều gọi là binh khí . Lính, phép binh bây giờ chia làm ba: 1) hạng thường bị; 2) tục bị; 3) hậu bị. Hiện đang ở lính gọi là thường bị binh, hết hạn ba năm về nhà; có việc lại ra là tục bị binh; lại đang hạn ba năm nữa rồi về là hậu bị binh, lại hết bốn năm cho về hưu hẳn, lại như dân thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quân, quân sự, quân đội, lính, binh, chiến sĩ: Dân quân; Huấn luyện quân đội, tập luyện (quân sự); Binh lính, chiến sĩ; Bộ binh;
② Việc binh, việc quân cơ: Việc binh là việc lớn của quốc gia (Tôn tử binh pháp); Việc binh quý ở thần tốc; Bàn việc quân trên qiấy, lí luận suông;
③ (văn) Binh khí, võ khí;
④ Con tốt (chốt) trong cờ tướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khí giới đánh trận. Còn gọi là binh khí — Người lính — Chỉ việc chiến tranh.

Từ ghép 141

án binh 按兵án binh bất động 按兵不動âm binh 陰兵bãi binh 罷兵binh bất huyết nhận 兵不血刃binh bất yếm trá 兵不厭詐binh biến 兵变binh biến 兵變binh bộ 兵部binh cách 兵革binh chế 兵制binh chủng 兵种binh chủng 兵種binh công 兵工binh công xưởng 兵工廠binh dịch 兵役binh doanh 兵營binh doanh 兵营binh đoàn 兵团binh đoàn 兵團binh đội 兵隊binh gia 兵家binh giải 兵解binh gián 兵諫binh giáp 兵甲binh hạm 兵舰binh hạm 兵艦binh hậu 兵後binh hiểm 兵險binh khí 兵器binh lực 兵力binh lược 兵略binh lương 兵糧binh mã 兵馬binh mã 兵马binh nguyên 兵源binh nhu 兵需binh nhung 兵戎binh pháp 兵法binh phí 兵費binh phủ 兵府binh phù 兵符binh qua 兵戈binh quyền 兵权binh quyền 兵權binh sĩ 兵士binh thuyền 兵船binh thư 兵书binh thư 兵書binh thư yếu lược 兵書要略binh trạm 兵站binh viên 兵员binh viên 兵員bộ binh 步兵cảnh binh 警兵cấm binh 禁兵cấu binh 構兵chỉ thượng đàm binh 紙上談兵chiến binh 戰兵chiêu binh 招兵chuyên binh 顓兵công binh 工兵cơ binh 機兵cử binh 舉兵cứu binh 救兵cựu chiến binh 舊戰兵dung binh 傭兵dụng binh 用兵duyệt binh 閱兵đại binh 大兵đái binh 帶兵đao binh 刀兵đào binh 逃兵điểm binh 點兵điều binh 調兵đoản binh 短兵đồ binh 徒兵đồn binh 屯兵đốn binh 頓兵động binh 動兵giao binh 交兵giáp binh 甲兵hành binh 行兵hiến binh 憲兵hoãn binh 緩兵hồi binh 回兵hội binh 會兵hưng binh 興兵hương binh 鄉兵khao binh 犒兵khinh binh 輕兵khởi binh 起兵kì binh 奇兵kị binh 騎兵kiêu binh 驕兵kỵ binh 騎兵kỵ binh 骑兵lệ binh 隸兵lĩnh binh 領兵luyện binh 鍊兵mộ binh 募兵nghi binh 疑兵nghĩa binh 義兵nhị binh 弭兵nhuệ binh 鋭兵nhũng binh 宂兵pháo binh 炮兵phát binh 發兵phó lĩnh binh 副領兵phục binh 伏兵quan binh 官兵quân binh 軍兵quốc binh 國兵sáo binh 哨兵sĩ binh 士兵sùng binh 崇兵tài binh 裁兵tàn binh 殘兵tăng binh 增兵tân binh 新兵tập binh 習兵tẩy binh 洗兵thu binh 收兵thủy binh 水兵tiêu binh 哨兵tiêu binh 标兵tiêu binh 標兵tinh binh 精兵toát binh 嘬兵tổng binh 總兵trị binh 治兵triệt binh 撤兵trú binh 駐兵trưng binh 徵兵tù binh 囚兵tuyển binh 選兵ủng binh 擁兵vệ binh 衛兵viện binh 援兵xuất binh 出兵xưng binh 稱兵
nghiêm
yán ㄧㄢˊ

nghiêm

giản thể

Từ điển phổ thông

1. kín, chặt chẽ
2. nghiêm khắc
3. rất

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiêm ngặt, nghiêm khắc, gắt gao: Kỉ luật rất nghiêm ngặt;
② Kín: Bịt kín miệng chai lại; Anh ấy kín mồm kín miệng, không hề nói bậy;
③ Phòng bị nghiêm ngặt: Giới nghiêm;
④ (văn) Gay gắt, dữ lắm: Sương xuống rất buốt; Rét dữ;
⑤ (văn) Hành trang;
⑥ (cũ) Nghiêm đường, bố, cha: Bố (cha) tôi, nghiêm phụ, nghiêm đường;
⑦ [Yán] (Họ) Nghiêm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 11

thư, thả, tồ
cú ㄘㄨˊ, jū ㄐㄩ, qiě ㄑㄧㄝˇ

thư

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Vả chăng, hơn nữa (thường dùng làm lời chuyển ý). ◎ Như: "thả phù" vả chăng, "huống thả" huống hồ.
2. (Liên) Lại, mà lại. ◇ Thi Kinh : "Quân tử hữu tửu đa thả chỉ" (Tiểu nhã , Ngư lệ ) Quân tử có rượu nhiều lại ngon.
3. (Liên) "Thả" ... "thả" ... Vừa ... vừa ... ◎ Như: "thả chiến thả tẩu" vừa đánh vừa chạy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt kiến na sương lai liễu nhất tăng nhất đạo, thả hành thả đàm" , (Đệ nhất hồi) Chợt thấy từ mái hiên lại một nhà sư và một đạo sĩ, vừa đi vừa nói chuyện.
4. (Phó) Hãy, hãy thế, hãy thử. ◎ Như: "tạm thả" hãy tạm thế. ◇ Đỗ Phủ : "Thả khan dục tận hoa kinh nhãn" (Khúc Giang ) Hãy trông những đóa hoa sắp rụng hết đương bay qua mắt.
5. (Phó) Sắp, gần tới. ◎ Như: "thả tận" sắp hết. ◇ Sử Kí : "Ngô vương tòng đài thượng quan, kiến thả trảm ái cơ, đại hãi" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô vương ngồi trên đài xem, thấy sắp chém ái cơ của mình thì kinh hoảng.
6. Một âm là "thư". (Trợ) Đặt ở cuối câu, lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra. ◎ Như: Thi Kinh nói: "kì lạc chỉ thư" thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Thiều Chửu

① Vả, lời nói giáo đầu, như thả phù vả chưng.
② Lời nói chuyển sang câu khác, như huống thả phương chi lại.
③ Hãy thế, như tạm thả hãy tạm thế. Làm việc gì luộm thuộm, chỉ cầu cho tắc trách gọi là cẩu thả .
④ Sắp, như thả tận sắp hết.
⑤ Lại, như kinh Thi nói: quân tử hữu tửu đa thả chỉ quân tử có rượu nhiều lại ngon.
⑥ Vừa, lời nói lúc vội vàng, như thả chiến thả tẩu vừa đánh vừa chạy.
⑦ Một âm là thư. Lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra, như kinh Thi nói: kì lạc chỉ thư thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dồi dào (dùng như hình dung từ): Mâm bát thật dồi dào (đồ cúng) (Thi Kinh: Đại nhã, Hàn diệc);
② Trợ từ cuối câu, biểu thị ý cảm thán: Vui lắm vậy thay! (Thi Kinh); Chẳng phải ta nhớ nghĩ (Thi Kinh: Trịnh phong, Xuất kì đông môn); ! Cây tiêu đấy! Mùi hương bay xa đấy! (Thi Kinh: Đường phong).

thả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vừa
2. cứ

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Vả chăng, hơn nữa (thường dùng làm lời chuyển ý). ◎ Như: "thả phù" vả chăng, "huống thả" huống hồ.
2. (Liên) Lại, mà lại. ◇ Thi Kinh : "Quân tử hữu tửu đa thả chỉ" (Tiểu nhã , Ngư lệ ) Quân tử có rượu nhiều lại ngon.
3. (Liên) "Thả" ... "thả" ... Vừa ... vừa ... ◎ Như: "thả chiến thả tẩu" vừa đánh vừa chạy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt kiến na sương lai liễu nhất tăng nhất đạo, thả hành thả đàm" , (Đệ nhất hồi) Chợt thấy từ mái hiên lại một nhà sư và một đạo sĩ, vừa đi vừa nói chuyện.
4. (Phó) Hãy, hãy thế, hãy thử. ◎ Như: "tạm thả" hãy tạm thế. ◇ Đỗ Phủ : "Thả khan dục tận hoa kinh nhãn" (Khúc Giang ) Hãy trông những đóa hoa sắp rụng hết đương bay qua mắt.
5. (Phó) Sắp, gần tới. ◎ Như: "thả tận" sắp hết. ◇ Sử Kí : "Ngô vương tòng đài thượng quan, kiến thả trảm ái cơ, đại hãi" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô vương ngồi trên đài xem, thấy sắp chém ái cơ của mình thì kinh hoảng.
6. Một âm là "thư". (Trợ) Đặt ở cuối câu, lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra. ◎ Như: Thi Kinh nói: "kì lạc chỉ thư" thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Thiều Chửu

① Vả, lời nói giáo đầu, như thả phù vả chưng.
② Lời nói chuyển sang câu khác, như huống thả phương chi lại.
③ Hãy thế, như tạm thả hãy tạm thế. Làm việc gì luộm thuộm, chỉ cầu cho tắc trách gọi là cẩu thả .
④ Sắp, như thả tận sắp hết.
⑤ Lại, như kinh Thi nói: quân tử hữu tửu đa thả chỉ quân tử có rượu nhiều lại ngon.
⑥ Vừa, lời nói lúc vội vàng, như thả chiến thả tẩu vừa đánh vừa chạy.
⑦ Một âm là thư. Lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra, như kinh Thi nói: kì lạc chỉ thư thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạm, hãy cứ, cứ: Anh tạm chờ một lát; Không nói thẳng thì đạo không sáng tỏ ra được, nên ta hãy cứ nói thẳng (Mạnh tử: Đằng Văn công thượng); Nàng hãy tạm về nhà mẹ, nay ta tạm báo lên phủ (Khổng tước Đông Nam phi);
② Và, lại, mà lại: Đường đi hiểm trở lại dài (Thi Kinh); Bất nghĩa mà giàu và sang, đối với tôi như phù vân (Luận ngữ);
③ Vừa (...vừa) (thường dùng , như ): ? (Người kia) vừa quay lại vừa đáp: Hỏi tên để làm gì? (Thuyết uyển); Long nữ vừa khóc lóc thương thảm vừa cảm tạ (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện); Vừa đi vừa nói; Nhà vua vừa giận vừa mừng (Sử kí); Vừa lui binh vừa đánh (Sử kí);
④ Tỏ ý thêm: Không những... mà còn; Và, vả lại, hơn nữa; Tấn Hầu, Tần Bá bao vây nước Trịnh, vì Trịnh vô lễ với Tấn, mà còn hai lòng với Sở nữa (Tả truyện); ? Với sức lực của ông, ngay cả cái gò nhỏ Khôi Phụ kia còn không dọn bớt nổi, nói gì đến núi Thái Hàng và Vương Ốc? Vả lại, đất đá (nếu có dọn được thì) đem đổ đi đâu? (Liệt tử);
⑤ Hay là: ? Có nhật thực, thì thiên hạ sắp có biến đổi, hay là không có? (Lễ kí); ? Đại vương cho rằng thiên hạ tôn sùng Tần, hay là tôn sùng Tề? (Chiến quốc sách);
⑥ Nếu: Nếu Tĩnh Quách Quân nghe ta mà làm theo thì đâu có mối lo ngày hôm nay (Lã thị Xuân thu: Tri sĩ); Nếu ngài muốn làm bá các chư hầu thì không thể không có Quản Di Ngô (Sử kí);
⑦ Còn: Bò còn cày được ruộng; ? Ngựa chết còn mua tới năm trăm lượng vàng, huống gì ngựa sống? (Chiến quốc sách); ? Tình người không ai không yêu thân mình. Thân mình còn không yêu, thì làm sao yêu được vua? (Hàn Phi tử); ? Người có tài trí bậc trung trở lên còn biết hổ thẹn về việc mình làm, huống hồ là bậc vua chúa? (Sử kí).

Từ ghép 5

tồ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Đi (dùng như , bộ ): Người con gái nói: Đã đi xem chưa? Chàng trai đáp: Đã đi rồi (Thi Kinh: Trịnh Phong, Trăn Vị).
trình
chéng ㄔㄥˊ

trình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đường đi, đoạn đường
2. đo, lường
3. trật tự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuôn phép. ◎ Như: "chương trình" , "trình thức" đều nghĩa là cái khuôn phép để làm việc cả.
2. (Danh) Kì hạn. ◎ Như: "định trình" hay "khóa trình" công việc quy định trước phải tuân theo.
3. (Danh) Cung đường, đoạn đường. ◎ Như: "nhất trình" một đoạn đường. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã tống ca ca nhất trình, phương khước hồi lai" , (Đệ tam thập nhị hồi) Tôi đưa đại ca một quãng đường, rồi sẽ trở lại.
4. (Danh) Con báo. ◇ Mộng khê bút đàm : "Tần nhân vị báo viết trình" Người Tần gọi con báo là trình.
5. (Danh) Họ "Trình".
6. (Động) Liệu lường, đo lường, đánh giá. ◇ Hán Thư : "Vũ Đế kí chiêu anh tuấn, trình kì khí năng" , (Quyển lục thập ngũ, Đông Phương Sóc truyện ) Vũ đế chiêu vời bậc anh tuấn, xem xét tài năng của họ.
7. (Động) Bảo, nói cho người trên biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Khuôn phép, như chương trình , trình thức đều nghĩa là cái khuôn phép để làm việc cả.
② Kì hẹn, việc làm hàng ngày, đặt ra các lệ nhất định, tất phải làm đủ mới thôi gọi là định trình hay khóa trình .
③ Cung đường, đường đi một thôi nghỉ gọi là nhất trình .
④ Con báo.
⑤ Bảo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đường, đoạn đường: Lên đường, khởi hành; Có một đoạn đường phải đi bộ;
② Trình (lịch trình): Quá trình; Hành trình; Quy trình;
③ [Chéng] (Họ) Trình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị chiều dài rất nhỏ thời xưa, bằng một phần trăm của tấc ta — Đường đi. Td: Lộ trình — Cách thức — Họ người. H Trình Chu.

Từ ghép 41

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.