trệ
chì ㄔˋ, zhì ㄓˋ

trệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

chậm, trễ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngừng, không tiến. ◇ Hoài Nam Tử : "Thị cố năng thiên vận địa trệ, luân chuyển nhi vô phế" , (Nguyên đạo ) Đó là tại sao trời quay vòng đất đứng yên, thay đổi không thôi.
2. (Động) Ứ, đọng, tích tụ. ◎ Như: "trệ tiêu" hàng ế.
3. (Động) Ở lại, gác lại. ◇ Tào Phi : "Ngô, Hội phi ngã hương, An năng cửu lưu trệ" , (Tạp thi , Chi nhị).
4. (Động) Phế bỏ, không dùng.
5. (Động) Rơi rớt, bỏ sót. ◇ Thi Kinh : "Bỉ hữu di bỉnh, Thử hữu trệ tuệ" , (Tiểu nhã , Đại điền ) Chỗ kia có những nắm lúa còn sót, Chỗ này có mấy chùm lúa rơi rớt.
6. (Tính) Không thông, không trôi chảy, trở ngại. ◎ Như: "ngưng trệ" ngừng đọng, "tích trệ" ứ đọng.
7. (Tính) Lâu, dài. ◇ Nguyễn Du : "Mãn sàng trệ vũ bất kham thính" 滿 (Tống nhân ) Tiếng mưa dầm dề đầy giường nghe không chịu nổi.
8. (Tính) Hẹp hòi, cố chấp, câu nệ. ◇ Lữ Khôn : "Cố lương tri bất trệ ư kiến văn, nhi diệc bất li ư kiến văn" , (Biệt nhĩ thiệm thư ).
9. (Tính) Chậm chạp, trì độn. ◇ Kim sử : "Khanh niên thiếu tráng, nhi tâm lực đa trệ" , (Tông Duẫn truyện ).
10. (Tính) Không thư thái, không dễ chịu. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Cập khán công diện thượng khí sắc hữu trệ, đương hữu ưu ngu" , (Quyển tứ).
11. (Tính) Không hợp, trái nghịch lẫn nhau. ◇ Tuệ Kiểu : "Tự đại pháp đông bị, thủy ư Hán, Minh, thiệp lịch Ngụy, Tấn, kinh luận tiệm đa, nhi Chi, Trúc sở xuất, đa trệ văn cách nghĩa" , , , , , (Cao tăng truyện , Dịch kinh trung , Cưu Ma La Thập ).
12. (Danh) Chỗ ngờ, điều không dễ hiểu. ◇ Ngụy thư : "An Phong Vương Diên Minh, bác văn đa thức, mỗi hữu nghi trệ, hằng tựu Diễm Chi biện tích, tự dĩ vi bất cập dã" , , , , (Lí Diễm Chi truyện ).
13. (Danh) Chỉ người bị phế bỏ, không được dùng. ◇ Tả truyện : "Đãi quan quả, khuông phạp khốn, cứu tai hoạn" , , , (Thành Công thập bát niên ) Đến với người góa bụa, cứu giúp người khốn đốn, bị tai họa hoạn nạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðọng, như hàng bán không chạy gọi là trệ tiêu .
② Trì trệ.
③ Cái gì không được trơn tru đều gọi là trệ.
④ Bỏ sót.
⑤ Mắc vướng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng lại, đọng lại, (ngưng) trệ, ế: Đình trệ; Đọng lại;
② (văn) Bỏ sót;
③ (văn) Mắc, vướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngưng lại, không chảy được — Ứ đọng, không tiến triển được. Td: Đình trệ — Chậm trễ.

Từ ghép 8

khải, khởi
qǐ ㄑㄧˇ

khải

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mở ra
2. bắt đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở. ◎ Như: "khải môn" mở cửa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nãi khải tứ, xuất thằng nhất đoàn" , (Thâu đào ) Bèn mở sọt, lấy ra một cuộn dây thừng.
2. (Động) Bày giải, cho biết, thưa, bạch. ◎ Như: "khải sự" bày giải công việc, "thư khải" tờ bồi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chấp sự thái giám khải đạo: Thì dĩ sửu chánh tam khắc, thỉnh giá hồi loan" : , (Đệ thập bát hồi) Viên thái giám chấp sự tâu: Đã đến giờ sửu ba khắc, mời loan giá về cung.
3. (Động) Yên nghỉ. ◎ Như: "khải xử" yên nghỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mở, bóc: Mở cửa; Mở màn;
② Bắt đầu: Khởi hành. Cg. ;
③ (cũ) Trình bày, giãi bày, giải thích, cho biết, thưa: Kính thưa...;
④【】khải xử [qê chư] (văn) Yên nghỉ;
⑤ [Qê] (Họ) Khải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mở ra — Mở mang, dạy dỗ — Nói rõ ra — Văn thư của quan, kể rõ về một sự việc gì — Tên người, tức Hoàng Cao Khải, sinh 1850, mất 1933, hiệu là Thái Xuyên, người làng Đông Thái huyện La Sơn tỉnh Hà Tĩnh, đậu cử nhân năm 1868, Tự Đức 21, có công đánh dẹp giặc giã ở các vùng Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương năm 1888, rồi Kinh lược Bắc kì năm 1890, sau được triệu vào kinh làm Phụ chánh đại thần. Tác phẩm Nôm của ông có Gương Sử Nam, Việt Nam Nhân Thần Giám, Vịnh Nam Sử, Làm Con Phải Hiếu, Đàn Bà Nước Nam và các vở tuồng Tây Đắc Bằng, Tượng Kì Khí Xa — Tên người, tức Trần Quang Khải, sinh 1241, mất 1294, con thứ ba của vua Trần Thái Tông, tức Chiêu Minh Đại Vương, là danh tướng đời Trần, có công đánh giặc Nguyên, đặc biệt là trong trận Chương Dương. Ông học rộng, hiểu được nhiều tiếng ngoại quốc. Thi phẩm chữ Hán để lại có Lạc Đạo Tập.

Từ ghép 14

khởi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mở ra
2. bắt đầu

Từ ghép 3

cự
jù ㄐㄩˋ

cự

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chẳng nhẽ, há (phụ từ)
2. nếu

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Há, làm sao, lẽ nào. § Tương đương với "khởi" . ◎ Như: "cự khả" có thể nào, "cự khẳng" há chịu.
2. (Phó) Biểu thị phủ định. § Tương đương với "vô" , "phi" , "bất" . ◇ Giang Yêm : "Chí như nhất khứ tuyệt quốc, cự tương kiến kì" , (Biệt phú ) Đến nơi xa xôi cùng tận, chẳng hẹn ngày gặp nhau.
3. (Phó) Từng, đã, có lần. § Dùng như "tằng" . ◇ Vương An Thạch : "Thử vãng cự kỉ thì, Lương quy diệc vân tạm" , (Cửu nhật tùy gia nhân du đông san ) Nóng đi đã bao lâu, Mát về lại bảo mới đây.
4. (Phó) Không ngờ, ngờ đâu. ◇ Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : "Cự tiếp liễu hồi điều, hựu thị thôi từ" , (Đệ 101 hồi) Không ngờ nhận được hồi đáp, lại là lời từ khước.
5. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Quốc ngữ : "Cự phi thánh nhân, bất hữu ngoại hoạn, tất hữu nội ưu" , , Nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong.
6. (Liên) Hoặc là, hay là. ◇ Liệt Tử : "Nhược tương thị mộng kiến tân giả chi đắc lộc da? Cự hữu tân giả da? Kim chân đắc lộc, thị nhược chi mộng chân da?" 鹿? ? 鹿, ? (Chu Mục vương ) Nếu như là mộng thấy người kiếm củi bắt được con hươu? Hay là có người kiếm củi thực? Bây giờ đã thực được con hươu, thì ra mộng như là thực à?

Từ điển Thiều Chửu

① Há. Như cự khả há nên, cự khẳng há chịu, đều dùng làm lời nói đoán trước chưa biết về sau ra thế nào cả.
② Nếu. Quốc ngữ : Cự phi thánh nhân, bất hữu ngoại hoạn, tất hữu nội ưu nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Làm sao, há: La Hữu làm sao kém hơn Ngụy Dương Nguyên? (Thế thuyết tân ngữ); ¯°,? Quân ta vừa mới đến, ngựa chưa cho ăn, quân lính chưa cơm nước, làm sao (há) có thể đánh được? (Cựu Đường thư); Há chịu;
② Nếu: Nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong (Quốc ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Há rằng — Sao lại — Ví như.

Từ điển trích dẫn

1. Mệnh trời, ý trời. § Trời là chủ tể muôn vật, mệnh vận đều do trời định đoạt. ◇ La Đại Kinh : "Thả nhân chi sanh dã, bần phú quý tiện, yểu thọ hiền ngu, bẩm tính phú phân, các tự hữu định, vị chi thiên mệnh, bất khả cải dã" , , , , , , (Hạc lâm ngọc lộ ) Phàm người ta ở đời, nghèo giàu sang hèn, yểu thọ hiền ngu, bẩm tính phú cho, đều đã định sẵn, gọi là mệnh trời, không thể thay đổi.
2. Phép tắc, quy luật tự nhiên.
3. Ngày xưa, quyền vua do trời trao cho, cho nên mệnh vua coi như mệnh trời. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cửu văn công chi đại danh, kim hạnh nhất hội. Công kí tri thiên mệnh, thức thì vụ, hà cố hưng vô danh chi binh?" , . , , (Đệ cửu thập tam hồi) Lâu nay nghe đại danh của ngài (chỉ Khổng Minh), nay may mắn được gặp mặt. Ngài đã là người biết mệnh trời (tức là mệnh vua Thái tổ Võ hoàng đế), hiểu thời vụ, cớ sao lại cất quân vô danh làm vậy?
4. Thiên phú. ◇ Lễ Kí : "Thiên mệnh chi vị tính" (Trung Dung ) Cái mà trời phú cho gọi là tính.
5. Tuổi trời, tuổi thọ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự sắp đặt của trời cho mỗi người — Chỉ cuộc đời và sự sống chết của mỗi người.

bất thì

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Không đúng thời, không hợp thời. ◇ La Ẩn : "Cố phong vũ bất thì, tắc tuế hữu cơ cận, tuyết sương bất thì, tắc nhân hữu tật bệnh" , , , (Phong vũ đối ) Cho nên gió mưa không hợp thời, thì năm có đói kém, tuyết sương không đúng thời, thì người bị bệnh tật.
2. Thình lình, không tính trước, hốt nhiên. ◇ Thủy hử truyện : "Bất thì kiến nhất cá nhân ảnh lai, tri đạo hữu ám toán đích nhân" , (Đệ lục hồi) Bỗng thấy một bóng người, biết là có kẻ đánh trộm.
3. Thỉnh thoảng, đôi khi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thám Xuân nhân gia vụ nhũng tạp, thả bất thì Triệu di nương dữ Giả Hoàn lai tào quát, thậm bất phương tiện" , , 便 (Đệ ngũ thập bát hồi) Thám Xuân thì việc nhà bận rộn, thỉnh thoảng dì Triệu cùng Giả Hoàn lại cứ đến quấy rầy, rất là khó chịu.
4. Không kịp.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.