hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

tài
cái ㄘㄞˊ

tài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tài năng

Từ điển phổ thông

mới, vừa mới

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Năng lực thiên phú, bẩm tính. ◇ Mạnh Tử : "Phú tuế tử đệ đa lại, hung tuế tử đệ đa bạo, phi thiên chi giáng tài nhĩ thù dã" , , (Cáo tử thượng ) Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành, năm mất mùa con em phần nhiều hung tợn, chẳng phải trời phú cho bẩm tính khác nhau như thế.
2. (Danh) Khả năng, trí tuệ. ◇ Vương Sung : "Thân tài hữu cao hạ, tri vật do học, học chi nãi tri, bất vấn bất thức" , , , (Luận hành , Thật tri ) Khả năng người ta có cao có thấp, biết sự vật là nhờ ở học, học mới biết, không hỏi không hay.
3. (Danh) Người có khả năng, trí tuệ. ◎ Như: "thiên tài" người có tài năng thiên phú, "anh tài" bậc tài hoa trác việt.
4. (Danh) Tiếng gọi đùa cợt, nhạo báng người nào đó. ◎ Như: "xuẩn tài" , "nô tài" .
5. (Danh) Họ "Tài".
6. (Phó) Vừa mới. ◎ Như: "cương tài" vừa mới. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ muội muội tài thuyết" (Đệ lục thập thất hồi) Em con vừa mới nói.
7. (Phó) Thì mới. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cai thiết trác tửu tịch thỉnh thỉnh tha môn, thù thù lao phạp tài thị" , (Đệ lục thập thất hồi) Nên bày bữa tiệc thết mấy người đó, đáp trả công lao họ mới phải.
8. (Phó) Gần, mới chỉ. ◎ Như: "tha kim niên tài ngũ tuế" cháu nay mới chỉ năm tuổi.
9. (Phó) Chỉ. ◇ Đào Uyên Minh : "Sơ cực hiệp, tài thông nhân" , (Đào hoa nguyên kí ) Mới đầu (hang) rất hẹp, chỉ vừa lọt một người.
10. § Thông "tài" .
11. § Thông "tài" .
12. § Thông "tài" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tài, làm việc giỏi gọi là tài.
② Chất, như tài liệu , cũng một nghĩa như chữ tài .
③ Vừa mới, như cương tài vừa rồi, tài khả mới khá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tài: Tài đức kiêm toàn, có đức lẫn tài; Tài hèn sức mọn;
② Chất liệu (như , bộ ): Tài liệu;
③ Mới, mới vừa, mới đây (như , bộ ): Hôm qua mới đến; Trước đây nhà anh ấy nghèo, mười lăm mười sáu tuổi mới bắt đầu học văn hóa; 退 Anh ấy mới khỏi sốt đã đi làm ngay; Nếu muốn cứu dân ở vùng biên giới xa, gởi binh đi ít thì không đủ; gởi nhiều, quân ở các huyện xa vừa mới đến thì quân rợ (Hung Nô) đã bỏ đi rồi (Hán thư);
④ Mới, thì mới (biểu thị kết quả): Chăm chỉ học tập mới có thu hoạch; Có phát triển sản xuất thì mới nâng cao được mức sống của nhân dân;
⑤ Chỉ, mới chỉ: Chỉ tiêu có hai đồng thôi; ! Đứa bé này mới chỉ độ mười tuổi mà đã hiểu được khá nhiều chuyện; Mới đầu hang rất hẹp, chỉ vừa lọt một người đi qua (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí); Nhưng bản thân ông ta chết chỉ vài tháng thôi thì thiên hạ bốn bên đều tiến đánh, khiến cho tông miếu phải tuyệt diệt (Hán thư).

Từ điển Trần Văn Chánh

Vừa, mới: Vừa mới; Vừa thấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây cỏ lúc mới sinh — Vừa mới — Sự giỏi giang. Đoạn trường tân thanh có câu: » Có tài mà cậy chi tài, chữ Tài liền với chữ Tai một vần «.

Từ ghép 78

ái tài 愛才anh tài 英才bách lí tài 百里才bát đẩu tài 八斗才bất tài 不才biện tài 辯才biệt tài 別才cán tài 幹才cương tài 刚才cương tài 剛才danh tài 名才dật tài 軼才dật tài 逸才dị tài 異才dung tài 庸才đa tài 多才đa tài đa nghệ 多才多藝đại tài 大才đặc tài 特才đệ bát tài tử hoa tiên diễn âm 第八才子花箋演音hiền tài 賢才hùng tài 雄才hữu tài 有才khẩu tài 口才khinh tài 輕才kì tài 奇才kiều tài 翹才lân tài 憐才mậu tài 茂才nhân tài 人才nô tài 奴才phàm tài 凡才quán thế chi tài 冠世之才sứ tài 使才sử tài 史才tài bộ 才部tài cán 才干tài cán 才幹tài chí 才志tài chí 才識tài danh 才名tài địa 才地tài điệu 才調tài đức 才徳tài hoa 才华tài hoa 才華tài học 才学tài học 才學tài khí 才氣tài kĩ 才技tài liệu 才料tài lực 才力tài lược 才略tài mạo 才貌tài năng 才能tài nghệ 才藝tài nhân 才人tài sắc 才色tài sĩ 才士tài sơ học thiển 才疏学浅tài sơ học thiển 才疏學淺tài tình 才情tài trí 才智tài tú 才秀tài tuấn 才俊tài tử 才子tài tư 才思tài vọng 才望tài vũ 才武tam tài 三才tẩu tài 謏才thiên tài 天才toàn tài 全才tú tài 秀才vĩ tài 偉才vô tài 無才vũ tài 武才xuất luân chi tài 出倫之才
mệnh
mìng ㄇㄧㄥˋ

mệnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mạng
2. lời sai khiến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sai khiến, ra lệnh. ◎ Như: "mệnh nhân tống tín" sai người đưa tin.
2. (Động) Nhậm dụng quan chức, ủy nhậm.
3. (Động) Định đặt, chọn lấy, làm ra, vận dụng. ◎ Như: "mệnh danh" đặt tên, "mệnh đề" chọn đề mục (thi cử, sáng tác văn chương). ◇ Nam sử : "Quảng Đạt dĩ phẫn khái tốt. Thượng thư lệnh Giang Tổng phủ cữu đỗng khốc, nãi mệnh bút đề kì quan" . , (Lỗ Quảng Đạt truyện ).
4. (Động) Báo cho biết, phụng cáo. ◇ Thư Kinh : "Tức mệnh viết, hữu đại gian ư tây thổ" , 西 (Đại cáo ).
5. (Động) Kêu gọi, triệu hoán. ◇ Dật Danh : "Xuân điểu phiên nam phi, Phiên phiên độc cao tường, Bi thanh mệnh trù thất, Ai minh thương ngã trường" , , , (Nhạc phủ cổ từ , Thương ca hành ).
6. (Động) Chạy trốn, đào tẩu.
7. (Động) Coi như, cho là. ◎ Như: "tự mệnh bất phàm" tự cho mình không phải tầm thường.
8. (Danh) Mạng sống. ◎ Như: "sanh mệnh" , "tính mệnh" . ◇ Nguyễn Trãi : "Li loạn như kim mệnh cẩu toàn" (Hạ nhật mạn thành ) Li loạn đến nay mạng sống tạm được nguyên vẹn.
9. (Danh) Mệnh trời, vận số (cùng, thông, v.v.). ◇ Luận Ngữ : "Tử sanh hữu mệnh, phú quý tại thiên" , (Nhan Uyên ) Sống chết có số, giàu sang do trời.
10. (Danh) Một loại công văn thời xưa.
11. (Danh) Lệnh, chánh lệnh, chỉ thị. ◎ Như: "tuân mệnh" tuân theo chỉ thị, "phụng mệnh" vâng lệnh. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Thái y dĩ vương mệnh tụ chi, tuế phú kì nhị" , (Bộ xà giả thuyết ) Quan thái y theo lệnh vua cho gom bắt loài rắn đó, mỗi năm trưng thu hai lần.
12. (Danh) Lời dạy bảo, giáo hối. ◇ Hàn Dũ : "Phụ mẫu chi mệnh hề, tử phụng dĩ hành" , (Âu Dương Sanh ai từ ).
13. (Danh) Tuổi thọ, tuổi trời. ◇ Luận Ngữ : "Hữu Nhan Hồi giả hiếu học, bất hạnh đoản mệnh tử hĩ" , (Tiên tiến ).
14. (Danh) Sinh sống làm ăn, sinh kế. ◇ Lí Mật : "Mẫu tôn nhị nhân, canh tương vi mệnh" , (Trần tình biểu ) Bà cháu hai người cùng nhau làm ăn sinh sống.

Từ điển Thiều Chửu

① Sai khiến.
② Truyền mệnh. Truyền bảo sự lớn gọi là mệnh , truyền bảo sự nhỏ gọi là lệnh . Lời của chức Tổng-thống tuyên cáo cho quốc dân biết gọi là mệnh lệnh .
③ Lời vua ban thưởng tước lộc gì gọi là cáo mệnh .
④ Mệnh trời. Phàm những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chủ trương, sức người không sao làm được, gọi là mệnh.
⑤ Mạng, được chết lành gọi là khảo chung mệnh , không được chết lành gọi là tử ư phi mệnh .
⑥ Tên, kẻ bỏ xứ sở mình trốn đi xứ khác gọi là vong mệnh (mất tên trong sổ đinh).
⑦ Từ mệnh (lời văn hoa).
⑧ Ðạo, như duy thiên chi mệnh bui chưng đạo trời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mạng: Một mạng người; Mất mạng, bỏ mạng; Chết lành; Chết bất đắc kì tử;
② Số phận, vận mệnh, mệnh trời: Số phận cực khổ; 宿 Số kiếp; Bói toán;
③ Mệnh lệnh, chỉ thị, việc lớn, nhiệm vụ lớn: Phụng mệnh, được lệnh; Đợi lệnh;
④ (văn) Tên: Vong mệnh (mất tên trong sổ đinh);
⑤ Đặt tên, gọi là: Đặt tên, mệnh danh; Vua gọi thái tử là Cừu (Tả truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sai khiến. Ra lệnh — Lệnh truyền. Cũng nói là Mệnh lệnh — Điều do trời định sẵn, không thay đổi được — Chỉ cuộc đời do trời định sẵn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau « — Cũng đọc là Mạng. Lấy số tử vi có cung » Mệnh « gọi là Bột tinh cũng được. Trong sách số có hai câu rằng: Mệnh cung, Bột tinh lâm tắc hữu nạn: Ở cung mệnh mà có sao bột chiếu vào thì có nạn. » Mệnh cung đang mắc nạn to « ( Kiều ) — Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương: ( Minh thi ). Xưa nay tài mệnh không ưa nhau. » Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau « ( Kiều ).

Từ ghép 86

an mệnh 安命ân mệnh 恩命bạc mệnh 薄命bái mệnh 拜命bản mệnh 本命báo mệnh 報命bẩm mệnh 稟命bính mệnh 拼命bôn mệnh 奔命cách mệnh 革命cải mệnh 改命càn mệnh 乾命cáo mệnh 誥命cẩu toàn tính mệnh 苟全性命chuyên mệnh 專命cứu mệnh 救命cứu nhân nhất mệnh thắng tạo thất cấp phù đồ 救人一命勝造七級浮屠duy tha mệnh 維他命định mệnh 定命đoạn mệnh 斷命đoản mệnh 短命đồng mệnh 同命khâm mệnh 欽命khất mệnh 乞命kiền mệnh 乾命lĩnh mệnh 領命mệnh bạc 命薄mệnh chung 命終mệnh danh 命名mệnh đề 命題mệnh lệnh 命令mệnh mạch 命脈mệnh mạch 命脉mệnh môn 命門mệnh một 命沒mệnh phụ 命婦mệnh vận 命运mệnh vận 命運minh mệnh 明命nghịch mệnh 逆命nghiêm mệnh 嚴命nhậm mệnh 任命nhân mệnh 人命nhiệm mệnh 任命phản mệnh 反命phận mệnh 分命phi mệnh 非命phóng mệnh 放命phục mệnh 復命phúc mệnh 覆命phụng mệnh 奉命phương mệnh 方命quân trung từ mệnh tập 軍中詞命集quốc mệnh 國命quyên mệnh 捐命sách mệnh 冊命sách mệnh 册命sắc mệnh 敕命sinh mệnh 生命sính mệnh 聘命sinh mệnh hình 生命刑số mệnh 數命sứ mệnh 使命tận mệnh 盡命tất mệnh 畢命thế mệnh 替命thiên mệnh 天命thỉnh mệnh 請命thụ mệnh 授命thục mệnh 贖命tính mệnh 性命toán mệnh 算命tri mệnh 知命trí mệnh 致命triều mệnh 朝命trường mệnh 長命tuân mệnh 遵命tuyệt mệnh 絕命tuyệt mệnh 絶命vận mệnh 運命vi mệnh 違命vong mệnh 亡命vương mệnh 王命xả mệnh 捨命xả mệnh 舍命yểu mệnh 殀命
chí
dié ㄉㄧㄝˊ, zhì ㄓˋ

chí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đến, tới
2. rất, cực kỳ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến, đạt đến. ◎ Như: "tân chí như quy" . ◇ Luận Ngữ : "Phượng điểu bất chí, Hà bất xuất đồ, ngô dĩ hĩ phù" , , (Tử Hãn ) Chim phượng không đến, bức họa đồ chẳng hiện trên sông Hoàng Hà, ta hết hi vọng rồi.
2. (Giới) Cho đến. ◎ Như: "tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân" từ vua cho đến dân thường.
3. (Phó) Rất, cùng cực. ◎ Như: "chí thánh" rất thánh, bực thánh nhất, "chí tôn" rất tôn, bực tôn trọng nhất.
4. (Danh) Một trong hai mươi bốn tiết. ◎ Như: "đông chí" ngày đông chí, "hạ chí" ngày hạ chí. § Ghi chú: Sở dĩ gọi là "chí" vì bấy giờ vòng mặt trời đã xoay đến nam cực, bắc cực vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðến. Như tân chí như quy khách đến như về chợ.
② Kịp. Như tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân từ vua đến dân thường.
③ Rất, cùng cực. Như chí thánh rất thánh, bực thánh nhất, chí tôn rất tôn, bực tôn trọng nhất, v.v.
④ Ðông chí ngày đông chí, hạ chí ngày hạ chí. Sở dĩ gọi là chí vì bấy giờ vòng mặt trời đã xoay đến nam cực bắc cực vậy.
⑤ Cả, lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến, tới, chí: Đến nay chưa quên; Từ Nam chí Bắc; Không đến nỗi kém lắm; Làm quan đến chức đình úy (Sử kí); Từ bậc thiên tử cho đến hạng thường dân (Đại học). 【】chí kim [zhìjin] Đến nay, tới nay, cho đến nay, cho tới nay: Vấn đề tới nay vẫn chưa giải quyết; Tư tưởng của Lỗ Tấn cho đến nay vẫn còn sáng ngời; 【】chí vu [zhìyú] a. Đến nỗi: Anh ấy đã nói sẽ đến, có lẽ chậm một chút, không đến nỗi không đến đâu!; b. Còn như, còn về, đến như: Còn về phần hơn thiệt của cá nhân, anh ấy không hề nghĩ tới; Còn về tình hình cụ thể thì ai cũng không biết;
② Đi đến, đi tới: Quân Tần lại đến (Tả truyện);
③ (văn) Rất, rất mực, hết sức, vô cùng, ... nhất, đến tột bực, đến cùng cực: Tội rất nặng mà hình phạt rất nhẹ (Tuân tử); Vật đạt tới chỗ cùng cực thì quay trở lại (Sử kí); Ít nhất phải năm người; Cảm kích đến tột bực, hết sức cảm kích. 【】chí đa [zhìduo] Nhiều nhất, lớn nhất: Nhiều nhất đáng 30 đồng; 【 】chí thiểu [zhìshăo] Ít nhất: Cách thành phố ít nhất còn 25 cây số nữa;
④ (văn) Cả, lớn;
⑤【】 Đông chí [Dong zhì] Đông chí (vào khoảng 21 tháng 12 dương lịch);【】Hạ chí [Xiàzhì] Hạ chí (ngày 21 hoặc 22 tháng 6 dương lịch, dài nhất trong một năm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất. Lắm — Đến. Tới — To lớn — Tốt đẹp — Được. Nên việc.

Từ ghép 33

giao
jiāo ㄐㄧㄠ

giao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trao cho, giao cho
2. tiếp giáp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Qua lại thân thiện, kết bạn. ◎ Như: "giao tế" giao tiếp, "kết giao" kết bạn. ◇ Luận Ngữ : "Dữ bằng hữu giao, nhi bất tín hồ" , (Học nhi ) Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không?
2. (Động) Tiếp cận, tiếp xúc, kề, đến gần. ◇ Khổng Thản : "Phong đích nhất giao, ngọc thạch đồng toái" , (Dữ thạch thông thư ) Mũi nhọn tên sắt chạm nhau, ngọc đá cùng tan vỡ.
3. (Động) Đưa, trao. ◎ Như: "giao nhậm vụ" giao nhiệm vụ, "giao phó" .
4. (Động) Giống đực và giống cái dâm dục. ◎ Như: "giao hợp" , "giao cấu" .
5. (Động) Nộp, đóng. ◎ Như: "giao quyển" nộp bài, "giao thuế" đóng thuế.
6. (Danh) Chỗ tiếp nhau, khoảng thời gian giáp nhau. ◎ Như: "xuân hạ chi giao" khoảng mùa xuân và mùa hè giao tiếp, "giao giới" giáp giới. ◇ Tả truyện : "Kì cửu nguyệt, thập nguyệt chi giao hồ?" , (Hi Công ngũ niên ) Phải là khoảng giữa tháng chín và tháng mười chăng?
7. (Danh) Bạn bè, hữu nghị. ◎ Như: "tri giao" bạn tri kỉ. ◇ Sử Kí : "Thần dĩ vi bố y chi giao thượng bất tương khi, huống đại quốc hồ" , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Thần nghĩ rằng bọn áo vải chơi với nhau còn chẳng lừa đảo nhau, huống hồ là một nước lớn.
8. (Danh) Quan hệ qua lại. ◎ Như: "bang giao" giao dịch giữa hai nước, "kiến giao" đặt quan hệ ngoại giao.
9. (Danh) Sự mua bán. ◎ Như: "kim thiên thành giao đa thiểu số lượng?" hôm nay mua bán xong xuôi được bao nhiêu số lượng?
10. (Danh) Đấu vật. § Thông "giao" . ◎ Như: "điệt giao" đấu vật.
11. (Danh) Họ "Giao".
12. (Phó) Qua lại, hỗ tương. ◎ Như: "giao đàm" bàn bạc với nhau, "giao chiến" đánh nhau, "giao lưu" trao đổi với nhau.
13. (Phó) Cùng nhau, cùng lúc, lẫn nhau. ◎ Như: "thủy nhũ giao dung" nước và sữa hòa lẫn nhau, "phong vũ giao gia" gió mưa cùng tăng thêm, "cơ hàn giao bách" đói lạnh cùng bức bách.

Từ điển Thiều Chửu

① Chơi, như giao du đi lại chơi bời với nhau, tri giao chỗ chơi tri kỉ, giao tế hai bên lấy lễ mà giao tiếp với nhau, giao thiệp nhân có sự quan hệ về việc công, bang giao nước này chơi với nước kia, ngoại giao nước mình đối với nước ngoài.
② Liền tiếp, như đóng cây chữ thập , chỗ ngang dọc liên tiếp nhau gọi là giao điểm .
③ Có mối quan hệ với nhau, như tờ bồi giao ước với nhau gọi là giao hoán , mua bán với nhau gọi là giao dịch .
④ Nộp cho, như nói giao nộp tiền lương gọi là giao nạp .
⑤ cùng, như giao khẩu xưng dự mọi người cùng khen.
⑥ Khoảng, như xuân hạ chi giao khoảng cuối xuân đầu hè.
⑦ Phơi phới, như giao giao hoàng điểu phơi phới chim vàng anh (tả hình trạng con chim bay đi bay lại).
⑧ Dâm dục, giống đực giống cái dâm dục với nhau gọi là giao hợp , là giao cấu , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa, giao: Đưa quyển sách này cho anh ấy; Giao nhiệm vụ;
② Nộp, đóng: Nộp bài; Nộp thuế; Đóng thuế nông nghiệp;
③ Sang (chỉ thời gian, thời tiết): Đã sang giờ tí; Ngày mai sang đông rồi;
④ Chỗ tiếp nhau, giáp (về thời gian, nơi chốn): , Chỗ giao nhau, giữa tháng chín, tháng mười (Tả truyện); Giáp giới;
⑤ Tình quen biết, tình bạn, sự đi lại chơi với nhau: Tình bè bạn không thể quên nhau được;
⑥ Kết: Kết bạn;
⑦ Ngoại giao: Bang giao; Đặt quan hệ ngoại giao;
⑧ Trao đổi: Trao đổi kinh nghiệm; 便 Giao lưu các loại hàng hóa để tiện lợi cho dân (Diêm thiết luận);
⑨ Sự giao hợp, sự giao phối (giữa nam nữ, đực và cái về mặt sinh dục): Giao cấu; Loài hổ bắt đầu giao phối (từ tháng thứ hai cuối mùa đông) (Hoài Nam tử);
⑩ Qua lại, hỗ tương, lẫn nhau: Những người nghe nói, trong bụng cũng tính cùng nhau khen ngợi ông ấy (Tôn Thần); Cùng lúc: Mọi người cùng khen; , Gió mưa mây sấm cùng phát sinh mà đến (Trần Lượng: Giáp Thìn đáp Chu Nguyên Hối thư); Như [jiao]; [Jiao] Giao Châu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đều. Cùng — Thông với nhau, không bị ngăn cách. Chẳng hạn Giao thông — Trao cho. Đưa cho — Qua lại với nhau. chẳng hạn Giao du — Tình bạn. Chẳng hạn Cựu giao ( tình bạn cũ ) — Nối tiếp nhau. Chẳng hạn Giao tiếp — Kết hợp lại với nhau. Chẳng hạn Giao cấu.

Từ ghép 84

bách cảm giao tập 百感交集bang giao 邦交bang giao điển lệ 邦交典例bần tiện giao 貧賤交bình giao 平交bố y chi giao 布衣之交chí giao 至交chuyển giao 轉交chuyển giao 转交cố giao 故交cựu giao 舊交diện giao 面交đả giao đạo 打交道đề giao 提交đệ giao 遞交đính giao 訂交đoạn giao 断交đoạn giao 斷交giao bái 交拜giao binh 交兵giao bôi 交杯giao cảm 交感giao cấu 交媾giao châu 交洲giao chỉ 交趾giao chiến 交戰giao dịch 交易giao du 交遊giao đạo 交道giao điểm 交點giao giới 交界giao hảo 交好giao hiếu 交好giao hoán 交換giao hoan 交歡giao hoàn 交還giao hỗ 交互giao hỗ tác dụng 交互作用giao hợp 交合giao hữu 交友giao kết 交結giao lưu 交流giao nạp 交納giao phó 交付giao phong 交鋒giao phong 交锋giao tế 交際giao thác 交錯giao thế 交替giao thiệp 交涉giao thoa 交梭giao thông 交通giao thời 交時giao tiếp 交接giao tình 交情giao tranh 交爭giao ước 交約giao vĩ 交尾giao xoa 交叉hiếu giao 好交kết giao 結交khai giao 開交khẩu giao 口交kiến giao 建交lân giao 鄰交nạp giao 納交ngoại giao 外交ngoại giao đoàn 外交團quảng giao 廣交quốc giao 國交tài giao 財交tâm giao 心交thâm giao 深交thần giao 神交thế giao 世交tính giao 性交tố giao 素交trạch giao 擇交tri giao 知交tuyệt giao 絶交tương giao 相交ủy giao 委交viễn giao 遠交xã giao 社交
hoang
huāng ㄏㄨㄤ, huǎng ㄏㄨㄤˇ, kāng ㄎㄤ

hoang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không có người

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bỏ, bỏ phế. ◎ Như: "hoang phế" bỏ bê, "hoang khóa" bỏ dở khóa học.
2. (Động) Mê đắm, chìm đắm. ◎ Như: "hoang dâm" mê đắm rượu chè sắc đẹp. ◇ Kim sử : "Liêu chủ hoang vu du điền, chánh sự đãi phế" , (Tát Cải truyện ) Liêu chúa mê đắm săn bắn, chính sự bỏ bê.
3. (Động) Làm lớn ra, khuếch đại. ◇ Thi Kinh : "Thiên tác cao san, Đại vương hoang chi" , (Chu tụng , Thiên tác ) Trời tạo ra núi cao, Đại vương làm cho lớn ra.
4. (Động) Kinh hoảng. § Thông "hoảng" . ◇ Lô Tàng Dụng : "Dục hại chi, Tử Ngang hoang cụ, sử gia nhân nạp tiền nhị thập vạn" , , 使 (Trần Tử Ngang biệt truyện ) Muốn làm hại, Tử Ngang hoảng sợ, sai gia nhân nộp tiền hai mươi vạn.
5. (Danh) Ruộng đất chưa khai khẩn. ◎ Như: "khẩn hoang" khai khẩn đất hoang.
6. (Danh) Cõi đất xa xôi. ◎ Như: "bát hoang" tám cõi xa xôi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngã phụng vương mệnh, vấn tội hà hoang" , (Đệ cửu thập nhất hồi) Ta phụng mệnh vua, hỏi tội (quân giặc ở) cõi xa xôi.
7. (Danh) Năm mất mùa, năm thu hoạch kém. ◎ Như: "cơ hoang" đói kém mất mùa.
8. (Danh) Tình cảnh thiếu thốn, khan hiếm trầm trọng. ◎ Như: "thủy hoang" khan hiếm nước (lâu không mưa), "ốc hoang" khan hiếm nhà cửa.
9. (Danh) Vật phẩm phế thải, hư hỏng. ◎ Như: "thập hoang" lượm đồ phế thải.
10. (Tính) Bị bỏ hoang. ◎ Như: "hoang địa" đất bỏ hoang.
11. (Tính) Xa xôi, hẻo lánh, hiu quạnh. ◇ Nguyễn Trãi : "Dã kính hoang lương hành khách thiểu" (Trại đầu xuân độ ) Nẻo đồng heo hút ít người qua.
12. (Tính) Không hợp tình hợp lí, không thật, hão. ◎ Như: "hoang đản" vô lí, "hoang mậu" không thật, "hoang đường" không tin được, không thật. ◇ Chu Văn An : "Công danh dĩ lạc hoang đường mộng" (Giang đình tác ) Công danh đã rơi mất trong giấc mộng hão huyền.
13. (Tính) To lớn, rộng. ◇ Thi Kinh : "Độ kì tịch dương, Bân cư duẫn hoang" , (Đại nhã , Công lưu ) Phân định ruộng đất ở phía tịch dương, Đất nước Bân thật là rộng rãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ hoang, đất đầy những cỏ gọi là hoang. Nên ruộng chưa vỡ cỏ, chưa cầy cấy được gọi là hoang điền ruộng hoang. Khai hoang , khẩn hoang đều nghĩa là khai khẩn ruộng bỏ hoang cả. Ruộng vẫn cấy được, mà vì tai biến lúa không chín được, cũng gọi là hoang. Như thủy hoang bị lụt, hạn hoang đại hạn.
② Việc gì đang làm nửa chừng mà bỏ gọi là hoang. Như hoang khóa bỏ dở khóa học.
③ Phóng túng, không biết giữ gìn gọi là hoang. Như hoang đường , hoang mậu .
④ Cõi đất xa xôi. Như bát hoang tám cõi xa xôi, chỗ đất vắng vẻ ít người ở gọi là hoang lương .
⑤ Bỏ.
⑥ To lớn.
⑦ Hư không.
⑧ Che lấp.
⑨ Mê man không tự xét lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mất mùa, đói kém: Chống đói kém, đề phòng mất mùa; (Ngb) Thiếu: Thiếu than; Thiếu nhà ở;
② Hoang, hoang vu, bỏ hoang: Đất bỏ hoang rồi; Khai hoang, vỡ hoang. (Ngr) Vắng, hiu quạnh, vắng vẻ: Làng hiu quạnh;
③ Hoang (đường).【】hoang đường [huangtang] a. Hoang đường, vô lí: Lời hoang đường; b. Phóng đãng, bừa bãi: Hành vi phóng đãng;
④ Không chính xác. 【】hoang tín [huangxìn] (đph) Tin tức không chính xác, tin vịt;
⑤ (văn) Bỏ phế, bỏ dở: Bỏ dở khóa học;
⑥ (văn) Cõi đất xa xôi: Tám cõi xa xôi;
⑦ (văn) To lớn;
⑧ (văn) Mê muội, hoang tưởng;
⑨ (văn) Che lấp;
⑩ (văn) Hư không;
⑪ (văn) Vui chơi quá độ, phóng túng: Ham mê rượu chè quá độ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ không, không có người đặt chân tới — Mất mùa — Trống rỗng, vô nghĩa — Xa xôi — Phế bỏ — Mê loạn.

Từ ghép 24

cụ
jù ㄐㄩˋ

cụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồ dùng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Có, có đủ. ◎ Như: "cụ bị" có sẵn đủ, "độc cụ tuệ nhãn" riêng có con mắt trí tuệ.
2. (Động) Bày đủ, sửa soạn, thiết trí. ◎ Như: "cụ thực" bày biện thức ăn. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Cố nhân cụ kê thử, Yêu ngã chí điền gia" , (Quá cố nhân trang ) Bạn cũ bày biện cơm gà, Mời ta đến chơi nhà ở nơi vườn ruộng.
3. (Động) Thuật, kể. ◇ Tống sử : "Mệnh điều cụ phong tục chi tệ" (Lương Khắc Gia truyện ) Bảo phải kể lại từng điều về những cái tệ hại trong phong tục.
4. (Động) Gọi là đủ số. ◎ Như: "cụ thần" gọi là dự số bầy tôi chứ chẳng có tài cán gì, "cụ văn" gọi là đủ câu đủ cách, chẳng có hay gì. ◇ Luận Ngữ : "Kim Do dữ Cầu dã, khả vị cụ thần hĩ" , (Tiên tiến ) Nay anh Do và anh Cầu chỉ có thể gọi là bề tôi cho đủ số (hạng bề tôi thường) thôi.
5. (Danh) Đồ dùng. ◎ Như: "nông cụ" đồ làm ruộng, "ngọa cụ" đồ nằm, "công cụ" đồ để làm việc.
6. (Danh) Lượng từ: cái, chiếc. ◎ Như: "lưỡng cụ thi thể" hai xác chết, "quan tài nhất cụ" quan tài một cái, "tam cụ điện thoại" ba cái điện thoại.
7. (Danh) Tài năng, tài cán. ◇ Lí Lăng : "Bão tướng tướng chi cụ" (Đáp Tô Vũ thư ) Ôm giữ tài làm tướng văn, tướng võ.
8. (Danh) Thức ăn uống, đồ ăn. ◇ Chiến quốc sách : "Tả hữu dĩ Quân tiện chi dã, thực dĩ thảo cụ" , (Tề sách tứ, Tề nhân hữu Phùng Huyên giả) Kẻ tả hữu thấy (Mạnh Thường) Quân coi thường (Phùng Huyên), nên cho ăn rau cỏ.
9. (Danh) Họ "Cụ".
10. (Phó) Đều, cả, mọi. § Thông "câu" . ◇ Phạm Trọng Yêm : "Việt minh niên, chánh thông nhân hòa, bách phế cụ hưng" , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Trải qua một năm, việc cai trị không gặp khó khăn, dân chúng hòa thuận, mọi việc đều chỉnh đốn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bầy đủ, như cụ thực , bầy biện đủ các đồ ăn.
② Gọi là đủ số, như cụ thần gọi là dự số bầy tôi chứ chẳng có tài cán gì, cụ văn gọi là đủ câu đủ cách, chẳng có hay gì.
③ Ðủ, hoàn bị, đủ cả.
④ Ðồ, như nông cụ đồ làm ruộng, ngọa cụ đồ nằm, v.v.
⑤ Có tài năng cũng gọi là tài cụ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ dùng: Đồ dùng văn phòng; Đồ dùng trong nhà; Đồ nằm; Đồ đi mưa;
② Cái, chiếc: Hai cái xác chết; Một cái đồng hồ báo trước; Một ngàn chiếc thảm lông (Sử kí: Hóa thực liệt truyện);
③ Có: Có quy mô bước đầu; Có tầm mắt sáng suốt hơn người;
④ Viết, kí: Viết tên, kí tên;
⑤ (văn) Làm, sửa soạn đủ, bày biện đủ, chuẩn bị đủ (thức ăn), cụ bị: Làm xong, xong; Xin sửa (một) lễ mọn; Bày biện đủ các thức ăn; Xin bảo với Ngụy Kì chuẩn bị sẵn thức ăn (Hán thư);
⑥ (văn) Đủ, đầy đủ, tất cả, toàn bộ: Hỏi từ đâu tới thì đều trả lời đầy đủ (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí); Trương Lương bèn vào, nói hết đầu đuôi cho Bái Công nghe (Sử kí);
⑦ (văn) Thuật, kể: Bảo phải kể lại từng điều về những cái tệ hại trong phong tục (Tống sử: Lương Khắc Gia truyện);
⑧ Gọi là cho đủ số (dùng với ý khiêm tốn): Gọi là dự vào cho đủ số bầy tôi (chứ chẳng tài cán gì); Gọi là cho đủ câu văn (chứ chẳng hay ho gì);
⑨ (văn) Tài năng: Tài cai trị (Tam quốc chí: Ngụy thư, Võ đế kỉ);
⑩ (văn) Thức ăn, đồ ăn: Ăn các thức rau cỏ đạm bạc (Chiến quốc sách: Tề sách).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy đủ đồ đạc — Tài năng.

Từ ghép 23

tế
jì ㄐㄧˋ

tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên cạnh, bên bờ, mép, lề
2. giữa
3. dịp, lúc, trong khoảng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Biên, ven, bờ, ranh giới. ◎ Như: "biên tế" cõi ngoài biên, "thủy tế" vùng ven nước. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
2. (Danh) Lúc, dịp, trong khoảng (hai thời điểm trước sau giao tiếp). ◎ Như: "thu đông chi tế" lúc cuối thu đầu đông. ◇ Văn tuyển : "Thụ nhậm ư bại quân chi tế, phụng mệnh ư nguy nan chi gian" , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Nhận lấy trách nhiệm lúc quân bại trận, vâng mệnh trong khi nguy khó.
3. (Danh) Giữa, bên trong. ◎ Như: "quốc tế" giữa các nước, "tinh tế" giữa các tinh tú. ◇ Đào Uyên Minh : "Khai hoang nam dã tế, thủ chuyết quy viên điền" , (Quy viên điền cư ) Khai khẩn ở trong đồng phía nam, giữ lấy vụng về kém cỏi mà quay về chốn ruộng vườn.
4. (Danh) Cơ hội, vận hội. ◎ Như: "tế ngộ" thời vận.
5. (Động) Giao tiếp, hội họp. ◎ Như: "giao tế" qua lại với nhau.
6. (Động) Vừa gặp, gặp gỡ. ◎ Như: "tế thử nguy nan" gặp phải nguy nan thế này, "hạnh tế thừa bình" may gặp lúc thái bình.

Từ điển Thiều Chửu

① Giao tiếp, người ta cùng đi lại chơi bời với nhau gọi là giao tế .
② Địa vị, cái địa vị mà phận mình phải ở gọi là phận tế , được cái địa vị chân thực gọi là chân tế hay thực tế .
③ Ngoài biên. Như biên tế cõi ngoài biên, đầu mái nhà cũng gọi là thiềm tế , nơi rừng rú gọi là lâm tế .
④ Trong khoảng giao nhau. Như lúc cuối thu đầu đông gọi là thu đông chi tế .
⑤ Vừa gặp. Như hạnh tế thừa bình may gặp lúc thái bình. Lúc thời vận vừa tới cũng gọi là tế ngộ hay tế hội .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bên cạnh, bên bờ, bờ, mép, lề, ranh giới: Chân trời; Không bờ bến;
② Giữa: Giữa các xưởng; Giữa các nước, quốc tế; Giữa các tinh tú; Đấu bóng rổ giữa các trường; Sự hiệp tác giữa các nhà máy;
③ Dịp, lúc, trong khoảng: Lúc (trong khoảng) cuối thu đầu đông; Dịp quốc khánh; Lúc này mới còn sửa soạn;
④ Giữa lúc, gặp lúc, giữa khi, nhân dịp: Giữa lúc (khi) thắng lợi; Nhân dịp dựng nước năm mươi năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ hai mí tường giáp nhau — Bờ cõi. Ranh giới. Td: Biên tế — Sự giao thiệp. Td: Quốc tế. Thực tế.

Từ ghép 16

am, yểm, ám
ān ㄚㄋ, àn ㄚㄋˋ, yǎn ㄧㄢˇ

am

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Am hiểu, quen thuộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chòi nhỏ dựng bên mộ hoặc ngoài đồng để ở trong thời gian có tang cha mẹ — Một âm khác là Ám.

yểm

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bỗng, bỗng nhiên, chợt (dùng như ©a, bộ ): Lại chợt ngừng lại (Phó Nghị: Vũ phú).

ám

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tối, mờ, không rõ, không tỏ
2. thẫm, sẫm màu
3. ngầm, âm thầm, bí mật, mờ ám
4. nhật thực, nguyệt thực
5. đóng cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng cửa.
2. (Động) Che lấp.
3. (Động) Mai một, chìm mất. ◇ Hậu Hán Thư : "Đào ngột chi sự toại ám, nhi Tả Thị, Quốc Ngữ độc chương" , , (Ban Bưu truyện thượng ) Việc của những bọn hư ác sau cùng mới tiêu tán, mà sách của Tả Thị, Quốc Ngữ riêng được biểu dương.
4. (Động) Không hiểu rõ. ◇ Kê Khang : "Hựu bất thức nhân tình, ám ư cơ nghi" , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Lại không biết nhân tình, không hiểu gì ở sự lí thời nghi.
5. (Tính) Mờ tối, hỗn trọc. ◇ Trang Tử : "Kim thiên hạ ám, Chu đức suy, kì tịnh hồ Chu dĩ đồ ngô thân dã, bất như tị chi, dĩ khiết ngô hạnh" , , , , (Nhượng vương ) Nay thiên hạ tối tăm, đức nhà Chu đã suy, ở lại với nhà Chu để làm nhơ bẩn thân ta, không bằng lánh đi cho sạch nết ta.
6. (Tính) U mê, hồ đồ. ◎ Như: "hôn ám" u mê. ◇ Phan Nhạc : "Chủ ám nhi thần tật, họa ư hà nhi bất hữu" , (Tây chinh phú 西) Chúa mê muội mà bầy tôi đố kị nhau, họa làm sao mà không có được.
7. (Danh) Hoàng hôn, buổi tối, đêm. ◇ Lễ Kí : "Hạ Hậu thị tế kì ám" (Tế nghĩa ) Họ Hạ Hậu tế lễ vào buổi tối.
8. (Danh) Người ngu muội. ◇ Tuân Tử : "Thế chi ương, ngu ám đọa hiền lương" , (Thành tướng ) Tai họa ở đời là kẻ ngu muội làm hại người hiền lương.
9. (Danh) Nhật thực hay nguyệt thực.
10. Một âm là "am". (Danh) Nhà ở trong khi cư tang.
11. (Động) Quen thuộc, biết rành. § Thông "am" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mờ tối. Như hôn ám tối tăm u mê.
② Lờ mờ. Như Trung Dong nói: Quân tử chi đạo, ám nhiên nhi nhật chương đạo người quân tử lờ mờ mà ngày rõ rệt.
③ Đóng cửa.
④ Buổi tối.
⑤ Nhật thực, nguyệt thực. Mặt trời, mặt trăng phải ăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đóng cửa;
② Tối tăm;
③ Ngu muội, hồ đồ;
④ Mờ ám, không công khai, không lộ ra;
⑤ Thầm, ngầm (không thành tiếng): ? Khanh đọc thầm được không? (Tam quốc chí);
⑥ Nhật thực (hoặc nguyệt thực): Thứ năm gọi là nhật thực nguyệt thực (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng cửa — Buổi chiều tối — Nhật hoặc nguyệt thực — Tối tăm — Như chữ Ám — Một âm khác là Am.

Từ ghép 3

hóa
huò ㄏㄨㄛˋ

hóa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tiền tệ
2. hàng hóa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Của cải. ◎ Như: "tài hóa" của cải.
2. (Danh) Hàng hóa, thương phẩm. ◎ Như: "quốc hóa" hàng nhà nước bán ra, "bách hóa" hàng hóa thường dùng nói chung (quần áo, bát đĩa, ...).
3. (Danh) Tiền tệ. ◎ Như: "hóa tệ" tiền tệ.
4. (Danh) Tiếng dùng để chửi mắng. ◎ Như: "bổn hóa" đồ ngu, "xuẩn hóa" thứ đần độn.
5. (Động) Bán. ◇ Tây du kí 西: "Khước hựu điền viên hoang vu, y thực bất túc, chỉ đắc chước lưỡng thúc sài tân, thiêu hướng thị trần chi gian, hóa kỉ văn tiền, địch kỉ thăng mễ" , , , , , (Đệ nhất hồi) Lại thêm ruộng vườn hoang vu, áo cơm chẳng đủ, chỉ đẵn được vài bó củi, mang ra chợ, bán được mấy mấy đồng tiền, mua dăm thưng gạo.
6. (Động) Đút của, hối lộ. ◇ Mạnh Tử : "Vô xứ nhi quỹ chi, thị hóa chi dã" , (Công Tôn Sửu hạ ) Không có cớ gì mà đưa cho, thế là hối lộ vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Của, như hóa tệ của cải. Phàm vật gì có thể đổi lấy tiền được đều gọi là hóa.
② Bán, như sách Mạnh Tử nói vô xứ nhi quỹ chi, thị hóa chi dã không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đấy vậy.
③ Đút của.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng, hàng hóa: Đặt hàng; Nhập khẩu một số hàng hóa;
② Tiền, tiền tệ: Tiền tệ;
③ Bán Bán ra; Không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đó vậy (Mạnh tử);
④ (văn) Đút của;
⑤ (chửi) Đồ, thằng, con: Đồ ngu; Con đĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiền bạc — Vật đem bán lấy tiền được. Tức các loại hàng. Ta cũng gọi là hàng hóa — Đem bán — Cho tiền.

Từ ghép 31

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.