sinh hoạt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Sống, sinh tồn. ◇ Mạnh Tử : "Dân phi thủy hỏa bất sanh hoạt" (Tận tâm thượng ).
2. Phiếm chỉ tình huống, cảnh ngộ ăn uống, chỗ ở, v.v. ◇ Ngũ đại sử bình thoại : "Trượng phu nhật cần canh giá, phụ nữ dạ sự tích chức, tư cộng sanh hoạt, ứng đương quan ti dao dịch" , , , (Chu sử , Quyển thượng).
3. Vật phẩm, đồ dùng. ◇ Ngô Tăng : "(Đồng Quán) phụng chỉ sai vãng Giang nam đẳng lộ, kế trí Cảnh Linh Cung tài liệu; tục sai vãng Hàng Châu, chế tạo ngự tiền sanh hoạt" (), ; , (Năng cải trai mạn lục , Kí sự nhất ).
4. Sinh kế, làm ăn. ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Kì gia huynh đệ tứ nhân. Đại huynh tiểu đệ giai cần sự sanh nghiệp. Kì nhị đệ danh Thiên, giao du ác hữu, bất sự sanh hoạt" . . , , (Pháp uyển châu lâm , Nghi thành dân ).
5. Công việc, công tác. ◇ Thủy hử truyện : "Sư phụ ổn tiện. Tiểu nhân cản sấn ta sanh hoạt, bất cập tương bồi" 便. , (Đệ tứ hồi) Xin sư phụ cứ tự nhiên. Tôi còn công việc phải làm gấp cho xong, không tiếp rượu với sư phụ được.
6. Sinh trưởng. ◇ Đỗ Mục : "Thư quyết kì căn hĩ, miêu khứ kì tú hĩ, bất xâm bất đố, sanh hoạt tự như" , , , (Tế thành hoàng thần kì vũ văn , Chi nhị ).
7. Tốn kém, tiêu dùng cho đời sống. ◎ Như: "sanh hoạt thái cao" .
8. Một tên chỉ cái bút. ◇ Lê Sĩ Hoành : "Cam Châu nhân vị bút viết sanh hoạt" (Nhân thứ đường bút kí ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sống ( trái với chết ) — Làm việc để sống.

giá sử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giả sử, cho rằng, giả định

giả sử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giả sử, cho rằng, giả định

Từ điển trích dẫn

1. Nếu như, như quả. ◇ Sử Kí : "Giả sử thần đắc đồng hàng ư Cơ Tử, khả dĩ hữu bổ ư sở hiền chi chủ, thị thần chi đại vinh dã, thần hữu hà sỉ?" 使, , , ? (Phạm Thư Thái Trạch truyện ) Nếu như thần được ngang hàng với Cơ Tử, mà lại có thể giúp ích cho vị vua mình biết là hiền, thì đó thực là một vinh hạnh lớn cho thần rồi, thần có gì lấy làm xấu hổ?
2. Dù, cho dù, dẫu đến. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Giả sử Tô Tần, Trương Nghi, Lục Giả, Lịch Sanh phục xuất, khẩu tự huyền hà, thiệt như lợi nhận, an năng động ngã tâm tai!" 使, , , , , , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Dẫu đến Tô Tần, Trương Nghi, Lục Giả, Lịch Sinh có sống lại, miệng nói như nước, lưỡi sắc như dao, cũng không lay chuyển được lòng ta!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nếu như. Ví bằng.

Từ điển trích dẫn

1. Máy dệt, khung cửi. ◇ Lí Bạch : "Bách lí kê khuyển tĩnh, Thiên lư ki trữ minh" , (Tặng Phạm Kim Khanh ).
2. Chỉ tiếng khung cửi chạy phát ra. ◇ Ngụy Khánh Chi : "Cách lâm phảng phất văn cơ trữ, Tri hữu nhân gia trụ thúy vi" 彿, (Thi nhân ngọc tiết , Thi pháp , Triệu Chương Tuyền đề phẩm tam liên ).
3. Đánh dệt, làm việc dệt vải đánh sợi. ◇ La Diệp : "Quảng Châu Diêu Tam Lang, gia dĩ cơ trữ vi nghiệp" , (Túy ông đàm lục , Nhân huynh tỉ đắc thành phu phụ ).
4. Cơ quan, bộ phận máy móc. ◇ Nam sử : "Chỉ Nam xa, hữu ngoại hình nhi vô cơ trữ, mỗi hành, sử nhân ư nội chuyển chi" , , , 使 (Văn học truyện , Tổ Xung Chi ) Xe (tên là) Chỉ Nam, có hình bề ngoài nhưng không có bộ phận máy móc, mỗi khi đi, phải sai người vận chuyển từ bên trong.
5. Đầu mối, quan kiện của sự tình. ◇ Lưu Hiến Đình : "Kim thiên hạ chi cơ trữ tại vương, vương nhược xuất binh dĩ lâm trung nguyên, thiên hạ hưởng ứng, thử thiên cổ nhất thì dã" , , , (Quảng Dương tạp kí , Quyển tứ).
6. Kết cấu, bố cục, cấu tứ (trong việc sáng tác thơ văn). ◇ Ngụy thư : "Văn chương tu tự xuất cơ trữ, thành nhất gia phong cốt, hà năng cộng nhân đồng sanh hoạt dã" , , (Tổ Oánh truyện ).
7. Lòng dạ, hung ức. ◇ Lương Khải Siêu : "Cái tự trung thế dĩ lai, học giả ỷ bạng tiền nhân, mạc năng xuất tự cơ trữ" , , (Cận thế văn minh sơ tổ nhị đại gia chi học thuyết ).

Từ điển trích dẫn

1. Chiều ngang và chiều dọc. ◎ Như: "hoành thụ trường đoản tương đồng, tất vi chánh phương hình" , ngang dọc dài ngắn như nhau, thì là hình vuông.
2. Ngang dọc qua lại, xen kẽ. ◇ Giản Văn Đế : "Tưu sắc tà lâm, Hà văn hoành thụ" , (Minh nguyệt san minh ) Màu đỏ thẫm chiếu nghiêng, Đường vân ráng chiều xen kẽ nhau ngang dọc.
3. Dầu sao, dù thế nào đi nữa. ☆ Tương tự: "phản chánh" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hoành thụ hữu hỏa kế môn bang trước, dã vị tất hảo ý tư hống phiến tha đích" , (Đệ tứ thập bát hồi) Dầu sao đã có bạn buôn giúp đỡ, chắc họ cũng không nỡ lừa dối anh ấy đâu.

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ sự việc của các giới sĩ nông công thương.
2. Chỉ những nghề nghiệp chuyên môn truyền lại từ đời này sang đời khác, như "vu" đồng cốt, "y" chữa bệnh, "bốc thệ" bói toán, v.v.
3. Việc đời, việc trên đời. ◇ Lục Du : "Tảo tuế na tri thế sự gian, Trung Nguyên Bắc vọng khí như san" , (Thư phẫn ) Tuổi trẻ nào hay việc đời gian nan, Từ Trung Nguyên ngóng về Bắc phẫn khí bừng bừng.
4. Việc trần tục ở đời.
5. Chỉ việc xã giao thù đáp, nhân tình thế cố. ◇ Tống Thư : "Đăng Chi tuy bất thiệp học, thiện ư thế sự" , (Dữu Đăng Chi truyện ) Đăng Chi tuy không có học vấn, nhưng giỏi xã giao ứng thù.
6. Thế lớn mạnh, "đại thế" .
7. Cục diện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mức đã đạt tới.

Từ điển trích dẫn

1. Pháp độ, tiêu chuẩn. ◇ Lưu Đại Khôi : "Vi đồng tử thì, ứng đối trưởng giả, ngôn từ đa minh biện, nhi ấp tốn đa trúng trình độ" , , , (Hương ẩm đại tân phương quân mộ chí minh ) Khi còn là trẻ con, đối đáp với người trên, lời nói đều sáng sủa mạch lạc, biết lễ độ chào hỏi rất phải phép.
2. Trình hạn, tiến trình. ◇ Minh sử : "Lập trình độ, chu hành đắc vô trệ" , (Trương Bổn truyện ) Xếp đặt tiến trình, thuyền đi sẽ không chậm trễ.
3. Mức độ (về mặt văn hóa, giáo dục, tri thức, năng lực, v.v.).
4. Trạng huống biến hóa mà sự vật đạt tới. ◎ Như: "thiên khí hoàn một hữu lãnh đáo há tuyết đích trình độ" .

phân tích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phân tích

Từ điển trích dẫn

1. Chia ra thành nhiều phần.
2. Li biệt, chia li. ◇ Nam sử : "Thất gia phân tích, phụ tử quai li" , (Tống kỉ thượng ) Vợ chồng chia li, cha con cách biệt.
3. Phân giải biện tích (sự vật, hiện tượng, khái niệm...). § Tương đối với "tống hợp" . ◇ Ba Kim : ""Diệt vong" xuất bản dĩ hậu, ngã độc đáo liễu độc giả môn đích các chủng bất đồng đích ý kiến. Ngã dã thường thường tại phân tích tự kỉ đích tác phẩm" "", . (Đàm "Diệt vong" "") Từ khi "Diệt vong" xuất bản rồi, tôi được đọc các loại ý kiến khác nhau của những độc giả. Tôi cũng thường luôn mổ xẻ biện giải tác phẩm của mình.
4. Lí luận, biện bạch. ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Trương Thiên, Lí Vạn bị giá phụ nhân nhất khốc nhất tố, tựu yếu phân tích kỉ cú, một xứ sáp chủy" , , , (Thẩm tiểu hà tương hội xuất sư biểu ) Trương Thiên, Lí Vạn bị người đàn bà khóc lóc kêu ca, đòi biện bạch mấy câu, không cách nào xen được một lời.
5. Chia gia sản, tách ra ở riêng. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Y ngã thuyết bất như tảo tảo phân tích, tương tài sản tam phân bát khai, các nhân tự khứ doanh vận" , , (Tam hiếu liêm nhượng sản lập cao danh ) Theo ý tôi chẳng bằng hãy sớm mà chia nhau nhà cửa, đem tài sản chia ra làm ba phần, mỗi người tự đi làm ăn kinh doanh.
6. Chia cắt, chia rẽ. ◇ Vương An Thạch : "Ư thị chư hầu vương chi tử đệ, các hữu phân thổ, nhi thế cường địa đại giả, tất dĩ phân tích nhược tiểu" , , , (Thượng Nhân Tông hoàng đế ngôn sự thư ) Từ đó chư hầu con em vua, ai nấy đều có đất riêng, nên thế mạnh đất lớn, rốt cuộc bị chia cắt thành ra yếu nhỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia một vật thành nhiều phần nhỏ, cấu tạo nên vật đó — Mổ xẻ tìm hiểu kĩ càng một sự việc.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.