đái, đới
dài ㄉㄞˋ

đái

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đều
2. đai, dây, dải, thắt lưng
3. mang, đeo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dải, đai. ◎ Như: "y đái" dải áo, "yêu đái" dây thắt lưng.
2. (Danh) Phiếm chỉ vật thể có hình dạng dài. ◎ Như: "hải đái" đai biển, "quang đái" dải ánh sáng.
3. (Danh) Vùng khí hậu khác nhau trên trái đất. ◎ Như: "ôn đái" dải đất ấm, "hàn đái" dải đất rét.
4. (Danh) Khu đất, khu vực. ◎ Như: "lâm đái" khu vực rừng, "duyên hải nhất đái" 沿 một khu vực dọc bờ biển.
5. (Danh) Bệnh đàn bà khí hư. ◎ Như: "bạch đái" , "xích đái" .
6. (Danh) Họ "Đái".
7. (Động) Đeo, quàng. ◎ Như: "đái đao" đeo dao, "đái kiếm" đeo gươm.
8. (Động) Mang vẻ, hiện ra vẻ. ◎ Như: "diện đái sầu dong" mặt mang vẻ buồn rầu, "diện đái tiếu dong" mặt có vẻ tươi cười.
9. (Động) Mang theo mình. ◎ Như: "huề đái" dắt theo, "tự đái can lương" tự mang theo lương khô.
10. (Động) Nhân tiện mà làm, tiện thể, kèm thêm. ◎ Như: "xuất khứ thì bả môn đái thượng" lúc ra tiện tay đóng cửa, "cấp gia lí đái cá khẩu tín" nhắn tin về nhà, "liên thuyết đái tiếu" vừa nói vừa cười.
11. (Động) Cầm đầu, hướng dẫn, dìu dắt. ◎ Như: "đái lĩnh" dẫn dắt, "đái binh" cầm quân, "đái lộ" dẫn đường. ◇ Tây du kí 西: "Nhĩ hoàn tiên tẩu, đái ngã môn tiến khứ, tiến khứ" , , (Đệ nhất hồi) Ngươi hãy đi trước, dẫn chúng tôi đi tới, đi tới.
12. (Động) Bao quanh, vòng quanh. ◇ Lục Cơ : "Trường giang chế kì khu , tuấn san đái kì phong vực" , (Biện vong luận hạ ) Sông dài chế ngự khu miền, núi cao bao quanh bờ cõi.

Từ điển Thiều Chửu

① Giải áo, cái đai.
② Ðeo, như đái đao đeo dao, đái kiếm đeo gươm, v.v.
③ Mang theo, như đái lĩnh , huề đái đều nghĩa mang dắt theo cả.
④ Giải đất, tiếng dùng để chia khí hậu quả đất, như ôn đái giải đất ấm, hàn đái giải đất rét, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dây, dải áo, đai, thắt lưng, băng: Dây da, dây curoa; Thắt lưng; Băng ghi âm;
② Săm, lốp, săm lốp: Săm; Lốp; Săm lốp xe đạp;
③ Dải đất, vùng, miền, xứ, đới: Xứ nóng, nhiệt đới; Miền Bắc cực; Vùng chúng tôi đây chủ yếu là sản xuất bông;
④ Bệnh khí hư. 【】đới hạ [dàixià] (y) Bệnh khí hư;
⑤ Đeo, đèo, quàng, thắt, khoác, mang theo, đem theo: Đeo gươm, mang gươm; Đi xe đạp không nên đèo người; Quàng khăn đỏ; Mỗi hành khách có thể mang theo 20 kilôgam hành lí; Tôi không có đem tiền theo;
⑥ Mua hộ, (tiện tay) đóng (cửa) hộ, nhắn tin, gởi lời: Anh ra phố thì mua hộ cho tôi tờ báo; (Tiện tay) xin đóng cửa hộ; Nhắn tin về nhà;
⑦ Có vẻ, có mang theo, có kèm, vừa... vừa...: Mặt (có vẻ) tươi cười; Có mang những điểm đặc sắc của thời đại;
⑧ Kèm thêm, kèm theo: Trong ruộng ngô (bắp) trồng kèm thêm một ít đậu nành; Cốc này có (kèm theo) nắp; Anh ấy vừa nói vừa cười bước vào;
⑨ Dìu dắt, dạy bảo, hướng dẫn, đưa (đường), cầm, kèm, kèm cặp: Thợ cả kèm cặp người học nghề; Anh đưa chúng tôi đi; Cầm quân;
⑩ Nuôi (dạy), trông nom, săn sóc: Nuôi con, trông nom con; Nó được bà cụ này nuôi dạy đến lớn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đai áo đàn ông thời xưa — Cái dây lưng ngày nay — Đeo. Mang — Giải đất. Dãy núi.

Từ ghép 21

đới

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đều
2. đai, dây, dải, thắt lưng
3. mang, đeo

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dây, dải áo, đai, thắt lưng, băng: Dây da, dây curoa; Thắt lưng; Băng ghi âm;
② Săm, lốp, săm lốp: Săm; Lốp; Săm lốp xe đạp;
③ Dải đất, vùng, miền, xứ, đới: Xứ nóng, nhiệt đới; Miền Bắc cực; Vùng chúng tôi đây chủ yếu là sản xuất bông;
④ Bệnh khí hư. 【】đới hạ [dàixià] (y) Bệnh khí hư;
⑤ Đeo, đèo, quàng, thắt, khoác, mang theo, đem theo: Đeo gươm, mang gươm; Đi xe đạp không nên đèo người; Quàng khăn đỏ; Mỗi hành khách có thể mang theo 20 kilôgam hành lí; Tôi không có đem tiền theo;
⑥ Mua hộ, (tiện tay) đóng (cửa) hộ, nhắn tin, gởi lời: Anh ra phố thì mua hộ cho tôi tờ báo; (Tiện tay) xin đóng cửa hộ; Nhắn tin về nhà;
⑦ Có vẻ, có mang theo, có kèm, vừa... vừa...: Mặt (có vẻ) tươi cười; Có mang những điểm đặc sắc của thời đại;
⑧ Kèm thêm, kèm theo: Trong ruộng ngô (bắp) trồng kèm thêm một ít đậu nành; Cốc này có (kèm theo) nắp; Anh ấy vừa nói vừa cười bước vào;
⑨ Dìu dắt, dạy bảo, hướng dẫn, đưa (đường), cầm, kèm, kèm cặp: Thợ cả kèm cặp người học nghề; Anh đưa chúng tôi đi; Cầm quân;
⑩ Nuôi (dạy), trông nom, săn sóc: Nuôi con, trông nom con; Nó được bà cụ này nuôi dạy đến lớn.

Từ ghép 11

bão, bạo, bộc
bào ㄅㄠˋ, bó ㄅㄛˊ, pù ㄆㄨˋ

bão

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giông bão

bạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. to, mạnh
2. tàn ác
3. hấp tấp, nóng nảy

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hung dữ, tàn ác. ◎ Như: "tham bạo" tham tàn, "bạo ngược" ác nghịch, "bạo khách" trộm giặc.
2. (Tính, phó) Vội, chợt đến. ◎ Như: "tật phong bạo " gió táp mưa sa, "bạo lãnh" chợt rét, "bạo phát" chợt giàu.
3. (Động) Làm hại. ◇ Thư Kinh : "Bạo điễn thiên vật" ( Thành ) Tận diệt chim muông cây cỏ sinh vật.
4. (Động) Bắt bằng tay không. ◇ Luận Ngữ : "Bạo hổ bằng hà" (Thuật nhi ) Bắt hổ tay không, lội sông, toàn những việc nguy hiểm. § Chỉ kẻ hữu dũng vô mưu.
5. Một âm là "bộc". (Động) Phơi, bày ra. § Tục viết là . ◎ Như: "bộc lộ" phơi rõ ra ngoài, phơi bày.

Từ điển Thiều Chửu

① Tàn bạo, như tham bạo , bạo ngược . Trộm giặc gọi là bạo khách , v.v.
② Làm hại, như bạo điễn thiên vật .
③ Vội, chợt đến, như tật phong bạo gió táp mưa sa, bạo lãnh chợt rét, bạo phát chợt giàu.
④ Bạo hổ bắt hổ tay không.
⑤ Một âm là bộc. Phơi. Tục quen viết là .
⑥ Bộc lộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① To và mạnh, mạnh và gấp, chợt đến, đến bất ngờ, đột ngột: Bạo bệnh, bệnh nặng đột ngột; Chợt rét; Bão táp, dông tố;
② Hấp tấp, nóng nảy: Nóng tính, tính khí nóng nảy; Anh này nóng tính quá;
③ Dữ tợn, hung ác, tàn bạo: Tàn bạo;
④ Hủy hoại, không thương tiếc: Tự hủy hoại và ruồng bỏ mình;
⑤ Lộ ra, phơi ra, bày ra: 【】bạo lộ [bàolù] Bộc lộ, lộ ra, phơi bày, bày ra, lộ: Lộ mục tiêu; Phơi trần;
⑥ (văn) Làm hại, hiếp: Tàn hại của trời; Lấy nhiều hiếp ít (Trang tử);
⑦ (văn) Bắt bằng tay không: Không dám bắt hổ bằng tay không (Thi Kinh);
⑧ [Bào] (Họ) Bạo. Xem [pù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hung tợn dữ dằn — Chống đối, làm loạn — Hao tốn, mất mát — Mau lẹ, mạnh mẽ — Tay không mà bắt — Một âm khác là Bộc.

Từ ghép 53

bộc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hung dữ, tàn ác. ◎ Như: "tham bạo" tham tàn, "bạo ngược" ác nghịch, "bạo khách" trộm giặc.
2. (Tính, phó) Vội, chợt đến. ◎ Như: "tật phong bạo " gió táp mưa sa, "bạo lãnh" chợt rét, "bạo phát" chợt giàu.
3. (Động) Làm hại. ◇ Thư Kinh : "Bạo điễn thiên vật" ( Thành ) Tận diệt chim muông cây cỏ sinh vật.
4. (Động) Bắt bằng tay không. ◇ Luận Ngữ : "Bạo hổ bằng hà" (Thuật nhi ) Bắt hổ tay không, lội sông, toàn những việc nguy hiểm. § Chỉ kẻ hữu dũng vô mưu.
5. Một âm là "bộc". (Động) Phơi, bày ra. § Tục viết là . ◎ Như: "bộc lộ" phơi rõ ra ngoài, phơi bày.

Từ điển Thiều Chửu

① Tàn bạo, như tham bạo , bạo ngược . Trộm giặc gọi là bạo khách , v.v.
② Làm hại, như bạo điễn thiên vật .
③ Vội, chợt đến, như tật phong bạo gió táp mưa sa, bạo lãnh chợt rét, bạo phát chợt giàu.
④ Bạo hổ bắt hổ tay không.
⑤ Một âm là bộc. Phơi. Tục quen viết là .
⑥ Bộc lộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Phơi (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phơi ra. Phơi cho khô — Phơi bày cho rõ — Một âm khác là Bạo.

Từ ghép 4

bảo
bāo ㄅㄠ, bǎo ㄅㄠˇ

bảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ mọc um tùm
2. giấu kỹ
3. rộng lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ cây mọc thành bụi um tùm. ◎ Như: "đầu như bồng bảo" tóc rối như bòng bong.
2. (Danh) Vật dùng để trang sức. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Can tiêm thượng dụng kê vi bảo, dĩ chiêu phong tín" 竿, (Đệ tứ thập cửu hồi) Trên cần nhọn dùng lông gà làm vật trang trí, để chiêu gió.
3. (Danh) § Thông "bảo" .
4. (Danh) Họ "Bảo".
5. (Động) Che giấu, ẩn tàng.
6. (Động) Giữ. § Thông "bảo" .
7. (Động) Bảo trì. § Thông "bảo" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ cây mọc từng bụi, um tùm. Như đầu như bồng bảo tóc rối như bòng bong.
② Giấu kĩ, cất kĩ. Giữ gìn cho tinh khí vững bền ở trong không tiết ra ngoài gọi là bảo.
③ Rộng lớn.
④ Cùng nghĩa với những chữ bảo sau đây: , , , .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sum sê, rậm rạp, um tùm: Tóc rối như bòng bong;
② Giữ được: Giữ mãi tuổi xuân;
③ (văn) Rộng lớn;
④ [Băo] (Họ) Bảo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ tươi tốt của cây cỏ — Chỉ chung các thứ rau — Cái lọng, cái dù.

Từ ghép 2

tông
cóng ㄘㄨㄥˊ, shuàng ㄕㄨㄤˋ

tông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nước chảy ào ào

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) Tiếng nước chảy róc rách, rả rích. ◇ Cao Thích : "Thạch tuyền tông tông nhược phong , Quế hoa tùng tử thường mãn địa" , 滿 (Phú đắc hoàn san ) Suối đá chảy róc rách như là gió mưa, Hoa quế quả thông thường đầy đất.
2. (Trạng thanh) Tiếng nhạc từng tưng. ◇ Nguyên Kết : "Ngã hữu kim thạch hề, kích phụ tông tông" , (Bổ nhạc ca , Lục anh ) Ta có (nhạc khí) tiếng kim tiếng thạch, đánh gõ từng tưng.
3. (Tính) Dáng nước chảy.

Từ điển Thiều Chửu

① Tông tông tuôn tuôn, tiếng nước chảy như mưa gió.

Từ điển Trần Văn Chánh

】tông tông [cóngcóng] (thanh) Róc rách: Suối chảy róc rách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấm vào — Tiếng nước nhỏ long tong.
diệc
yì ㄧˋ

diệc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cũng, lại

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cũng, cũng là. ◎ Như: "trị diệc tiến, loạn diệc tiến" trị cũng tiến lên, loạn cũng tiến lên. ◇ Lí Thương Ẩn : "Tương kiến thì nan biệt diệc nan" (Vô đề kì tứ ) Gặp gỡ nhau khó, chia lìa nhau cũng khó.
2. (Phó) Lại. § Tương đương với "hựu" . ◎ Như: "diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ" lại cũng có lấy lợi nước ta ư?
3. (Phó) Chỉ có, chỉ, chẳng qua. ◇ Đỗ Phủ : "Giang hồ hậu diêu lạc, Diệc khủng tuế tha đà" , (Kiêm gia ) Rồi khi tàn tạ linh lạc ở sông hồ, Chỉ là sợ cho năm tháng lần lữa.
4. (Phó) Đã, rồi. § Tương đương với "dĩ kinh" . ◇ Đỗ Phủ : "Thảo lộ diệc đa thấp, Chu ti nhưng vị thu" , (Độc lập ) Sương móc trên cỏ đã ẩm ướt nhiều rồi, Nhưng tơ nhện vẫn chưa rút về.
5. (Phó) Suy cho cùng, rốt cuộc. § Tương đương với "tất cánh" .
6. (Liên) Dù cho, tuy nhiên. ◇ Đỗ Phủ : "Họa sư diệc vô số, Hảo thủ bất khả ngộ" , (Phụng tiên lưu thiếu phủ tân họa san thủy chướng ca ) Họa sư mặc dù đông vô số, Tay giỏi không thể gặp.
7. (Trợ) Đặt ở giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí.
8. (Tính) Tích lũy, chồng chất, nhiều đời. § Thông "dịch" . ◎ Như: "diệc thế" nhiều đời, lũy thế.
9. (Danh) Họ "Diệc".

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng, tiếng giúp lời nói, như trị diệc tiến, loạn diệc tiến trị cũng tiến lên, loạn cũng tiến lên.
② Lại, lời trợ ngữ, như diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ lại cũng có lấy lợi nước ta ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cũng, cũng là: Cò cũng là một trong những loài có lông (Thơ Nguyễn Công Trứ); , 退 Thế thì tiến cũng lo, thoái cũng lo (Phạm Trọng Yểm: Nhạc Dương lâu kí)
② Trợ từ đầu câu, để tạo sự hài hòa cân xứng cho câu: Ô! Hành vi của người ta có chín đức (Thượng thư); , Đã trông thấy rồi, đã được gặp rồi (người quân tử) (Thi Kinh: Thiệu Nam, Thảo trùng);
③ Trợ từ giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí: Ta vụng tính (Thượng thư: Bàn Canh thượng); ? Thái tử ra sao? (Hàn Phi tử);
④ [Yì] (Họ) Diệc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lại. Lại nữa — Cũng — Cái nách. Dùng như chữ Dịch .

Từ ghép 4

khâm
jīn ㄐㄧㄣ

khâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cổ áo, vạt áo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vạt áo trước. ◇ Nguyễn Trãi : "Thi thành ngã diệc lệ triêm khâm" (Đề Hà Hiệu Úy "Bạch vân tư thân" ) Thơ làm xong, nước mắt ta cũng ướt đẫm vạt áo.
2. (Danh) § Xem "liên khâm" .
3. (Danh) Tấm lòng, hoài bão. ◎ Như: "khâm bão" điều ôm ấp trong lòng. ◇ Lục Quy Mông : "Thiên cao khí vị sảng, Dã huýnh khâm hoài khoáng" , (Kí sự ) Trời cao khí vị thanh sảng, Đồng rộng tấm lòng khoan khoái.

Từ điển Thiều Chửu

① Vạt áo, cổ áo.
② Anh em rể gọi là liên khâm .
③ Ôm ấp, ôm một mối tình hay chí gì ở trong lòng gọi là khâm.
④ Phía nam nhà ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vạt (áo), tà (áo): Vạt lớn; Vạt con; Hai vạt cài giữa; 使滿 Mãi mãi khiến cho người anh hùng phải rơi lệ đẫm cả vạt áo (Đỗ Phủ: hầu từ);
②【】liên khâm [liánjin] Anh em bạn rể;
③ (văn) Tấm lòng, hoài bão;
④ (văn) (Nước) cùng đổ về một nơi;
⑤ (văn) Phía nam nhà ở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vạt áo trước — Chỉ lòng dạ — Cũng như chữ Khâm và Khâm .

Từ ghép 8

nại
nài ㄋㄞˋ

nại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tự nhiên, vốn có, sẵn có

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đối phó, xử trí, lo liệu. ◎ Như: "vô kế nại" không cách gì để đối phó. ◇ Hoài Nam Tử : "Duy vô hình giả, vô khả nại dã" , (Binh lược ) Chỉ có cái vô hình là không sao đối phó được.
2. (Động) Kham, chịu được, có thể. § Thông "nại" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "La khâm bất nại thu phong lực, Tàn lậu thanh tồi thu cấp" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Chăn là không chịu nổi sức gió thu, Tiếng giọt canh tàn giục giã mưa thu.
3. (Liên) Nhưng mà, khổ nỗi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Phụng Thư) đãi yếu hồi khứ, nại sự vị tất" (), (Đệ thập tứ hồi) (Phượng Thư) chỉ muốn về ngay, nhưng mà công việc chưa xong (nên đành chịu).
4. (Trợ) Trợ từ ngữ khí: sao mà. ◇ Nguyễn Trãi : "Thần Phù hải khẩu dạ trung qua, Nại thử phong thanh nguyệt bạch hà" , (Quá Thần Phù hải khẩu ) Giữa đêm đi qua cửa biển Thần Phù, Sao mà nơi đây gió mát trăng thanh đến thế?
5. (Danh) Tên trái cây. § Thông "nại" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nại hà nài sao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đối phó, làm sao đối phó: Chỉ có cái vô hình kia là không làm sao đối phó được (Hoài Nam tử: Binh lược huấn); Không cách gì để đối phó;
② (văn) Chịu được, có thể (dùng như , bộ ): Tiếng chim oanh kêu vang chịu được lắng tai nghe nhỏ (Tư Không Đồ: Thoái cư mạn đề);
③ Khổ nỗi: Ông tuy am hiểu mưu lược, nhưng vùng này khổ nỗi không có thành quách, lại không hiểm trở, rất khó giữ được (Tam quốc diễn nghĩa);
④ 【】nại hà [nàihé] Thế nào, ra sao, làm sao được: Không làm thế nào nó được; ? Dân không sợ chết, sao lại lấy cái chết dọa dân?; Hoa đã rụng đi rồi không làm sao được (Án Thù: Hoán khê sa);
⑤ 【】 nại... hà [nài... hé] (văn) Làm thế nào đối với, đối phó thế nào, làm sao được: ! Hàn và Ngụy làm gì được ta! (Hàn Phi tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm sao. Thế nào ( tiếng dùng để hỏi ).

Từ ghép 4

huynh đệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

anh em trai

Từ điển trích dẫn

1. Anh và em (ruột thịt). ◇ Vô danh thị : "Khả bất đạo huynh đệ như đồng thủ túc, thủ túc đoạn liễu tái nan tục" , (Đống Tô Tần , Đệ nhị chiết ).
2. Chị em (gái). § Ngày xưa chị em cũng gọi là "huynh đệ". ◇ Mạnh Tử : "Di Tử chi thê dữ Tử Lộ chi thê, huynh đệ dã" , (Vạn Chương thượng ) Vợ của Di Tử và vợ của Tử Lộ, là chị em với nhau.
3. Họ hàng nội ngoại (ngày xưa). ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu tiễn, Huynh đệ vô viễn" , (Tiểu nhã , Phạt mộc ) Những đĩa thức ăn (được bày ra) có hàng lối, Họ hàng bên cha (huynh) và họ hàng bên mẹ (đệ) đủ mặt ở đấy cả.
4. Nước cùng họ.
5. Tỉ dụ hai thứ tương đương, không hơn không kém nhau. ◇ Luận Ngữ : "Lỗ Vệ chi chánh, huynh đệ dã" , (Tử Lộ ) Chánh trị hai nước Lỗ và Vệ tương tự (như anh với em).
6. Phiếm chỉ người ý khí tương đầu hoặc chí đồng đạo hợp. ◇ Thủy hử truyện : "Ngô Dụng đạo: Ca ca, nhĩ hưu chấp mê! Chiêu an tu tự hữu nhật, như hà quái đắc chúng huynh đệ môn phát nộ?" : , ! , ? (Đệ thất ngũ hồi).
7. Đặc chỉ những người thuộc xã hội bất lương. ◎ Như: "đạo thượng huynh đệ" .
8. Em. ◇ Thủy hử truyện : " Đại đạo: Ngã đích huynh đệ bất thị giá đẳng nhân, tòng lai lão thật" : , (Đệ nhị thập tứ hồi) Đại nói (với vợ): Em tôi không phải hạng người như vậy, trước giờ vẫn là người chân thật.
9. Tiếng tự khiêm của người đàn ông. ◇ Lão tàn du kí : "Na niên, huynh đệ thự Tào Châu đích thì hậu, cơ hồ vô nhất thiên vô đạo án" , , (Đệ tam hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Anh và em. Anh em trai — Trong Bạch thoại, là tiếng gọi người em trai, hoặc là tiếng thân mật gọi người bạn nhỏ tuổi hơn mình.
tuyết
xuě ㄒㄩㄝˇ

tuyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tuyết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tuyết (mưa gặp lạnh rơi xuống từng hạt như thủy tinh trắng). ◇ Nguyễn Du : "Nhất thiên phong tuyết độ Hoàng Hà" (Từ Châu đạo trung ) Một trời gió tuyết, qua sông Hoàng Hà.
2. (Danh) Gọi thay cho một số sự vật màu trắng: 1) Lúa gạo. ◇ Đỗ Phủ : "Phá cam sương lạc trảo, Thường đạo tuyết phiên thi" , (Mạnh đông ). 2) Hoa trắng. ◇ Độc Cô Cập : "Đông phong động địa xuy hoa phát, Vị Thành đào lí thiên thụ tuyết" , (Đồng sầm lang trung truân điền... ). 3) Chim trắng. ◇ Lô Luân : "Tự quân hoán đắc bạch nga thì, Độc bằng lan can tuyết mãn trì" , 滿 (Phú đắc bạch âu ca... 使). 4) Cá. ◇ Giả Đảo : "Thiên hà đọa song phường, Phi ngã đình trung ương, Chưởng ác xích dư tuyết, Phách khai tràng hữu hoàng" , , , (Song ngư dao ). 5) Sóng nước. ◇ Ôn Đình Quân : "Long bá khu phong bất cảm thượng, Bách xuyên phún tuyết cao thôi ngôi" , (Phất từ ). 6) Rượu trắng. ◇ Lí Hàm Dụng : "Tuyết noãn dao bôi phụng tủy dung, Hồng tha tượng trứ tinh thần tế" , (Phú quý khúc ). 7) Tóc trắng. ◇ Vi Trang : "Cố nhân thử địa dương phàm khứ, Hà xứ tương tư tuyết mãn đầu" , 滿 (Thanh Hà huyện lâu tác ). 8) Gỗ cây bạch đàn. ◇ Ân Nghiêu Phiên : "Vân tỏa mộc kham liêu tức ảnh, Tuyết hương chỉ áo bất sanh trần" , (Tặng duy nghiễm sư ).
3. (Danh) Nhạc khúc cổ.
4. (Danh) Họ "Tuyết".
5. (Tính) Trắng (như tuyết). ◎ Như: "tuyết cơ" da trắng, "tuyết y" áo trắng. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát, Triêu như thanh ti mộ thành tuyết" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, trước tấm gương sáng trên nhà cao, thương cho mái tóc bạc, Buổi sáng như tơ đen, chiều thành ra tuyết trắng.
6. (Tính) Trong sạch, cao khiết. ◎ Như: "tuyết cách" phẩm cách cao khiết. ◇ Dương Vạn Lí : "Nhất biệt cao nhân hựu thập niên, Sương cân tuyết cốt kiện y nhiên" , (Tống hương dư văn minh ) Chia tay bậc cao nhân lại đã mười năm, Gân cốt thanh cao như sương tuyết vẫn còn tráng kiện như xưa.
7. (Động) Rơi tuyết. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Vu thì thủy tuyết, ngũ xứ câu hạ" , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ) Lúc tuyết bắt đầu rơi, năm xứ đều chúc mừng.
8. (Động) Rửa sạch, biểu minh. ◎ Như: "tuyết sỉ" rửa nhục, "chiêu tuyết" tỏ nỗi oan.
9. (Động) Lau, chùi. ◎ Như: "tuyết khấp" lau nước mắt, "tuyết phiền" tiêu trừ phiền muộn, "tuyết thế" chùi lệ.
10. (Động) Chê trách. ◇ Lí Triệu : "Sơ, Mã Tư Đồ diện tuyết Lí Hoài Quang. Đức Tông chánh sắc viết: Duy khanh bất hợp tuyết nhân" , . : (Đường quốc sử bổ , Quyển thượng ).

Từ điển Thiều Chửu

① Tuyết. Mưa gặp lúc rét quá rơi lại từng mảng gọi là tuyết. Khi tuyết sa xuống nó tỏa ra như bông hoa, cho nên gọi là tuyết hoa . Nguyễn Du : Nhất thiên phong tuyết độ Hoàng Hà một trời gió tuyết, qua sông Hoàng Hà.
② Rửa. Như tuyết sỉ rửa hổ, rửa nhục. Vạch tỏ nỗi oan ra gọi là chiêu tuyết .
③ Lau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tuyết;
② Trắng như tuyết, đầy tuyết;
③ Kem lạnh;
④ Rửa, trả thù: Rửa nhục;
⑤ (văn) Lau sạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi nước trong không khí gặp lạnh kết lại mà rơi xuống. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Sạch như nước, trắng như ngà, trong như Tuyết « — Trong sạch — Trừ sạch.

Từ ghép 21

đàm, đạm
dàn ㄉㄢˋ, tán ㄊㄢˊ, yǎn ㄧㄢˇ, yàn ㄧㄢˋ

đàm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩa như chữ Đàm — Một âm là Đạm.

đạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhạt (màu)
2. hơi hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vị không mặn. ◎ Như: "đạm thủy hồ" hồ nước ngọt, "giá thang thái đạm liễu" canh này nhạt quá.
2. (Tính) Không đậm đặc, không nồng, thưa thớt. ◎ Như: "đạm tửu" rượu nhạt, "vân đạm phong khinh" mây thưa gió nhẹ.
3. (Tính) Nhạt (màu sắc). ◎ Như: "đạm hoàng sắc" màu vàng nhạt.
4. (Tính) Lạnh nhạt, thờ ơ. ◎ Như: "lãnh đạm" lạnh nhạt.
5. (Tính) Không thịnh vượng. ◎ Như: "sanh ý thanh đạm" buôn bán ế ẩm, "đạm nguyệt" tháng ế hàng.
6. (Phó) Sơ, không dày đậm. ◎ Như: "đạm tảo nga mi" tô sơ lông mày. ◇ Tô Thức : "Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử, Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi" (Ẩm hồ thượng sơ tình hậu 西西, ) Đem so Tây Hồ với nàng Tây Thi, Điểm trang sơ sài hay thoa đậm phấn son, cả hai đều thích hợp như nhau.
7. (Danh) Câu nói vô duyên, vô tích sự (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "xả đạm" nói chuyện tào lao, vô duyên.
8. (Danh) Họ "Đạm".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhạt, sắc hương vị gì nhạt nhẽo đều gọi là đạm, không ham vinh hoa lợi lộc gọi là đạm bạc .
② Ðạm khí, chất đạm, một nguyên chất không sắc không mùi, lửa vào tắt ngay gọi là đạm khí. Giống động vật vào trong chỗ thuần chất đạm khí thì tắc hơi ngay, nên cũng gọi là trất tố .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhạt, nhạt nhẽo, ngọt: Thức ăn nhạt quá; Nghề nuôi cá nước ngọt;
② Loãng, nhạt: Mực loãng; (Màu) lục nhạt;
③ Lạnh nhạt, thờ ơ, nhạt nhẽo: Thái độ lạnh nhạt;
④ (Buôn bán) ế ẩm: Hàng họ ế ẩm;
⑤ (đph) Vô nghĩa, vô giá trị, không quan trọng;
⑥ (hóa) Chất đạm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạt. Vị lạt.

Từ ghép 16

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.