mục
mù ㄇㄨˋ

mục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mắt
2. khoản mục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con mắt. ◎ Như: "nhĩ thông mục minh" tai thính mắt sáng, "ngư mục hỗn châu" mắt cá làm giả (lẫn lộn) với ngọc.
2. (Danh) Điều khoản, phần, hạng. ◎ Như: khoa thi chia ra từng hạng, loại gọi là "khoa mục" . ◇ Luận Ngữ : "Nhan Uyên vấn nhân, tử viết: Khắc kỉ phục lễ vi nhân, (...). Nhan Uyên viết: Thỉnh vấn kì mục" , : , (...). : (Nhan Uyên ) Nhan Uyên hỏi về đức nhân. Khổng Tử đáp: Khắc kỉ mà trở vể lễ thì là nhân, (...). Nhan Uyên hỏi: Xin hỏi về những điều khoản (để thực hành).
3. (Danh) Chia từng ngăn như trong cái lưới, ngoài giường lưới gọi là "cương" , những mắt dây nhỏ gọi là "mục" . Nói ví dụ về sự lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau gọi là "hoành cương tế mục" .
4. (Danh) Bảng liệt kê các phần, các điều trong sách vở, tài liệu cho tiện việc tra cứu. ◎ Như: "thư mục" bảng liệt kê các tên sách, "mục lục" bảng ghi các chương, tiết, đề tài có trong sách.
5. (Danh) Danh xưng, tiêu đề. ◎ Như: "danh mục" tên gọi, "đề mục" đầu đề.
6. (Danh) Thủ lĩnh, người cầm đầu. ◎ Như: "đầu mục" người đứng đầu, lãnh đạo.
7. (Danh) Chỗ tinh thần thiết yếu.
8. (Động) Nhìn, nhìn chăm chú. ◎ Như: "cực mục" nhìn mút mắt, nhìn xa tít tắp. ◇ Cao Bá Quát : "Cực mục vân man man" (Đạo phùng ngạ phu ) Nhìn mút mắt mây mênh mang.
9. (Động) Coi, coi là, khen là. ◎ Như: "mục chi vi thần phẩm" khen là cái phẩm thần, coi là quý lạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Con mắt.
② Lườm, nhìn (trố mắt nhìn).
③ Khen, danh mục được người khen.
④ Phẩm đề, như mục chi vi thần phẩm khen là cái phẩm thần, nghĩa là bình phẩm cho là quý lạ.
⑤ Ðiều kiện, như khoa thi lấy học trò chia ra từng điều kiện gọi là khoa mục .
⑥ Chia từng ngăn như trong cái lưới, ngoài giường lưới gọi là cương , những mắt dây nhỏ gọi là mục . Nói ví dụ về sự lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau gọi là hoành cương tế mục .
⑦ Mục lục, trên đầu sách liệt kê các mục trong sách gọi là mục lục .
⑧ Một người thống suất một số đông người gọi là đầu mục .
⑨ Chỗ tinh thần thiết yếu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con mắt — Thấy. Nhìn — Gọi tên — Điều khoản — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Mục — Thập mục sở thị: Mười mắt trông vào. » Ở đây mười mắt trông vào, rõ ràng án ấy tha sao cho đành « ( Nhị độ mai ).

Từ ghép 81

ám mục 暗目bế mục 閉目bỉ mục ngư 比目魚biện mục 弁目bổn lai diện mục 本來面目chân diện mục 真面目chỉ mục 指目chú mục 注目chúc mục 屬目chúng mục khuê khuê 眾目睽睽cử mục 舉目cử mục vô thân 舉目無親cực mục 極目cương cử mục trương 綱舉目張cương mục 綱目danh mục 名目dật mục 溢目diện mục 面目du mục 遊目duyệt mục 悅目đầu mục 頭目đề mục 題目đoạt mục 奪目hà diện mục 何面目hào mục 豪目hoành mục 橫目huyễn mục 炫目hương mục 鄉目khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目khoa mục 科目lại mục 吏目loại mục 類目loạn mục 亂目lưu mục 流目mai mục 梅目mãn mục 滿目mi mục 眉目mĩ mục 美目mi thanh mục tú 眉清目秀minh mục 明目minh mục 瞑目minh mục trương đảm 明目張膽mục ba 目波mục cấm 目禁mục đích 目的mục hạ vô nhân 目下無人mục không nhất thế 目空一切mục kích 目擊mục kích nhĩ văn 目擊耳聞mục kiến 目見mục lục 目录mục lục 目錄mục ngữ 目語mục quang 目光mục tiền 目前mục tiêu 目標mục tiếu 目笑ngung mục 隅目nhãn mục 眼目nỗ mục 努目nộ mục 怒目phản mục 反目quá mục 過目quyết mục 抉目sân mục 瞋目si mục 鴟目sính mục 騁目số mục 數目tâm mục 心目tễ mi lộng mục 擠眉弄目tế mục 細目tiết mục 節目tiết mục 节目tổng mục 總目trắc mục 側目túc mục 足目việt sử cương mục 越史綱目xúc mục 觸目yểm mục 掩目yểm mục bổ tước 掩目捕雀yểm nhân nhĩ mục 掩人耳目
tần, tẫn, tận
jǐn ㄐㄧㄣˇ, jìn ㄐㄧㄣˋ

tần

giản thể

Từ điển phổ thông

1. hết
2. nhất, lớn nhất, to nhất

Từ ghép 4

tẫn

giản thể

Từ điển phổ thông

1. hết
2. nhất, lớn nhất, to nhất

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Tục dùng như chữ "tẫn" . ◇ Trần Nhân Tông : "Hoa ảnh chi đầu tẫn hướng đông" (Khuê sầu ) Bóng hoa đầu cành đều hướng về phía đông.
2. Giản thể của chữ .
3. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tận, hết, hết sức, cố gắng: Hết sức giúp đỡ các anh; Chúng ta cố làm cho thật nhanh; Hết số; Tính hết nước;
② Trong vòng, dưới mức: Làm trong vòng 3 ngày;
③ Nhường... trước;
④ Mãi... cùng, tít... cùng: Ngồi ở tít trên cùng; Ở mãi dưới cùng; Mãi tận trong cùng;
⑤ (đph) Mãi: Cứ trách anh ấy mãi cũng không ổn. Xem [jìn].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

tận

giản thể

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Tục dùng như chữ "tẫn" . ◇ Trần Nhân Tông : "Hoa ảnh chi đầu tẫn hướng đông" (Khuê sầu ) Bóng hoa đầu cành đều hướng về phía đông.
2. Giản thể của chữ .
3. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, tận: Lấy không hết; Vô tận; Nghĩ hết mọi cách;
② Hết sức, vô cùng: Hết sức tốt đẹp. 【】tận lực [jìnlì] Tận lực, hết sức: Hết sức giúp đỡ mọi người;
③ Dốc hết, hết, tận: Dốc hết toàn lực; Tận tâm, hết lòng;
④ Làm tròn, tận: Làm tròn nghĩa vụ của mình; Tận trung;
⑤ Đều, toàn, hoàn toàn, hết, tất cả, hết thảy, suốt, mọi, đủ mọi: Trong vườn trồng rất nhiều cây, không thể kể hết ra được; Trong gian nhà nhỏ của anh ấy toàn là sách; Đây toàn là hàng ngoại; Nếm đủ mùi cay đắng; Mọi người đều biết; Bọn bề tôi ngăn cản công việc và làm hại những người có tài, hết thảy đều được làm vạn hộ hầu (Lí Lăng); Suốt tháng mười hai, trong quận không có một tiếng động (Hán thư). 【】tận giai [jìnjie] (văn) Tất cả đều, thảy đều, hết cả: nữ ba trăm người, tất cả đều hạng quốc sắc (Lạc Dương già lam kí); Đất bằng và gò cao, đều làm ngập hết cả (Lã thị Xuân thu); 【】tận thị [jìnshì] Toàn bộ là, đều là: Toàn là sản phẩm mới; Quan san khó vượt, ai thương cho kẻ lạc đường; bèo nước gặp nhau, thảy đều là người đất khách (Vương Bột: Đằng vương các tự);
⑥【】đại tận [dàjìn] Tháng đủ 30 ngày; 【】 tiểu tận [xiăo jìn] Tháng thiếu (chỉ có 29 ngày). Xem [jên].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tận .

Từ ghép 2

tạp
zá ㄗㄚˊ

tạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vặt vãnh
2. lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp năm màu. ◇ Văn tâm điêu long "Ngũ sắc tạp nhi thành phủ phất" (Tình thải ) Năm màu tương hợp mà thành văn hoa sặc sỡ.
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh : "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" , (Hệ từ hạ ) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" : , (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" , (Triệu Tư truyện ) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lẫn lộn. Các loài khác nhau họp lẫn ở một nơi gọi là tạp. Như chỗ người trong nước và người nước ngoài ở lẫn với nhau gọi là tạp cư địa .
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia . Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa , v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức . Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạp (nhạp), nhiều thứ nhiều loại, các thứ, lặt vặt, linh tinh: Tạp sắc; Việc vặt, việc linh tinh; Hàng hóa các loại, tạp hóa; Đủ các loại hoa, hoa các loại;
② Lẫn lộn, táp nham: Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: ... Đều nói...; Ở chung; Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm màu sắc hợp lại — Hợp lại. Lẫn lộn — Lặt vặt, nhiều thứ lẫn lộn.

Từ ghép 38

tắc
zé ㄗㄜˊ

tắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quy tắc
2. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuôn phép. ◎ Như: "ngôn nhi vi thiên hạ tắc" nói ra mà làm phép tắc cho thiên hạ.
2. (Danh) Gương mẫu. ◎ Như: "dĩ thân tác tắc" lấy mình làm gương.
3. (Danh) Đơn vị trong văn từ: đoạn, mục, điều, tiết. ◎ Như: "nhất tắc tiêu tức" ba đoạn tin tức, "tam tắc ngụ ngôn" ba bài ngụ ngôn, "thí đề nhị tắc" hai đề thi.
4. (Danh) Họ "Tắc".
5. (Động) Noi theo, học theo. ◇ Sử Kí : "Tắc Cổ Công, Công Quý chi pháp, đốc nhân, kính lão, từ thiếu" , , , , (Chu bổn kỉ ) Noi theo phép tắc của Cổ Công và Công Quý, dốc lòng nhân, kính già, yêu trẻ.
6. (Liên) Thì, liền ngay. ◎ Như: "học như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thối" , 退 học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến là lùi ngay.
7. (Liên) Thì là, thì. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (với cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
8. (Liên) Lại, nhưng lại. ◎ Như: "dục tốc tắc bất đạt" muốn cho nhanh nhưng lại không đạt.
9. (Liên) Chỉ. ◇ Tuân Tử : "Khẩu nhĩ chi gian tắc tứ thốn nhĩ" (Khuyến học ) Khoảng giữa miệng và tai chỉ có bốn tấc thôi.
10. (Liên) Nếu. ◇ Sử Kí : "Kim tắc lai, Bái Công khủng bất đắc hữu thử" , (Cao Tổ bổn kỉ ) Nay nếu đến, Bái Công sợ không được có đấy.
11. (Liên) Dù, dù rằng. ◇ Thương quân thư : "Cẩu năng lệnh thương cổ xảo chi nhân vô phồn, tắc dục quốc chi vô phú, bất khả đắc dã" , , (Ngoại nội ) Nếu có thể làm cho số người buôn bán và làm nghề thủ công không đông thêm, thì dù muốn nước không giàu lên cũng không thể được.
12. (Phó) Là, chính là. ◇ Mạnh Tử : "Thử tắc quả nhân chi tội dã" (Công Tôn Sửu hạ ) Đó chính là lỗi tại tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Phép. Nội các chế đồ khuôn mẫu gì đều gọi là tắc, nghĩa là để cho người coi đó mà bắt chước vậy. Như ngôn nhi vi thiên hạ tắc nói mà làm phép cho thiên hạ.
② Bắt chước.
③ Thời, lời nói giúp câu, như hành hữu dư lực tắc dĩ học văn làm cho thừa sức thời lấy học văn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gương mẫu, gương: Lấy mình làm gương;
② Quy tắc, chế độ, quy luật, phép tắc, khuôn phép: Quy tắc chung; Quy tắc cụ thể; Bốn phép tính; Nói ra mà làm khuôn phép cho cả thiên hạ;
③ (văn) Noi theo, học theo: Noi theo ý chí các bậc tiên liệt; Học theo phép tắc của Cổ Công và Công Quý (Sử kí);
④ (văn) Thì, thì là, thì lại, nhưng... thì lại: Mưa ít thì hạn, mưa nhiều thì úng; Làm được những điều đó rồi mà còn thừa sức thì mới học văn chương; Trong thì trăm họ căm giận, ngoài thì chư hầu làm phản (Tuân tử); 退 Việc học tập cũng giống như thuyền đi nước ngược, không tiến thì là lùi; Cô ấy lúc bình thường im lặng ít nói, nhưng khi thảo luận trong nhóm thì lại thao thao bất tuyệt;
⑤ (văn) Là: Đó là lỗi tại tôi; Đó là cảnh tượng đại quan của ngôi lầu Nhạc Dương (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí);
⑥ (văn) Nếu (biểu thị ý giả thiết): Nay nếu đến, Bái Công sợ không được có đó (Sử kí: Cao Tổ bản kỉ);
⑦ Dù, dù rằng, tuy (biểu thị ý nhượng bộ): Nếu có thể làm cho số người buôn bán và làm nghề thủ công không tăng thêm, thì dù muốn nước không giàu lên cũng không thể được (Thương Quân thư); 稿 Bài văn tuy đã viết rồi, nhưng chỉ là một bản phác thảo;
⑧ (văn) (loại) Việc, bài: Ba bài;
⑨ (văn) Bậc, hạng: (Ruộng đất) phân làm chín bậc cao thấp (Hán thư);
⑩ (văn) Chỉ có: Khoảng giữa miệng và tai chỉ có bốn tấc thôi (Tuân tử: Khuyến học thiên);
⑪ (văn) Trợ từ đặt giữa định ngữ và từ trung tâm (dùng như , ): Không phải tiếng gáy của gà (Thi Kinh: Tề phong, Kê minh);
⑫ (văn) Trợ từ cuối câu (vô nghĩa): Khi người kia tìm ta, chỉ sợ không được ta (Thi Kinh); ? Vì sao thế?;
⑬ (Họ) Tắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khuôn phép phải theo. Td: Pháp tắc — Rập khuôn. Bắt chước — Thì. Ắt là. Thành ngữ: Cẩn tắc vô ưu ( thận trọng thì không phải lo sợ gì ).

Từ ghép 18

Từ điển trích dẫn

1. Tìm tòi, nghiên cứu. ◇ Bách Nhất Cư Sĩ : "Tha như quản huyền ti trúc chi âm, mĩ bất tất tâm giảng cứu" , (Hồ thiên lục , Quyển hạ).
2. Bàn bạc, thảo luận. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất đãn Tử Quyên hòa Tuyết Nhạn tại tư hạ lí giảng cứu, tựu thị chúng nhân dã đô tri đạo Đại Ngọc đích bệnh dã bệnh đắc kì quái, hảo dã hảo đắc kì quái" , , (Đệ thập cửu hồi) Chẳng những Tử Quyên và Tuyết Nhạn đã bàn bạc riêng với nhau, mà mọi người cũng đều thấy Đại Ngọc bệnh cũng bệnh thật lạ lùng, khỏi cũng khỏi thật lạ lùng.
3. Chú trọng, chăm chú. ◎ Như: "nhĩ biệt tiểu khán giá tiểu ngoạn ý nhi, chế tạo thuật khả thị phi thường giảng cứu" , .
4. Hết sức muốn cho tốt đẹp hoàn hảo. Cũng chỉ tinh mĩ hoàn thiện. ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Lánh ngoại hữu cá tiểu trù phòng, ẩm thực cực kì giảng cứu" , (Đệ lục hồi).
5. Biện pháp, đường lối. ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Hậu lai thính liễu tha nhị nhân phàn đàm, phương hiểu đắc kì trung hoàn hữu giá hứa đa giảng cứu" , (Đệ tam tứ hồi).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.