duyệt
yuè ㄩㄝˋ

duyệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

đẹp lòng, vui thích

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đẹp lòng, vui thích, phấn khởi. ◎ Như: "hòa nhan duyệt sắc" . ◇ Đào Uyên Minh : "Duyệt thân thích chi tình thoại, lạc cầm thư dĩ tiêu ưu" , (Quy khứ lai từ ) Vui vẻ nghe chuyện trò tình thật của người thân thích, vui với cây đàn và cuốn sách để khuây lo.
2. (Động) Làm cho vui thích. ◎ Như: "duyệt nhĩ" làm vui tai, "thưởng tâm duyệt mục" khiến cho vui lòng đẹp mắt.
3. (Động) Yêu thích, ái mộ. ◎ Như: "duyệt san thủy" yêu thích núi sông ở đó. ◇ Sử Kí : "Trang Tương Vương vị Tần chí tử ư Triệu, kiến Lã Bất Vi cơ, duyệt nhi thủ chi, sanh Thủy Hoàng" , , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Trang Tương Vương làm con tin của Tần ở nước Triệu, thấy người thiếp của Lữ Bất Vi, yêu thích nên lấy, sinh (Tần) Thủy Hoàng.
4. (Động) Phục tòng. ◎ Như: "tâm duyệt thành phục" lòng thật tòng phục.
5. (Danh) Họ "Duyệt".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðẹp lòng, vui thích. Luận ngữ : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ (Học nhi ) học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vui vẻ, vui thích, đẹp lòng, hớn hở: Không vui; Học mà thường ôn lại những điều đã học, như thế chẳng vui lắm sao? (Luận ngữ); Cả mừng;
② Làm cho vui vẻ;
③ [Yuè] (Họ) Duyệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui lòng.

Từ ghép 8

hiệp
xiá ㄒㄧㄚˊ

hiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

hẹp, bé

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hẹp (trái lại với rộng). ◇ Đào Uyên Minh : "Sơ cực hiệp, tài thông nhân" , (Đào hoa nguyên kí ) Mới đầu (hang) rất hẹp, chỉ vừa lọt một người.
2. (Tính) Ít, nhỏ. ◇ Sử Kí : "Thần kiến sở trì giả hiệp, nhi sở dục giả xa, cố tiếu chi" , , (Hoạt kê truyện , Thuần Vu Khôn truyện ) Thần thấy cái ông ta cầm (đề làm lễ) thì ít mà lòng mong cầu thì quá nhiều, cho nên cười.

Từ điển Thiều Chửu

① Hẹp (trái lại với tiếng rộng).

Từ điển Trần Văn Chánh

Hẹp, chật, hẹp hòi, chật hẹp: Đất hẹp người đông; Bụng dạ nó rất hẹp hòi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chật hẹp.

Từ ghép 4

phiêu, tiêu
biāo ㄅㄧㄠ

phiêu

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọn cây. § Đối lại với "bản" . ◎ Như: "tiêu bản" ngọn và gốc.
2. (Danh) Điều không phải là căn bản của sự vật. ◎ Như: "trị tiêu bất như trị bổn" chữa cái ngọn không bằng chữa tận gốc.
3. (Danh) Cái nêu, giải thưởng. § Ngày xưa làm lễ đầu hồ xong, ai được thì dựng "tiêu" cho người ấy. ◎ Như: "đoạt tiêu" đoạt giải, "cẩm tiêu" giải thưởng, "đầu tiêu" bỏ thăm, bỏ phiếu.
4. (Danh) Cái dấu, cái mốc, nhãn. ◎ Như: "lộ tiêu" cái mốc bên đường, bảng chỉ đường, "thương tiêu" nhãn hiệu, "tiêu đề" nhan đề, "thử tiêu" con chuột bấm (dùng cho máy điện toán).
5. (Danh) Chuẩn tắc, khuôn mẫu, bảng dạng.
6. (Danh) Việc đấu thầu, giá đấu thầu (thương mại). ◎ Như: "đầu tiêu" đấu giá, "khai tiêu" mở thầu, "chiêu tiêu" gọi thầu.
7. (Danh) Cái tiêu, một thứ đồ binh. § Cùng một nghĩa với chữ . ◎ Như: "bảo tiêu" bảo hộ cho người đi đường được bình yên.
8. (Danh) Phép quân nhà Thanh cứ ba "doanh" gọi là một "tiêu" .
9. (Danh) Sổ quân.
10. (Danh) Cờ xí (dùng trong binh thời xưa). ◎ Như: "hỏa long tiêu" cờ đỏ, dùng để làm hiệu điều động binh lính.
11. (Động) Nêu lên, bày tỏ, ghi rõ. ◎ Như: "tiêu xí" nêu một cái gì cho khác hẳn mọi cái cho người ta dễ biết, "tiêu minh" ghi rõ, "tiêu giá" đề giá.
12. (Động) Khen ngợi, tâng bốc. ◎ Như: "cao tự tiêu thụ" tự cho mình là khác người, "tiêu bảng" xưng tụng nhau.
13. (Tính) Có tài cán, tài năng xuất chúng.
14. § Tục đọc là "phiêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọn, đối lại với chữ bản , như tiêu bản ngọn gốc, cấp tắc trị tiêu kịp thì chữa cái ngọn, v.v.
② Cái nêu, ngày xưa làm lễ đầu hồ xong, ai được thì dựng tiêu cho người ấy, vì thế nên ganh lấy được thua gọi là đoạt tiêu . Có công việc gì lập một cách thức định cho người bỏ thăm để quyết định nên chăng được hỏng gọi là đầu tiêu bỏ thăm, bỏ phiếu.
③ Nêu lên, như tiêu xí nêu một cái gì cho khác hẳn mọi cái cho người ta dễ biết. Tự cho mình là khác người gọi là cao tự tiêu thụ , là cao tiêu , thanh tiêu đều là cái ý tự cao cả, cùng xưng tụng nhau gọi là tiêu bảng .
④ Viết, như tiêu đề đề chữ lên trên cái nêu để làm dấu hiệu cho dễ nhớ dễ nhận.
⑤ Cái tiêu, một thứ đồ binh, cùng một nghĩa với chữ . Bảo hộ cho người đi đường được bình yên gọi là bảo tiêu .
⑥ Phép quân nhà Thanh cứ ba đinh gọi là một tiêu, sổ quân cũng gọi là tiêu.
⑦ Cành cây. Tục đọc là chữ phiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngọn cây, bên ngoài, bề ngoài: Chữa bề ngoài không bằng chữa tận gốc;
② Cái dấu, cái mốc, nhãn: Chiếc phao; Cái mốc bên đường; Nhãn hiệu;
③ Nêu, bày tỏ, tiêu biểu, ghi rõ, viết lên, đánh dấu: Chỉ tiêu; Giải thưởng;
④ Thầu: Gọi thầu;
⑤ (văn) Cây nêu;
⑥ (văn) Cái tiêu (một thứ binh khí thời xưa);
⑦ (văn) Cành cây;
⑧ (văn) Tiêu (đơn vị trong quân đội nhà Thanh, bằng 3 dinh);
⑨ (văn) Sổ quân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọn cây — Cái đầu. Cái ngọn — Nêu lên cho mọi người thấy — Ta quen đọc Tiêu. Xem thêm Tiêu.

tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngọn nguồn
2. cái nêu
3. nêu lên
4. viết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọn cây. § Đối lại với "bản" . ◎ Như: "tiêu bản" ngọn và gốc.
2. (Danh) Điều không phải là căn bản của sự vật. ◎ Như: "trị tiêu bất như trị bổn" chữa cái ngọn không bằng chữa tận gốc.
3. (Danh) Cái nêu, giải thưởng. § Ngày xưa làm lễ đầu hồ xong, ai được thì dựng "tiêu" cho người ấy. ◎ Như: "đoạt tiêu" đoạt giải, "cẩm tiêu" giải thưởng, "đầu tiêu" bỏ thăm, bỏ phiếu.
4. (Danh) Cái dấu, cái mốc, nhãn. ◎ Như: "lộ tiêu" cái mốc bên đường, bảng chỉ đường, "thương tiêu" nhãn hiệu, "tiêu đề" nhan đề, "thử tiêu" con chuột bấm (dùng cho máy điện toán).
5. (Danh) Chuẩn tắc, khuôn mẫu, bảng dạng.
6. (Danh) Việc đấu thầu, giá đấu thầu (thương mại). ◎ Như: "đầu tiêu" đấu giá, "khai tiêu" mở thầu, "chiêu tiêu" gọi thầu.
7. (Danh) Cái tiêu, một thứ đồ binh. § Cùng một nghĩa với chữ . ◎ Như: "bảo tiêu" bảo hộ cho người đi đường được bình yên.
8. (Danh) Phép quân nhà Thanh cứ ba "doanh" gọi là một "tiêu" .
9. (Danh) Sổ quân.
10. (Danh) Cờ xí (dùng trong binh thời xưa). ◎ Như: "hỏa long tiêu" cờ đỏ, dùng để làm hiệu điều động binh lính.
11. (Động) Nêu lên, bày tỏ, ghi rõ. ◎ Như: "tiêu xí" nêu một cái gì cho khác hẳn mọi cái cho người ta dễ biết, "tiêu minh" ghi rõ, "tiêu giá" đề giá.
12. (Động) Khen ngợi, tâng bốc. ◎ Như: "cao tự tiêu thụ" tự cho mình là khác người, "tiêu bảng" xưng tụng nhau.
13. (Tính) Có tài cán, tài năng xuất chúng.
14. § Tục đọc là "phiêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọn, đối lại với chữ bản , như tiêu bản ngọn gốc, cấp tắc trị tiêu kịp thì chữa cái ngọn, v.v.
② Cái nêu, ngày xưa làm lễ đầu hồ xong, ai được thì dựng tiêu cho người ấy, vì thế nên ganh lấy được thua gọi là đoạt tiêu . Có công việc gì lập một cách thức định cho người bỏ thăm để quyết định nên chăng được hỏng gọi là đầu tiêu bỏ thăm, bỏ phiếu.
③ Nêu lên, như tiêu xí nêu một cái gì cho khác hẳn mọi cái cho người ta dễ biết. Tự cho mình là khác người gọi là cao tự tiêu thụ , là cao tiêu , thanh tiêu đều là cái ý tự cao cả, cùng xưng tụng nhau gọi là tiêu bảng .
④ Viết, như tiêu đề đề chữ lên trên cái nêu để làm dấu hiệu cho dễ nhớ dễ nhận.
⑤ Cái tiêu, một thứ đồ binh, cùng một nghĩa với chữ . Bảo hộ cho người đi đường được bình yên gọi là bảo tiêu .
⑥ Phép quân nhà Thanh cứ ba đinh gọi là một tiêu, sổ quân cũng gọi là tiêu.
⑦ Cành cây. Tục đọc là chữ phiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngọn cây, bên ngoài, bề ngoài: Chữa bề ngoài không bằng chữa tận gốc;
② Cái dấu, cái mốc, nhãn: Chiếc phao; Cái mốc bên đường; Nhãn hiệu;
③ Nêu, bày tỏ, tiêu biểu, ghi rõ, viết lên, đánh dấu: Chỉ tiêu; Giải thưởng;
④ Thầu: Gọi thầu;
⑤ (văn) Cây nêu;
⑥ (văn) Cái tiêu (một thứ binh khí thời xưa);
⑦ (văn) Cành cây;
⑧ (văn) Tiêu (đơn vị trong quân đội nhà Thanh, bằng 3 dinh);
⑨ (văn) Sổ quân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọn cây — Phần ngọn. Phần cuối — Cái nêu. Cái mốc, nêu lên cho dễ thấy — Nêu lên cho thấy.

Từ ghép 38

khuê
guī ㄍㄨㄟ

khuê

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cửa tò vò (cửa trên tròn dưới vuông)
2. khuê phòng (chỗ con gái ở)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cửa nhỏ, trên tròn dưới vuông. ◇ Tuân Tử : "Phủ nhi xuất thành môn, dĩ vi tiểu chi khuê dã, tửu loạn thần dã" , , (Giải tế ) Cúi đầu ra cổng thành, lấy đó làm cửa tò vò, rượu làm rối loạn tinh thần vậy.
2. (Danh) Cửa nhỏ trong cung. ◎ Như: "kim khuê" cửa trong ấy là chỗ các thị thần ở.
3. (Danh) Nhà trong, chỗ phụ nữ ở. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thiếp tại thâm khuê, văn tướng quân chi danh" , (Đệ bát hồi) Thiếp ở chốn phòng the, được nghe tiếng tướng quân.
4. (Tính) Thuộc về phụ nữ. ◎ Như: "khuê phòng" phòng the, phòng của phụ nữ ở, "khuê hữu" bạn bè của đàn bà con gái. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tắc tri tác giả bổn ý nguyên vi kí thuật đương nhật khuê hữu khuê tình, tịnh phi oán thế mạ thì chi thư hĩ" , (Đệ nhất hồi) Hẳn biết bổn ý của tác giả vốn là ghi chép những chuyện bạn bè, tình tứ trong khuê các buổi đó, chứ quyết không phải là sách oán ghét chửi bới thời thế vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cửa tò vò, cái cửa đứng một mình trên tròn dưới vuông. Tả truyện có câu: Tất môn khuê đậu (cửa phên ngõ hỏm), ý nói người nghèo hèn.
② Cái cửa nách trong cung. Ngày xưa gọi là kim khuê trong cửa ấy là chỗ các thị thần ở.
③ Chỗ con gái ở gọi là khuê. Vì thế nên gọi con gái là khuê các .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà trong;
② Khuê phòng, phòng khuê;
③ (văn) Cửa nhỏ (trên tròn dưới vuông): Cửa phên cửa lỗ (Tả truyện) (ý nói chỗ người nghèo hèn ở);
④ (văn) Cửa nách trong cung, cửa tò vò.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cửa nhỏ trong cung — Nơi phụ nữ ở.

Từ ghép 13

yết
yè ㄜˋ

yết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yết kiến, hầu chuyện
2. bảo, cáo
3. danh thiếp
4. người canh cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bái kiến, gặp mặt, vào hầu chuyện (bậc trên). ◇ Tây sương kí 西: "Văn thượng sát u nhã thanh sảng, nhất lai chiêm ngưỡng phật tượng, nhị lai bái yết trưởng lão" , , (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Nghe tiếng chùa là nơi u nhã thanh sảng, (nên) đến đây trước là để chiêm ngưỡng tượng Phật, sau nữa hầu thăm sư cụ.
2. (Động) Bảo, cáo, bẩm, nói rõ. ◇ Chiến quốc sách : "Thiên hạ chi sở bất dục, nguy! Thần thỉnh yết cố" , ! (Tần sách nhất ) (Làm) cái thiên hạ không muốn, tất nguy! Thần xin bày tỏ lí do.
3. (Động) Xin, mời, thỉnh cầu. ◇ Liệt Tử : "Yết sử nhi bốc chi, phất chiêm; yết vu nhi đảo chi, phất cấm; yết y nhi công chi, phất dĩ" , ; , ; , (Chu Mục vương ) Mời thầy bói bốc quẻ, không bói được gì; mời thầy pháp cầu đảo, không khỏi; mời thầy lang chữa trị, không hết bệnh.
4. (Danh) Danh thiếp.
5. (Danh) Kẻ canh cửa. ◇ Trang Tử : "Yết giả phục thông" (Đạo Chích ) Người canh cửa lại vô thông báo.
6. (Danh) Họ "Yết".

Từ điển Thiều Chửu

① Yết kiến, vào hầu chuyện, người hèn mọn muốn xin vào hầu bực tôn quý, để bẩm bạch sự gì gọi là yết.
② Bảo, cáo.
③ Danh thiếp.
④ Kẻ canh cửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yết kiến: Bái yết;
② Bảo cho biết;
③ Danh thiếp;
④ Người canh cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói cho biết. Thưa trình — Thăm hỏi — Xin được gặp.

Từ ghép 7

cán, cản, hãn
gǎn ㄍㄢˇ, hàn ㄏㄢˋ

cán

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìa ra. Đưa ra — Một âm khác là Hãn.

cản

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chống đỡ, chống giữ, chống cự, phòng giữ. 【】hãn cách [hàngé] (văn) Không ăn khớp, không hợp nhau: Hoàn toàn không ăn khớp. Như [hàn];
② Nắn ra, nặn: Nặn bột.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chống lại. Ngăn lại. Đáng lẽ đọc Hãn. Xem vần Hãn.

Từ ghép 1

hãn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chống đỡ, chống giữ, chống cự
2. nắn ra, nặn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Che lấp.
2. (Động) Bảo vệ, bảo hộ. § Cũng như "hãn" . ◇ Khổng An Quốc : "Hãn ngã ư gian nan" (Truyện ) Bảo vệ ta trong lúc khó khăn.
3. (Động) Chống giữ, ngăn. § Cũng như "hãn" . ◎ Như: "hãn cách" chống cự. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Phàm nhân chi tính, trảo nha bất túc dĩ tự thủ vệ, cơ phu bất túc dĩ hãn hàn thử" , , (Thị quân lãm ) Phàm tính người ta, móng vuốt không đủ tự vệ, da thịt không đủ ngăn nóng lạnh.
4. (Động) Vi phạm, làm trái. ◇ Sử Kí : "Tuy thì hãn đương thế chi văn võng, nhiên tư nghĩa liêm khiết thối nhượng, hữu túc xưng giả" , 退, (Du hiệp liệt truyện ) Tuy có lúc vi phạm lưới pháp luật đương thời, nhưng tư cách của họ nghĩa hiệp, liêm khiết, nhún nhường, cũng đủ đáng khen.
5. (Động) Vuốt dài ra, nắn ra. ◎ Như: "hãn miến" nặn bột.
6. (Danh) Bao da, ngày xưa dùng để che chở cánh tay người bắn cung.

Từ điển Thiều Chửu

① Chống giữ, cũng như chữ hãn .
② Chống cự, như hãn cách chống cự.
③ Vuốt dài ra, nắn ra, như hãn miến nặn bột.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chống đỡ, chống giữ, chống cự, phòng giữ. 【】hãn cách [hàngé] (văn) Không ăn khớp, không hợp nhau: Hoàn toàn không ăn khớp. Như [hàn];
② Nắn ra, nặn: Nặn bột.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngăn cản. Ta quen đọc Cản — Một âm khác là Cán. Xem Cán.

Từ ghép 4

kiêm
jiān ㄐㄧㄢ, qiān ㄑㄧㄢ

kiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: kiêm kiêm ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Kiêm kiêm" : (1) Một loài chim mà hai con trống mái luôn luôn chắp liền cánh bay cùng nhau. ◇ Nhĩ Nhã : "Nam phương hữu tỉ dực điểu yên, bất tỉ bất phi, danh vị chi kiêm kiêm" , , Phương nam có loài chim liền cánh, không liền cánh không bay, tên là chim kiêm kiêm. (2) Tỉ dụ tình thân yêu vợ chồng.

Từ điển Thiều Chửu

① Kiêm kiêm một loài chim chắp liền cánh vào với nhau mới bay được.

Từ điển Trần Văn Chánh

Một loài chim phải chắp cánh lại mới bay được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại chim bay liền cánh, lúc nào cũng có đôi. Chỉ tình vợ chồng gắn bó. Cũng nói Kiêm điệp ( tên loài chim và loài cá đi đâu cũng có đôi ) — Kiêm loài chim. Nguyên văn sách Nhĩ Nhã chép: Kiêm như con le le, lông màu xanh, chỉ có một cánh và một mắt, thường ở phương Nam, mỗi khi muốn bay thì hai con phải chắp cánh với nhau rồi mới bay được gọi là Tỉ dực điểu chim liền cánh. Cũng gọi là Kiêm kiêm — Nọ loài chim chắp cánh cùng bay ( Chinh Phụ Ngâm ).

Từ ghép 1

ô
wū ㄨ, wù ㄨˋ

ô

phồn thể

Từ điển phổ thông

con quạ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con quạ, tiếng gọi tắt của "ô nha" . ◎ Như: quạ con biết mớm quạ già, cho nên sự hiếu dưỡng cha mẹ gọi là "ô điểu chi tình" . ◇ Trương Kế : "Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên" 滿 (Phong kiều dạ bạc ) Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời.
2. (Danh) Theo truyền thuyết, trong mặt trời có con quạ, nên gọi "ô" là mặt trời. ◎ Như: "ô thố" vừng ô bóng thỏ (mặt trời và mặt trăng).
3. (Danh) Họ "Ô".
4. (Tính) Đen. ◎ Như: "ô vân" mây đen, "ô phát" tóc đen.
5. (Động) Nhuộm đen. ◇ Lí Thì Trân : "Ô tì phát" (Bổn thảo cương mục , Lễ tràng ) Nhuộm đen râu tóc.
6. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao, đâu, làm sao? § Dùng như "hà" , "an" , "na lí" , "chẩm ma" . ◎ Như: "ô hữu" sao có? ◇ Tô Triệt : "Ô đổ dĩ vi khoái dã tai!" ! (Hoàng Châu Khoái Tai đình kí ) Đâu thấy được là khoái!
7. (Thán) "Ô hô" than ôi!
8. (Trạng thanh) "Ô ô" ố ố, tiếng hát phào ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Con quạ, quạ con biết mớm quạ già cho nên sự hiếu dưỡng cha mẹ gọi là ô điểu chi tư .
② Sắc đen, như ngựa đen gọi là ngựa ô, gà đen gọi là gà ô, v.v.
③ Ô hô than ôi!
④ Ô ô ố ố, tiếng hát phào ra.
⑤ Sao, dùng làm lời trợ từ, như ô hữu sao có?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quạ: 滿 Trăng lặn quạ kêu sương tỏa đầy trời (Trương Kế: Phong kiều dạ bạc).【】ô nha [wu ya] Con quạ;
② Đen, ô: Mây đen;
③ (văn) Đâu, chỗ nào: ? Ở nơi nào?; ? Thật là ở đâu? (Liễu Hà Đông tập); ? Người quân tử lấy được ở chỗ nào? (Liễu Hà Đông tập);
④ (văn) Làm sao, sao (biểu thị ý phản vấn): ! Việc của Tề, Sở, làm sao lại đáng nói! (Hán thư); ? Cho nên vua chúa đời loạn lạc, làm sao nghe được thứ nhạc hay nhất (Lã thị Xuân thu); ? Người không biết nghe lời nói, làm sao có thể nói chuyện với họ được? (Hàn Dũ: Ngũ châm); Sao có việc ấy;
⑤ (văn) (thán) Ôi: Than ôi;
⑥ [Wu] (Họ) Ô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con quạ — Màu đen. Đen ( như lông quạ ) — Làm sao. Tại sao — Tên một châu thuộc nước ta vào đời Trần.

Từ ghép 28

uẩn, ôn
wēn ㄨㄣ, yùn ㄩㄣˋ

uẩn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎ Như: "ôn thủy" nước ấm, "ôn noãn" ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎ Như: "ôn ngữ" lời êm ái dịu dàng. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎ Như: "ôn nhất hồ tửu" hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇ Tây sương kí 西: "Tảo vãn ôn tập kinh sử" (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎ Như: "thể ôn" thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ "Ôn".
7. Một âm là "uẩn". § Cũng như "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hòa, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

ôn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhắc lại, xem lại
2. ấm áp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎ Như: "ôn thủy" nước ấm, "ôn noãn" ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎ Như: "ôn ngữ" lời êm ái dịu dàng. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎ Như: "ôn nhất hồ tửu" hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇ Tây sương kí 西: "Tảo vãn ôn tập kinh sử" (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎ Như: "thể ôn" thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ "Ôn".
7. Một âm là "uẩn". § Cũng như "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hòa, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ấm: Nước ấm;
② Nhiệt độ, ôn độ: Cặp nhiệt độ;
③ Hâm: Hâm rượu;
④ Ôn, học lại: Ôn cũ biết mới;
⑤ Ôn hòa, điềm đạm, êm dịu: Ôn hòa và hiền lành;
⑥ Như [wen];
⑦ [Wen] (Họ) Ôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấm áp ( trái với lạnh ). Thơ Bà Huyện Thanh quan có câu: » Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn « — Sưởi ấm — Tìm kiếm, nhắc lại việc cũ — Chỉ tính êm đềm — Bệnh sống sót — Danh từ Đông y, chỉ sự bổ dưỡng — Tên người, tức Phan Huy Ôn, 1755 – 1786, danh sĩ đời Lê, tự là Hòa Phủ, hiệu là Chỉ Am, người xã Thu hoạch, huyện Can lộc tỉnh Hà tĩnh, đậu tiến sĩ năm 1780, niên hiệu Cảnh hưng thứ 41 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Đốc đồng tại các tỉnh Sơn Tây, rồi Thái nguyên, được phong tước Mĩ xuyên Bá. Các tác phẩm biên khảo bằng chữ Hán có Thiên nam lịch triều liệt huyện đăng khoa bị khảo, và Khoa bảng tiêu .

Từ ghép 31

y
yī ㄧ

y

phồn thể

Từ điển phổ thông

tốt đẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt đẹp. ◇ Trương Hành : "Hán đế chi đức, hầu y nhi" , (Đông Kinh phú ).

Từ điển Thiều Chửu

① Tốt đẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tốt đẹp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẹp đẽ. Tốt đẹp.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.