cao, cáo
gāo ㄍㄠ, gào ㄍㄠˋ

cao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dầu, mỡ, cao (thuốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mỡ, dầu, chất béo. § Mỡ miếng gọi là "chi" , mỡ nước gọi là "cao" . ◎ Như: "chi cao" mỡ.
2. (Danh) Chất đặc sệt, như sáp, kem, hồ. ◎ Như: "nha cao" kem đánh răng, "lan cao" dầu thơm, "cao mộc" sáp bôi.
3. (Danh) Thuốc đun cho cô đặc để giữ được lâu. ◎ Như: "dược cao" cao thuốc.
4. (Danh) Các thức ăn cô đông đặc cho tiện để dành.
5. (Danh) Huyệt ở giữa tim và hoành cách mô (y học cổ truyền). ◎ Như: "cao hoang chi tật" bệnh vào chỗ nguy hiểm, bệnh nặng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô quan Lưu Kì quá ư tửu sắc, bệnh nhập cao hoang, hiện kim diện sắc luy sấu, khí suyễn ẩu huyết; bất quá bán niên, kì nhân tất tử" , , , ; , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Tôi xem bộ Lưu Kì tửu sắc quá độ, bệnh đã vào cao hoang, nay mặt mày gầy yếu, ho hen thổ ra máu; nhiều lắm nửa năm nữa, người ấy sẽ chết.
6. (Danh) Ân trạch. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là "cao". ◇ Mạnh Tử : "Cao trạch hạ ư dân" Ân trạch thấm tới dân.
7. (Tính) Béo, ngậy. ◎ Như: "cao lương" thịt béo gạo trắng, ý nói ăn ngon mặc sướng.
8. (Tính) Màu mỡ. ◎ Như: "cao du chi địa" đất tốt, đất màu mỡ.
9. (Động) Nhuần thấm. ◎ Như: "cao lộ" móc ngọt, sương móc mát mẻ. ◇ Thi Kinh : "Âm vũ cáo chi" (Tào phong , Hạ tuyền ) Mưa thấm nhuần cho.
10. Một âm là "cáo". (Động) Thấm, chấm. ◎ Như: "cáo bút" chấm bút, "cáo mặc" quẹt mực.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỡ. Mỡ miếng gọi là chi , mỡ nước gọi là cao . Như lan cao dầu thơm, cao mộc sáp bôi, v.v.
② Ðồ ăn béo ngậy gọi là cao. Như cao lương thịt béo gạo trắng, ý nói là kẻ ăn ngon mặc sướng. Chỗ đất tốt mầu gọi là cao du chi địa .
③ Chỗ dưới quả tim gọi là cao hoang chi tật bệnh vào chỗ nguy hiểm, bệnh nặng.
④ Nhuần thấm, như cao lộ móc ngọt, sương móc mát mẻ. Ngày xưa lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là cao, như cao trạch hạ ư dân (Mạnh Tử ) ân trạch thấm tới dân.
⑤ Thuốc cao, thuốc đun cho cô đặc để lâu không thiu gọi là cao. Các thức ăn cô đông đặc cho tiện để dành cũng gọi là cao.
⑥ Một âm là cáo. Thấm. Như âm vũ cáo chi (Thi Kinh ) mưa dầm thấm cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mỡ, dầu, màu mỡ, béo ngậy, béo bở: Mưa xuân màu mỡ;
② Kem, bột nhồi, bột nhão, hồ bột, thuốc cao: Kem đánh giày; Kem xoa mặt; Thuốc mỡ;
③ (văn) Phần dưới tim (trong cơ thể);
④ Nhuần thấm, ân huệ: Sương móc mát mẻ; Ân trạch thấm xuống tới dân. Xem [gào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Béo, mập — Ngon béo — Phần ở dưới tim — Mỡ loài vật — Phì nhiêu ( Nói về đất đai ) — Kẹo lại, cô lại thành chất dẻo.

Từ ghép 18

cáo

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mỡ, dầu, chất béo. § Mỡ miếng gọi là "chi" , mỡ nước gọi là "cao" . ◎ Như: "chi cao" mỡ.
2. (Danh) Chất đặc sệt, như sáp, kem, hồ. ◎ Như: "nha cao" kem đánh răng, "lan cao" dầu thơm, "cao mộc" sáp bôi.
3. (Danh) Thuốc đun cho cô đặc để giữ được lâu. ◎ Như: "dược cao" cao thuốc.
4. (Danh) Các thức ăn cô đông đặc cho tiện để dành.
5. (Danh) Huyệt ở giữa tim và hoành cách mô (y học cổ truyền). ◎ Như: "cao hoang chi tật" bệnh vào chỗ nguy hiểm, bệnh nặng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô quan Lưu Kì quá ư tửu sắc, bệnh nhập cao hoang, hiện kim diện sắc luy sấu, khí suyễn ẩu huyết; bất quá bán niên, kì nhân tất tử" , , , ; , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Tôi xem bộ Lưu Kì tửu sắc quá độ, bệnh đã vào cao hoang, nay mặt mày gầy yếu, ho hen thổ ra máu; nhiều lắm nửa năm nữa, người ấy sẽ chết.
6. (Danh) Ân trạch. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là "cao". ◇ Mạnh Tử : "Cao trạch hạ ư dân" Ân trạch thấm tới dân.
7. (Tính) Béo, ngậy. ◎ Như: "cao lương" thịt béo gạo trắng, ý nói ăn ngon mặc sướng.
8. (Tính) Màu mỡ. ◎ Như: "cao du chi địa" đất tốt, đất màu mỡ.
9. (Động) Nhuần thấm. ◎ Như: "cao lộ" móc ngọt, sương móc mát mẻ. ◇ Thi Kinh : "Âm vũ cáo chi" (Tào phong , Hạ tuyền ) Mưa thấm nhuần cho.
10. Một âm là "cáo". (Động) Thấm, chấm. ◎ Như: "cáo bút" chấm bút, "cáo mặc" quẹt mực.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỡ. Mỡ miếng gọi là chi , mỡ nước gọi là cao . Như lan cao dầu thơm, cao mộc sáp bôi, v.v.
② Ðồ ăn béo ngậy gọi là cao. Như cao lương thịt béo gạo trắng, ý nói là kẻ ăn ngon mặc sướng. Chỗ đất tốt mầu gọi là cao du chi địa .
③ Chỗ dưới quả tim gọi là cao hoang chi tật bệnh vào chỗ nguy hiểm, bệnh nặng.
④ Nhuần thấm, như cao lộ móc ngọt, sương móc mát mẻ. Ngày xưa lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là cao, như cao trạch hạ ư dân (Mạnh Tử ) ân trạch thấm tới dân.
⑤ Thuốc cao, thuốc đun cho cô đặc để lâu không thiu gọi là cao. Các thức ăn cô đông đặc cho tiện để dành cũng gọi là cao.
⑥ Một âm là cáo. Thấm. Như âm vũ cáo chi (Thi Kinh ) mưa dầm thấm cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tra dầu mỡ, bôi trơn (máy);
② Quẹt, chấm (mực): Quẹt mực;
③ (văn) Làm tươi, làm cho màu mỡ, làm cho ngọt, thấm ngọt: Mưa dầm nhuần thấm. Xem [gao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấm ướt — Một âm khác là Cao.
đốn
dú ㄉㄨˊ, dùn ㄉㄨㄣˋ, zhūn ㄓㄨㄣ

đốn

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngưng lại, dừng lại, đình đốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúi sát đất, giẫm xuống đất. ◎ Như: "đốn thủ" lạy đầu sát đất, "đốn túc" giậm chân. ◇ Đỗ Phủ : "Khiên y đốn túc lan đạo khốc, Khốc thanh trực thướng can vân tiêu" , (Binh xa hành ) Kéo áo giậm chân cản đường khóc, Tiếng khóc than lên thẳng tới từng mây.
2. (Động) Đứng, dừng lại, ngưng. ◎ Như: "đình đốn" ngưng lại.
3. (Động) Sắp xếp. ◎ Như: "an đốn" an bài, ổn định.
4. (Động) Sửa sang. ◎ Như: "chỉnh đốn" sửa sang lại.
5. (Động) Đóng binh, đồn trú. § Thông "đồn" . ◇ Hàn Phi Tử : "Vạn thặng chi quốc, mạc cảm tự đốn ư kiên thành chi hạ" , (Ngũ đố ) Nước vạn thặng, không dám đóng quân dưới thành vững chắc.
6. (Tính) Mệt mỏi. ◎ Như: "khốn đốn" mệt mỏi, không tiến lên được. ◇ Tôn Tử : "Cố binh bất đốn nhi lợi khả toàn" (Mưu công ) Cho nên quân không mệt mà tinh nhuệ có thể bảo toàn.
7. (Tính) Cùn, nhụt. ◎ Như: "nhận bất đốn" mũi nhọn không cùn.
8. (Tính) Vỡ lở, hư hỏng. ◇ Tư trị thông giám : "Chu thuyền chiến cụ, đốn phế bất tu" , (Hiến Đế Kiến An thập tam niên ) Thuyền bè chiến cụ, hư hỏng không sửa.
9. (Danh) Lượng từ: lần, thứ, hồi, bữa. ◎ Như: "cật nhất đốn phạn" ăn một bữa cơm.
10. (Danh) Họ "Đốn".
11. (Phó) Bỗng chốc, chợt, liền, tức khắc. ◎ Như: "đốn nhiên" bỗng nhiên, "đốn linh" liền khiến, "đốn ngộ" chợt hiểu, ngộ bất thình lình ngay bây giờ (phép tu đốn ngộ được Nam tông thiền (Huệ Năng) đề xướng). ◇ Nguyễn Trãi : "Vũ trụ đốn thanh trần hải nhạc" (Vân Đồn ) Vũ trụ bỗng rửa sạch bụi bặm của núi và biển.

Từ điển Thiều Chửu

① Đốn thủ lạy dập đầu sát đất.
② Đứng, đình đốn, dừng lại một chút gọi là đốn.
③ Quán trọ, ăn một bữa cũng gọi là nhất đốn .
④ Vội, nói về sự nó biến động mau chóng, ý không lường tới, phần nhiều dùng làm tiếng trợ ngữ. Như đốn linh liền khiến.
⑤ Đình trệ, bị khốn khó mãi không tiến lên được gọi là khốn đốn .
⑥ Chỉnh đốn sự gì cái gì đã tán loạn lâu rồi mà lại sửa sang lại cho được như cũ gọi là chỉnh đốn.
⑦ Đốn giáo chữ trong Kinh Phật, dùng một phương phép tuyệt mầu khiến cho mình theo đó mà tu được tới đạo ngay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dừng lại: Anh ấy ngừng giây lát, rồi lại nói tiếp;
② Cúi đầu: Cúi đầu;
③ Giậm (chân): Giậm chân;
④ Sửa sang, chỉnh đốn, sắp xếp: Chỉnh đốn; Sắp đặt;
⑤ Bỗng chốc, liền, ngay lập tức: Bỗng nhiên; Hiểu ngay. 【】đốn thời [dùnshí] Ngay, liền, tức khắc: Tắt đèn, trong nhà liền tối như mực;
⑥ (loại) Bữa, hồi, lần, lượt: Cơm ngày ba bữa; Bị nó thuyết cho một hồi;
⑦ Nhọc nhằn, mệt nhọc, mệt mỏi, khốn khổ: Mệt nhoài;
⑧ [Dùn] (Họ) Đốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúi mình cho đâm chạm đất — Khốn khổ. Chẳng hạn Khốn đốn — Ngưng lại. Dừng lại. Chẳng hạn Đình đốn — Thình lình — Lập tức — Sửa soạn, sắp xếp. Chẳng hạn Chỉnh đốn — Một lần, một lượt. Chẳng hạn một lần ăn cơm gọi là Nhất đốn phạn ( một bữa cơm ).

Từ ghép 14

huấn, tuần
xún ㄒㄩㄣˊ, xùn ㄒㄩㄣˋ

huấn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dạy ngựa cho thuần — Dạy bảo. Như chữ Huấn . Một âm là Tuần.

tuần

phồn thể

Từ điển phổ thông

thuần, lành (thú)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thuận tòng. ◇ Hoài Nam Tử : "Mã tiên tuần nhi hậu cầu lương" (Thuyết lâm ) Ngựa trước hết phải thuận tòng, rồi sau mới cầu cho giỏi.
2. (Động) Làm cho thuần phục. ◇ Hàn Dũ : "Giang ngư bất trì hoạt, Dã điểu nan lung tuần" , (Tống Huệ) Cá sông không sống trong ao, Chim đồng khó làm cho quen ở trong lồng.
3. (Tính) Quen, dễ bảo, thuần phục. ◎ Như: "ôn tuần" dễ bảo, thuần thục.
4. (Tính) Tốt lành, lương thiện.
5. (Phó) Dần dần. ◎ Như: "tuần chí" đến dần dần. ◇ Dịch Kinh : "Tuần trí kì đạo, chí kiên băng dã" , (Khôn quái ) Dần dần đạt đạo, tới băng giá vững chắc.
6. Một âm là "huấn". (Động) Dạy dỗ, chỉ bảo. § Thông "huấn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Quen, lành. Ngựa tập đã thuần theo như ý người gọi là tuần. Nói rộng ra phàm vật gì dữ tợn mà rèn tập cho đều theo như ý mình đều gọi là tuần.
② Hay. Văn chương hay gọi là nhã tuần .
③ Dần dần, sự gì nó dần dần đến gọi là tuần chí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quen, lành, dễ bảo, thuần, thuần phục, thuận theo: Thuần dưỡng thú rừng;
② (văn) Dạy cho thuần, thuần hóa;
③ (văn) Dần dần: Dần dần đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngựa đã được huấn luyện thuần thục — Thuận theo — Tốt đẹp.

Từ ghép 1

thiến, thiện
shàn ㄕㄢˋ

thiến

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thiện, lành, đối lại với chữ ác .
② Khéo, như thiện thư viết khéo.
③ Một âm là thiến. Lấy làm phải, khuyên gắng làm thiện.
④ Giao hiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lành, tốt lành, thiện, việc thiện (trái với ác, việc ác): Đem lòng tốt giúp người; Cho nên người ta khó làm việc thiện (Hàn Dũ);
② (văn) [đọc thiến] Cho là phải, cho là tốt, khen hay, khen giỏi: Trương Lương nhiều lần thuyết cho Bái Công nghe về binh pháp của Thái Công, Bái Công khen là hay (Sử kí);
③ (văn) Khuyên làm điều thiện;
④ Thân thiện, thân nhau, hữu hảo, chơi thân: Thân nhau; Sự giao hảo giữa Tề và Sở (Chiến quốc sách); …, Tả doãn Hạng Bá ở nước Sở, vốn chơi thân với Lưu hầu Trương Lương (Sử kí);
⑤ Tài tình, hay: Cách hay, phương sách tài tình;
⑥ Khéo léo, tài giỏi, giỏi về, khéo, dễ, hay: Gan dạ thiện chiến; Viết khéo; Giỏi ăn nói; Kình Bố là dũng tướng trong thiên hạ, giỏi về việc dùng binh (Sử kí: Lưu Hầu thế gia);
⑦ Dễ, thường hay: Thường hay thay đổi; Dễ quên, hay quên, đãng trí; Con gái hay lo lắng (Thi Kinh);
⑧ (văn) Tiếc: Kẻ tiếc thời gian của một ngày thì xưng vương (Tuân tử: Cường quốc);
⑨ Tốt, hay, được (lời đáp biểu thị sự đồng ý): Thái Tổ đáp: Tốt. Rồi đi đánh phía nam (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Khéo, hãy khéo: Ông hãy khéo xem điều đó (Tả truyện); Xin hãy khéo vì tôi mà từ chối giúp (Luận ngữ: Ủng dã);
⑪ (văn) Thích: Nhà vua nếu thích cái đó thì sao không làm? (Mạnh tử);
⑫ [Shàn] (Họ) Thiện.

thiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người tài giỏi
2. thiện, lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc tốt, việc lành. § Đối lại với "ác" . ◎ Như: "nhật hành nhất thiện" mỗi ngày làm một việc tốt.
2. (Danh) Người có đức hạnh, người tốt lành.
3. (Danh) Họ "Thiện".
4. (Động) Giao hảo, thân thiết. § Cũng đọc là "thiến". ◇ Chiến quốc sách : "Quang dữ tử tương thiện" (Yên sách tam ) (Điền) Quang tôi với ông (chỉ Kinh Kha ) thân thiết với nhau.
5. (Động) Cho là hay, khen. § Cũng đọc là "thiến". ◇ Sử Kí : "Lương sổ dĩ Thái Công binh pháp thuyết Bái Công, Bái Công thiện chi, thường dụng kì sách" , , (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương nhiều lần đem binh pháp của Thái Công nói cho Bái Công nghe, Bái Công khen, thường dùng sách lược ấy.
6. (Động) Thích. ◇ Mạnh Tử : "Vương như thiện chi, tắc hà vi bất hành?" ? (Lương Huệ Vương hạ ) Nhà vua nếu thích cái đó thì sao không làm?
7. (Động) Tiếc. ◇ Tuân Tử : "Cố thiện nhật giả vương, thiện thì giả bá" , (Cường quốc ) Cho nên người tiếc ngày là bậc vương, người tiếc giờ là bậc bá.
8. (Tính) Tốt, lành. ◎ Như: "thiện nhân" người tốt, "thiện sự" việc lành.
9. (Tính) Quen. ◎ Như: "diện thiện" mặt quen.
10. (Phó) Hay, giỏi. ◎ Như: "năng ca thiện vũ" ca hay múa giỏi, "thiện chiến" đánh hay, "thiện thư" viết khéo.
11. (Thán) Hay, giỏi. ◇ Mai Thừa : "Thái tử viết: Thiện! Nguyện phục văn chi" ! (Thất phát ) Thái tử nói: Hay! Xin được nghe nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Thiện, lành, đối lại với chữ ác .
② Khéo, như thiện thư viết khéo.
③ Một âm là thiến. Lấy làm phải, khuyên gắng làm thiện.
④ Giao hiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lành, tốt lành, thiện, việc thiện (trái với ác, việc ác): Đem lòng tốt giúp người; Cho nên người ta khó làm việc thiện (Hàn Dũ);
② (văn) [đọc thiến] Cho là phải, cho là tốt, khen hay, khen giỏi: Trương Lương nhiều lần thuyết cho Bái Công nghe về binh pháp của Thái Công, Bái Công khen là hay (Sử kí);
③ (văn) Khuyên làm điều thiện;
④ Thân thiện, thân nhau, hữu hảo, chơi thân: Thân nhau; Sự giao hảo giữa Tề và Sở (Chiến quốc sách); …, Tả doãn Hạng Bá ở nước Sở, vốn chơi thân với Lưu hầu Trương Lương (Sử kí);
⑤ Tài tình, hay: Cách hay, phương sách tài tình;
⑥ Khéo léo, tài giỏi, giỏi về, khéo, dễ, hay: Gan dạ thiện chiến; Viết khéo; Giỏi ăn nói; Kình Bố là dũng tướng trong thiên hạ, giỏi về việc dùng binh (Sử kí: Lưu Hầu thế gia);
⑦ Dễ, thường hay: Thường hay thay đổi; Dễ quên, hay quên, đãng trí; Con gái hay lo lắng (Thi Kinh);
⑧ (văn) Tiếc: Kẻ tiếc thời gian của một ngày thì xưng vương (Tuân tử: Cường quốc);
⑨ Tốt, hay, được (lời đáp biểu thị sự đồng ý): Thái Tổ đáp: Tốt. Rồi đi đánh phía nam (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Khéo, hãy khéo: Ông hãy khéo xem điều đó (Tả truyện); Xin hãy khéo vì tôi mà từ chối giúp (Luận ngữ: Ủng dã);
⑪ (văn) Thích: Nhà vua nếu thích cái đó thì sao không làm? (Mạnh tử);
⑫ [Shàn] (Họ) Thiện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt lành. Tốt đẹp — Giỏi, khéo.

Từ ghép 35

siêu
chāo ㄔㄠ, chǎo ㄔㄠˇ, chào ㄔㄠˋ, tiào ㄊㄧㄠˋ

siêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vượt mức, siêu việt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhảy. ◇ Tả truyện : "Tử Nam nhung phục nhập, tả hữu xạ, siêu thặng nhi xuất" , , (Chiêu Công nguyên niên ) Tử Nam mặc binh phục vào, bên phải bên trái bắn, nhảy lên xe mà đi.
2. (Động) Vượt qua. ◎ Như: "siêu việt điên phong" vượt qua đỉnh núi. ◇ Mạnh Tử : "Hiệp Thái San, dĩ siêu Bắc Hải" , (Lương Huệ Vương thượng ) Kẹp Thái Sơn, để vượt qua Bắc Hải.
3. (Động) Vượt trội. ◎ Như: "siêu quần" vượt hơn cả đàn, "siêu đẳng" vượt trội hơn cả các bực.
4. (Động) Vượt thoát, thoát. ◎ Như: "siêu thoát" thoát khỏi trần tục, "siêu dật" vượt ra ngoài dung tục, "siêu độ vong hồn" độ thoát vong hồn.
5. (Tính) Xa. ◇ Khuất Nguyên : "Xuất bất nhập hề vãng bất phản, Bình nguyên hốt hề lộ siêu viễn" , (Cửu ca , Quốc thương ) Ra không vào hề đi không trở lại, Bình nguyên dằng dặc hề đường xa xăm.

Từ điển Thiều Chửu

① Vượt qua. Nhảy qua.
② Siêu việt, phàm có tài trí hơn người đều gọi là siêu. Như siêu quần hơn cả đàn, siêu đẳng hơn cả các bực.
③ Không chịu đặt mình vào cái khuôn mẫu thường gọi là siêu. Như siêu thoát , siêu dật , v.v.
④ Xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vượt, quá: Sản lượng vượt kế hoạch; Quá tuổi;
② Siêu, vượt hơn: Máy bay siêu âm; Tư tưởng siêu giai cấp;
③ Vượt thoát, siêu thoát;
④ (văn) Xa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhảy cao lên — Vượt cao lên. Vượt qua — Tên người, tức Đặng Đức Siêu, không rõ năm sinh, năm mất 1810, người huyện Bồng sơn tỉnh Bình định, đậu Hương tiến năm 16 đời Duệ Tông, làm quan trong viện Hàn lâm, sau theo giúp Nguyễn Ánh, có công, được thăng tới Lễ bộ Thượng thư. Tác phẩm văn Nôm có Văn tế Phò mã Chưởng Hậu quân Vũ Tính và Lễ bộ Thượng thư Ngô Tòng Châu — Tên người, tức Trương Hán Siêu, danh sĩ đời Trần, không rõ năm sinh, mất năm 1354, tự là Thăng Phủ, người làng Phúc am huyện Gia khánh tỉnh Ninh bình, trước là môn khách của Hưng Đạo Đại Vương, được bổ làm Hàn lâm Học sĩ năm 1308, niên hiệu Hưng long 16 đời Trần Anh Tông, trải thời bốn đời Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông, làm quan tới chức Tham tri Chánh sự. Tác phẩm Hán văn có Bạch đàng giang phú, Linh tế tháp kí, Quan nghiêm tự bi văn — Tên người, tức Nguyễn Văn Siêu, 1709-1872, danh sĩ đời Nguyễn, tự là Tốn Ban, hiệu là Phương Đình, người thôn Dụng thọ, huyện Thọ xương, tỉnh Hà nội ( sau là đường Án sát Siêu tại thành phố Hà nội ), đậu Phó bảng năm 1838, niên hiệu Minh Mệnh 19, làm quan tới chức Án sát, sau cáo quan về dạy học, học trò có nhiều người hiển đạt. Tác phẩm Hán văn có Tùy bút lục, Phương Đình văn tập, Phương Đình thi tập. Văn tài của ông được truyền tụng là » Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán «.

Từ ghép 34

ưu
yōu ㄧㄡ, yòu ㄧㄡˋ

ưu

giản thể

Từ điển phổ thông

1. hơn, xuất sắc
2. nhiều, thừa thãi

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt đẹp, ưu việt, trội, khá, thừa, hơn: Phẩm hạnh và học hành đều tốt;
② (cũ) Đào kép, phường chèo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 10

ức
yì ㄧˋ

ức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đè, nén

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ấn, đè xuống. ◇ Hoài Nam Tử : "Bệnh tì hà giả, phủng tâm ức phúc" , (Nguyên đạo ) Người bệnh khi đau, ôm ngực đè bụng.
2. (Động) Đè nén. ◎ Như: "ức chế" .
3. (Động) Nén, ghìm. ◎ Như: "phù nhược ức cường" nâng đỡ người yếu đuối, ghìm kẻ mạnh.
4. (Động) Ngăn chận, cản trở. ◇ Tuân Tử : "Vũ hữu công, ức hạ hồng" , (Thành tướng ) Vua Vũ có công, ngăn chận nước lụt lớn. ◇ Sử Kí : "Toại thừa thắng trục Tần quân chí Hàm Cốc quan, ức Tần binh, Tần binh bất cảm xuất" , , (Ngụy Công Tử truyện ).
5. (Động) Ép buộc, cưỡng bách. ◇ Hàn Dũ : "Cổ nhân hữu ngôn viết: "Nhân các hữu năng hữu bất năng." Nhược thử giả, phi Dũ chi sở năng dã. Ức nhi hành chi, tất phát cuồng tật" : "." , . , (Thượng trương bộc xạ thư ).
6. (Động) Đuổi, bỏ đi không dùng, biếm xích. ◇ Mặc Tử : "Bất tiếu giả ức nhi phế chi, bần nhi tiện chi, dĩ vi đồ dịch" , , (Thượng hiền trung ).
7. (Động) Làm cho bị oan ức. ◇ Quốc ngữ : "Hình Hầu dữ Ung Tử tranh điền, Ung Tử nạp kì nữ ư Thúc Ngư dĩ cầu trực. Cập đoán ngục chi nhật, Thúc Ngư ức Hình Hầu" , . , (Tấn ngữ cửu ).
8. (Động) Cúi xuống. ◇ Yến tử xuân thu : "Yến Tử ức thủ nhi bất đối" (Nội thiên , Gián hạ ) Yến Tử cúi đầu không đáp.
9. (Động) Chết, tử vong. ◇ Hoài Nam Tử : "Tắc binh cách hưng nhi phân tranh sanh, dân chi diệt ức yêu ẩn, ngược sát bất cô, nhi hình tru vô tội, ư thị sanh hĩ" , , , , (Bổn kinh ).
10. (Động) Cưỡng lại, chống lại, làm trái. ◇ Thủy hử truyện : "Lô Tuấn Nghĩa ức chúng nhân bất quá, chỉ đắc hựu trụ liễu kỉ nhật" , (Đệ lục nhị hồi) Lô Tuấn Nghĩa không cưỡng lại được ý muốn của mọi người, đành phải ở lại thêm vài ngày.
11. (Động) Bày tỏ ý kiến.
12. (Phó) Chẳng lẽ, há (phản vấn). § Cũng như: "nan đạo" , "khởi" . ◇ Mạnh Tử : "Ức vương hưng giáp binh, nguy sĩ thần, cấu oán ư chư hầu, nhiên hậu khoái ư tâm dư?" , , , ? (Lương Huệ Vương thượng ).
13. (Tính) Trầm, thấp. ◇ Thái Ung : "Ư thị phồn huyền kí ức, nhã vận phục dương" , (Cầm phú ).
14. (Liên) Hoặc là, hay là. § Cũng như: "hoặc thị" , "hoàn thị" . ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kì chánh, cầu chi dư ức dữ chi dư?" , , ? (Học nhi ) Thầy đến nước nào cũng được nghe chính sự nước đó, (như vậy) là thầy cầu được nghe đấy ư hay là được cho nghe đấy ư?
15. (Liên) Mà còn. § Cũng như: "nhi thả" . ◇ Tam quốc chí : "Phi duy thiên thì, ức diệc nhân mưu dã" , (Gia Cát Lượng truyện ) Không phải chỉ có thiên thời mà còn có mưu trí của con người nữa.
16. (Liên) Nhưng mà. § Cũng như: "đãn thị" , "nhiên nhi" . ◇ Luận Ngữ : "Nhược thánh dữ nhân, tắc ngô khởi cảm; ức vi chi bất yếm, hối nhân bất quyện, tắc khả vị vân nhĩ dĩ hĩ" , ; , , (Thuật nhi ) Như làm bậc thánh và bậc nhân thì ta há dám; nhưng mà làm mà không chán, dạy người không mỏi mệt, ta chỉ có thể gọi được như vậy mà thôi.
17. (Liên) Thì là, thì. § Cũng như: "tắc" , "tựu" .
18. (Liên) Nếu như. § Cũng như: "như quả" . ◇ Tả truyện : "Ức Tề nhân bất minh, nhược chi hà?" , ? (Chiêu Công thập tam niên ).
19. (Trợ) Đặt ở đầu câu (dùng làm ngữ trợ từ). ◇ Đái Chấn : "Ức ngôn san dã, ngôn thủy dã, thì hoặc bất tận san chi áo, thủy chi kì" , , , (Dữ Phương Hi Nguyên thư ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðè nén, như ức chế .
② Ðè xuống.
③ Chỉn, hay lời nói chuyển câu, như cầu chi dư, ức dư chi dư cầu đấy ư? hay cho đấy ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dằn ép, đè nén, dìm xuống;
② (văn) (lt) Hoặc, hay là, song, nhưng, mà: ? Đó là sức mạnh của phương nam? Đó là sức mạnh của phương bắc? Hay là sức mạnh của nhà ngươi? (Trung dung). 【】ức hoặc [yìhuò] (văn) Hoặc, hay là;【】ức diệc [yìyì] (văn) a. (Không chỉ...) mà còn; b. Hay là: ? Nhà của Trọng Tử ở, là do ông Bá Di cất ư? Hay là do Đạo Chích cất? (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy tay đè xuống — Đè nén — Bị đè nén. Td: Oan ức — Hoặc giả ( tiếng dùng để chuyển tiếp lời nói ).

Từ ghép 7

đĩnh
tǐng ㄊㄧㄥˇ, tìng ㄊㄧㄥˋ

đĩnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái gậy, cái côn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gậy, côn. ◇ Mạnh Tử : "Sát nhân dĩ đĩnh dữ nhận, hữu dĩ dị hồ?" , (Lương Huệ Vương thượng ) Giết người bằng gậy hay bằng mũi nhọn, có khác gì nhau đâu?
2. (Danh) Lượng từ: dùng chỉ vật hình gậy, cần, cây, v.v. ◇ Hàn Dũ : "Nam tường cự trúc thiên đĩnh" (Lam Điền huyện thừa thính bích kí ) Tường phía nam tre lớn nghìn cần.

Từ điển Thiều Chửu

① Một cành thẳng, vật gì có một mặt thẳng dườn ra cũng gọi là đĩnh.
② Cái gậy, cái côn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cành thẳng;
② Chiếc gậy;
③ Khung cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thân cây — Cái gậy.
hỗ
hù ㄏㄨˋ

hỗ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lẫn nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Nhau, lẫn nhau. ◎ Như: "hỗ trợ" giúp đỡ lẫn nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðắp đổi hai bên cùng thay đổi với nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Với nhau, lẫn nhau: Không can thiệp vào công việc nội bộ lẫn nhau; Kiến giải khác nhau, ý này ý kia đều có chỗ được chỗ mất (Hà Yến); Tiếng hát của dân chài ứng họa lẫn nhau (Phạm Trọng Yêm). 【】hỗ tương [hùxiang] Với nhau, lẫn nhau: Học tập lẫn nhau; Giúp đỡ lẫn nhau;
② Xen kẽ nhau (dùng như phó từ): Núi cao và hang động nổi lên chìm xuống xen nhau (Đỗ Phủ: Bắc chinh);
③ Xen kẽ nhau (dùng như động từ): Tất cả quan lại tụ tập quây quần xen nhau (Hán thư: Cốc Vĩnh truyện);
④ Cái giá treo thịt (dùng như ): Đặt giá (treo thịt) để treo con vật tế thần (Trương Hoành: Tây Kinh phú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Qua lại với nhau. Lẫn nhau — Cái giàn có móc để treo thịt.

Từ ghép 18

giác, giáo
jiào ㄐㄧㄠˋ, jué ㄐㄩㄝˊ

giác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Giấc, giấc ngủ: Anh ấy ngủ một giấc ngon; Giấc ngủ trưa. Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảm thấy, thấy: Tôi cảm thấy lạnh; Anh ấy cảm thấy quyển sách này rất tốt;
② Tỉnh giấc, thức giấc: Như mộng vừa tỉnh;
③ Tỉnh ngộ, giác ngộ, biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra: Nâng cao giác ngộ; Nó nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nó;
④ (văn) Cao to và thẳng, cao lớn;
⑤ (văn) Bảo, làm cho thức tỉnh;
⑥ (văn) Người hiền trí. Xem [jiào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra. Biết rõ — Tìm ra được — Tỉnh dậy, thức dậy. Với nghĩa này đáng lẽ đọc Giáo. Ta quen đọc Giác luôn.

Từ ghép 29

giáo

phồn thể

Từ điển phổ thông

thức dậy, tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỉnh ngủ. Thức dậy. Chẳng hạn Thụy giáo ( ngủ dậy ). Ta quen đọc Giác — Một âm là Giác. Xem Giác.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.