tế
jì ㄐㄧˋ

tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên cạnh, bên bờ, mép, lề
2. giữa
3. dịp, lúc, trong khoảng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Biên, ven, bờ, ranh giới. ◎ Như: "biên tế" cõi ngoài biên, "thủy tế" vùng ven nước. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
2. (Danh) Lúc, dịp, trong khoảng (hai thời điểm trước sau giao tiếp). ◎ Như: "thu đông chi tế" lúc cuối thu đầu đông. ◇ Văn tuyển : "Thụ nhậm ư bại quân chi tế, phụng mệnh ư nguy nan chi gian" , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Nhận lấy trách nhiệm lúc quân bại trận, vâng mệnh trong khi nguy khó.
3. (Danh) Giữa, bên trong. ◎ Như: "quốc tế" giữa các nước, "tinh tế" giữa các tinh tú. ◇ Đào Uyên Minh : "Khai hoang nam dã tế, thủ chuyết quy viên điền" , (Quy viên điền cư ) Khai khẩn ở trong đồng phía nam, giữ lấy vụng về kém cỏi mà quay về chốn ruộng vườn.
4. (Danh) Cơ hội, vận hội. ◎ Như: "tế ngộ" thời vận.
5. (Động) Giao tiếp, hội họp. ◎ Như: "giao tế" qua lại với nhau.
6. (Động) Vừa gặp, gặp gỡ. ◎ Như: "tế thử nguy nan" gặp phải nguy nan thế này, "hạnh tế thừa bình" may gặp lúc thái bình.

Từ điển Thiều Chửu

① Giao tiếp, người ta cùng đi lại chơi bời với nhau gọi là giao tế .
② Địa vị, cái địa vị mà phận mình phải ở gọi là phận tế , được cái địa vị chân thực gọi là chân tế hay thực tế .
③ Ngoài biên. Như biên tế cõi ngoài biên, đầu mái nhà cũng gọi là thiềm tế , nơi rừng rú gọi là lâm tế .
④ Trong khoảng giao nhau. Như lúc cuối thu đầu đông gọi là thu đông chi tế .
⑤ Vừa gặp. Như hạnh tế thừa bình may gặp lúc thái bình. Lúc thời vận vừa tới cũng gọi là tế ngộ hay tế hội .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bên cạnh, bên bờ, bờ, mép, lề, ranh giới: Chân trời; Không bờ bến;
② Giữa: Giữa các xưởng; Giữa các nước, quốc tế; Giữa các tinh tú; Đấu bóng rổ giữa các trường; Sự hiệp tác giữa các nhà máy;
③ Dịp, lúc, trong khoảng: Lúc (trong khoảng) cuối thu đầu đông; Dịp quốc khánh; Lúc này mới còn sửa soạn;
④ Giữa lúc, gặp lúc, giữa khi, nhân dịp: Giữa lúc (khi) thắng lợi; Nhân dịp dựng nước năm mươi năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ hai mí tường giáp nhau — Bờ cõi. Ranh giới. Td: Biên tế — Sự giao thiệp. Td: Quốc tế. Thực tế.

Từ ghép 16

thố, tạc
cù ㄘㄨˋ, zuò ㄗㄨㄛˋ

thố

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khách rót rượu mời lại chủ. ◎ Như: "thù tạc" chủ khách mời rượu lẫn nhau.
2. (Động) Ứng đáp, đáp. ◇ Lục Du : "Đối khách triếp tọa thụy, Hữu vấn mạc năng tạc" , (Thư cảm ) Ở trước mặt khách liền ngủ ngồi, Có ai hỏi không đáp được.
3. Một âm là "thố". (Danh) Giấm (cất bằng rượu, lúa, mạch, ...). ◇ Tân Đường Thư : "Thủ phú nhân đảo huyền, dĩ thố chú tị" , (Tiết Cử truyện ) Nắm lấy ông nhà giàu lật ngửa ra, lấy giấm rót vào mũi.
4. (Tính) Chua. ◇ Vương Trinh : "Hạnh loại mai giả, vị thố; loại đào giả, vị cam" , ; , (Nông thư ) Loại hạnh mai, vị chua; loại đào, vị ngọt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【漿】thố tương thảo [cù jiang căo] (thực) Cây chua me: 漿 Họ cây chua me đất. Cg. 漿 [suan jiang căo], [san jiăo suan] v.v...;
② Như [cù]. Xem [zuò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thố — Xem Tạc.

tạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khách rót rượu cho chủ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khách rót rượu mời lại chủ. ◎ Như: "thù tạc" chủ khách mời rượu lẫn nhau.
2. (Động) Ứng đáp, đáp. ◇ Lục Du : "Đối khách triếp tọa thụy, Hữu vấn mạc năng tạc" , (Thư cảm ) Ở trước mặt khách liền ngủ ngồi, Có ai hỏi không đáp được.
3. Một âm là "thố". (Danh) Giấm (cất bằng rượu, lúa, mạch, ...). ◇ Tân Đường Thư : "Thủ phú nhân đảo huyền, dĩ thố chú tị" , (Tiết Cử truyện ) Nắm lấy ông nhà giàu lật ngửa ra, lấy giấm rót vào mũi.
4. (Tính) Chua. ◇ Vương Trinh : "Hạnh loại mai giả, vị thố; loại đào giả, vị cam" , ; , (Nông thư ) Loại hạnh mai, vị chua; loại đào, vị ngọt.

Từ điển Thiều Chửu

① Khách rót rượu cho chủ, phàm đã nhận cái gì của người mà lại lấy vật khác trả lại đều gọi là tạc. Hai bên cùng đưa lẫn cho nhau gọi là thù tạc .

Từ điển Trần Văn Chánh

Khách rót rượu mời chủ. Xem [chóu] nghĩa ①. Xem [cù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khách rót rượu mời lại chủ. Td: Thù tạc ( chủ rót rượu mời khách là Thù ). Đoạn trường tân thanh có câu: » Vợ chồng chén tạc chén thù, bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi «. — Báo đáp lại — Một âm là Thố.

Từ ghép 1

trượng
zhàng ㄓㄤˋ

trượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồ binh khí
2. dựa vào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Binh khí. ◎ Như: "khai trượng" đánh nhau, "nghi trượng" đồ binh hộ vệ cho quan ra ngoài. ◇ Tân Đường Thư : "Đại chiến, Vương Sư bất lợi, ủy trượng bôn" , , (Quách Tử Nghi truyện ) Đánh lớn, Vương Sư bất lợi, quăng khí giới thua chạy.
2. (Danh) Trận đánh, chiến tranh, chiến sự. ◎ Như: "thắng trượng" thắng trận, "bại trượng" thua trận.
3. (Động) Nhờ cậy, dựa vào. ◎ Như: "ỷ trượng" nhờ vả thế lực. ◇ Nguyễn Du : "Nhất lộ hàn uy trượng tửu ôn" (quỷ Môn đạo trung ) Suốt con đường giá lạnh, nhờ rượu được ấm.
4. (Động) Cầm, nắm, chống, giơ. ◎ Như: "trượng kì" cầm cờ. ◇ Tây du kí 西: "Nhất cá cá chấp kích huyền tiên, trì đao trượng kiếm" , (Đệ tứ hồi) Người nào cũng dựng kích đeo roi, cầm đao nắm kiếm.

Từ điển Thiều Chửu

① Các thứ đồ binh khí. Hai bên đánh nhau gọi là khai trượng . quan sang ra ngoài có lính cầm đồ binh hộ vệ gọi là nghi trượng .
② Cậy, nhờ vả thế lực của người gọi là ỷ trượng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Binh khí (nói chung);
② Giở ra, cầm (binh khí): Giở kiếm;
③ Chiến tranh, trận: Đánh nhau, chiến tranh; Thắng trận; Thua trận, bại trận; Trận này đánh rất hay;
④ Dựa vào, nhờ vào, cậy: Cần dựa vào sức của mọi người; Cái đó hoàn toàn nhờ vào anh cả; Cậy thế của chủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gậy để chống — Nhờ cậy. Ỷ lại vào — Chỉ chung đồ binh khí — Trận đánh giữa quân đội hai bên. Td: Đả trượng ( đánh trận ).

Từ ghép 12

chinh, thinh
qīng ㄑㄧㄥ, zhēng ㄓㄥ

chinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cá nấu lẫn với thịt
2. cá đối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cá nấu lẫn với thịt gọi là "chinh". § Lâu hộ nhà Hán từng đem các món ăn quý của Ngũ Hầu Vương Thị tặng nấu làm đồ ăn, đời gọi là "ngũ hầu chinh" .
2. Một âm là "thinh". (Danh) Giống cá mình hình thoi, hai bên giẹp, đầu nhọn miệng to, vảy tròn nhỏ, lưng xanh lục có hình vằn sóng. § Còn gọi là "thanh hoa ngư" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cách nấu nướng. Cá nấu lẫn với thịt gọi là chinh. Lâu hộ nhà Hán từng đem các món ăn quý của Ngũ Hầu Vương Thị tặng nấu làm đồ ăn, đời gọi là ngũ hầu chinh . Cũng đọc là thinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu canh cá — Một âm là Thanh.

thinh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cá nấu lẫn với thịt gọi là "chinh". § Lâu hộ nhà Hán từng đem các món ăn quý của Ngũ Hầu Vương Thị tặng nấu làm đồ ăn, đời gọi là "ngũ hầu chinh" .
2. Một âm là "thinh". (Danh) Giống cá mình hình thoi, hai bên giẹp, đầu nhọn miệng to, vảy tròn nhỏ, lưng xanh lục có hình vằn sóng. § Còn gọi là "thanh hoa ngư" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cách nấu nướng. Cá nấu lẫn với thịt gọi là chinh. Lâu hộ nhà Hán từng đem các món ăn quý của Ngũ Hầu Vương Thị tặng nấu làm đồ ăn, đời gọi là ngũ hầu chinh . Cũng đọc là thinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cá ngừ.
dân, mân
mín ㄇㄧㄣˊ

dân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên núi)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Dân Giang" sông "Dân" ở tỉnh Tứ Xuyên. § Cũng đọc là "mân".

Từ điển Thiều Chửu

① Núi Dân. Cũng đọc là chữ mân.

Từ điển Trần Văn Chánh

Núi Mân: Mân Sơn (núi giáp giữa hai tỉnh Tứ Xuyên và Cam Túc, Trung Quốc); Sông Mân (ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên núi thuộc tỉnh Tứ Xuyên, tức Dân sơn. Tên sông thuộc tỉnh Tứ Xuyên, tức Dân giang — Tên huyện thuộc tỉnh Cam Túc, tức Dân huyện — Cũng đọc Mân.

mân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Dân Giang" sông "Dân" ở tỉnh Tứ Xuyên. § Cũng đọc là "mân".

Từ điển Thiều Chửu

① Núi Dân. Cũng đọc là chữ mân.

Từ điển Trần Văn Chánh

Núi Mân: Mân Sơn (núi giáp giữa hai tỉnh Tứ Xuyên và Cam Túc, Trung Quốc); Sông Mân (ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên núi, tức là Mân sơn, thuộc tỉnh Tứ Xuyên — Tên sông tức là Mân giang, thuộc tỉnh Tứ Xuyên — Tên huyện, tức Mân huyện, thuộc tỉnh Cam Túc.
phức
fù ㄈㄨˋ

phức

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. áo kép
2. kép, ghép, phức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo kép. ◇ Tam quốc chí : "Tùy thì đan phức" (Quản Ninh truyện ) Tùy mùa mà mặc áo đơn hay áo kép.
2. (Danh) Chỉ quần áo đệm bông.
3. (Danh) Hang, hốc.
4. (Danh) Một trong bảy phương của Đông y: "đại, tiểu, hoãn, cấp, kì, ngẫu, phức" , , , , , .
5. (Danh) Chỉ kĩ thuật sử dụng hai binh khí (võ thuật).
6. (Tính) Chồng chất. ◇ Lục Du : "San trùng thủy phức nghi vô lộ" (Du san tây thôn 西) Núi sông trùng điệp tưởng như là không có đường đi.
7. (Tính) Rườm rà, phồn tạp. § Đối lại với "đan" . ◎ Như: "phức tạp" rắc rối, rườm rà.
8. (Phó) Lại, nhiều lần. ◎ Như: "trùng phức tư khảo" suy đi nghĩ lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo kép.
② Phàm sự vật gì mà hai ba lần chồng chất đều gọi là phức. Như trùng phức chồng chập.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đôi, chồng lên;
② Phức, phức tạp, kép, ghép;
③ Lặp lại;
④ (văn) Áo kép.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Áo may nhiều lớp — Nhiều lớp chồng chất — Nhiều, rắc rối.

Từ ghép 13

cai
gāi ㄍㄞ

cai

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bao quát hết thảy
2. còn thiếu

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Hết, khắp, tất cả, bao quát hết thẩy. ◎ Như: "tường cai" biết rõ hết cả. ◇ Lão tàn du kí : "Ngã môn giá thì cai thụy liễu" (Đệ thập lục hồi) Chúng tôi lúc đó đều ngủ cả.
2. (Đại) Ấy, đó (dùng làm lời chỉ rõ vào cái gì). ◎ Như: "cai xứ" chỗ đó, "cai án" án đó.
3. (Động) Đáng, nên, phải. ◎ Như: "sự cai như thử" việc nên phải như thế. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá lưỡng cá nhân tất hữu lai lịch, cai thí nhất vấn, như kim hối khước vãn dã" , , (Đệ nhất hồi) Hai người này tất có lai lịch, nên hỏi (mới phải), bây giờ ăn năn đã muộn rồi.
4. (Động) Gồm đủ, kiêm. ◇ Thái Ung : "Tín khả vị kiêm tam tài nhi cai cương nhu" (Ti không viên phùng bi ) Tín có thể nói là gồm ba tài và đủ cả cương nhu.
5. (Động) Bao trùm.
6. (Động) Đến phiên, đến lượt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kim nhi bất cai ngã đích ban nhi, hữu trà một trà, biệt vấn ngã" , , (Đệ nhị thập thất hồi) Hôm nay không phải đến phiên tôi, có trà hay không, đừng hỏi đến tôi.
7. (Động) Nợ, thiếu. ◎ Như: "các tồn các cai" (nói trong cửa hàng) cái ấy còn cái ấy thiếu. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Tha cai ngã kỉ lượng ngân tử" (Đệ ngũ thập tam hồi) Nó thiếu nợ tôi mấy lạng bạc.
8. (Động) Tiền định, chú định (mệnh vận). ◇ Kim Bình Mai : "Đắc thất vinh khô mệnh lí cai" (Đệ tứ thập bát hồi) Được mất, thịnh suy, trong mệnh vận đã định trước cả rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cai quát đủ, nghĩa là bao quát hết thẩy. Như tường cai tường tận.
② Đáng nên. Như sự cai như thử việc nên phải như thế.
③ Dùng làm lời chỉ rõ vào cái gì. Như cai xứ chỗ đó, cai án án đó.
④ Tục gọi thứ gì còn thiếu là cai. Như các tồn các cai nói trong cửa hàng, cái ấy còn cái ấy thiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nên, cần phải: Điều cần nói thì nhất định phải nói; Nên nghỉ cái đã; Việc phải như thế;
② Đáng: Đáng đời, đáng kiếp;
③ Ấy, đó: Nơi đó; Vụ án đó;
④ Nợ, thiếu: Tôi nợ anh ấy hai đồng; Các thứ còn và thiếu (trong cửa hàng);
⑤ Như [gai] (bộ ): Tường tận đầy đủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bao gồm. Gồm đủ — Trông nom bao quát công việc — Chức vụ nhỏ trong quân đội thời xưa, trông nom một đơn vị nhỏ.

Từ ghép 10

y
yī ㄧ

y

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

y, hắn, anh ta, chị ta

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tính từ chỉ định: kia, ấy. ◎ Như: "y nhân" người kia.
2. (Đại) Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba: nó, hắn, gã, v.v. ◇ Nam sử : "Ngô kiến Trương thì, y dĩ lục thập" , (Liệt truyện , Đệ ngũ thập nhất) Khi ta gặp ông Trương, ông ấy đã sáu mươi tuổi.
3. (Đại) Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai: anh, ông, ngươi, v.v. § Cũng như "nhĩ" . ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Vật học nhữ huynh, nhữ huynh tự bất như y" , (Thế thuyết tân ngữ , Phẩm tào ) Đừng học theo anh ngươi, anh ngươi vốn không như ngươi.
4. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Tùy Thư : "Thì quốc gia thảo sáng, bách độ y thủy" , (Liệt truyện , Đệ tứ thập) Khi ấy nước nhà vừa thành lập, mọi việc đều mới khởi đầu.
5. (Trợ) Đặt trước những đại từ nghi vấn như , để hỏi. ◎ Như: "y thùy" ai, "y hà" cái gì. ◇ Nguyễn Du : "Y thùy tuyệt cảnh cấu đình đài?" (Vọng quan âm miếu ) Ai người dựng nên đình đài ở chốn tận cùng này?
6. (Trợ) Dùng chung với "phỉ" , tương đương với "khước thị" , "tức thị" . ◎ Như: "phỉ vinh y nhục" không vinh thì cũng là nhục. ◇ Thi Kinh : "Phỉ nga y hao" (Tiểu nhã , Lục nga ) Chẳng phải cỏ nga thì cũng là cỏ hao.
7. (Danh) Họ "Y". ◎ Như: "Y Doãn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Kia, ấy, như y nhân người kia.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Người kia, người ấy, anh ấy (hoặc chị ấy), ấy, kia: Người kia; Người kia ắt có thể đánh chiếm được nước Thục (Thế thuyết tân ngữ);
② Anh, ông, ngươi (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai): , 便 Nếu sớm biết bệnh anh nặng đến thế thì tôi có thể sẽ hi sinh cả tính mạng để cứu anh (Cung Đại Dụng: Phạm Trương kê thử);
③ Trợ từ đầu câu (dùng như , bộ , không dịch): Chỉ muốn trừ bỏ ta (Thi Kinh);
④ Trợ từ giữa câu (dùng để thư hoãn ngữ khí): , Khi ấy nước nhà vừa thành lập, mọi việc đều mới khởi đầu (Tùy thư: Tân Ngạn Chi liệt truyện); , Buông thả không răn chừng, nếu không phải ngu thì cũng là dốt (Liễu Tôn Nguyên: Địch giới);
⑤ (văn) Trợ từ đặt trước những đại từ nghi vấn như , , tạo thành , : Ai, cái gì: , ? Một trận mưa ba ngày, là sức của ai tạo ra? (Tô Thức: Hỉ vũ đình kí); ? Ta phạm tội gì với trời? Tội ta là gì? (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tiểu biện);
⑥ [Yi] (Họ) Y.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Là. Đúng là — Ấy. Đó. Người ấy — Nó. Hắn. Đại danh từ ngôi thứ ba số ít, dùng với vẻ coi thường, không được kính trọng — Họ người. Xem Y Phó.

Từ ghép 17

hạc
xué ㄒㄩㄝˊ

hạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

chim khách rừng, bồ cắt rừng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim khách rừng, bồ các rừng. § Còn gọi là "san thước" .
2. (Danh) Giống chim biết hót, tương tự như "văn điểu" , con đực đầu đen, mỏ hình chùy mà tròn, hai bên má tới cổ họng màu đỏ thẫm, lưng sắc tro, bụng và ngực đỏ, cánh và đuôi đen, con cái lông nhạt, hai bên má tới cổ họng màu đỏ thẫm.

Từ điển Thiều Chửu

① Con chim khách rừng, bồ cắc rừng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Chim khách rừng, bồ cắc rừng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, gần giống chim sẻ. Cũng gọi Hạc cưu.
kích
jǐ ㄐㄧˇ

kích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái kích (một loại vũ khí)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái "kích" (vũ khí). ◇ Sử Kí : "Tôn Tử phân vi nhị đội, dĩ vương chi sủng cơ nhị nhân các vi đội trường, giai lệnh trì kích" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Tôn Tử phân làm hai đội, cử hai người sủng cơ của vua (cung nữ được vua yêu) làm đội trưởng, đều cho cầm kích.
2. (Động) Lấy tay trỏ vào người. ◎ Như: "kích thủ" nắm tay lại xỉa ra một ngón (như hình cái kích).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kích.
② Lấy tay trỏ vào người gọi là kích thủ nghĩa là nắm tay lại thò một ngón ra xỉa vào người như hình cái kích vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái kích (một thứ vũ khí thời xưa);
② Chỏ, xỉa vào người (bằng tay): Xỉa vào người (như hình cái kích).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại binh khí thời cổ, giống như cây giáo, nhưng có ba mũi.

Từ ghép 3

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.