Từ điển trích dẫn

1. Giận dữ, thịnh nộ. ◇ Hán Thư : "Hán tri Ngô chi hữu thôn thiên hạ chi tâm dã, hách nhiên gia nộ" , (Mai Thừa truyện ).
2. Phấn phát. ◇ Cung Tự Trân : "Thánh thiên tử hách nhiên hữu ý thiên tải nhất thì chi trị" (Minh lương luận tứ ).
3. Chói lọi, rực rỡ. § Thường chỉ màu đỏ. ◇ Hồng Mại : "(Tiết Quý) Tuyên dĩ kiếm phất kì xứ, huyết quang hách nhiên" (), (Di kiên giáp chí , Cửu thánh kì quỷ ).
4. Làm cho người ta kinh sợ. ◇ Công Dương truyện : "Triệu Thuẫn tựu nhi thị chi, tắc hách nhiên tử nhân dã" , (Tuyên Công lục niên ).
5. Lừng lẫy, vang dội (tiếng tăm). ◇ Phương Hiếu Nhụ : "Ư thị Lí Đạo chi danh, hách nhiên văn vu triều đình nhi bá vu tứ phương" , (Tặng Hà Nam Vương Thiêm Sự tự ).
6. Hưng thịnh, hiển hách. ◇ Lưu Kì : "Đắc hạnh ư Chương Tông, trạc vi chấp chánh, nhất thì quyền thế hách nhiên" , , (Quy tiềm chí , Quyển thập).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận dữ — Đáng sợ.
thố, tạc
cù ㄘㄨˋ

thố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giấm
2. ghen tuông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giấm. ◎ Như: "mễ thố" giấm gạo.
2. (Danh) Lòng ghen ghét. ◎ Như: "thố ý" lòng ganh ghét. § Sách Tục Văn Hiến Thông Khảo nói con sư tử mỗi ngày ăn hết một bình giấm, nói ví như đàn bà ghen, vì thế đời sau mới gọi đàn bà ghen là sư tử.
3. (Động) Sợ. ◇ Tây du kí 西: "Tha kiến nã ngã bất trụ, tẫn hữu kỉ phân thố ngã" , (Đệ nhị thập lục hồi) Ông ta thấy chèn ta không được, cũng có phần nể sợ ta.
4. (Động) Ghen ghét, đố kị. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhân thử Giả Thụy, Kim Vinh đẳng nhất can nhân, dã chánh thố đố tha lưỡng cá" , , (Đệ cửu hồi) Vì thế cả Giả Thụy lẫn Kim Vinh đều ghét sẵn hai đứa này.
5. Một âm là "tạc". (Động) § Thông "tạc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giấm.
② Tục gọi các sự ganh ghét là hữu thố ý . Sách Tục Văn Hiến Thông Khảo nói con sư tử mỗi ngày ăn hết một bình giấm, nói ví như đàn bà ghen, vì thế đời sau mới gọi đàn bà ghen là sư tử.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấm: Giấm trắng, giấm thanh; Giấm tỏi;
② Ghen: Ghen, ghen tuông, hay ghen; Ghen ghét.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giấm, tức chất chua để làm đồ gia vị — Chỉ sự ghen tuông — Xem Tạc.

Từ ghép 2

tạc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giấm. ◎ Như: "mễ thố" giấm gạo.
2. (Danh) Lòng ghen ghét. ◎ Như: "thố ý" lòng ganh ghét. § Sách Tục Văn Hiến Thông Khảo nói con sư tử mỗi ngày ăn hết một bình giấm, nói ví như đàn bà ghen, vì thế đời sau mới gọi đàn bà ghen là sư tử.
3. (Động) Sợ. ◇ Tây du kí 西: "Tha kiến nã ngã bất trụ, tẫn hữu kỉ phân thố ngã" , (Đệ nhị thập lục hồi) Ông ta thấy chèn ta không được, cũng có phần nể sợ ta.
4. (Động) Ghen ghét, đố kị. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhân thử Giả Thụy, Kim Vinh đẳng nhất can nhân, dã chánh thố đố tha lưỡng cá" , , (Đệ cửu hồi) Vì thế cả Giả Thụy lẫn Kim Vinh đều ghét sẵn hai đứa này.
5. Một âm là "tạc". (Động) § Thông "tạc" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tạc — Một âm khác là Thố.
nha
yá ㄧㄚˊ, yà ㄧㄚˋ

nha

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái răng
2. ngà voi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Răng. ◎ Như: "môn nha" răng cửa, "tước giác thử nha" đặt điều gây sự kiện tụng.
2. (Danh) Ngà voi, gọi tắt là "nha". ◎ Như: "tượng nha" ngà voi, "nha bài" cái thẻ ngà.
3. (Danh) Người giới thiệu làm trung gian buôn bán. ◎ Như: "nha nhân" người môi giới, "nha quái" người mối lái.
4. (Danh) Sở quan, nơi làm việc của quan chức. ◎ Như: "nha môn" nha sở.
5. (Tính) Phó, phụ. ◎ Như: "nha tướng" phó tướng, tướng nhỏ.
6. (Động) Cắn, cắn xé. ◇ Chiến quốc sách : "Đầu chi nhất cốt, khinh khởi tương nha giả. Hà tắc? Hữu tranh ý dã" , . ? (Tần sách tam, Thiên hạ chi sĩ hợp tung ) Ném cho một khúc xương thì (bầy chó của vua Tần) vùng dậy cắn xé nhau. Tại sao vậy? Tại tranh ăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Răng to.
② Thử nha tước giác đặt điều gây sự kiện tụng.
③ Ngà, ngà voi dùng làm đồ được, gọi tắt là nha. Như nha bài cái thẻ ngà.
④ Các tướng nhỏ (ti tướng) gọi là nha tướng .
⑤ Người giới thiệu sự buôn bán gọi là nha quái (lái).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răng: Răng cửa; Răng sâu;
② Ngà (voi): Ngà, ngà voi;
③ Mép răng cưa (chỉ những vật hình răng): Bánh răng, răng khía;
④ Người mối lái.【】nha hàng [yáháng] (cũ) Người (kẻ) buôn nước bọt, người mách mối hàng, người mối lái;
⑤ [Yá] (Họ) Nha.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Răng hàm — Ngà voi — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nha.

Từ ghép 24

động vật

phồn thể

Từ điển phổ thông

động vật, loài vật, con vật

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ chung các sinh vật, trong thế giới tự nhiên, có trí giác, vận động, sinh dưỡng, sinh thực, cơ năng. § Tương đối với "thực vật" .
2. Làm cảm động hoặc cảm hóa muôn vật. ◇ Tuệ Kiểu : "Cố dĩ khẩn thiết cảm nhân, khuynh thành động vật, thử kì thượng dã" , , (Cao tăng truyện , Xướng đạo , Luận ).
3. Vật có khả năng hoạt động. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Tâm bổn thị cá động vật, bất thẩm vị phát chi tiền, toàn thị tịch nhiên nhi tĩnh, hoàn thị tĩnh trung hữu động ý?" , , , ? (Quyển lục nhị).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung các loài vật cử động được.

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ điểm, chỉ cho thấy rõ. ◇ Diệp Đình Quản : "Chí "Thi thoại" trung gian hữu ngữ ý tiểu ngộ, tằng kinh chư gia chỉ xuất" , (Xuy võng lục , Thạch lâm thi thoại ).
2. Đề xuất, đưa ra luận điểm hoặc cách nhìn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bài phú bằng chữ Nôm của Nguyễn Hữu Chỉnh, danh sĩ thời Lê mạt. Quách Tử Nghi là danh tướng đời Đường ( 697-781 ). Nguyễn Hữu Chỉnh có ý so sánh mình với Quách Tử Nghi.
cố
gǔ ㄍㄨˇ, gù ㄍㄨˋ

cố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cũ
2. cho nên
3. lý do
4. cố ý, cố tình

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc. ◎ Như: "đại cố" việc lớn, "đa cố" lắm việc.
2. (Danh) Cớ, nguyên nhân. ◎ Như: "hữu cố" có cớ, "vô cố" không có cớ. ◇ Thủy hử truyện : "Am lí bà nương xuất lai! Ngã bất sát nhĩ, chỉ vấn nhĩ cá duyên cố" ! , (Đệ tam thập nhị hồi) Này cái chị trong am ra đây, ta chẳng giết chị đâu, chỉ hỏi nguyên cớ ra sao.
3. (Tính) Cũ. ◎ Như: "cố sự" việc cũ, chuyện cũ, "cố nhân" người quen cũ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhi hồ nhiễu do cố" (Tiêu minh ) Mà hồ vẫn quấy nhiễu như cũ.
4. (Tính) Gốc, của mình vẫn có từ trước. ◎ Như: "cố hương" làng của mình trước (quê cha đất tổ), "cố quốc" xứ sở đất nước mình trước.
5. (Động) Chết. ◎ Như: "bệnh cố" chết vì bệnh. ◇ Thủy hử truyện : "Mẫu thân tại khách điếm lí nhiễm bệnh thân cố" (Đệ tam hồi) Mẹ tôi trọ tại quán khách, mắc bệnh rồi chết.
6. (Phó) Có chủ ý, cố tình. ◎ Như: "cố sát" cố tình giết.
7. (Liên) Cho nên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Huynh hà bất tảo ngôn. Ngu cửu hữu thử tâm ý, đãn mỗi ngộ huynh thì, huynh tịnh vị đàm cập, ngu cố vị cảm đường đột" . , , , (Đệ nhất hồi) Sao huynh không nói sớm. Kẻ hèn này từ lâu đã có ý ấy, nhưng mỗi lần gặp huynh, huynh không hề nói đến, nên kẻ này không dám đường đột.

Từ điển Thiều Chửu

① Việc, như đại cố việc lớn, đa cố lắm việc, v.v.
② Cớ, nguyên nhân, như hữu cố có cớ, vô cố không có cớ, v.v.
③ Cũ, như cố sự việc cũ, chuyện cũ, cố nhân người quen cũ, v.v.
④ Gốc, của mình vẫn có từ trước, như cố hương làng của mình trước (quê cha đất tổ), cố quốc xứ sở đất nước mình trước, v.v.
⑤ Chết, như bệnh cố ốm chết rồi.
⑥ Cố tình, nhu cố sát cố tình giết.
⑦ Cho nên, tiếng dùng nối theo nghĩa câu trên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Việc, việc không may, sự cố, tai nạn: Việc lớn; Lắm việc; Nhà gặp nhiều tai nạn;
② Cớ, nguyên nhân: Không hiểu vì cớ gì; Mượn cớ;
③ Cố ý, cố tình: Biết sai trái mà cứ làm;
④ Cho nên: Vì tin tưởng, cho nên không ngại khó khăn; Trần Khổng Chương ở gần đó, nên bày ra cho chúng tôi chuyến đi chơi này (Cố Lân); Đời đều khen Mạnh Thường Quân khéo đãi kẻ sĩ, nên kẻ sĩ theo ông (Vương An Thạch: Độc Mạnh Thường Quân truyện). 【】cố thử [gùcê] Vì vậy, vì thế. Như ;【】cố nhi [gù'ér] Vì vậy, vì thế; 【】cố nãi [gùnăi] (văn) Nên, cho nên;
⑤【】 cố phù [gùfú] (văn) Liên từ đầu câu, biểu thị một lí lẽ hay quy luật sẽ được nêu ra để giải thích ở đoạn sau: Kìa nước sông đóng băng, không phải do lạnh một ngày (Luận hoành);
⑥ Cố, cũ: Địa chỉ cũ; Người quen biết cũ, bạn cũ;
⑦ Chết, mất: Chết vì bệnh; Cha mẹ chết sớm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự việc. Chẳng hạn Biến cố ( việc xảy ra làm thay đổi tình hình ) — Cho nên, vì vậy — Nguyên nhân. Chẳng hạn Vô cố ( tự nhiên, không có nguyên do gì ) — Xưa cũ. Chết. Chẳng hạn Bệnh cố ( vì đau ốm mà qua đời ) — Chủ ý, có ý muốn như vậy.

Từ ghép 42

tả hữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gần, xấp xỉ, trên dưới, khoảng chừng

Từ điển trích dẫn

1. Phía trái và phía phải.
2. Vào khoảng. ◎ Như: "tảo thượng 7 thì 10 phân tả hữu" 710 lúc sớm vào khoảng 7 giờ 10 phút.
3. Gần bên, phụ cận.
4. Các phương diện.
5. Hầu cận, cận thần.
6. Tự khiêm xưng là "tả hữu" , ý nói mình là kẻ hầu cận.
7. Thường dùng trong thư từ để gọi người bên kia. ◇ Tư Mã Thiên : "Thị bộc chung dĩ bất đắc thư phẫn muộn dĩ hiểu tả hữu" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Tôi rút cục đành chịu không sao bày giải nỗi buồn bực để cho ông (tức Nhậm Thiếu Khanh) hiểu rõ.
8. Phản bội, có lòng làm trái.
9. Giúp đỡ, phù trợ. ◇ Lưu Vũ Tích : "Dĩ công dụng kinh thuật tả hữu tiên đế ngũ niên, nhẫm văn kì đức" , (Đường cố trung thư thị lang bình chương sự vi công tập kỉ ).
10. Che chở, bảo hộ.
11. Chỉ huy, cầm đầu.
12. Dù thế nào, dù sao. ☆ Tương tự: "phản chánh" , "hoành thụ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bên trái và bên phải — Chỉ người thân cận đứng hầu sát hai bên.
gia, đột
tū ㄊㄨ, tú ㄊㄨˊ

gia

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Gia . Một âm là Đột. Xem Đột.

đột

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phá tung
2. đột ngột, bỗng nhiên
3. ống khói

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Chợt, thốt nhiên. ◇ Dịch Kinh : "Đột như kì lai" (Li quái ) Thốt nhiên mà đến.
2. (Động) Xúc phạm đến. ◎ Như: "xung đột" chống cự nhau, "đường đột" xúc phạm vô lối. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Huynh hà bất tảo ngôn. Ngu cửu hữu thử tâm ý, đãn mỗi ngộ huynh thì, huynh tịnh vị đàm cập, ngu cố vị cảm đường đột" . , , , (Đệ nhất hồi) Sao huynh không nói sớm. Kẻ hèn này từ lâu đã có ý ấy, nhưng mỗi lần gặp huynh, huynh không hề nói đến, nên kẻ này không dám đường đột.
3. (Động) Xuyên qua, chọc thủng, phá vỡ. ◇ Tả truyện : "Tiêu đột Trần thành" (Tương Công nhị thập ngũ niên ) Ban đêm chọc thủng thành nước Trần.
4. (Tính) Cao ngất, bất ngờ, nổi bật, lồi lên. ◎ Như: "đột ngột" cao vút, "kì phong đột khởi" núi non cao ngất, "đột hắc" màu đen thẫm.
5. (Danh) Ống khói, miệng lò. ◎ Như: "khúc đột tỉ tân" dời củi xa ống khói để phòng khỏi cháy, ý nói dự phòng trước khi xảy ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Chợt, thốt nhiên. Thốt nhiên gặp nhau gọi là đột như kì lai .
② Xúc phạm đến, như xung đột , đường đột , v.v.
③ Ống khói, khúc đột tỉ tân dời củi xa ống khói để phòng khỏi cháy, ý nói dự phòng trước khi xảy ra.
④ Ðào.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bất ngờ, (bất) thình lình, đột ngột, chợt, bỗng: Thay đổi bất ngờ.【】 đột nhiên [turán] Đột nhiên, đột ngột, chợt, (bất) thình lình, bỗng nhiên: Vừa xuống xe, trời chợt đổ mưa; Đột ngột đình chỉ;
② Nổi bật, chọc thủng, phá vỡ, va chạm nhau: Ví dụ nổi bật;
③ Nhô lên.【】đột khởi [tuqê] a. Xảy ra bất ngờ: Chiến sự xảy ra bất ngờ; b. Cao ngất: Núi non cao ngất;
④ (văn) Xúc phạm đến: Xung đột;
⑤ (văn) Ống khói: Dời củi xa ống khói, (Ngb) dự phòng trước khi xảy ra;
⑥ (văn) Đào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thình lình — Nhô ra — Đâm thủng. Chẳng hạn cầm kim mà khâu cũng gọi là Đột — Đụng chạm mạnh — Cái ống thông khói ở bếp.

Từ ghép 19

Từ điển trích dẫn

1. Khen người đẹp như ngọc bích.
2. Chỉ người đẹp. ◇ Nghiệt hải hoa : "Công Phường danh tràng thất ý, dã cai hữu cá chung tình đích bích nhân, lai di bổ tha đích khuyết hãm" , , (Đệ tứ hồi).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.