bất bình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bất bình, phẫn nộ

Từ điển trích dẫn

1. Không bằng phẳng. ◇ Trương Hành : "Thùy vân lộ chi bất bình" (Tư huyền phú ) Ai bảo đường không bằng phẳng.
2. Không công bình.
3. Bất mãn, không vừa lòng, tức giận. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chúng tướng văn ngôn, câu hoài bất bình" , (Đệ tam thập tam hồi) Các tướng nghe nói thế đều mang lòng tức giận.
4. Thân thể không được dễ chịu. ◇ Sơ học kí : "Úc sát mẫu nhan sắc bất bình, triếp phục bất thực" , (Hiếu đệ tứ ) (Nhữ) Úc xem sắc mặt mẹ không được khỏe khoắn, cũng không chịu ăn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không vừa lòng. Tức giận.
sī ㄙ

phồn thể

Từ điển phổ thông

kẻ chặt củi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa, kẻ chặt củi, chăn ngựa gọi là "tư" . Sau gọi chung những kẻ hầu hạ thấp hèn là "tư". ◎ Như: "tiểu tư" đứa ở. ◇ Sử Kí : "Tư đồ thập vạn, xa lục bách thặng, kị ngũ thiên thất" , , (Tô Tần truyện ) Quân hầu phục dịch nấu bếp, nuôi ngựa mười vạn, xe sáu trăm cỗ, ngựa năm nghìn con.
2. (Danh) Tên kia, thằng... § Tiếng gọi người khác một cách khinh bỉ. ◇ Thủy hử truyện : "Giá tư! Nhĩ gia thị nhai thượng sử hoa bổng mại dược đích! Nhĩ tỉnh đắc thậm ma vũ nghệ?" ! 使! (Đệ nhị hồi) Tên kia, cha mi chỉ múa gậy bán thuốc rong! (Còn) mi có hiểu chi võ nghệ?
3. (Phó) Lẫn nhau, hỗ tương. ◎ Như: "tư sát" giết lẫn nhau, "nhĩ tấn tư ma" tai tóc cọ sát nhau (thân gần). ◇ Thủy hử truyện : "Nhĩ thị ngã thủ lí bại tướng, như hà tái lai cảm tư tinh?" , (Đệ lục hồi) Mi là tên bại tướng ở tay tai, sao còn dám lại đây đọ sức?

Từ điển Thiều Chửu

① Kẻ chặt củi chăn ngựa gọi là tư dịch , nay thông dụng gọi đứa ở là tiểu tư .
② Tư sao quần thảo (đùa nghịch nhau).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chuồng ngựa.

Từ ghép 1

phi, phôi
pēi ㄆㄟ

phi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng cãi nhau.
2. (Thán) Biểu thị giận dữ, khinh bỉ: hứ, hừ, ô hay. ◇ Thủy hử truyện : "Phi! Yêm chỉ đạo na cá Trịnh đại quan nhân, khước nguyên lai thị sát trư đích Trịnh đồ" ! , (Đệ tam hồi) Hứ! Ta ngỡ đại quan nhân họ Trịnh nào, té ra là thằng Trịnh mổ lợn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng cãi nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhổ vật gì trong miệng ra. Nhổ phì ra.

phôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ô hay, hừ, úi chà (thán từ)
2. tiếng cãi nhau

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thán) Ô hay!, hừ!, xì!, úi chà!, chà!;
② (văn) (thanh) Tiếng cãi nhau.
đốc
dū ㄉㄨ

đốc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thúc giục, đốc thúc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Coi sóc, giám sát. ◎ Như: "giám đốc" coi sóc xem xét, "đốc đạo" xem xét chỉ dẫn.
2. (Động) Thúc giục. ◎ Như: "đốc xúc" thúc giục. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Như hữu hành đắc trì giả, bối hậu tam thiên quân thôi đốc, quân thủ chấp bạch nhận, ư lộ sát nhân" , , , (Đệ lục hồi) Người nào đi chậm, đằng sau có ba ngàn quân đốc thúc, lính cầm dao, giết người ngay ở giữa đường.
3. (Động) Khiển trách. ◎ Như: "đốc quá" trách lỗi. ◇ Vương Sung : "Phụ tử tương nộ, phu thê tương đốc" , (Luận hành , Hàn ôn ) Cha con giận dữ nhau, chồng vợ trách mắng nhau.
4. (Động) Trưng thu.
5. (Động) Khuyến.
6. (Động) Thống lĩnh, đốc suất.
7. (Danh) Đại tướng.
8. (Danh) Tên chức quan. ◎ Như: "đô đốc" , "tổng đốc" .
9. (Danh) Mạch "đốc", một trong tám mạch trong thân thể, theo đông y.
10. (Danh) Họ "Đốc".
11. (Tính) Chính thực, chân chính.
12. (Tính) Giữa, trong.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốc suất, lấy thân đốc suất kẻ dưới gọi là đốc.
② Ðốc trách.
③ Tên quan, như đô đốc , tổng đốc , v.v.
④ Chính thực, chân chính.
⑤ Giữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thúc giục, giám sát, đôn đốc: Đốc công; Đốc chiến;
② Tên chức quan: Đô đốc, Tổng đốc;
③ (văn) Chân chính;
④ (văn) Giữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem xét — Ngay thẳng.

Từ ghép 15

trư
zhū ㄓㄨ

trư

phồn thể

Từ điển phổ thông

con lợn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Heo, lợn. ◇ Thủy hử truyện : "Phi! Yêm chỉ đạo na cá Trịnh đại quan nhân, khước nguyên lai thị sát trư đích Trịnh đồ" ! , (Đệ tam hồi) Hứ! Ta ngỡ đại quan nhân họ Trịnh nào, té ra là thằng Trịnh Đồ mổ lợn.
2. (Danh) Chỗ nước đọng. § Thông "trư" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con lợn, chữ thông dụng để gọi loài lợn.
② Chứa nước, cùng nghĩa với chữ trư .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lợn (heo);
② Người đần độn, người ngu như lợn (heo): Nó là đứa ngu như heo;
③ (văn) Chứa nước (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con lợn con.

Từ ghép 3

nhưng cựu

phồn thể

Từ điển phổ thông

vẫn còn

Từ điển trích dẫn

1. Như cũ, y theo như trước. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bất như nhưng cựu phụng chi vi chủ, trám chư hầu nhập quan, tiên khử kì vũ dực, nhiên hậu sát chi" , , , (Đệ thập hồi) Không bằng cứ như cũ, phụng sự (Hiến Đế ) làm như vua, rồi lừa cho chư hầu vào trong cửa quan, trước hết trừ hết vây cánh, rồi sau sẽ giết đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Noi theo cái cũ mà làm.

xuất khẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mở miệng nói
2. xuất khẩu

Từ điển trích dẫn

1. Đem hàng hóa chuyển vận ra nước ngoài hoặc bên ngoài. § Cũng nói là "thâu xuất" .
2. Đời Thanh lưu đày người phạm tội ra ngoài quan ải, gọi là "xuất khẩu" . ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Tương lai tha tam nhân đích tội danh, trọng tắc sát đầu, khinh tắc xuất khẩu" , , (Đệ tứ thập bát hồi) Đem ba tên tội phạm lại, nặng thì chém đầu, nhẹ thì đày ra quan ải.
3. Đi ra vùng biên ải.
4. Ra cửa miệng, nói ra. ◇ Đạo Đức Kinh : "Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ kì vô vị" , (Chương 35) Đạo ra cửa miệng, lạt lẽo vô vị.
5. Lối đi ra, cổng ra. ★ Tương phản: "nhập khẩu" .
6. Thuyền bè đi ra cửa nhánh sông hoặc cửa biển (cảng khẩu). ◇ Văn minh tiểu sử : "Thứ nhật xuất khẩu, phong bình lãng tĩnh, lưỡng nhân bằng lan khán khán hải trung cảnh trí" , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Hôm sau thuyền ra cửa biển, gió yên sóng lặng, hai người dựa lan can ngắm phong cảnh trên biển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Xuất cảng — Nói ra khỏi miệng. Td: Xuất khẩu thành thi ( nói ra khỏi miệng là đã thành thơ rồi, không cần phải suy nghĩ gì, chỉ người giỏi thơ ).

Từ điển trích dẫn

1. Một cửa. ◇ Tả truyện : "Mỗi xuất nhất môn, Hậu nhân bế chi" , (Định công thập niên ).
2. Một con đường, một lối. ◇ Hàn Dũ : "Trượng phu tại phú quý, Khởi tất thủ nhất môn" , (Tống tiến sĩ lưu sư phục đông quy ).
3. Một họ, một nhà. ◇ Thủy hử truyện : "(Lí Quỳ) bả Hỗ Thái Công nhất môn lão ấu, tận sổ sát liễu, bất lưu nhất cá" (), , (Đệ ngũ thập hồi).
4. Một nguồn gốc. ◇ Hoài Nam Tử : "Vạn vật chi tổng, giai duyệt nhất khổng; bách sự chi căn, giai xuất nhất môn" , ; , (Nguyên đạo ).
5. Một loại. ◇ Trương Hoa : "Vinh nhục hồn nhất môn, an tri ác dữ mĩ" , (Du liệp thiên ).
6. Một phong cách, một phái. ◇ Tây du kí 西: "Đạo tự môn trung hữu tam bách lục thập bàng môn, bàng môn giai hữu chánh quả. Bất tri nhĩ học na nhất môn lí?" , . ? (Đệ nhị hồi).
7. Một kiện, một việc. ◇ Lão Xá : "Phúc Hải nhị ca đại khái thị tòng giá lí đắc đáo liễu khải phát, quyết định tự kỉ dã khứ học nhất môn thủ nghệ" , (Chánh hồng kì hạ , Tam).
8. (Phương ngôn) Một mạch, một hơi. ◇ Lương Bân : "Nhị Quý li bất đắc ca ca, tha môn tự tiểu nhi tại nhất khối trưởng đại, giá nhất khứ, thuyết bất định thập ma thì hậu tài năng hồi lai, chỉ thị nhất môn lí khốc" , , , , (Hồng kì phổ , Thập tam).

Từ điển trích dẫn

1. Bầy tôi cũ. § Cũng như "lão thần" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tiên đế tân khí thiên hạ, nhĩ dục tru sát cựu thần, phi trọng tông miếu dã" , , (Đệ nhị hồi) Tiên đế vừa mới băng hà mà ngươi muốn giết những bầy tôi cũ, thế không phải là tôn trọng tông miếu vậy.

Từ điển trích dẫn

1. Gan dạ, có dũng khí, không sợ hãi, dám làm. ◇ Tấn Thư : "Kim nhật chi sự, minh mục trương đảm vi lục quân chi thủ, ninh trung thần nhi tử, bất vô lại nhi sanh" , , , (Vương Đôn truyện ).
2. Ngang ngược tàn ác, phóng túng làm càn, không kiêng nể gì hết. ◇ Tỉnh thế nhân duyên truyện : "Hậu lai dĩ cường lăng nhược, dĩ chúng bạo quả, minh mục trương đảm đích bả na hoạt nhân sát cật" , , (Đệ tam thập nhất hồi) Mai sau lấy mạnh hiếp yếu, lấy đông đè ít, ngang ngược tàn ác, ăn sống nuốt tươi.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.