hoảng
huǎng ㄏㄨㄤˇ

hoảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: hoảng hốt )

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Bỗng, hốt nhiên. ◎ Như: "hoảng nhiên đại ngộ" hốt nhiên đại ngộ, chợt hiểu thấu.
2. (Tính) Phảng phất, mơ hồ, hình như. ◎ Như: "hoảng hốt" mờ mịt, mơ hồ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô tiền nhật bệnh trung, tâm thần hoảng hốt, ngộ ngôn thương nhữ, nhữ vật kí tâm" , , , (Đệ bát hồi) Hôm qua ta trong cơn bệnh, tâm thần mờ mịt, lỡ nói lời tổn thương nhà ngươi, nhà ngươi đừng để bụng.

Từ điển Thiều Chửu

① Hoảng hốt , thấy không được đích xác gọi là hoảng hốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】 hoảng nhiên [huăngrán] Bỗng nhiên (tỉnh ngộ), bừng (tỉnh), chợt: Bỗng nhiên thức tỉnh, chợt vỡ lẽ, chợt tỉnh ngộ;
② Hình như, tựa hồ, tựa như, giống như, khác nào, phảng phất: Tựa hồ trong mộng, phảng phất chiêm bao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hoảng hốt: Mơ hồ, không rõ ràng — Đầu óc nổi loạn, không phân biệt nhận định được gì — Ta còn hiểu là lòng dạ sợ hãi, rối loạn.

Từ ghép 3

kinh
jīng ㄐㄧㄥ

kinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cây kinh
2. cái roi
3. châu Kinh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "kinh", một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng dắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là "kinh trăn" , "kinh cức" . § "Sở Thanh Tử" gặp bạn là "Ngũ Cử" trên đường, trải cành kinh cùng nhau nói chuyện cũ, "ban kinh đạo cố" . Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là "sài kinh" . Nước "Sở" có nhiều cây kinh nên gọi là "Kinh" hay "Kinh Sở" .
2. (Danh) Cây roi. § Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là "giạ sở" . "Liêm Pha" mang bó kinh đến nhà ông "Lạn Tương Như" tạ tội cũng là theo ý đó. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố nhất thì thác kiến, lai nhật tự đương phụ kinh" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố tôi đã nghĩ lầm, ngày mai sẽ tự mang roi đến (chịu tội).
3. (Danh) "Tử kinh" cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. § Xưa ba anh em "Điền Chân" lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ "tử kinh" mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài "Nhớ em" dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Đầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
4. (Danh) Vợ "Lương Hồng" nhà Hán là bà "Mạnh Quang" lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là "kinh". ◎ Như: "chuyết kinh" người vợ vụng dại của tôi, "kinh thất" nhà tôi (vợ), tiện nội.
5. (Danh) "Kinh Châu" , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. § Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, "Lí Bạch" viết thư sang thăm có câu: "Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn (Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử) Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là "thức kinh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây kinh, một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng rắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là kinh trăn , kinh cức , v.v. Sở Thanh Tử gặp Ngũ Cử ở đường, lấy cành cây kinh đàn ra ngồi nói chuyện gọi là ban kinh đạo cố trải cành kinh nói chuyện cũ. Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là sài kinh . Nước Sở có nhiều cây kinh nên gọi là Kinh hay Kinh Sở .
② Cây roi. Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là giạ sở . Liêm Pha mang bó kinh đến nhà ông Lạn Tương Như tạ tội cũng là theo ý đó.
③ Tử kinh cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. Xưa ba anh em Ðiền Chân lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ tử kinh mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài Nhớ em dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Ðầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
④ Vợ Lương Hồng nhà Hán là bà Mạnh Quang lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là kinh. Như chuyết kinh ý nói người vợ vụng dại của tôi, kinh thất nhà tôi (vợ), v.v. đều vì tích này.
⑤ Châu Kinh , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, Lí Bạch viết thư sang thăm có câu: Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là thức kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây mận gai;
② Cây roi để đánh phạt (thời xưa);
③ (văn) (khiêm) Vợ tôi: Người vợ vụng dại của tôi; Nhà tôi, vợ tôi;
④ [Jing] Châu Kinh (thời xưa ở Trung Quốc, nay thuộc các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu–Trung Quốc);
⑤ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gai — Tiếng khiêm nhường, chỉ người vợ của mình ( Kinh thê, tức người đàn bà nghèo nàn thấp kém, kẹp tóc bằng cây gai ) — Tên một trong chín châu của Trung Hoa thời cổ, tức Kinh châu.

Từ ghép 5

hiệu
xiào ㄒㄧㄠˋ

hiệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bắt chước
2. ví với
3. công hiệu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt chước, mô phỏng, theo. ◎ Như: "hiệu pháp" bắt chước phép gì của người, "hiệu vưu" noi lỗi lầm của người khác. ◇ Vương Bột : "Nguyễn Tịch xương cuồng, khởi hiệu cùng đồ chi khốc" , (Đằng vương các tự ) Nguyễn Tịch càn rở điên cuồng, há bắt chước ông mà khóc bước đường cùng?
2. (Động) Cống hiến, phụng hiến, hết sức làm. ◎ Như: "hiệu lực" cố sức, "báo hiệu" hết sức báo đền. ◇ Tư Mã Thiên : "Thành dục hiệu kì khoản khoản chi ngu" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lòng thành muốn gắng tỏ hết tấm ngu trung của mình.
3. (Danh) Hiệu quả. ◎ Như: "minh hiệu" hiệu nghiệm rõ ràng, "thành hiệu" đã thành kết quả. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kim nhật đầu huyễn đích lược hảo ta, biệt đích nhưng bất kiến chẩm ma dạng đại kiến hiệu" , (Đệ thập nhất hồi) Hôm nay chứng hoa mắt nhức đầu có đỡ một chút, còn các bệnh khác thì chưa thấy hiệu quả gì cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Học đòi, bắt chước, như hiệu pháp nghĩa là bắt chước phép gì của người, hiệu vưu bắt chước sự lầm lẫn của người, v.v.
② Ðến cùng, như hiệu lực có sức, báo hiệu hết sức báo đền, v.v.
③ Hiệu nghiệm, như minh hiệu hiệu nghiệm rõ ràng, thành hiệu đã thành hiệu rồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bắt chước (dùng như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiệu quả, hiệu nghiệm, hiệu lực: Có hiệu quả; Bản hiệp định này có hiệu lực ngay sau khi được kí kết;
② Noi theo, bắt chước: Trên làm sao dưới theo vậy, trên làm dưới theo;
③ Ra sức đóng góp, phục vụ, góp sức, cống hiến: Ra sức; Hết sức báo đền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt chước — Đúng như thật, đúng như mong muốn.

Từ ghép 18

lưu
liú ㄌㄧㄡˊ, liǔ ㄌㄧㄡˇ, liù ㄌㄧㄡˋ

lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lưu giữ, ở lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở lại, dừng lại. ◇ Sử Kí : "Khả tật khứ hĩ, thận vô lưu" , (Việt Vương Câu Tiễn thế gia ) Hãy mau đi đi, cẩn thận đừng ở lại.
2. (Động) Cầm giữ, giữ lại không cho đi. ◎ Như: "lưu khách" cầm khách ở lại. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khổng Minh lai Ngô, cô dục sử Tử Du lưu chi" , 使 (Đệ bát thập nhị hồi) Khổng Minh đến (Đông) Ngô, quả nhân muốn sai Tử Du giữ ông ta ở lại.
3. (Động) Bảo tồn, để chừa lại. ◎ Như: "lưu hồ tử" để râu.
4. (Động) Truyền lại. ◎ Như: "tổ tiên lưu hạ phong phú đích di sản" tổ tiên truyền lại di sản phong phú.
5. (Động) Đình trệ, đọng lại. ◎ Như: "án vô lưu độc" văn thư không ứ đọng.
6. (Động) Chú ý. ◎ Như: "lưu tâm" để ý tới, "lưu ý" chú ý, "lưu thần" để ý cẩn thận.

Từ điển Thiều Chửu

① Lưu lại, muốn đi mà tạm ở lại gọi là lưu.
② Lưu giữ, giữ lại không cho đi.
③ Ðáng đi mà không đi gọi là lưu, như lưu nhậm lại ở làm việc quan.
④ Ðình trệ, như án vô lưu độc văn thư nhanh nhẹn không đọng cái nào.
⑤ Còn lại.
⑥ Lâu.
⑦ Ðợi dịp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở lại: Anh ấy đã ở lại làm việc tại nông thôn;
② Cầm lại, bắt giam, giữ lại: Cầm lại; Cầm khách ở lại ăn cơm tối; Bắt giam;
③ Chú ý, cẩn thận: Chú ý; Cẩn thận;
④ Lưu, để, chừa: 稿 Lưu bản nháp; Chừa (để) râu;
⑤ Để lại: Sách anh ấy đều để lại chỗ tôi cả;
⑥ Đọng lại: Văn thư không ứ đọng;
⑦ (văn) Lâu;
⑧ (văn) Đợi dịp;
⑨ [Liú] (Họ) Lưu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết quen thuộc của chữ Lưu .

Từ ghép 22

phòng, phường
fāng ㄈㄤ, fáng ㄈㄤˊ

phòng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con đê. Bờ đất cao để ngăn nước — Ngăn cản — Một âm là Phường. Xem Phường.

phường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phường hội
2. cái đê ngăn nước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khu vực trong thành ấp. § Ghi chú: Ngày xưa phân chia thành ấp theo từng khu. Ở trong vòng thành quách, của "kinh" hoặc "châu huyện" , gọi là "phường" , bên ngoài gọi là "thôn" . ◇ Thủy hử truyện : "Khán khán ai bộ thậm khẩn, các xứ thôn phường giảng động liễu" , (Đệ thập nhất hồi) Tình hình lùng bắt ráo riết, các xóm phường đều bàn tán xôn xao.
2. (Danh) Cửa tiệm. ◎ Như: "trà phường" tiệm trà, "phường tứ" hiệu buôn.
3. (Danh) Nhà, tòa xây đắp để tiêu biểu các người hiền tài ở làng mạc. ◎ Như: "trung hiếu phường" , "tiết nghĩa phường" .
4. (Danh) Trường sở, nhà dành riêng cho một hoạt động nào đó. ◎ Như: "tác phường" sở chế tạo.
5. (Danh) Cũng như "phòng" . ◇ Chiến quốc sách : "Trường thành cự phường, túc dĩ vi tái" , (Tần sách , ) Trường thành và đê lũy lớn, đủ làm quan tái (để phòng thủ).

Từ điển Thiều Chửu

① Phường, tên gọi các ấp các làng.
② Trong thành chia ra từng khu để cai trị cho dễ cũng gọi là phường.
③ Một vật gì xây đắp để tiêu-biểu các người hiền ở các làng mạc cũng gọi là phường. Như trung hiếu phường , tiết nghĩa phường , v.v.
④ Tràng sở, như tác phường sở chế tạo các đồ.
⑤ Cái đê, cùng nghĩa như chữ phòng .

Từ điển Trần Văn Chánh

Khu tập trung của một ngành nghề, phường: Phường hàng sắt; Phường nhuộm. Xem [fang].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phố, phường: Phường Hòa Bình;
② Tòa nhà lưu niệm có khung vòm: Phường Tiết Nghĩa;
③ (văn) Đê (dùng như , bộ ). Xem [fáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khu đất quy tụ những gia đình cùng làm một nghề. Chẳng hạn tác phẩm Nôm của Nguyễn Du có Thác lời trai phường nón ( Phường nón là nơi quy tụ các gia đình sống bằng nghề làm nón ) — Chỉ một bọn, một loại người giống nhau. Đoạn trường tân thanh có câu: » Tình cờ chẳng hẹn mà nên, mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường «.

Từ ghép 13

sū ㄙㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

váng sữa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Váng sữa, bơ. § Lấy sữa bò, sữa dê chế làm đồ ăn gọi là "lạc" , trên món lạc có một tầng sữa đông lại gọi là "tô" . Trên phần tô có chất như dầu gọi là "đề hồ" .
2. (Danh) Món ăn nấu bằng bột nhào với dầu. ◎ Như: "hạch đào tô" bánh bột trái đào.
3. (Danh) § Xem "đồ tô" .
4. (Tính) Xốp, giòn. ◎ Như: "tô đường" kẹo giòn (làm bằng bột, đường, mè, ...).
5. (Tính) Mềm yếu, bải hoải. ◎ Như: "tô ma" tê mỏi, "tô nhuyễn" bải hoải, mềm yếu.
6. (Tính) Nõn nà, mướt, láng. ◇ Kim Bình Mai : "Na phụ nhân nhất kính tương tô hung vi lộ, vân hoàn bán đả, kiểm thượng đôi hạ tiếu lai" , , (Đệ nhất hồi) Người đàn bà liền để hé bộ ngực nõn nà, búi tóc mây buông lơi, khuôn mặt lộ vẻ tươi cười.

Từ điển Thiều Chửu

① Váng sữa. Lấy sữa bò, sữa dê chế làm đồ ăn gọi là lạc, trên món lạc có một lớp sữa đóng đông lại gọi là tô. Trên phần tô có chất như dầu gọi là đê hồ .
② Tục gọi món ăn nhào dầu với bột là tô. Đồ ăn thức nào xốp mà chóng nhừ cũng gọi là tô.
③ Ðồ tô tên một thứ rượu, tục gọi là đồ tô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bơ;
② Xốp và giòn: Kẹo xốp;
③ Bánh xốp: Bánh xốp hạch đào;
④【】đồ tô [túsu] Xem ;
⑤ Bóng, láng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất bơ, chế từ sữa bò — Đồ ăn có chất bơ — Trơn láng. Td: Tô phát ( tóc mướt ).

Từ ghép 2

đáp
dā ㄉㄚ, dá ㄉㄚˊ

đáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trả lời
2. báo đáp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Báo đền. ◎ Như: "báo đáp" báo đền.
2. (Động) Trả lời, ứng đối. ◎ Như: "tiếu nhi bất đáp" cười mà không trả lời.
3. (Danh) Họ "Đáp".

Từ điển Thiều Chửu

① Báo đáp, đáp lại.
② Trả lời lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trả lời, đáp: Trả lời trôi chảy; Kẻ hỏi người đáp, người này hỏi người kia trả lời; Hỏi một đường trả lời một ngả;
② Báo đền, đáp đền: Đáp, đền đáp (công ơn). Xem [da].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [dá], thường dùng trong một số từ ghép như , . Xem [dá].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trở lại nói cho biết — Trả lời — Đền bù.

Từ ghép 18

lục, lựu
liù ㄌㄧㄡˋ, lù ㄌㄨˋ, luò ㄌㄨㄛˋ

lục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: lục lục )

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đá nhỏ nhiều.
2. (Tính) Bận rộn, bận bịu. ◎ Như: "mang lục" bận rộn. ◇ Tây du kí 西: "Giá nhất hướng tại đồ trung bôn lục, vị cập trí tạ" , (Đệ nhị thập nhị hồi) Khi ấy trên đường vội vã bận rộn, chưa đến tạ ơn.
3. § Xem "lục lục" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lục lục hèn hạ, theo đuôi. Như thử đẳng lục lục tiểu nhân (Tam quốc diễn nghĩa ) cái hạng hèn hạ tiểu nhân này.
② Nhiều việc bận rộn gọi là mang lục .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thường, tầm thường: Con người tầm thường;
② Công việc bề bộn: Bận bịu. Xem [liù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng đá chồng chất — Bận rộn nhiều việc. Cũng nói Mang lục ( trong Bạch thoại ).

Từ ghép 2

lựu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trục lăn, hòn lăn

Từ điển Trần Văn Chánh

】lựu độc [liùzhóu] Trục lăn, hòn lăn, quả lăn (làm bằng đá để cán ngũ cốc hoặc cán sân đập lúa). Cv. . Cg. [shígưn]. Xem [lù].
cấp
jí ㄐㄧˊ

cấp

phồn thể

Từ điển phổ thông

cấp bậc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ bậc. ◎ Như: "cao cấp" cấp bậc cao, "đặc cấp" cấp bậc đặc biệt.
2. (Danh) Bậc học. ◎ Như: "nhị niên cấp" bậc năm thứ hai.
3. (Danh) Bậc thềm. ◎ Như: "thập cấp" lên thềm, "thạch cấp" bậc đá.
4. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho bậc thềm, tầng lầu tháp. ◎ Như: "bách cấp thạch giai" bệ thềm đá một trăm bậc. (2) Đơn vị phân chia mức độ, thứ bậc của sự vật. ◎ Như: "tấn thăng tam cấp" thăng lên ba bậc, "địa chấn cường độ phân vi thất cấp" độ mạnh của động đất chia làm bảy mức.
5. (Danh) Đầu người. § Phép nhà Tần cứ chém được một đầu giặc được thăng một cấp, nên gọi cái đầu là "thủ cấp" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố hướng tiền nhất đao khảm hạ Đinh Nguyên thủ cấp" (Đệ tam hồi) (Lã) Bố giơ đao tới trước chặt đứt đầu Đinh Nguyên.

Từ điển Thiều Chửu

① Bậc, mỗi một bậc thềm gọi là một cấp, vì thế lên thềm gọi là thập cấp . Phàm sự gì có thứ bậc cũng gọi là cấp cả, như làm quan lên một bậc gọi là nhất cấp .
② Phép nhà Tần cứ chém được một đầu giặc được thăng một cấp, nên gọi cái đầu là thủ cấp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cấp: Cấp trên; Cấp huyện; Vận động viên cấp một (cấp A);
② Bậc, bực: Công nhân bậc ba; Thềm nhà có ba bực; Cùng bậc (học) không cùng lớp;
③ Tầng, từng: Tháp chín tầng;
④ (văn) Đầu quân giặc, thủ cấp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bậc thềm — Thứ bậc.

Từ ghép 20

tuyệt
jué ㄐㄩㄝˊ

tuyệt

giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắt đứt, dứt, cự tuyệt
2. hết, dứt
3. rất, cực kỳ
4. có một không hai

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dứt, đứt, ngớt: Ùn ùn không ngớt; Rẽ ngang dòng nước mà qua;
② Bặt: Bặt tin từ lâu;
③ Hết, sạch, tiệt: Nghĩ hết cách; Chém sạch giết sạch;
④ Rất, hết sức, vô cùng, có một không hai, tuyệt: Rất sớm; Hết sức sai lầm; Rất trọng người ấy; Tuyệt sắc;
⑤ Cùng, hết (hi vọng): Đường cùng; Tuyệt vọng, hết hi vọng;
⑥ Tuyệt đối, tuyệt nhiên, hoàn toàn: Tuyệt đối không phải như thế; Tuyệt nhiên không có ý định ấy. 【】tuyệt đối [jué duì] Tuyệt đối: Tuyệt đối an toàn; Tuyệt đối không cho phép; Sự lãnh đạo tuyệt đối; Tuyệt đối phục tùng;
⑦ Cách tuyệt, cách biệt;
⑧ Cắt đứt, đoạn tuyệt: Cắt đứt mối quan hệ, đoạn tuyệt giao du; Về đi thôi hề, xin đoạn tuyệt giao du (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑨ Thể cơ cổ: Thơ tứ tuyệt; Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.