nhi, năng
ér ㄦˊ, néng ㄋㄥˊ

nhi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. và, rồi
2. thế mà
3. lông má

Từ điển phổ thông

xe tang, xe đưa đám

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông ở trên hai má.
2. (Đại) Mày, ngươi. ◎ Như: "dư tri nhi vô tội dã" ta biết ngươi vô tội, "nhi ông" cha mày. ◇ Sử Kí : "Ngô ông tức nhược ông, tất dục phanh nhi ông, tắc hạnh phân ngã nhất bôi canh" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Cha ta tức là cha ngươi, ngươi muốn nấu cha ngươi thì chia cho ta một bát canh. § Ghi chú: Lời của Hán Vương nói khi Hạng Vũ định giết Thái Công là cha của Hán Vương.
3. (Đại) Tôi, ta. ◇ Sử Kí : "Tiền nhật sở dĩ bất hứa Trọng Tử giả, đồ dĩ thân tại, kim bất hạnh nhi mẫu dĩ thiên chung, Trọng Tử sở dục báo cừu giả vi thùy? Thỉnh đắc tòng sự yên" , , , ? (Nhiếp Chánh truyện ) Ngày trước sở dĩ không nhận lời giúp Trọng Tử, là vì còn có mẹ (già). Nay, chẳng may mẹ tôi đã qua đời. (Chẳng hay) cái người mà Trọng Tử muốn báo thù đó là ai? (Tôi) xin làm giúp.
4. (Giới) Đến, cho tới. ◎ Như: "tòng kim nhi hậu" từ bây giờ đến về sau. ◇ Dịch Kinh : "Thị cố hình nhi thượng giả vị chi đạo" (Hệ từ thượng ) Cho nên những cái từ hình trở lên gọi là đạo.
5. (Liên) Và, với. ◎ Như: "cơ trí nhi dũng cảm" cơ trí và dũng cảm.
6. (Liên) Nhưng mà, mà. ◇ Luận Ngữ : "Kì vi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả tiển hĩ" , (Học nhi ) Đã là người hiếu đễ, mà xúc phạm người trên (thì) hiếm có vậy.
7. (Liên) Mà còn, mà lại. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thì tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà còn mỗi buổi mỗi tập, chẳng cũng thích ư?
8. (Liên) Thì, liền. § Dùng như "tắc" , "tựu" . ◇ Dịch Kinh : "Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử thấy thời cơ thì làm ngay, không đợi hết ngày.
9. (Liên) Nên, cho nên. ◇ Tuân Tử : "Ngọc tại san nhi thảo mộc nhuận" (Khuyến học ) Ngọc ở trong núi nên cây cỏ tươi tốt.
10. (Liên) Nếu mà. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học (nếu) mà không suy nghĩ thì không hiểu, suy nghĩ (nếu) mà không học thì nguy hại.
11. (Liên) Huống là, huống chi. ◇ Trang Tử : "Phù thiên địa chí thần, nhi hữu tôn ti tiên hậu chi tự, nhi huống chi đạo hồ?" , , (Thiên đạo ) Kìa trời đất rất là thần minh, mà còn có thứ tự cao thấp trước sau, huống chi là đạo người?
12. (Trợ) Dùng ở đầu câu, tương đương với "khởi" , "nan đạo" : chứ đâu, nào phải. ◇ Luận Ngữ : "Vi nhân do kỉ, nhi do nhân hồ tai" , (Nhan Uyên ) Làm điều nhân là do mình, chứ đâu có do người?
13. (Trợ) Dùng ở cuối câu, tương đương với "hề" , "bãi liễu" : thôi, thôi đi. ◇ Luận Ngữ : "Dĩ nhi! Dĩ nhi! Kim chi tòng chánh giả đãi nhi" ! ! (Vi tử ) Thôi đi! Thôi đi! Làm quan thời nay chỉ nguy hiểm thôi.
14. (Động) Đến, tới. ◎ Như: "tự nam nhi bắc" từ nam đến bắc, "tự tráng nhi lão" từ trẻ mạnh đến già yếu.
15. (Động) Có thể, khả dĩ. § Dùng như chữ "năng" . ◇ Chiến quốc sách : "Tề đa tri nhi giải thử hoàn phủ?" (Tề sách lục) Tề biết nhiều, có thể tháo cái vòng ngọc này chăng?

Từ điển Thiều Chửu

① Mày, như nhi ông cha mày.
② Mà, vậy, dùng làm trợ ngữ như nhi kim an tại , dĩ nhi đã mà.
③ Bèn, lời nói chuyển xuống, như nhi mưu động can qua ư bang nội bèn mưu khởi sự đánh nhau ở trong nước.
④ Lông má.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (lt) Và: Nhiệm vụ vĩ đại và gian khổ;
② Mà, mà còn: Không hẹn mà nên; Không lợi mà còn có hại nữa; Có tiếng mà không có miếng.【】nhi kim [érjin] Hiện nay, ngày nay;【】nhi huống [érkuàng] Huống chi, huống hồ: ? Trời đất bốn mùa còn có thăng trầm, huống chi là con người! (Thế thuyết tân ngữ); 【 】nhi huống hồ [érkuànghu] (văn) Xem ;【】nhi huống vu [érkuàngyú] (văn) Như ; 【】nhi thả [érqiâ] Mà còn, vả lại, hơn nữa: Bà con vùng này không những đã chiến thắng mọi thiên tai, mà còn được mùa nữa; 【】nhi dĩ [éryê] ... mà thôi, ... thế thôi: Chẳng qua chỉ có thế mà thôi; Chỗ hơi giống nhau giữa lợi và hại, chỉ có kẻ trí biết được mà thôi (Chiến quốc sách);【】nhi dĩ nhĩ [éryê âr] (văn) Mà thôi; 【】nhi dĩ hồ [éryêhu] (văn) Mà thôi ư ?; 【】nhi dĩ dã [éryêyâ] (văn) Mà thôi vậy; 【】 nhi dĩ tai [éryê'ai] (văn) Mà thôi ư?; 【】nhi dĩ hĩ [éryêyê] (văn) Mà thôi vậy;
③ Rồi ...: Trói lại rồi giết chết. 【 】nhi hậu [érhòu] Sau này, sau đây, rồi thì;
④ (Vì...) mà: Tôi vì anh mà lo lắng (tôi lo cho anh);
⑤ ... đến...: Từ thu đến đông; Từ nhỏ đến lớn;
⑥ Nếu mà: Các anh không có ý (bảo vệ quê nhà) thì thôi, nếu có ý, thì xin hãy xem đầu ngựa của tôi hướng về đâu sẽ rõ (Thanh bại loại sao);
⑦ Nhưng (dùng như , bộ ): Ngựa thiên lí thì có luôn, nhưng Bá Nhạc thì không phải lúc nào cũng có (Hàn Dũ: Mã thuyết);
⑧ Như, giống như: Tiếng kêu kinh hãi của quân lính giống như nhà cửa lớn sụp đổ (Lã thị Xuân thu: Sát kim);
⑨ Mày, ông, ngươi: Ông của mày; ? Ngươi có biết lòng ngươi không? (Sử kí);
⑩ Trợ từ để kết thúc ý câu: Chả lẽ không nghĩ đến anh, chỉ vì đường xa quá thôi (Luận ngữ: Tử hãn);
⑪ Trợ từ cuối câu biểu thị sự cảm thán: ! Chờ ta ở chỗ bình phong trước cửa a! (Thi Kinh);
⑫ Trợ từ cuối câu nghi vấn hoặc phản vấn (thường dùng kèm với , bộ ): ? quỷ còn muốn được ăn, thì quỷ Nhược Ngao lẽ nào chẳng đói ư? (Tả truyện: Tuyên công tứ niên); Trợ từ dùng trong câu cầu khiến (biểu thị sự thúc giục hoặc ngăn cản): ! Thôi đi! Thôi đi! Những kẻ cầm quyền ngày nay thật nguy! (Luận ngữ: Vi tử); Trợ từ làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Thân mình dài cao hề (Thi Kinh: Tề phong, Y ta); Lông má.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mà — Tiếng để chuyển ý — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhi.

Từ ghép 27

năng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tài năng (dùng như , bộ ): Đức hợp với ý muốn của vua một nước, tài năng (năng lực) tỏ được sự tin cậy cho người của một nước (Trang tử: Tiêu dao du).
viết
yuē ㄩㄝ

viết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nói rằng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, hỏi, đáp. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" : , (Học nhi ) Khổng Tử nói: Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
2. (Động) Gọi là. ◇ Thư Kinh : "Ngũ hành: nhất viết thủy, nhị viết hỏa, tam viết mộc, tứ viết kim, ngũ viết thổ" : , , , , (Hồng phạm ) Ngũ hành: thứ nhất gọi là Thủy, thứ hai gọi là Hỏa, thứ ba gọi là Mộc, thứ tư gọi là Kim, thứ năm gọi là Thổ.
3. (Trợ) Đặt ở đầu câu hoặc giữa câu. ◇ Thi Kinh : "Ngã đông viết quy" (Bân phong , Đông san ) Ta ở đông về.

Từ điển Thiều Chửu

① Rằng, dùng làm lời phát ngữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nói: Khổng Tử nói...;
② Gọi là, là (thường dùng kèm với một số động từ như …): Đặt tên là trường nông dân; Gọi cái đài của mình là Linh đài (Mạnh tử); Gọi kẻ đó là U, Lệ (Mạnh tử); Nhà vua gọi thái tử là Cừu (Tả truyện); Một là nước, hai là lửa... (Thượng thư); Tiên đế khen ông ta là có tài năng (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
③ Rằng: … Tế Ngã đáp rằng... (Luận ngữ);
④ Trợ từ đầu câu: Ta đưa ông cậu, đi đến Vị Dương (Thi Kinh);
⑤ Trợ từ ở giữa câu: Ta đi về đông (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói — Nói rằng — Thường dùng làm tiếng phát ngữ từ ở đầu câu — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Viết.

Từ điển trích dẫn

1. Theo thầy học tập. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nguyên lai Trịnh Khang Thành danh Huyền, hiếu học đa tài, thường thụ nghiệp ư Mã Dung" (Đệ nhị thập nhị hồi) , , Nguyên Trịnh Khang Thành tên là Huyền, chăm học nhiều tài, khi trước là học trò của Mã Dung. ★ Tương phản: "thụ nghiệp" .
2. Tiếng học sinh tự xưng với thầy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Học tập do một người nào dạy.

học vấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

học vấn, kiến thức

Từ điển trích dẫn

1. Hiểu biết có được nhờ học tập. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nãi nãi bất tri đạo, ngã môn cô nương đích học vấn, liên ngã môn di lão gia thì thường hoàn khoa ni" , , (Đệ thất thập cửu hồi) Mợ không biết, về kiến thức của cô nương, ngay cả Di lão gia của chúng ta cũng thường khen ngợi đấy. ☆ Tương tự: "tri thức" .
2. Học hỏi. ◇ Cố Viêm Vũ : "Phù nhân dữ nghĩa, vị hữu bất học vấn nhi năng minh giả dã" , (Nhật tri lục , quyển thập nhất) Nhân nghĩa, chưa có ai không học hỏi mà có thể hiểu rõ được.
3. Đạo lí. ◎ Như: "giá kiện sự biểu diện giản đan, đãn lí diện đích học vấn khả đại liễu" , sự việc đó mặt ngoài đơn giản, nhưng đạo lí bên trong lại sâu xa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Học cái có sẵn và học cái chưa thấy, chưa biết. Chỉ chung việc học hỏi — Ta còn hiểu là cái công lao, hoặc cái trình độ học tập.
khóa
kè ㄎㄜˋ

khóa

phồn thể

Từ điển phổ thông

bài học

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khảo hạch, khảo thí, thử. ◎ Như: "khảo khóa" khảo thí. ◇ Quản Tử : "Thành khí bất khóa bất dụng, bất thí bất tàng" , (Thất pháp ) Vật làm thành không thử thì không dùng, không xét thì không cất giữ.
2. (Động) Thu, trưng thu. ◎ Như: "khóa thuế" thu thuế, đánh thuế.
3. (Động) Đốc xúc, đốc suất. ◇ Liêu trai chí dị : "Hoàng Anh khóa bộc chủng cúc" (Hoàng Anh ) Hoàng Anh đốc suất đầy tớ trồng cúc.
4. (Danh) Thuế. ◎ Như: "diêm khóa" thuế muối.
5. (Danh) Bài học.
6. (Danh) Giờ học. ◎ Như: "số học khóa" giờ học toán.
7. (Danh) Môn học. ◎ Như: "ngã giá học kì hữu ngũ môn khóa" học này tôi có năm môn học.
8. (Danh) Lượng từ: đơn vị bài học. ◎ Như: "giá bổn thư hữu thập bát khóa" sách này có mười tám bài học.
9. (Danh) Đơn vị dùng cho công việc hành chánh trị sự trong các cơ quan. ◎ Như: "xuất nạp khóa" , "tổng vụ khóa" .
10. (Danh) Quẻ bói. ◎ Như: "lục nhâm khóa" phép bói lục nhâm, "bốc khóa" bói quẻ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thi, tính. Phàm định ra khuôn phép mà thí nghiệm tra xét đều gọi là khóa. Như khảo khóa khóa thi, công khóa khóa học, v.v.
② Thuế má. Như diêm khóa thuế muối.
③ Quẻ bói. Như lục nhâm khóa phép bói lục nhâm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bài học: 30 Quyển sách này gồm có 30 bài học;
② Môn học: 8học này chúng ta có tất cả 8 môn học;
③ Giờ học: Giờ học toán;
④ Thuế, đánh thuế: Đánh thuế nặng; Thuế muối;
⑤ (cũ) Phòng, khoa: Phòng kế toán;
⑥ (văn) Quẻ bói: Phép bói lục nhâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho thi hạch hỏi để thử tài — Thuế má. Td: Thuế khóa — Một thời gian học tập. Td: Niên khóa — Trong Bạch thoại còn hiểu là việc làm trong lúc học tập, bài vở nhà trường. Cũng nói là Công khóa.

Từ ghép 16

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bài học — Thời hạn học tập được ấn định sẵn.

Từ điển trích dẫn

1. Phương pháp học tập bậc cao nhất. ◇ Văn Tử : "Thượng học dĩ thần thính, trung học dĩ tâm thính, hạ học dĩ nhĩ thính" , , (Quyển thượng , Đạo đức ).
2. Đi học, đến nhà trường để học. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cận nhân nữ học sanh ai thống quá thương, bổn tự khiếp nhược đa bệnh đích, xúc phạm cựu chứng, toại liên nhật bất tằng thượng học" , , , (Đệ nhị hồi) Gần đây vì cô học trò quá thương xót, vốn người yếu đuối lắm bệnh, phạm phải chứng cũ, nên nhiều ngày không đi học.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới trường. Đi học.
uẩn, ôn
wēn ㄨㄣ, yùn ㄩㄣˋ

uẩn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎ Như: "ôn thủy" nước ấm, "ôn noãn" ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎ Như: "ôn ngữ" lời êm ái dịu dàng. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎ Như: "ôn nhất hồ tửu" hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇ Tây sương kí 西: "Tảo vãn ôn tập kinh sử" (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎ Như: "thể ôn" thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ "Ôn".
7. Một âm là "uẩn". § Cũng như "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hòa, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

ôn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhắc lại, xem lại
2. ấm áp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎ Như: "ôn thủy" nước ấm, "ôn noãn" ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎ Như: "ôn ngữ" lời êm ái dịu dàng. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎ Như: "ôn nhất hồ tửu" hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇ Tây sương kí 西: "Tảo vãn ôn tập kinh sử" (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎ Như: "thể ôn" thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ "Ôn".
7. Một âm là "uẩn". § Cũng như "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hòa, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ấm: Nước ấm;
② Nhiệt độ, ôn độ: Cặp nhiệt độ;
③ Hâm: Hâm rượu;
④ Ôn, học lại: Ôn cũ biết mới;
⑤ Ôn hòa, điềm đạm, êm dịu: Ôn hòa và hiền lành;
⑥ Như [wen];
⑦ [Wen] (Họ) Ôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấm áp ( trái với lạnh ). Thơ Bà Huyện Thanh quan có câu: » Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn « — Sưởi ấm — Tìm kiếm, nhắc lại việc cũ — Chỉ tính êm đềm — Bệnh sống sót — Danh từ Đông y, chỉ sự bổ dưỡng — Tên người, tức Phan Huy Ôn, 1755 – 1786, danh sĩ đời Lê, tự là Hòa Phủ, hiệu là Chỉ Am, người xã Thu hoạch, huyện Can lộc tỉnh Hà tĩnh, đậu tiến sĩ năm 1780, niên hiệu Cảnh hưng thứ 41 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Đốc đồng tại các tỉnh Sơn Tây, rồi Thái nguyên, được phong tước Mĩ xuyên Bá. Các tác phẩm biên khảo bằng chữ Hán có Thiên nam lịch triều liệt huyện đăng khoa bị khảo, và Khoa bảng tiêu kì.

Từ ghép 31

Từ điển trích dẫn

1. Khu vực thuận tiện cho học sinh học tập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng trong nước, được phân chia theo tình trạng giáo dục.

Từ điển trích dẫn

1. Việc học cho trẻ nhỏ.
2. Tên gọi tắt của sách "Ấu học quỳnh lâm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc học tập của trẻ nhỏ — Lớp học của trẻ nhỏ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.