thúc
shū ㄕㄨ

thúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chú ruột, cậu ruột
2. tiếng anh gọi em trai

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhặt nhạnh, thu thập. ◇ Thi Kinh : "Cửu nguyệt thúc tư" (Bân phong , Thất nguyệt ) Tháng chín thu nhặt cây gai dầu.
2. (Danh) Anh gọi em trai là "thúc". ◎ Như: "nhị thúc" chú hai.
3. (Danh) Chị dâu gọi em trai chồng là "thúc".
4. (Danh) Chú (em trai của cha). ◎ Như: "thúc phụ" chú ruột.
5. (Danh) Hàng thứ ba, trong các hàng anh em ruột, gồm có: "bá, trọng, thúc, quý" , , , hoặc "mạnh, trọng, thúc, quý" , , , .
6. (Danh) Chỉ chung các loại đậu. § Thông "thục" .
7. (Danh) Họ "Thúc". ◎ Như: "Thúc Tề" .
8. (Tính) Mạt, suy. ◎ Như: "thúc thế" mạt thế, thời kì suy loạn, "thúc đại" thời đại suy loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bé, anh gọi em là thúc. Như nhị thúc chú hai.
② Chú, em bố gọi là thúc. Như thúc phụ chú ruột.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chú ruột: Chú cháu; Chú họ; Chú vợ; Chú hai;
② Hàng thứ ba trong anh em ruột: Bá, trọng, thúc, quý;
③ Chú (để gọi những người ngang tuổi hay gần bằng tuổi với cha mình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người chú ( em trai của cha ) — Tiếng anh gọi em trai, hoặc vợ gọi em trai của chồng — Nhặt. Lượm.

Từ ghép 7

liêu
liáo ㄌㄧㄠˊ

liêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bạn cùng làm việc, người cùng làm quan

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quan lại. ◎ Như: "quan liêu" quan lại. ◇ Thư Kinh : "Bách liêu sư sư" (Cao Dao Mô ) Các quan noi theo nhau.
2. (Danh) Người cùng làm việc. ◎ Như: "đồng liêu" người cùng làm việc.
3. (Danh) Anh em rể gọi là "liêu tế" 婿.
4. (Danh) Họ "Liêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Người bằng vai, là người bạn cùng làm việc, như quan liêu người cùng làm quan với mình, cũng gọi là đồng liêu .
Anh em rể cũng gọi là liêu tế 婿.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Quan) liêu, bạn, đồng nghiệp: Quan liêu; Đồng liêu, bạn cùng làm quan với nhau; 婿 Anh em bạn rể.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẹp đẽ. Vẻ đẹp — Ông quan — Bạn cùng làm quan với nhau — Chỉ chung bạn bè — Bọn. Bầy.

Từ ghép 10

suất
shuāi ㄕㄨㄞ

suất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vứt xuống đất, quẳng đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quẳng, vứt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc thính liễu, đăng thì phát tác khởi si cuồng bệnh lai, trích hạ na ngọc, tựu ngận mệnh suất khứ" , , , (Đệ tam hồi) Bảo Ngọc nghe vậy, tức thì nổi cơn điên khùng, bứt viên ngọc đó ra, vứt phăng đi.
2. (Động) Rơi xuống. ◎ Như: "tiểu tâm! biệt tòng lâu thê thượng suất hạ lai" ! coi chừng, đừng rớt xuống từ thang lầu.
3. (Động) Đánh rơi. ◎ Như: "tha bất tiểu tâm, bả oản cấp suất liễu" , nó không cẩn thận, đánh vỡ cái bát rồi.
4. (Động) Ngã, té. ◎ Như: "suất đảo tại địa thượng" ngã lăn ra (trên mặt đất).
5. (Danh) Một thế quật trong nhu đạo.

Từ điển Thiều Chửu

① Quẳng xuống đất, quẳng đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quẳng, vứt: Vứt chiếc mũ lên giường;
② Rơi xuống: Trèo lên cây phải chú ý, không khéo bị rơi xuống;
③ Đánh vỡ: Đánh vỡ chiếc chén rồi;
④ Ngã: Anh ấy bị ngã.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vứt, liệng xuống đất — Bỏ đi.

Từ ghép 2

mễ, mị
mī ㄇㄧ

mễ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếng gọi mèo

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) "Mễ mễ" tiếng mèo kêu meo meo. ◎ Như: "tiểu miêu mễ mễ khiếu" mèo con kêu meo meo.
2. (Trạng thanh) Tiếng cười nhỏ hi hi. ◎ Như: "tiếu mễ mễ" cười hi hi.

Từ điển Thiều Chửu

① Mễ đột dịch âm chữ mètre của Pháp, một thứ thước đo của nước Pháp.
② Một âm là mị. Tiếng dê kêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

】mễ đột [mêtu] (cũ) Mét (tiếng Pháp: mètre).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dê kêu — Tên gọi một thước tây ( mét ).

Từ ghép 2

mị

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) "Mễ mễ" tiếng mèo kêu meo meo. ◎ Như: "tiểu miêu mễ mễ khiếu" mèo con kêu meo meo.
2. (Trạng thanh) Tiếng cười nhỏ hi hi. ◎ Như: "tiếu mễ mễ" cười hi hi.

Từ điển Thiều Chửu

① Mễ đột dịch âm chữ mètre của Pháp, một thứ thước đo của nước Pháp.
② Một âm là mị. Tiếng dê kêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Be he, meo meo (tiếng dê hoặc mèo kêu).【】 mị mị [mimi]
① Be he (tiếng dê kêu);
② Meo meo (tiếng mèo kêu);
③ (Cười) mỉm: Anh ấy cười mỉm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dê kêu.
lung
lóng ㄌㄨㄥˊ

lung

phồn thể

Từ điển phổ thông

điếc, nghễnh ngãng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh điếc.
2. (Tính) Điếc. ◇ Trang Tử : "Lung giả vô dĩ dự hồ chung cổ chi thanh" (Tiêu dao du ) Kẻ điếc không có cách gì dự nghe tiếng chuông, trống.
3. (Tính) Ngu muội, không hiểu sự lí. ◇ Tả truyện : "Trịnh chiêu, Tống lung" , (Tuyên Công thập tứ niên ) Trịnh sáng (hiểu sự lí), Tống ngu (không hiểu sự lí).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðiếc.

Từ điển Trần Văn Chánh

Điếc: Tai anh ấy bị điếc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điếc. Tai bị bệnh không nghe được nữa.

Từ ghép 2

thụy
shuì ㄕㄨㄟˋ

thụy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giấc ngủ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngủ. ◇ Nguyễn Du : "Sơn ổ hà gia đại tham thụy, Nhật cao do tự yểm sài môn" , (quỷ Môn đạo trung ) Trong xóm núi, nhà ai ham ngủ quá, Mặt trời đã lên cao mà cửa củi còn đóng kín. § Quách Tấn dịch thơ: Nhà ai góc núi sao ham giấc, Nắng gội hiên chưa mở cánh bồng.
2. (Động) Ngủ gục, ngủ gật, buồn ngủ. ◇ Chiến quốc sách : "Độc thư dục thụy, dẫn chùy tự thứ kì cổ, huyết lưu chí túc" , , (Tần sách nhất ) Đọc sách mà muốn ngủ gục thì tự cầm dùi đâm vào vế, máu chảy tới bàn chân.
3. (Động) Nằm thẳng cẳng, nằm dài. ◇ Thủy hử truyện : "Lí Vân cấp khiếu: Trúng liễu kế liễu. Kháp đãi hướng tiền, bất giác tự gia dã đầu trọng cước khinh, vựng đảo liễu, nhuyễn tố nhất đôi, thụy tại địa hạ" : . , , , , (Đệ tứ thập tam hồi) Lí Vân vội kêu: Mắc mưu rồi. Hắn sắp bước tới, bất giác thấy đầu nặng chân nhẹ, choáng váng té xuống, mềm nhũn cả người, nằm dài trên đất.
4. (Tính) Để dùng khi ngủ. ◎ Như: "thụy y" quần áo ngủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngủ, lúc mỏi nhắm mắt gục xuống cho tinh thần yên lặng gọi là thụy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngủ: Ngủ trưa; Anh ấy ngủ rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhắm mắt ngủ.

Từ ghép 9

gū ㄍㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mẹ chồng, mẹ vợ, cô ruột
2. con gái chưa chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng xưng hô: (1) Phụ nữ gọi mẹ chồng là "cô". ◇ Phù sanh lục kí : "Ninh thụ trách ư ông, vật thất hoan ư cô dã" , (Khảm kha kí sầu ) (Em) thà chịu cha khiển trách, chớ đừng làm mất lòng mẹ. (2) Chị em với cha gọi là "cô". (3) Chị dâu gọi em gái chồng là "cô". (4) Mẹ vợ gọi là "ngoại cô" .
2. (Danh) Tiếng gọi chung đàn bà con gái.
3. (Danh) Tục gọi con gái chưa chồng là "cô".
4. (Danh) Phụ nữ xuất gia tu hành. ◎ Như: "ni cô" , "đạo cô" .
5. (Danh) Họ "Cô".
6. (Phó) Hẵng, hãy, cứ, hãy tạm. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Cổ tiên chi sự cô trí vật luận" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Việc đời trước hẵng tạm không bàn. ◇ Mạnh Tử : "Cô xả nhữ sở học nhi tòng ngã" (Lương Huệ vương hạ ) Hãy bỏ cái mi học mà theo ta.
7. (Phó) § Xem "cô tức" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mẹ chồng.
② Chị dâu gọi em gái chồng là tiểu cô .
③ Chị em với bố cũng gọi là cô.
④ Mẹ vợ cũng gọi là ngoại cô .
⑤ Tiếng gọi chung của đàn bà con gái. Tục gọi con gái chưa chồng là cô.
⑥ Tiếng giúp lời, nghĩa là hẵng, hãy. Như cô xả nhữ sở học nhi tòng ngã hãy bỏ cái mày học mà theo ta.
⑦ Cô tức núm náu, yêu không phải đạo gọi là cô tức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cô (gọi chung đàn bà con gái, hoặc gọi con gái chưa chồng): Em gái chồng; Sư cô, ni cô;
② Cô (em hoặc chị gái của cha);
③ Mẹ chồng;
④ Mẹ vợ: Mẹ vợ;
⑤ (văn) Tạm thời, hãy tạm: Tạm không bàn tới; Ông hãy tạm chờ đó (Hàn Phi tử).【】 cô thả [guqiâ] (pht) Tạm thời, hãy: Anh hãy thử xem.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mẹ chồng — Chị hoặc em gái của cha — Tiếng người vợ gọi chị hoặc em gái của chồng mình — Tiếng gọi chung đàn bà con gái. Ta chỉ dùng để gọi người con gái hoặc đàn bà thật trẻ mà thôi.

Từ ghép 25

nông
nóng ㄋㄨㄥˊ

nông

phồn thể

Từ điển phổ thông

người làm ruộng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ruộng, trồng trọt, cầy cấy.
2. (Động) Cần cù, cố gắng. ◇ Kê Khang : "Ngũ cốc dịch thực, nông nhi khả cửu" , (Đáp hướng tử kì nan dưỡng sanh luận ) Ngũ cốc thay đổi trồng trọt, cố gắng thì có thể được lâu dài.
3. (Danh) Nghề làm ruộng, trồng trọt. § Ngày xưa cho "sĩ" học trò, "nông" làm ruộng, "công" làm thợ, "thương" đi buôn: là "tứ dân" .
4. (Danh) Người làm ruộng, người làm việc canh tác. ◇ Luận Ngữ : "Phàn Trì thỉnh học giá, tử viết: Ngô bất như lão nông" , : (Tử Lộ ) Phàn Trì xin học làm ruộng, Khổng Tử nói: Ta không bằng một nông phu già.
5. (Danh) Quan coi về việc ruộng nương.
6. (Danh) Họ "Nông".
7. (Tính) Thuộc về nhà nông. ◎ Như: "nông cụ" đồ dùng của nhà nông, "nông xá" nhà ở thôn quê.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghề làm ruộng.
② Kẻ làm ruộng.
③ Ngày xưa cho sĩ học trò, nông làm ruộng, công làm thợ, thương đi buôn là tứ dân .
④ Quan coi về việc ruộng nương.
⑤ Họ Nông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghề làm ruộng, nông nghiệp: Nông cụ; Làm nghề nông;
② Người làm ruộng, nông dân: Trung nông;
③ (cũ) Quan coi về việc ruộng nương;
④ [Nóng] (Họ) Nông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc làm ruộng. Ca dao có câu: » Anh ơi cố chí canh nông, mười phần ta cũng giữ trong tám phần « — Người làm ruộng — Gắng sức.

Từ ghép 29

giáp, hiệp, hạp
xiá ㄒㄧㄚˊ

giáp

phồn thể

Từ điển phổ thông

eo đất, eo biển

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dòng nước hẹp và dài ở giữa hai núi. § Thường dùng để đặt tên đất. ◎ Như: "Vu Hạp" kẽm Vu.
2. (Danh) Vùng đất giữa hai núi. ◎ Như: "Ba-nã-mã địa hạp" Panama.
3. (Danh) Eo biển. ◎ Như: "Đài Loan hải hạp" eo biển Đài Loan.
4. § Cũng đọc là "hiệp", "giáp".

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ mỏm núi thè vào trong nước gọi là hạp.
② Ðịa hạp eo đất, chỗ hai bể thông nhau gọi là hải hạp . Có nơi đọc là chữ giáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỗ mõm núi thè vào trong nước;
② Eo: Eo Tam Môn trên sông Hoàng Hà; Eo đất; Eo biển.

hiệp

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dòng nước hẹp và dài ở giữa hai núi. § Thường dùng để đặt tên đất. ◎ Như: "Vu Hạp" kẽm Vu.
2. (Danh) Vùng đất giữa hai núi. ◎ Như: "Ba-nã-mã địa hạp" Panama.
3. (Danh) Eo biển. ◎ Như: "Đài Loan hải hạp" eo biển Đài Loan.
4. § Cũng đọc là "hiệp", "giáp".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỗ mõm núi thè vào trong nước;
② Eo: Eo Tam Môn trên sông Hoàng Hà; Eo đất; Eo biển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Núi nhô ra biển. Cũng đọc Hạp.

Từ ghép 2

hạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

eo đất, eo biển

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dòng nước hẹp và dài ở giữa hai núi. § Thường dùng để đặt tên đất. ◎ Như: "Vu Hạp" kẽm Vu.
2. (Danh) Vùng đất giữa hai núi. ◎ Như: "Ba-nã-mã địa hạp" Panama.
3. (Danh) Eo biển. ◎ Như: "Đài Loan hải hạp" eo biển Đài Loan.
4. § Cũng đọc là "hiệp", "giáp".

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ mỏm núi thè vào trong nước gọi là hạp.
② Ðịa hạp eo đất, chỗ hai bể thông nhau gọi là hải hạp . Có nơi đọc là chữ giáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỗ mõm núi thè vào trong nước;
② Eo: Eo Tam Môn trên sông Hoàng Hà; Eo đất; Eo biển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Núi nhô ra biển.

Từ ghép 4

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vạt áo và tay áo. Chỉ tình anh em, tình bạn bè thân thiết không rời.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.