hiện
xiàn ㄒㄧㄢˋ

hiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xuất hiện, tồn tại
2. bây giờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bày rõ ra, lộ ra. ◎ Như: "hiển hiện" bày rõ.
2. (Phó) Ngay bây giờ, tức thì, ngay, vừa. ◎ Như: "hiện mãi hiện mại" vừa mua vừa bán, "hiện tố hiện cật" vừa làm vừa ăn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trác vấn tam nhân hiện cư hà chức" (Đệ nhất hồi) (Đổng) Trác hỏi ba người nay làm chức quan gì.
3. (Tính) Trước mắt, nay, bây giở. ◎ Như: "hiện đại xã hội" xã hội thời nay.
4. (Tính) Sẵn, (tiền) mặt, có sẵn, thực có. ◎ Như: "hiện tiền" tiền mặt, "hiện hóa" hàng có sẵn.
5. (Danh) Tiền mặt. ◎ Như: "đoái hiện" đổi thành tiền mặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiển hiện, rõ ràng.
② Hiện ngay bây giờ, như hiện tại hiện bây giờ.
③ Có thực ngay đấy.
④ Ánh sáng ngọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiện thời, hiện đang, bây giờ, trước mắt, nay: Giai đoạn trước mắt; Nay cử ông Nguyễn đến bàn với quý trường;
② Tức thời, ngay, vừa: Vừa học vừa dạy;
③ Tiền mặt, mặt, có sẵn: Đổi thành tiền mặt; Bạc mặt; Tiền mặt; Hàng có sẵn;
④ Hiện ra, bày rõ ra, lộ ra, xuất hiện: Hiện rõ nguyên hình; Gương mặt mẹ tôi lộ vẻ tươi cười;
⑤ Vừa, liền: Vừa rang vừa bán; Vừa soạn vừa hát;
⑥ (văn) Ánh sáng của viên ngọc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh sáng của ngọc — Lộ ra rõ ràng — Có thật trước mắt — Bây giờ, ngày nay.

Từ ghép 29

tinh thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. Linh khí của thiên địa vạn vật. ◇ Lễ Kí : "Khí như bạch hồng, thiên dã. Tinh thần hiện ư san xuyên, địa dã" , . , (Sính nghĩa ) Hơi khí như mống trắng, trời vậy. Linh khí hiện ra ở núi sông, đất vậy.
2. Tâm thần, thần chí. ★ Tương phản: "thể phách" , "nhục thể" . ◇ Nho lâm ngoại sử : "Tinh thần điên đảo, hoảng hốt bất ninh" , (Đệ ngũ hồi) Tâm thần điên đảo, mơ hồ không yên ổn.
3. Tư tưởng hoặc chủ nghĩa. ◎ Như: "dân chủ tinh thần" tư tưởng dân chủ.
4. Khí lực, tinh lực. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá hội tử hữu nhân, ngã dã một tinh thần liễu" , (Đệ lục hồi) Bây giờ đương có người, ta chẳng còn hơi sức nào nữa (để nghĩ đến việc đó).
5. Chỉ ý thức, tư duy hoặc trạng thái tâm lí nào đó (tâm lí học). ☆ Tương tự: "tâm linh" . ★ Tương phản: "thể phách" , "nhục thể" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần vô hình tốt đẹp trong con người. Đoạn trường tân thanh : » Mai cốt cách, tuyết tinh thần «.
vật
wù ㄨˋ

vật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con vật
2. đồ vật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ chung người, sự việc, các loài trong trời đất. ◎ Như: "thiên sanh vạn vật" trời sinh ra muôn vật.
2. (Danh) Người khác, sự việc, cảnh giới bên ngoài (đối với bản ngã). ◇ Phạm Trọng Yêm : "Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỉ bi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn.
3. (Danh) Nội dung, thực chất. ◎ Như: "hữu vật hữu tắc" mỗi sự vật có phép tắc riêng, "không đỗng vô vật" trống rỗng, không có nội dung gì.
4. (Danh) Riêng chỉ người. ◎ Như: "vật nghị" lời bàn tán, bình phẩm của quần chúng, người đời. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ dĩ hình tích quỷ dị, lự hãi vật thính, cầu tức bá thiên" , , (Thanh Nga ) Cô gái vì hành trạng lạ lùng, lo ngại người ta bàn tán, liền xin dọn nhà đi nơi khác.
5. (Động) Tìm, cầu. ◎ Như: "vật sắc" dò la, tìm tòi. ◇ Phù sanh lục kí : "Thiến môi vật sắc, đắc Diêu thị nữ" , (Khảm kha kí sầu ) Nhờ mai mối dò la, tìm được một người con gái nhà họ Diêu.
6. (Động) Chọn lựa. ◇ Tả truyện : "Vật thổ phương, nghị viễn nhĩ" , (Chiêu Công tam thập nhị niên ) Chọn đất đai phương hướng, bàn định xa gần.

Từ điển Thiều Chửu

① Các loài sinh ở trong trời đất đều gọi là vật cả. Thông thường chia ra ba loài: (1) Ðộng vật giống động vật, (2) Thực vật giống thực vật, (3) Khoáng vật vật mỏ, v.v.
② Sự vật, như hữu vật hữu tắc một vật có một phép riêng.
③ Vật sắc dò la tìm tòi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ, vật, đồ vật, sự vật, của cải: Của công; Sự vật mới; Mỗi sự vật đều có phép tắc riêng;
② Người ta, thế gian: Xử thế, cư xử, ăn nói;
③ 【】vật sắc [wùsè] Tìm kiếm người nào dựa theo những vật mà người ấy dùng. (Ngr) Tìm kiếm, tìm hiểu, thăm dò, tìm tòi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung mọi thứ mọi loài. Td: Động vật. Sinh vật — Đồ đạc. Đoạn trường tân thanh : » Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung «.

Từ ghép 99

a đổ vật 阿堵物ái vật 愛物anh vật 英物ẩn hoa thực vật 隱花植物ân vật 恩物bác vật 博物bác vật học 博物學bác vật quán 博物館bác vật quán 博物馆bạc vật tế cố 薄物細故bác vật viện 博物院bái vật 拜物bái vật giáo 拜物教bảo vật 宝物bảo vật 寶物bôi trung vật 杯中物cách vật 格物cách vật trí tri 格物致知cải vật 改物cảnh vật 景物cổ vật 古物cống vật 貢物cức bì động vật 棘皮動物dị vật 異物duy vật 唯物duy vật luận 唯物論dương vật 陽物đại nhân vật 大人物điển vật 典物độc vật 毒物động vật 动物động vật 動物hóa vật 貨物khoáng vật 鑛物lễ vật 禮物linh vật 靈物mao vật 毛物mỗ vật 某物ngạo vật 傲物ngoại vật 外物nhân vật 人物phẩm vật 品物phế vật 废物phế vật 廢物phong vật 風物phục vật 服物phương vật 方物quái vật 怪物quý vật 貴物sản vật 產物sinh vật 生物sinh vật học 生物學súc vật 畜物sủng vật 宠物sủng vật 寵物sự vật 事物tác vật 作物tang vật 贓物tạo vật 造物tể vật 宰物thông vật 通物thú vật 獸物thực vật 植物thực vật 食物tín vật 信物uế vật 穢物vạn vật 萬物văn vật 文物vật cạnh 物競vật chất 物質vật chủ 物主vật chủng 物種vật dục 物慾vật dụng 物用vật giá 物價vật giới 物界vật hình 物形vật hóa 物化vật hoán 物換vật hoán tinh di 物换星移vật hoán tinh di 物換星移vật kiện 物件vật lí 物理vật lí học 物理學vật liệu 物料vật lụy 物累vật lực 物力vật ngoại 物外vật phẩm 物品vật sản 物產vật sắc 物色vật thể 物體vật tính 物性vi sinh vật 微生物viễn vật 遠物vô vật 無物vưu vật 尤物xuẩn vật 蠢物yêu vật 妖物
tiên
biān ㄅㄧㄢ

tiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái roi
2. gậy, que
3. pháo đốt
4. quất, đánh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh ngựa. ◇ Tả truyện : "Mã bất xuất giả, trợ chi tiên chi" , (Ai Công nhị thập thất niên ).
2. (Động) Đánh, vụt, quất (bằng roi). ◇ Tả truyện : "Công nộ, tiên Sư Tào tam bách" , (Ai Công thập tứ niên ).
3. (Động) Đốc xúc, khuyến khích. ◇ Hàn Dũ : "Cổ tâm tuy tự tiên, Thế lộ chung nan ảo" , (Đáp Mạnh Giao ) Tư tưởng người xưa (khác với phàm tục) tuy có khuyến khích mình, Đường đời rốt cuộc khó mà làm trái đi được.
4. (Danh) Roi. ◎ Như: "mã tiên" roi ngựa, "bì tiên" roi da. § Còn gọi là "biên tử" .
5. (Danh) Một thứ binh khí thời xưa, rèn bằng sắt. ◎ Như: "cương tiên" roi sắt.
6. (Danh) Rễ tre. ◇ Viên Ưng : "Trúc tử thiêu liễu, Hoàn hữu trúc chi; Trúc chi đoạn liễu, Hoàn hữu trúc tiên" , ; , (Thanh san thúy trúc ).
7. (Danh) Dây pháo. ◎ Như: "phóng tiên" đốt pháo.
8. (Danh) Hình phạt đánh roi (thời xưa).
9. (Danh) Tục gọi dương vật là "tiên" . ◎ Như: "ngưu tiên" dương vật bò (ngầu pín). ◇ Quan Hán Khanh : "Kim tiêu đỗng phòng hoa chúc dạ, Thí khán trạng nguyên nhất điều tiên" , (Bùi Độ hoàn đái ) Đêm nay là đêm động phòng hoa chúc, Thử xem "cây roi da" của trạng nguyên.
10. (Danh) Lượng từ: dùng cho tia sáng và cảnh sắc. ◇ Tây sương kí 西: "Tứ vi san sắc trung, nhất tiên tàn chiếu lí" , (Đệ tứ bổn , Đệ tam chiết).

Từ điển Thiều Chửu

Hình roi. Một thứ dùng trong hình pháp để đánh người.
② Cái roi trun, cái roi đánh ngựa.
③ Một thứ đồ binh rèn bằng sắt gọi là thiết tiên .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Roi, roi vọt: Chiếc roi da; Roi sắt (binh khí cũ);
② (văn) Quất, quật, vút, vụt, đánh (bằng roi): Quất cho ngựa phóng lên;
Hình phạt đánh bằng roi;
④ Dây pháo, pháo: Một tràng pháo; 1. Đốt pháo; 2. Nổ bánh xe;
⑤ (đph) Dương vật (bò, dê, ngựa...): Dương vật bò, ngầu pín; Dương vật dê;
⑥ (văn) Cổ lệ, khuyến khích. 【】tiên sách [biancè] Thúc giục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái roi ngựa — Cái roi, một thứ vũ khí thời xưa — Hình phạt đánh bằng roi thời xưa.

Từ ghép 7

ưng, ứng
yīng ㄧㄥ, yìng ㄧㄥˋ

ưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ưng, thích

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lời, thưa. ◎ Như: "ứng đối" đối đáp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hô chi bất ứng" (Tân lang ) Gọi mà không trả lời.
2. (Động) Nhận chịu, cho. ◎ Như: "hữu cầu tất ứng" hễ cầu xin thì được cho. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tích Xuân thính liễu tuy thị vi nan, chỉ đắc ứng liễu" , (Đệ ngũ thập hồi) Tích Xuân nghe xong tuy biết là khó làm, cũng phải nhận lời.
3. (Động) Hòa theo, phụ họa. ◎ Như: "hưởng ứng" phụ họa. ◇ Sử Kí : "Chư quận huyện khổ Tần lại giả, giai hình kì trưởng lại, sát chi dĩ ứng Trần Thiệp" , , (Trần Thiệp thế gia ) Các quận huyện cực khổ vì quan lại nhà Tần, đều phơi bày tội trạng bọn trưởng quan, giết họ để hưởng ứng Trần Thiệp.
4. (Động) Đối phó. ◎ Như: "ứng thế" đối phó xử xự trong đời, "tùy cơ ứng biến" tùy theo trường hợp mà đối phó.
5. (Động) Chứng thật, đúng với. ◎ Như: "ứng nghiệm" đúng thật, hiệu nghiệm. ◇ Thủy hử truyện : "Giá tứ cú dao ngôn dĩ đô ứng liễu" (Đệ tam thập cửu hồi) Bốn câu đồng dao đều nghiệm đúng (với tội trạng của Tống Giang).
6. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "đắc tâm ứng thủ" nghĩ và làm hợp nhất, nghĩ sao làm vậy. ◇ Dịch Kinh : "Cương nhu giai ứng" (Hằng quái ) Cương và nhu đều thuận hợp.
7. (Động) Tiếp nhận.
8. (Danh) Cái trống nhỏ.
9. (Danh) Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
10. (Danh) Họ "Ứng".
11. Một âm là "ưng". (Phó) Nên thế, cần phải. ◎ Như: "ưng tu" nên phải, "chỉ ưng" chỉ nên. ◇ Lâm Tự Hoàn : "Phàm sở ưng hữu, vô sở bất hữu" , (Khẩu kĩ ) Tất cả những gì phải có, thì đều có cả.
12. (Phó) Có lẽ, có thể. ◇ Đỗ Phủ : "Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỉ hồi văn" , (Tặng Hoa Khanh ) Khúc nhạc này chắc là chỉ có ở trên trời, (Ở) nhân gian mấy thuở mà được nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðáp, như ứng đối đáp thưa.
② Ứng theo, như ta đập mạnh một cái thì nghe bên ngoài có tiếng vang ứng theo, gọi là hưởng ứng , làm thiện được phúc, làm ác phải vạ gọi là báo ứng , vì lòng thành cầu mà được như nguyện gọi là cảm ứng , v.v.
③ Cái trống con.
④ Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
⑤ Một âm là ưng. Nên thế.
⑥ Nên, lời nói lường tính trước, như ưng tu nên phải, chỉ ưng chỉ nên, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thưa, đáp lại (lời gọi): Gọi mãi hắn không thưa;
② Nên, cần, phải: Nghĩa vụ phải làm tròn; Tội phải chết; Phát hiện sai lầm nên uốn nắn ngay;
③ Nhận lời, đồng ý: ! Việc đó do tôi nhận làm, tôi xin chịu trách nhiệm vậy!;
④ (Một loại) nhạc khí thời xưa (trong có cây dùi, gõ lên để hòa nhạc);
⑤ Cái trống con: Trống nhỏ trống lớn đều là trống treo (Thi Kinh: Chu tụng, Hữu cổ);
⑥ [Ying] Nước Ưng (một nước thời cổ, ở phía đông huyện Lỗ Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay);
⑦ [Ying] (Họ) Ưng. Xem [yìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận. Bằng lòng. Td: Ưng thuận — Nên. Đáng như thế. Td: Lí ưng ( đáng lẽ ) — Một âm là Ứng. Xem Ứng.

Từ ghép 10

ứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ứng phó

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lời, thưa. ◎ Như: "ứng đối" đối đáp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hô chi bất ứng" (Tân lang ) Gọi mà không trả lời.
2. (Động) Nhận chịu, cho. ◎ Như: "hữu cầu tất ứng" hễ cầu xin thì được cho. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tích Xuân thính liễu tuy thị vi nan, chỉ đắc ứng liễu" , (Đệ ngũ thập hồi) Tích Xuân nghe xong tuy biết là khó làm, cũng phải nhận lời.
3. (Động) Hòa theo, phụ họa. ◎ Như: "hưởng ứng" phụ họa. ◇ Sử Kí : "Chư quận huyện khổ Tần lại giả, giai hình kì trưởng lại, sát chi dĩ ứng Trần Thiệp" , , (Trần Thiệp thế gia ) Các quận huyện cực khổ vì quan lại nhà Tần, đều phơi bày tội trạng bọn trưởng quan, giết họ để hưởng ứng Trần Thiệp.
4. (Động) Đối phó. ◎ Như: "ứng thế" đối phó xử xự trong đời, "tùy cơ ứng biến" tùy theo trường hợp mà đối phó.
5. (Động) Chứng thật, đúng với. ◎ Như: "ứng nghiệm" đúng thật, hiệu nghiệm. ◇ Thủy hử truyện : "Giá tứ cú dao ngôn dĩ đô ứng liễu" (Đệ tam thập cửu hồi) Bốn câu đồng dao đều nghiệm đúng (với tội trạng của Tống Giang).
6. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "đắc tâm ứng thủ" nghĩ và làm hợp nhất, nghĩ sao làm vậy. ◇ Dịch Kinh : "Cương nhu giai ứng" (Hằng quái ) Cương và nhu đều thuận hợp.
7. (Động) Tiếp nhận.
8. (Danh) Cái trống nhỏ.
9. (Danh) Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
10. (Danh) Họ "Ứng".
11. Một âm là "ưng". (Phó) Nên thế, cần phải. ◎ Như: "ưng tu" nên phải, "chỉ ưng" chỉ nên. ◇ Lâm Tự Hoàn : "Phàm sở ưng hữu, vô sở bất hữu" , (Khẩu kĩ ) Tất cả những gì phải có, thì đều có cả.
12. (Phó) Có lẽ, có thể. ◇ Đỗ Phủ : "Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỉ hồi văn" , (Tặng Hoa Khanh ) Khúc nhạc này chắc là chỉ có ở trên trời, (Ở) nhân gian mấy thuở mà được nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðáp, như ứng đối đáp thưa.
② Ứng theo, như ta đập mạnh một cái thì nghe bên ngoài có tiếng vang ứng theo, gọi là hưởng ứng , làm thiện được phúc, làm ác phải vạ gọi là báo ứng , vì lòng thành cầu mà được như nguyện gọi là cảm ứng , v.v.
③ Cái trống con.
④ Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
⑤ Một âm là ưng. Nên thế.
⑥ Nên, lời nói lường tính trước, như ưng tu nên phải, chỉ ưng chỉ nên, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đáp, đáp ứng, đồng ý làm theo, cho: Để đáp ứng những nhu cầu cần thiết; Hễ cầu xin là cho;
② Ứng (phó), đối phó: Tùy cơ ứng biến; Ta sẽ làm sao đối phó với địch (Hàn Phi tử);
③ (Thích, phản) ứng, ứng theo: Phải thích ứng với hoàn cảnh này; Phản ứng hóa học;
④ Tương ứng, (tùy) theo: Ngã theo cây đàn (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Ứng họa, họa theo;
⑥ Hưởng ứng: Giết ông ta để hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Trần Thiệp (Sử kí);
⑦ Ứng nghiệm, đúng với: Nay quả ứng nghiệm với (đúng với) lời nói đó (Tam quốc diễn nghĩa);
⑧ Căn cứ theo, dựa theo. Xem [ying].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáp lại. Td: Đáp ứng — Trả lời. Td: Ứng đối — Hợp với. Đoạn trường tân thanh : » Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao « — Một âm là Ưng. Xem Ưng.

Từ ghép 40

Từ điển trích dẫn

1. Gương, mẫu mực, bảng dạng. ◇ Tư Mã Quang : "Phàm công khanh giả, bách lại chi biểu suất" , (Luận lưỡng phủ thiên quan trạng ).
2. Đốc suất. ◇ Nguyên điển chương : "Phong hóa vương đạo chi thủy, nghi lệnh sở ti biểu suất đôn khuyến, dĩ phục thuần cổ" , , (Hình bộ thập ngũ , Cấm lệ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tự đem mình ra làm mẫu mực phép tắc.

lục lục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hèn hạ, tiểu nhân

Từ điển trích dẫn

1. Tầm thường. § Cũng viết là "lục lục": , , . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thử đẳng lục lục tiểu nhân, hà túc quải xỉ" , (Đệ nhị thập nhất hồi) Cái lũ tiểu nhân tầm thường ấy, đếm xỉa đến làm gì.
2. Bận rộn, tất bật. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tòng tiền lục lục khước nhân hà, Đáo như kim, hồi đầu thí tưởng chân vô thú!" , , (Đệ nhị thập nhị hồi) Trước đây tất bật bởi vì đâu, Bây giờ quay đầu nghĩ lại thật vô vị!
3. (Trạng thanh) Tiếng xe chạy lọc cọc. § Cũng viết là "lộc lộc" . ◇ Giả Đảo : "Lục lục phục lục lục, Bách niên song chuyển cốc" , (Cổ ý ) Lọc cọc lại lọc cọc, Trăm năm lăn đôi trục bánh xe.
4. Hình dung vẻ đẹp của đá ngọc. ◇ Văn tâm điêu long : "Lục lục chi thạch, thì tự hồ ngọc" , (Tổng thuật ) Đá vẻ đẹp đẽ, có lúc giống như ngọc.
nguyên, nguyện
yuán ㄩㄢˊ, yuàn ㄩㄢˋ

nguyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cánh đồng
2. gốc, vốn (từ trước)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Có gốc ở, bắt nguồn ở, phát sinh từ. ◇ Trang Tử : "Thánh hữu sở sanh, vương hữu sở thành, giai nguyên ư Nhất" , , (Thiên hạ ) Chỗ thánh sinh ra, chỗ vua nên công, đều bắt nguồn từ Một (Đạo thuần nhất).
2. (Động) Suy cứu, thôi cầu cho tới nguồn gốc. ◎ Như: "nguyên thủy yếu chung" suy cùng cái trước, rút gọn cái sau. ◇ Thẩm Quát : "Mạc khả nguyên kì lí" (Mộng khê bút đàm ) Không thể truy cầu cái lí của nó.
3. (Động) Tha thứ. ◎ Như: "nguyên lượng" khoan thứ, "tình hữu khả nguyên" về tình thì có thể lượng thứ.
4. (Danh) Cánh đồng, chỗ đất rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "bình nguyên" đồng bằng, "cao nguyên" đồng cao, "thảo nguyên" đồng cỏ.
5. (Danh) Bãi tha ma. ◎ Như: "cửu nguyên" chỗ quan khanh đại phu đời nhà Tấn để mả, về sau dùng làm tiếng gọi nơi tha ma.
6. (Danh) Gốc rễ. ◎ Như: "đại nguyên" gốc lớn.
7. (Danh) Họ "Nguyên".
8. (Tính) Từ lúc đầu, tự ban sơ. ◎ Như: "nguyên văn" văn viết ra từ đầu, văn gốc, "nguyên du" dầu thô (chưa biến chế), "vật quy nguyên chủ" vật về với chủ cũ (từ ban đầu).
9. (Phó) Vốn dĩ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả mẫu nguyên một hữu đại bệnh, bất quá thị lao phạp liễu, kiêm trước liễu ta lương" , , (Đệ tứ thập nhị hồi) Giả mẫu vốn không có bệnh gì nặng, chẳng qua là mệt nhọc, lại thêm cảm lạnh một chút.
10. Một âm là "nguyện". (Tính) Trung hậu, thành thật. § Thông "nguyện" . ◇ Luận Ngữ : "Hương nguyện, đức chi tặc dã" , (Dương Hóa ) Kẻ hương nguyện (ra vẻ thành thật, giả đạo đức trong làng), là kẻ làm hại đạo đức.

Từ điển Thiều Chửu

① Cánh đồng. Chỗ đất bằng phẳng gọi là nguyên. Như bình nguyên đồng bằng, cao nguyên đồng cao, v.v. Nơi đất ở giữa cả nước gọi là trung nguyên .
② Nơi tha ma, cửu nguyên chỗ quan khanh đại phu đời nhà Tấn để mả, về sau cứ dùng làm chữ gọi nơi tha ma là bởi cớ đó.
③ Gốc, đại nguyên gốc lớn. Tục gọi ông quan đã đi là nguyên nhậm quan nghĩa là ông quan nguyên đã cai trị trước.
④ Suy nguyên, suy cầu cho biết tới cái cớ nó như thế nào gọi là nguyên. Như nguyên cáo kẻ tố cáo trước, nguyên chất vật chất thuần túy không thể phân tách ra được, nguyên lí chân lí lúc nguyên thủy, nguyên tử cái phần của vật chất rất nhỏ, rất tinh, nguyên thủy yếu chung suy cùng cái trước, rút gọn cái sau, v.v.
⑤ Tha tội, nghĩa là suy đến cỗi nguồn chân tình có thể tha thứ được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nguyên sơ, mở đầu, lúc đầu: Nguyên thủy. 【】nguyên bản [yuán bân] Như nghĩa a; 【】 nguyên lai [yuánlái] a. Ban sơ, lúc đầu, vốn dĩ: Mảnh đất chua mặn này ban đầu cỏ cũng không mọc được; b. Té ra, hóa ra: Té ra là anh đã cải tiến cỗ máy này; 【】 nguyên tiên [yuánxian] Như nghĩa a;
② Vốn dĩ: Nguyên tác giả; Số người vốn có;
③ (Vật) chưa gia công, còn thô: Than nguyên khai;
④ Vùng đất bằng, đồng bằng: Bình nguyên, đồng bằng; Thảo nguyên, đồng cỏ;
⑤ Gốc: Gốc lớn;
⑥ Bãi tha ma: Bãi tha ma;
⑦ Tha tội, tha thứ: Xét sự tình có thể tha thứ được;
⑧ [Yuán] (Họ) Nguyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nguồn gốc. Td: Căn nguyên — Tha thứ cho — Vùng rộng và bằng. Td: Bình nguyên, Cao nguyên — Vốn sẵn, vốn là. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nguyên người quanh quất đâu xa, họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh « — Người đứng ra thưa kiện. Truyện Trê Cóc có câu: » Cho đồng đối tụng hai bên, có bên bị, có bên nguyên mới tường «. Dùng như chữ Nguyên .

Từ ghép 43

nguyện

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Có gốc ở, bắt nguồn ở, phát sinh từ. ◇ Trang Tử : "Thánh hữu sở sanh, vương hữu sở thành, giai nguyên ư Nhất" , , (Thiên hạ ) Chỗ thánh sinh ra, chỗ vua nên công, đều bắt nguồn từ Một (Đạo thuần nhất).
2. (Động) Suy cứu, thôi cầu cho tới nguồn gốc. ◎ Như: "nguyên thủy yếu chung" suy cùng cái trước, rút gọn cái sau. ◇ Thẩm Quát : "Mạc khả nguyên kì lí" (Mộng khê bút đàm ) Không thể truy cầu cái lí của nó.
3. (Động) Tha thứ. ◎ Như: "nguyên lượng" khoan thứ, "tình hữu khả nguyên" về tình thì có thể lượng thứ.
4. (Danh) Cánh đồng, chỗ đất rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "bình nguyên" đồng bằng, "cao nguyên" đồng cao, "thảo nguyên" đồng cỏ.
5. (Danh) Bãi tha ma. ◎ Như: "cửu nguyên" chỗ quan khanh đại phu đời nhà Tấn để mả, về sau dùng làm tiếng gọi nơi tha ma.
6. (Danh) Gốc rễ. ◎ Như: "đại nguyên" gốc lớn.
7. (Danh) Họ "Nguyên".
8. (Tính) Từ lúc đầu, tự ban sơ. ◎ Như: "nguyên văn" văn viết ra từ đầu, văn gốc, "nguyên du" dầu thô (chưa biến chế), "vật quy nguyên chủ" vật về với chủ cũ (từ ban đầu).
9. (Phó) Vốn dĩ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả mẫu nguyên một hữu đại bệnh, bất quá thị lao phạp liễu, kiêm trước liễu ta lương" , , (Đệ tứ thập nhị hồi) Giả mẫu vốn không có bệnh gì nặng, chẳng qua là mệt nhọc, lại thêm cảm lạnh một chút.
10. Một âm là "nguyện". (Tính) Trung hậu, thành thật. § Thông "nguyện" . ◇ Luận Ngữ : "Hương nguyện, đức chi tặc dã" , (Dương Hóa ) Kẻ hương nguyện (ra vẻ thành thật, giả đạo đức trong làng), là kẻ làm hại đạo đức.
tình
qíng ㄑㄧㄥˊ

tình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tình cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ý niệm tự nhiên hoặc trạng thái tâm lí do sự vật bên ngoài kích thích mà phát sinh. ◇ Lễ Kí : "Hà vị nhân tình? Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục thất giả, phất học nhi năng" ? , , , , , ,, (Lễ vận ) Sao gọi là tình người? Mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn, gọi là thất tình, không học cũng biết. ◇ Bạch Cư Dị : "Chuyển trục bát huyền tam lưỡng thanh, Vị thành khúc điệu tiên hữu tình" , 調 (Tì bà hành ) Vặn trục, gẩy dây đàn hai ba tiếng, Chưa thành khúc điệu gì mà đã hữu tình.
2. (Danh) Lòng yêu mến, quyến luyến giữa nam nữ. ◎ Như: "ái tình" tình yêu, "si tình" tình say đắm.
3. (Danh) Sự thân ái, giao tiếp. ◎ Như: "giao tình" tình bạn, "nhân tình thế cố" sự giao tiếp xử sự của người đời. ◇ Lí Bạch : "Đào Hoa đàm thủy thâm thiên xích, Bất cập Uông Luân tống ngã tình" , (Tặng Uông Luân ) Nước đầm Đào Hoa sâu ngàn thước, Không bằng tình bạn Uông Luân lúc đưa tiễn ta.
4. (Danh) Trạng huống, sự thật, nội dung. ◎ Như: "thật tình" trạng huống thật, "bệnh tình" trạng huống bệnh, "tình ngụy" thật giả.
5. (Danh) Chí nguyện. ◎ Như: "trần tình" dãi bày ý mình ra.
6. (Danh) Thú vị. ◎ Như: "tình thú" thú vị, hứng thú.
7. (Tính) Có liên quan tới luyến ái nam nữ. ◎ Như: "tình si" say đắm vì tình, "tình thư" thư tình.
8. (Phó) Rõ rệt, phân minh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiết Bàn kiến mẫu thân như thử thuyết, tình tri nữu bất quá đích" , (Đệ thập bát hồi) Tiết Bàn nghe mẹ nói như vậy, biết rõ rằng không trái ý mẹ được.

Từ điển Thiều Chửu

① Tình, cái tình đã phát hiện ra ngoài, như mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn gọi là thất tình.
② Nhân tình, tâm lí mọi người cùng thế cả gọi là nhân tình , nghĩa là tình thường con người ta vậy.
③ Thực, danh tiếng quá sự thực gọi là thanh văn quá tình , sự thực hay giả gọi là tình ngụy .
④ Cùng yêu, như đa tình . Phàm cái gì có quan hệ liên lạc với nhau đều gọi là hữu tình . Như liên lạc hữu tình .
⑤ Chí nguyện, tự dãi bày ý mình ra gọi là trần tình .
⑥ Ý riêng.
⑦ Thú vị.
⑧ Tình ái. Tục cho sự trai gái yêu nhau là tình, như tình thư thơ tình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tình: Tình cảm; Nhiệt tình, sốt sắng;
② Tình yêu, tình ái: Tình tự; Thư tình;
③ Tình hình: Tình hình giá cả thị trường; Tình hình thiên tai;
④ Tính, lí tính;
⑤ Sự thực: Sự thực và giả; Danh tiếng quá sự thực;
⑥ (văn) Thật là, rõ ràng: Thật (rõ ràng) chẳng biết điều đó là bất nghĩa (Mặc tử: Phi công thượng); Sự biết của nó thật đáng tin (Trang tử: Ứng đế vương);
⑦ Tình ý, chí nguyện: Giải bày tình ý;
⑧ Nể: Nể mặt, nể vì, nể nang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều cảm thấy trong lòng, do ngoại cảnh mà có. Td: Tình cảm — Lòng thương yêu giữa người này và người khác. Tục ngữ: » Phụ tử tình thâm « — Lòng yêu trai gái. Truyện Nhị độ mai : » Thảm vì tình lắm, lại vui vì tình « — Nỗi lòng. Đoạn trường tân thanh : » Nỉ non đêm ngắn tình dài « — Sự thật hiện tại. Ca dao: » Chồng bé vợ lớn ra tình chị em «.

Từ ghép 115

á tình 亞情ai tình 哀情ái tình 愛情ái tình 爱情ân tình 恩情ẩn tình 隱情bạc tình 薄情bất cận nhân tình 不近人情bất tình 不情bệnh tình 病情biệt tình 別情biểu đồng tình 表同情biểu tình 表情cảm tình 感情cát tình 割情cận tình 近情cầu tình 求情chân tình 真情chí tình 至情chính tình 政情chung tình 鍾情chung tình 鐘情chung tình 钟情dân tình 民情di tình 移情diễm tình 豔情dục tình 慾情duyên tình 緣情đa tình 多情đoạn tình 斷情đồng tình 同情giai cảnh hứng tình phú 佳景興情賦giao tình 交情hàng tình 行情hứng tình 興情lục tình 六情ngoại tình 外情ngụ tình 寓情nhân tình 人情nhập tình 入情nhập tình nhập lí 入情入理nhiệt tình 熱情nội tình 內情oán tình 怨情phát tình 發情phong tình 風情phụ tình 負情quả tình 果情quần tình 羣情sầu tình 愁情si tình 癡情sinh tình 生情sự tình 事情tả tình 寫情ta tình 謝情tài tình 才情tâm tình 心情tận nhân tình 盡人情tận tình 盡情thâm tình 深情thần tình 神情thân tình 親情thất tình 七情thất tình 失情thật tình 實情thịnh tình 盛情thỏa tình 妥情thu tình 秋情thuận tình 順情thường tình 常情tình ái 情愛tình báo 情報tình báo 情报tình cảm 情感tình chung 情鐘tình dục 情欲tình duyên 情緣tình điệu 情調tình hình 情形tình huống 情况tình huống 情況tình lang 情郎tình lí 情理tình nghi 情疑tình nghĩa 情義tình nguyện 情愿tình nguyện 情願tình nhân 情人tình nương 情娘tình quân 情君tình thế 情勢tình thiết 情切tình thú 情趣tình thư 情書tình tiết 情節tình tiết 情节tính tình 性情tình trái 情債tình trạng 情狀tình trường 情場tình tứ 情思tình tự 情緒tình tự 情绪tình ý 情意tội tình 罪情tống tình 送情trần tình 陳情trữ tình 抒情tự tình 敍情tư tình 私情u tình 幽情vi tình 微情vong tình 忘情vô tình 無情xuân tình 春情
liên, liễn
làn ㄌㄢˋ, lián ㄌㄧㄢˊ, liǎn ㄌㄧㄢˇ, liàn ㄌㄧㄢˋ

liên

phồn thể

Từ điển phổ thông

liền nối

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tiếp tục, tiếp nối. ◎ Như: "tiếp nhị liên tam" tiếp hai liền ba.
2. (Động) Hợp lại, nối liền. ◎ Như: "ngẫu đoạn ti liên" ngó đứt nhưng tơ liền. § Nguyễn Du: "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng".
3. (Phó) Suốt, nhiều lần. ◇ Đỗ Phủ : "Phong hỏa liên tam nguyệt" (Xuân vọng ) Khói lửa báo động liên miên ba tháng trời.
4. (Phó) Ngay, ngay cả, ngay đến. ◇ Thủy hử truyện : "Đương thì thuyết định liễu, liên dạ thu thập y phục bàn triền đoạn sơ lễ vật" , (Đệ tứ hồi) Lúc bàn tính xong, ngay đêm đó thu xếp quần áo đồ đạc gấm vóc và lễ vật.
5. (Liên) Cả ... lẫn (dùng với "đái" ). ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Nhất thất thủ, liên chung tử đái tửu điệu tại địa hạ" , (Đệ ngũ hồi) Lỡ tay một cái, cả chén lẫn rượu rớt xuống đất.
6. (Tính) Khó khăn.
7. (Danh) Phép quân bây giờ cứ ba "bài" gọi là một "liên" , tức là một đội ngày xưa.
8. (Danh) Bốn dặm là một "liên".
9. (Danh) Chì chưa nấu chưa lọc.
10. (Danh) Họ "Liên".

Từ điển Thiều Chửu

① Liền. Hai bên liền tiếp nhau gọi là liên.
② Liền nối. Như liên hoàn cái vòng liền nối nhau. Phép quân bây giờ cứ ba bài gọi là một liên, tức là một đội ngày xưa.
③ Hợp lại.
④ Bốn dặm là một liên.
⑤ Khó khăn.
⑥ Chì chưa nấu chưa lọc.
⑦ Lưu liên quyến luyến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gắn bó, hợp lại, nối kết, liên kết, gắn liền, liền nhau: Lòng gắn bó với nhau; Gắn liền như thịt với xương; Trời biển liền nhau; Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng;
② Liền, liên tiếp, suốt, luôn, nhiều lần: Trời âm u mấy hôm liền; Được mùa mấy năm liền; Bắn liên tiếp mấy phát; Lửa hiệu liền ba tháng (Đỗ Phủ: Xuân vọng); Hạng Vũ nhân đó ở lại, ra đánh nhiều lần không hạ nổi (Hán thư). 【】liên liên [lián lián] (khn) Liền liền, lia lịa: Gật đầu lia lịa; 【】liên mang [liánmáng] Vội vàng: Vội vàng nhường chỗ; 【】liên tục [liánxù] Liên tiếp, liên tục, luôn: Liên tiếp không dứt; Hội nghị họp luôn bốn hôm; Liên tục lập ba kỉ lục mới;
③ Kể cả: Ba người kể cả tôi; Nhổ cả gốc;
④ (quân) Đại đội: Đại đội công binh; Đại đội độc lập;
⑤ Ngay cả, ngay đến: Ngay cả ông nội cũng phải bật cười; Cô ta thẹn đến nỗi đỏ cả cổ;
⑥ (văn) Liên lụy;
⑦ (văn) Quan hệ thông gia: Có quan hệ thông gia với vua Tần ở Thương Ngô (Sử kí);
⑧ Liên (một hình thức tổ chức gồm mười nước chư hầu đời Chu);
⑨ (văn) Bốn dặm là một liên;
⑩ (văn) Chì chưa nấu;
⑪ (văn) Khó khăn;
⑫[Lián] (Họ) Liên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Liền nhau. Nối liền — Hợp lại — Một âm là Liễn.— Tên người, tức Nguyễn Đăng Liên, trước tên là Nguyễn Đăng Đạo, sinh 1651, mất 1719, người xã Hoài ân huyện Tiên du tỉnh Bắc Ninh, đậu trạng nguyên năm 1683, niên hiệu Chính hòa thứ 4 đời Lê Hi Tông, làm quan tới Binh bộ Thượng thư, được phong tước Bá, có đi sứ sang Trung Hoa năm 1697. Tác phẩm chữ Hán có Nguyễn Trạng nguyên phụng sứ tập, làm nhân cuộc đi sứ — Tên người, tức Ngô Sĩ Liên, danh sĩ đầu đời Lê, người xã Chúc li huyện Chương đức tỉnh Hà đông, đậu tiến sĩ năm 1442, niên hiệu Đại bảo thứ 3 đời Lê Thái Tông, làm quan đến Lễ bộ Thị lang kiêm Sử viện Tu soạn. Tác phẩm có bộ Đại Việt Sử Kí toàn thư, gồm 15 quển, chia làm hai phần, Ngoại kỉ và Bản kỉ.

Từ ghép 33

liễn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó khăn. Chuyện khó khăn gặp phải — Một âm là Liên.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.