hình
xíng ㄒㄧㄥˊ

hình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dáng vẻ, hình dáng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thể, thật thể. ◎ Như: "hữu hình" hình thể, "vô hình" không có hình thể, "hình ảnh bất li" như (thân) hình với bóng (không lìa).
2. (Danh) Dáng, vẻ. ◎ Như: "viên hình" hình tròn, "hình thái" dáng vẻ bên ngoài, "hình dong" dung nhan, vẻ mặt.
3. (Danh) Trạng huống, ◎ Như: "tình hình" tình trạng.
4. (Danh) Địa thế. ◎ Như: "địa hình" , "hình thế" . ◇ Sử Kí : "Tần, hình thắng chi quốc, đái san chi hiểm" , , (Cao Tổ bổn kỉ ) Tần là một nước có hình thế hiểm trở, có núi bao quanh như cái đai.
5. (Động) Lộ ra, biểu hiện. ◎ Như: "hữu ư trung hình ư ngoại" có ở trong hiện ra ngoài, "hỉ hình ư sắc" niềm vui lộ trên nét mặt.
6. (Động) Cấu thành, biến thành. ◇ Quản Tử : "Duy hữu đạo giả, năng bị hoạn ư vị hình dã, cố họa bất manh" , , (Mục dân ) Chỉ bậc đạt đạo, biết phòng ngừa từ khi hoạn nạn chưa thành hình, cho nên tai họa không nẩy ra.
7. (Động) Miêu tả, diễn tả. ◎ Như: "hình dung" miêu tả, "nan dĩ hình ư bút mặc" khó diễn tả bằng bút mực.
8. (Động) So sánh, đối chiếu. ◎ Như: "tương hình kiến truất" so nhau thấy kém cỏi.

Từ điển Thiều Chửu

Hình thể.
Hình dáng.
Hình dong, tưởng tượng ra rồi vẽ cho hệt hình trạng người hay vật nào mà mình đã biết ra gọi là hình.
④ So sánh, như tương hình kiến chuyết cùng so thấy vụng.
⑤ Hiện ra, như hữu ư trung hình ư ngoại có ở trong hiện ra ngoài.
Hình thế đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hình, hình thể, hình dáng: Hình tam giác;
Hình dung, hình: Như hình với bóng;
Hình thế đất: Địa hình;
④ Biểu lộ, hiện ra, tỏ ra: Có ở trong hiện ra ngoài; Niềm vui lộ rõ trên nét mặt;
⑤ So sánh: So sánh với nhau; Cùng so thấy vụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hiện ra trước mắt — Thân thể — Mặt mũi, dung mạo — Thế đất — Cái mẫu nhỏ của một công trình xây cất. Cũng gọi là Mô hình.

Từ ghép 51

dong, dung
róng ㄖㄨㄥˊ

dong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Thiều Chửu

① Bao dong chịu đựng. Như hưu hưu hữu dong lồng lộng có lượng bao dong, nghĩa là khí cục rộng lớn bao dong cả được mọi người. Cái vật gì chứa được bao nhiêu gọi là dong lượng .
② Nghi dong (dáng dấp).
③ Lời nói giúp lời, như vô dong không cần.
④ Nên, như dong hoặc hữu chi .

Từ ghép 23

dung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao hàm, dung chứa, chứa đựng: Đồ đựng, vật chứa; Nhà hẹp không chứa nổi (được); Không có nhà để dung thân (Hàn Phi tử);
② Tha thứ, bao dung, khoan dung: Không thể khoan dung, không thể dung thứ; Lồng lộng có lượng bao dung; Không thể tha lỗi cho người (Sử kí);
③ Để, tiếp thu, cho phép, được: Không để người ta nói; Quyết không cho phép anh ta làm như vậy; Sau khi năm thanh giáng xuống rồi ngừng thì không được đàn nữa (Tả truyện: Chiêu công nguyên niên).【】 dung hứa [róngxư] a. Cho phép, được: Những vấn đề nguyên tắc quyết không được nhượng bộ; b. Có lẽ: Những việc như vậy, ba năm về trước có lẽ có đấy;
④ (văn) Trang điểm: Trang phấn điểm hồng vì ai (Thi Kinh);
⑤ Dáng dấp, dung mạo, vẻ mặt, bộ mặt: Vẻ mặt tức giận; 滿 Vẻ mặt tươi cười; Bộ mặt thành phố;
⑥ Hoặc là, có lẽ: Có lẽ có; Có lẽ có âm mưu (Hậu Hán thư).【】dung hoặc [rónghuò] Có thể, có lẽ: Có lẽ không đúng với sự thật; Tìm kiếm nhân tài ở chỗ gần, có lẽ không thể tuyển được đủ số (Hận Hán thư: Chu Phù truyện); Những bài văn hoặc câu thơ tản mác còn sót lại, có lẽ còn tìm thấy được (Thủy kinh chú: Hà thủy);
⑦ [Róng] (Họ) Dung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt. Dáng dấp bề ngoài — Chứa đựng — Chỉ tấm lòng rộng rãi, bao bọc được người — Tiếp nhận — Tên người, tức Đặng Dung, danh sĩ đời Trần, con của Đặng Tuấn, người huyện Cao Lộc tỉnh Hà Tỉnh. Sau khi cha bị Trần Giản Định Đế giết, ông lập Trần Quý Khoách làm vua, đánh nhau với quân Minh nhiều trận. Sau bị giặc bắt, ông tử tiết. Ông có một số thơ chữ Hán, nổi tiếng nhất là bài Thuật hoài.

Từ ghép 50

trí
zhì ㄓˋ, zhuì ㄓㄨㄟˋ

trí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. suy cho đến cùng
2. đem lại, đưa đến
3. tỉ mỉ, kỹ, kín

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Suy đến cùng cực. ◎ Như: "cách trí" suy cùng lẽ vật (nghiên cứu cho biết hết thảy các vật có hình, vô hình trong khoảng trời đất, sinh diệt hợp li thế nào).
2. (Động) Hết lòng, hết sức, tận tâm, tận lực. ◎ Như: "trí lực" hết sức, "trí thân" đem cả thân cho người.
3. (Động) Trao, đưa, truyền đạt. ◎ Như: "trí thư" đưa thư, "trí ý" gửi ý (lời thăm), "truyền trí" truyền đạt, "chuyển trí" chuyển đạt.
4. (Động) Trả lại, lui về. ◎ Như: "trí chánh" trao trả chánh quyền về hưu. ◇ Trang Tử : "Phu tử lập nhi thiên hạ trị, nhi ngã do thi chi, ngô tự thị khuyết nhiên. Thỉnh trí thiên hạ" , , . (Tiêu dao du ) Phu tử ở trên ngôi mà đời trị, thì tôi còn giữ cái hư vị làm gì, tôi tự lấy làm áy náy. Xin trả lại thiên hạ.
5. (Động) Vời lại, gọi đến, chiêu dẫn. ◎ Như: "la trí" vẹt tới, săn tới, "chiêu trí" vời tới, "chiêu trí nhân tài" vời người hiền tài.
6. (Động) Cấp cho. ◇ Tấn Thư : "Kim trí tiền nhị thập vạn, cốc nhị bách hộc" , (San Đào truyện ) Nay cấp cho tiền hai mươi vạn, lúa gạo hai trăm hộc.
7. (Động) Đạt tới. ◎ Như: "trí quân Nghiêu Thuấn" làm cho vua đạt tới bực giỏi như vua Nghiêu vua Thuấn, "trí thân thanh vân" làm cho mình đạt tới bậc cao xa, "dĩ thương trí phú" lấy nghề buôn mà trở nên giàu có.
8. (Danh) Trạng thái, tình trạng, ý hướng. ◎ Như: "tình trí" tình thú, "hứng trí" chỗ hứng đến, trạng thái hứng khởi, "cảnh trí" cảnh vật, phong cảnh, cảnh sắc, "chuyết trí" mộc mạc, "biệt trí" khác với mọi người, "ngôn văn nhất trí" lời nói lời văn cùng một lối.
9. § Thông "chí" .
10. § Thông "trí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Suy cùng. Như cách trí suy cùng lẽ vật. Nghiên cứu cho biết hết thảy các vật có hình, vô hình trong khoảng trời đất, nó sinh, nó diệt, nó hợp, nó li thế nào gọi là cách trí .
② Hết, hết bổn phận mình với người, với vật gọi là trí. Như trí lực hết sức, trí thân đem cả thân cho người, v.v. Ðỗ Phủ : Trường An khanh tướng đa thiếu niên, Phú quý ưng tu trí thân tảo Tại Trường An, các khanh tướng phần nhiều ít tuổi, Cần phải sớm được giàu sang, sớm được dốc lòng phụng sự.
③ Dùng kế lừa cho người đến chỗ chết gọi là trí chi tử địa lừa vào chỗ chết. Dùng phép luật cố buộc người vào tội gọi là văn trí .
④ Trao, đưa. Như trí thư đưa thư.
⑤ Trả lại cũng gọi là trí. Như trí chánh trao trả chánh quyền về hưu.
⑥ Lấy ý mình đạt cho người biết cũng gọi là trí. Như trí ý gửi ý. Vì gián tiếp mới đạt tới gọi là truyền trí hay chuyển trí , v.v.
⑦ Ðặt để. Như trí quân Nghiêu Thuấn làm cho vua tới bực giỏi như vua Nghiêu vua Thuấn, trí thân thanh vân làm cho mình tới bậc cao xa. Cứ theo một cái mục đích mình đã định mà làm cho được đều gọi là trí.
⑧ Phàm làm cái gì, hoặc vì trực tiếp hoặc vì gián tiếp, mà chịu được cái ảnh hưởng của nó đều gọi là trí. Như dĩ thương trí phú lấy nghề buôn mà đến giàu, trực ngôn trí họa vì nói thẳng mà mắc họa. Không khó nhọc gì mà được hưởng quyền lợi gọi là tọa trí . Trong chốc lát mà liệu biện được đủ ngay gọi là lập trí .
⑨ Vời lại, vời cho đến với mình gọi là trí. Như la trí vẹt tới, săn tới, chiêu trí vời tới. Chiếu trí nhân tài nghĩa là vời người hiền tài đến.
⑩ Vật ngoài nó thừa cơ mà xâm vào cũng gọi là trí. Như nhân phong hàn trí bệnh nhân gió rét thừa hư nó vào mà đến ốm bệnh. Vì thế nên bị ngoại vật nó bức bách không thể không theo thế được cũng gọi là trí. Như tình trí chỗ tình nó đến, hứng trí chỗ hứng đến, v.v.
⑪ Thái độ. Như nhã nhân thâm trí người có thái độ nhã lạ. Tả cái tình trạng vật gọi là cảnh trí , mộc mạc gọi là chuyết trí , khác với mọi người gọi là biệt trí , v.v. đều là noi cái nghĩa ấy cả.
⑫ Ðường lối. Như ngôn văn nhất trí lời nói lời văn cùng một lối, nói đại khái gọi là đại trí cũng do một nghĩa ấy cả.
⑬ Cùng nghĩa với chữ chí .
⑭ Cùng nghĩa với chữ trí .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mịn, sít, dày, tỉ mỉ, kín, kĩ: Khéo và kĩ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gởi, kính gởi, gởi tới, đưa đến, đưa, trao, tỏ ý, đọc (với ý kính trọng): Gởi điện thăm hỏi; Gởi lời chào, kính chào; Đọc lời chào mừng. (Ngr) Tận sức, hết sức: Tận lực vì nhiệm vụ;
② Dẫn đến, vời đến, đem lại, gây nên: Gây nên ốm đau; Học để mà vận dụng;
③ Hứng thú: P Hứng thú, thú vị. 【使trí sử [zhìshê] Khiến, làm cho: 使 Làm cho bị tổn thất;
④ Tinh tế, tỉ mỉ: Tỉ mỉ; Tinh tế;
⑤ (văn) Hết, dốc hết, đem hết: Hết sức; Đem cả thân mình (để làm gì cho người khác);
⑥ (văn) Thủ đắc, có được;
⑦ (văn) Cực, tận, hết sức;
⑧ (văn) Đến (như , bộ );
⑨ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới cùng — Rất. Lắm — Hết. Thôi. Td: Trí sĩ — Cái ý vị. Td: Cảnh trí.

Từ ghép 22

tẫn, tận
jǐn ㄐㄧㄣˇ, jìn ㄐㄧㄣˋ

tẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hết, không còn gì nữa. ◎ Như: "đông tận xuân lai" mùa đông hết mùa xuân lại. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành hôi lệ thủy can" , (Vô đề ) Tằm xuân đến chết, tơ mới hết, Ngọn nến thành tro, nước mắt mới khô.
2. (Động) Đem hết sức ra, nỗ lực. ◎ Như: "kiệt tận sở năng" dùng hết khả năng của mình, "tận kì sở trường" lấy hết sở trường của mình.
3. (Động) Chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Chuyển trắc sàng đầu, duy tư tự tận" , (Xúc chức ) Nằm trằn trọc trên giường, chỉ nghĩ đến tự tử.
4. (Phó) Đều hết, tất cả, toàn bộ. ◎ Như: "tận tại ư thử" đều ở đấy hết. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương, xúc thảo mộc tận tử" , , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng, cây cỏ chạm phải đều chết.
5. (Phó) Rất, quá sức. ◎ Như: "tận thiện tận mĩ" hết sức tốt đẹp.
6. (Danh) Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là "đại tận" , 29 ngày là "tiểu tận" .
7. § Cũng đọc là "tẫn".

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, không còn gì nữa. Như tận tâm hết lòng, tận lực hết sức, v.v.
② Ðều hết, như tận tại ư thử đều ở đấy hết.
③ Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là đại tận , 29 ngày là tiểu tận .
④ Một âm là tẫn. Mặc dùng, vi khiến.

Từ ghép 1

tận

phồn thể

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hết, không còn gì nữa. ◎ Như: "đông tận xuân lai" mùa đông hết mùa xuân lại. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành hôi lệ thủy can" , (Vô đề ) Tằm xuân đến chết, tơ mới hết, Ngọn nến thành tro, nước mắt mới khô.
2. (Động) Đem hết sức ra, nỗ lực. ◎ Như: "kiệt tận sở năng" dùng hết khả năng của mình, "tận kì sở trường" lấy hết sở trường của mình.
3. (Động) Chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Chuyển trắc sàng đầu, duy tư tự tận" , (Xúc chức ) Nằm trằn trọc trên giường, chỉ nghĩ đến tự tử.
4. (Phó) Đều hết, tất cả, toàn bộ. ◎ Như: "tận tại ư thử" đều ở đấy hết. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương, xúc thảo mộc tận tử" , , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng, cây cỏ chạm phải đều chết.
5. (Phó) Rất, quá sức. ◎ Như: "tận thiện tận mĩ" hết sức tốt đẹp.
6. (Danh) Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là "đại tận" , 29 ngày là "tiểu tận" .
7. § Cũng đọc là "tẫn".

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, không còn gì nữa. Như tận tâm hết lòng, tận lực hết sức, v.v.
② Ðều hết, như tận tại ư thử đều ở đấy hết.
③ Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là đại tận , 29 ngày là tiểu tận .
④ Một âm là tẫn. Mặc dùng, vi khiến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, tận: Lấy không hết; tận; Nghĩ hết mọi cách;
② Hết sức, vô cùng: Hết sức tốt đẹp. 【tận lực [jìnlì] Tận lực, hết sức: Hết sức giúp đỡ mọi người;
③ Dốc hết, hết, tận: Dốc hết toàn lực; Tận tâm, hết lòng;
④ Làm tròn, tận: Làm tròn nghĩa vụ của mình; Tận trung;
⑤ Đều, toàn, hoàn toàn, hết, tất cả, hết thảy, suốt, mọi, đủ mọi: Trong vườn trồng rất nhiều cây, không thể kể hết ra được; Trong gian nhà nhỏ của anh ấy toàn là sách; Đây toàn là hàng ngoại; Nếm đủ mùi cay đắng; Mọi người đều biết; Bọn bề tôi ngăn cản công việc và làm hại những người có tài, hết thảy đều được làm vạn hộ hầu (Lí Lăng); Suốt tháng mười hai, trong quận không có một tiếng động (Hán thư). 【tận giai [jìnjie] (văn) Tất cả đều, thảy đều, hết cả: Kĩ nữ ba trăm người, tất cả đều hạng quốc sắc (Lạc Dương già lam kí); Đất bằng và gò cao, đều làm ngập hết cả (Lã thị Xuân thu); 【tận thị [jìnshì] Toàn bộ là, đều là: Toàn là sản phẩm mới; Quan san khó vượt, ai thương cho kẻ lạc đường; bèo nước gặp nhau, thảy đều là người đất khách (Vương Bột: Đằng vương các tự);
⑥【】đại tận [dàjìn] Tháng đủ 30 ngày; 【】 tiểu tận [xiăo jìn] Tháng thiếu (chỉ có 29 ngày). Xem [jên].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết không còn gì. Thành ngữ năm cùng tháng tận — Tất cả — Cùng cực, không tới thêm được nữa — Ta còn hiểu là tới cùng, tới chỗ. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay « — Chết. Td: Tự tận.

Từ ghép 40

Từ điển trích dẫn

1. ☆ Tương tự: "lâm li tận trí" .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.