diểu, diễu, miểu
miǎo ㄇㄧㄠˇ

diểu

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(Nước) mênh mông.

diễu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: diễu diễu )

Từ ghép 1

miểu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nước mông mênh.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước mông mênh.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Nước) mênh mông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước lớn mênh mong. Cũng nói Diểu.
diệu
yào ㄧㄠˋ

diệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. soi, rọi
2. chói sáng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rọi sáng, chiếu sáng, chói. ◎ Như: "diệu nhãn" 耀 chói mắt. ◇ Tây du kí 西: "Yên hà thường chiếu diệu" 耀 (Đệ nhất hồi) Khói ráng thường chiếu rọi.
2. (Động) Làm cho rạng rỡ, hiển dương. ◎ Như: "quang tông diệu tổ" 耀 làm rạng rỡ tổ tiên.
3. (Động) Tự khoe khoang. ◎ Như: "diệu vũ dương uy" 耀 diễu võ dương oai, giơ nanh múa vuốt.
4. (Tính) Vẻ vang, rực rỡ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thích văn nhị vị đàm na nhân thế gian vinh diệu phồn hoa, tâm thiết mộ chi" 耀, (Đệ nhất hồi) Vừa nghe hai vị bàn chuyện phồn hoa vinh diệu ở dưới trần gian, trong lòng thật ham thích.

Từ điển Thiều Chửu

① Rọi sáng, sáng soi, sáng ở chỗ này soi tới chỗ kia gọi là diệu.
② Vẻ vang, rực rỡ, cái gì của mình được hưởng mà người khác lấy làm hâm mộ thèm thuồng là diệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chói, sáng chói, sáng soi, soi sáng, chói lọi: 耀 Chói mắt;
② Dương oai, diễu: 耀 Diễu võ dương oai;
③ Vẻ vang, rạng rỡ, rực rỡ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm mành, tấm sáo trên cửa. Chiếu sáng. Như chữ Diệu viết với bộ Nhật , bộ Hỏa .

Từ ghép 7

hủy
huǐ ㄏㄨㄟˇ, huì ㄏㄨㄟˋ

hủy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hủy hoại, nát
2. chê, diễu, mỉa mai

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phá bỏ, phá hoại. ◎ Như: "hủy hoại" phá hư, "hủy diệt" phá bỏ.
2. (Động) Chê, diễu, mỉa mai, phỉ báng. ◎ Như: "hủy mạ" chê mắng, "hủy dự tham bán" nửa chê nửa khen. ◇ Luận Ngữ : "Ngô chi ư nhân dã, thùy hủy thùy dự?" , (Vệ Linh Công ) Ta đối với người, có chê ai có khen ai đâu?
3. (Động) Đau thương hết sức (đến gầy yếu cả người). ◇ Tân Đường Thư : "(Trương Chí Khoan) cư phụ tang nhi hủy, châu lí xưng chi" (), (Hiếu hữu truyện ) (Trương Chí Khoan) để tang cha, đau thương hết sức, xóm làng đều khen ngợi.
4. (Động) Cầu cúng trừ vạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Hủy hoại, nát.
② Thương.
③ Chê, diễu, mỉa mai.
④ Cầu cúng trừ vạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hủy, cháy: Thiêu hủy, đốt cháy; Vương thất như lửa cháy (Thi Kinh);
② Làm hỏng, làm hại, giết hại: Cái ghế này ai làm hỏng đấy?; Đã giết hại biết bao nhiêu người tốt;
③ (đph) Phá ra làm (thành): Hai ghế con này là lấy chiếc bàn cũ phá ra làm đấy;
④ Chê. 【】hủy dự [huêyù] Chê và khen: Nửa chê nửa khen;
⑤ (văn) Cầu cúng trừ vạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phá hư — Hư hỏng — Nói xấu. Chế riễu.

Từ ghép 11

diễu diễu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nước mênh mông

hí lộng

phồn thể

Từ điển phổ thông

đùa, trêu ghẹo

Từ điển trích dẫn

1. Chế diễu, đùa bỡn, trêu ghẹo. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc chi tiên nhân phi hữu phẫu phù đan thư chi công, văn sử tinh lịch cận hồ bốc chúc chi gian, cố chủ thượng sở hí lộng, xướng ưu súc chi, lưu tục chi sở khinh dã" , , , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ông cha tôi không có công được phân phù phong tước, viết chữ son để lại. Nghề viết văn, viết sử, xem sao, làm lịch, thì cũng gần với bọn thầy bói thầy cúng, chúa thượng vẫn đùa bỡn, nuôi như bọn con hát, để người thế tục coi thường.
2. Chơi đùa. ◇ Hậu Hán Thư : "Hoặc tác nê xa ngõa cẩu chư hí lộng chi cụ, dĩ xảo trá tiểu nhi" , (Vương Phù truyện ) Hoặc làm những đồ chơi xe bùn, chó đất, để xí gạt con nít.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chế diễu, trêu cợt.
hủy
huǐ ㄏㄨㄟˇ

hủy

giản thể

Từ điển phổ thông

dùng lửa để thiêu bỏ

Từ điển phổ thông

1. hủy hoại, nát
2. chê, diễu, mỉa mai

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ ghép 7

bệnh
bìng ㄅㄧㄥˋ

bệnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bệnh tật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ốm, đau. ◎ Như: "tâm bệnh" bệnh tim, "tương tư bệnh" bệnh tương tư, "bệnh nhập cao hoang" bệnh đã vào xương tủy, bệnh nặng không chữa được nữa.
2. (Danh) Khuyết điểm, tì vết, chỗ kém. ◎ Như: "ngữ bệnh" chỗ sai của câu văn. ◇ Tào Thực : "Thế nhân chi trứ thuật, bất năng vô bệnh" , (Dữ Dương Đức Tổ thư ) Những trứ thuật của người đời, không thể nào mà không có khuyết điểm.
3. (Động) Mắc bệnh, bị bệnh. ◇ Hàn Phi Tử : "Quân nhân hữu bệnh thư giả, Ngô Khởi quỵ nhi tự duyện kì nùng" , (Ngoại trữ thuyết tả thượng ) Quân sĩ có người mắc bệnh nhọt, Ngô Khởi quỳ gối tự hút mủ cho.
4. (Động) Tức giận, oán hận. ◇ Tả truyện : "Công vị Hành Phụ viết: "Trưng Thư tự nữ." Đối viết: "Diệc tự quân." Trưng Thư bệnh chi. Tự kì cứu xạ nhi sát chi" : "." : "." . (Tuyên Công thập niên ) (Trần Linh) Công nói với Hành Phụ: "Trưng Thư giống như đàn bà." Đáp rằng: "Cũng giống như ông." Trưng Thư lấy làm oán hận, từ chuồng ngựa bắn chết Công.
5. (Động) Làm hại, làm hư. ◎ Như: "phương hiền bệnh quốc" làm trở ngại người hiền và hại nước. ◇ Chiến quốc sách : "Quân nhược dục hại chi, bất nhược nhất vi hạ thủy, dĩ bệnh kì sở chủng" , , (Đông Chu sách) Nhà vua như muốn hại (Đông Chu), thì không gì bằng tháo nước cho hư hết trồng trọt của họ.
6. (Động) Lo buồn, ưu lự. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bệnh vô năng yên, bất bệnh nhân chi bất kỉ tri dã" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử buồn vì mình không có tài năng, (chứ) không buồn vì người ta không biết tới mình.
7. (Động) Khốn đốn.
8. (Động) Chỉ trích. ◇ Dương Thận : "Thế chi bệnh Trang Tử giả, giai bất thiện độc Trang Tử dã" , (Khang tiết luận Trang Tử ) Những người chỉ trích Trang Tử, đều là những người không khéo đọc Trang Tử vậy.
9. (Động) Xâm phạm, tiến đánh. ◇ Tả truyện : "Bắc Nhung bệnh Tề, chư hầu cứu chi" , (Hoàn Công thập niên ) Bắc Nhung đánh nước Tề, chư hầu đến cứu.
10. (Động) Làm nhục. ◇ Nghi lễ : "Khủng bất năng cộng sự, dĩ bệnh ngô tử" , (Sĩ quan lễ đệ nhất ) E rằng không thể làm việc chung để làm nhục tới ta.
11. (Tính) Có bệnh, ốm yếu. ◎ Như: "bệnh dong" vẻ mặt đau yếu, "bệnh nhân" người đau bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khác đại kinh, tự thừa mã biến thị các doanh, quả kiến quân sĩ diện sắc hoàng thũng, các đái bệnh dong" , , , (Đệ nhất bách bát hồi) (Gia Cát) Khác giật mình, tự cưỡi ngựa diễu xem các trại, quả nhiên thấy quân sĩ mặt xanh xao võ vàng, gầy gò ốm yếu cả.
12. (Tính) Khô héo. ◇ Đỗ Phủ : "Bệnh diệp đa tiên trụy, Hàn hoa chỉ tạm hương" , (Bạc du ) Lá khô nhiều rụng trước, Hoa lạnh chỉ thơm trong chốc lát.
13. (Tính) Mệt mỏi.
14. (Tính) Khó, không dễ. ◇ Luận Ngữ : "Tu kỉ dĩ an bách tính, Nghiêu Thuấn kì do bệnh chư" , (Hiến vấn ) Sửa mình mà trăm họ được yên trị, vua Nghiêu vua Thuấn cũng còn khó làm được.

Từ điển Thiều Chửu

① Ốm.
② Tức giận, như bệnh chi lấy làm giận.
③ Làm hại, như phương hiền bệnh quốc làm trở ngại người hiền và hại nước.
④ Cấu bệnh hổ ngươi.
⑤ Mắc bệnh.
⑥ Lo.
⑦ Làm khốn khó.
⑧ Nhục.
⑨ Chỗ kém.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ốm, đau, bệnh, bịnh: Đau một trận; Anh ấy ốm rồi; Đau tim;
② Tệ hại, khuyết điểm, sai lầm: Bệnh ấu trĩ; Chỗ sai của câu văn; Sổ sách không rành mạch, thế nào cũng có chỗ sai;
③ Tổn hại, làm hại: Hại nước hại dân;
④ Chỉ trích, bất bình: Bị thiên hạ chỉ trích;
⑤ (văn) Lo nghĩ, lo lắng;
⑥ (văn) Căm ghét;
⑦ (văn) Làm nhục, sỉ nhục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự đau ốm — Làm hại. Tai hại — Cái khuyết điểm — Lo sợ — Nhục nhã.

Từ ghép 70

ái tư bệnh 愛滋病ái tư bệnh 爱滋病bạch huyết bệnh 白血病bão bệnh 抱病bạo bệnh 暴病bát bệnh 八病bệnh bao nhi 病包兒bệnh cách 病革bệnh căn 病根bệnh chứng 病症bệnh dân 病民bệnh độc 病毒bệnh hoạn 病患bệnh khuẩn 病菌bệnh lí 病理bệnh lợi 病利bệnh ma 病魔bệnh miễn 病免bệnh nguyên 病源bệnh nhân 病人bệnh nhập cao hoang 病入皋肓bệnh quốc 病國bệnh quốc ương dân 病國殃民bệnh tật 病疾bệnh tình 病情bệnh tòng khẩu nhập 病從口入bệnh trạng 病狀bệnh viện 病院bệnh xá 病舍cạnh bệnh 競病cáo bệnh 告病chứng bệnh 症病cuồng khuyển bệnh 狂犬病cứu bệnh 救病di bệnh 移病dưỡng bệnh 養病đắc bệnh 得病đoán bệnh 斷病đồng bệnh 同病đồng bệnh tương liên 同病相憐đơn tư bệnh 單思病lão bệnh 老病lợi bệnh 利病mao bệnh 毛病ngải tư bệnh 艾滋病ngải tư bệnh bệnh độc 艾滋病病毒ngọa bệnh 卧病ngọa bệnh 臥病nguy bệnh 危病ngữ bệnh 語病nhiệt bệnh 熱病phát bệnh 發病phòng bệnh 防病phong khuyển bệnh 瘋犬病sương lộ chi bệnh 霜露之病tạ bệnh 謝病tàn bệnh 殘病tâm bệnh 心病tật bệnh 疾病tệ bệnh 弊病thấp bệnh 溼病thông bệnh 通病thụ bệnh 受病tính bệnh 性病trá bệnh 詐病trị bệnh 治病trọng bệnh 重病vị bệnh 胃病xuân bệnh 春病y bệnh 醫病
du
yóu ㄧㄡˊ, yú ㄩˊ

du

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dắt, kéo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dẫn dắt, kéo, vén. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ nãi liễm tu dong, du trường tụ, tựu tháp chẩn thị" , , (Kiều Na ) Cô gái có vẻ e thẹn, vén tay áo dài, đến bên giường xem bệnh.
2. (Động) Vung, huy động. ◇ Hàn Phi Tử : "Du đao nhi nhị mĩ nhân" (Nội trữ thuyết hạ ) Vung dao cắt mũi người đẹp.
3. (Động) Đề xuất, đưa ra. ◇ Hoài Nam Tử : "Du sách ư miếu đường chi thượng" (Chủ thuật ) Đưa ra kế sách lên miếu đường.

Từ điển Thiều Chửu

① Dắt, kéo.
② Du dương khen lao.
③ Gia du trêu ghẹo, chế diễu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lôi, dắt, kéo, nhấc lên;
② Khen ngợi;
③ Treo, mắc;
④ Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giã. Như chữ Du — Dẫn ra, kéo ra.

Từ ghép 5

phi
fēi ㄈㄟ

phi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lả tả, lã chã, lất phất (mưa, tuyết)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lả tả, mù mịt (mưa, tuyết). ◇ Thi Kinh : "Bắc phong kì dê, Vũ tuyết kì phi" , (Bội phong , Bắc phong ) Gió bấc nhanh gấp, Mưa tuyết lả tả. ◇ Nguyễn Du : "Ngô thành bạc mộ thượng phi phi" 簿 (Thương Ngô mộ vũ ) (Đến) thành Ngô, trời sắp tối, mưa vẫn lất phất.
2. (Tính) Lờ lững (dáng mây bay). ◇ Tạ Linh Vận : "Vân hà thu tịch phi" (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ráng mây về chiều trôi lững lờ.
3. (Động) Bay phiếu diễu.
4. (Danh) Khí mây, hơi nước. ◇ Âu Dương Tu : "Nhược phù nhật xuất nhi lâm phi khai, vân quy nhi nham huyệt minh" , (Túy Ông đình kí ) Mặt trời mọc mà màn sương rừng hé mở, mây bay về mà hang hóa sâu tối.

Từ điển Thiều Chửu

① Lả tả. Như Kinh Thi nói vũ tuyết kì phi mưa tuyết lả tả. Nguyễn Du : Ngô thành bạc mộ thượng phi phi 簿 (đến) thành Ngô, trời sắp tối, vẫn mưa lất phất.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lả tả: Tuyết rơi lả tả (Thi Kinh). 【】phi phi [feifei] (văn) Tới tấp, tầm tã: Mưa tuyết tới tấp; Đến như những lúc mưa dầm tầm tã, suốt tháng không tạnh (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng mây bay. Mây trôi — Dáng mưa tuyết bay lả tả.
cận
jìn ㄐㄧㄣˋ

cận

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngựa cận (2 con ngựa chạy trong ở xe 4 ngựa)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa đóng xe bốn ngựa, hai con ở trong gọi là "phục mã" hay gọi là "cận" , hai con ở ngoài gọi là "tham mã" . § Ngựa "tham" phải theo ngựa "phục" mà đi, cho nên cùng theo đuổi nhau không rời gọi là "tham cận" .
2. (Danh) Họ "Cận".
3. (Động) Keo kiệt, lận tích, bủn xỉn. ◇ Tô Thức : "Thượng hộ hữu mễ giả, giai cận tá bất khẳng xuất" , (Hàng Châu thượng chấp chánh thư ) Nhà trên có gạo, đều keo lận không chịu đem ra cho vay.
4. (Động) Trêu, quấy, đùa, trào lộng. ◇ Tân Đường Thư : "Tích chi sĩ, dĩ túy thất chức, hương nhân cận chi" , , (Vương Tích truyện ) (Vương) Tích làm quan, vì say rượu mất chức, người làng diễu cợt ông.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngày xưa đóng xe bốn ngựa, hai con ở trong gọi là phục mã hay gọi là cận , hai con ở ngoài gọi là tham mã . Ngựa tham phải theo ngựa phục mà đi, cho nên cùng theo đuổi nhau không rời gọi là tham cận .
② Keo lận, trù trứ không dám cho ngay gọi là cận.
③ Trêu, quấy, đùa làm cho xấu hổ.
④ Lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hai ngựa trong của xe tứ mã;
② Bủn xỉn, keo lận, keo kiệt;
③ Trêu, quấy, đùa, làm cho xấu hổ;
④ Lấy;
⑤ [Jìn] (Họ) Cận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đai buộc quanh bụng ngựa.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.