ái
ài ㄚㄧˋ

ái

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yêu, thích, quý
2. hay, thường xuyên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cảm tình thân mật, lòng quý mến, tình yêu thương. ◎ Như: "đồng bào ái" tình thương đồng bào, "tổ quốc ái" tình yêu tổ quốc. ◇ Lễ Kí : "Hà vị nhân tình? Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục thất giả, phất học nhi năng" ? , , , , , ,, (Lễ vận ) Sao gọi là tình người? Mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn, gọi là thất tình, không học cũng biết.
2. (Danh) Ân huệ. ◎ Như: "di ái nhân gian" để lại cái ơn cho người.
3. (Danh) Người hay vật mà mình yêu thích. ◎ Như: "ngô ái" người yêu của ta.
4. (Danh) Tiếng kính xưng đối với con gái người khác. § Thông "ái" . ◎ Như: "lệnh ái" con gái của ngài.
5. (Danh) Họ "Ái".
6. (Động) Yêu, thích, mến. ◎ Như: "ái mộ" yêu mến, "ái xướng ca" thích ca hát. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tối ái trai tăng kính đạo, xả mễ xả tiền đích" , (Đệ lục hồi) Rất là mến mộ trai tăng kính đạo, bố thí gạo tiền.
7. (Động) Chăm lo che chở, quan tâm. ◇ Nhan thị gia huấn : "Khuông duy chủ tướng, trấn phủ cương dịch, trữ tích khí dụng, ái hoạt lê dân" , , , (Mộ hiền ).
8. (Động) Tiếc rẻ, lận tích. ◇ Mạnh Tử : "Tề quốc tuy biển tiểu, ngô hà ái nhất ngưu?" , (Lương Huệ Vương thượng ) Nước Tề tuy nhỏ hẹp, ta có tiếc rẻ gì một con bò?
9. (Động) Che, lấp. § Thông "ái" .
10. (Phó) Hay, thường, dễ sinh ra. ◎ Như: "giá hài tử ái khốc" đứa bé này hay khóc.
11. (Tính) Được yêu quý, được sủng ái. ◎ Như: "ái thê" , "ái thiếp" , "ái nữ" .
12. (Tính) Mờ mịt, hôn ám. § Thông "ái" .

Từ điển Thiều Chửu

① Yêu thích. Như ái mộ yêu mến.
② Quý trọng. Như ái tích yêu tiếc. Tự trọng mình gọi là tự ái .
③ Ơn thấm, như di ái để lại cái ơn cho người nhớ mãi.
④ Thân yêu. Như nhân mạc bất tri ái kì thân người ta chẳng ai chẳng biết yêu thửa người thân. Tục gọi con gái người khác là lệnh ái , cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yêu, thương, mến, yêu đương: Yêu tổ quốc; Yêu mến nhân dân; Yêu thương người thân của mình; Yêu cả mọi người;
② Ưa, thích: Thích chơi bóng; Điều mà nó ưa thích;
③ Quý trọng: Quý của công;
④ Dễ, hay: Sắt dễ gỉ (sét); Cô ta dễ nổi giận;
⑤ Nói về con gái của người khác: Cô nhà (ông).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yêu mến, yêu thích — Ơn huệ — Họ người.

Từ ghép 76

ái ân 愛恩ái biệt li khổ 愛別離苦ái châu 愛州ái danh 愛名ái dục hải 愛欲海ái đái 愛戴ái đái 愛襶ái hà 愛河ái hiếu 愛好ái hỏa 愛火ái hoa 愛花ái hộ 愛護ái huy 愛輝ái hữu 愛友ái hữu hội 愛友會ái kế 愛繼ái khanh 愛卿ái khắc tư quang 愛克斯光ái kỉ 愛己ái kính 愛敬ái lân 愛憐ái liên 愛憐ái luân khải 愛倫凱ái luyến 愛戀ái lực 愛力ái mộ 愛慕ái ngoạn 愛玩ái nhân 愛人ái nhật 愛日ái nhi 愛兒ái nhĩ lan 愛爾蘭ái nhiễm 愛染ái nữ 愛女ái phủ 愛撫ái phục 愛服ái quần 愛群ái quốc 愛國ái sa ni á 愛沙尼亞ái sủng 愛寵ái tài 愛才ái tăng 愛憎ái tâm 愛心ái tha 愛他ái tích 愛惜ái tình 愛情ái tư bệnh 愛滋病ái vật 愛物ân ái 恩愛bác ái 博愛cát ái 割愛chung ái 鍾愛đại bất liệt điên dữ bắc ái nhĩ lan 大不列顛與北愛爾蘭聯hỉ ái 喜愛hữu ái 友愛khả ái 可愛kiêm ái 兼愛kính ái 敬愛lân ái 憐愛lệnh ái 令愛luyến ái 戀愛nhân ái 仁愛nịch ái 溺愛ôi ái 偎愛phiếm ái 泛愛sủng ái 寵愛tác ái 作愛tăng ái 憎愛tâm ái 心愛thân ái 親愛thị ái 示愛thiên ái 偏愛thiên ái 天愛tình ái 情愛trung ái 忠愛tự ái 自愛ưu ái 憂愛
sương
shuāng ㄕㄨㄤ

sương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

góa chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đàn bà góa, quả phụ. ◇ Hoài Nam Tử : "Điếu tử vấn tật, dĩ dưỡng cô sương" , (Tu vụ ) Phúng người chết, thăm hỏi người bệnh, nuôi con côi đàn bà góa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ở góa, đàn bà góa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Góa chồng, ở góa, đàn bà góa: Ở góa; Đàn bà góa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đàn bà có tang chồng.

Từ ghép 6

thư, thả, tồ
cú ㄘㄨˊ, jū ㄐㄩ, qiě ㄑㄧㄝˇ

thư

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Vả chăng, hơn nữa (thường dùng làm lời chuyển ý). ◎ Như: "thả phù" vả chăng, "huống thả" huống hồ.
2. (Liên) Lại, mà lại. ◇ Thi Kinh : "Quân tử hữu tửu đa thả chỉ" (Tiểu nhã , Ngư lệ ) Quân tử có rượu nhiều lại ngon.
3. (Liên) "Thả" ... "thả" ... Vừa ... vừa ... ◎ Như: "thả chiến thả tẩu" vừa đánh vừa chạy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt kiến na sương lai liễu nhất tăng nhất đạo, thả hành thả đàm" , (Đệ nhất hồi) Chợt thấy từ mái hiên lại một nhà sư và một đạo sĩ, vừa đi vừa nói chuyện.
4. (Phó) Hãy, hãy thế, hãy thử. ◎ Như: "tạm thả" hãy tạm thế. ◇ Đỗ Phủ : "Thả khan dục tận hoa kinh nhãn" (Khúc Giang ) Hãy trông những đóa hoa sắp rụng hết đương bay qua mắt.
5. (Phó) Sắp, gần tới. ◎ Như: "thả tận" sắp hết. ◇ Sử Kí : "Ngô vương tòng đài thượng quan, kiến thả trảm ái cơ, đại hãi" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô vương ngồi trên đài xem, thấy sắp chém ái cơ của mình thì kinh hoảng.
6. Một âm là "thư". (Trợ) Đặt ở cuối câu, lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra. ◎ Như: Thi Kinh nói: "kì lạc chỉ thư" thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Thiều Chửu

① Vả, lời nói giáo đầu, như thả phù vả chưng.
② Lời nói chuyển sang câu khác, như huống thả phương chi lại.
③ Hãy thế, như tạm thả hãy tạm thế. Làm việc gì luộm thuộm, chỉ cầu cho tắc trách gọi là cẩu thả .
④ Sắp, như thả tận sắp hết.
⑤ Lại, như kinh Thi nói: quân tử hữu tửu đa thả chỉ quân tử có rượu nhiều lại ngon.
⑥ Vừa, lời nói lúc vội vàng, như thả chiến thả tẩu vừa đánh vừa chạy.
⑦ Một âm là thư. Lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra, như kinh Thi nói: kì lạc chỉ thư thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dồi dào (dùng như hình dung từ): Mâm bát thật dồi dào (đồ cúng) (Thi Kinh: Đại nhã, Hàn diệc);
② Trợ từ cuối câu, biểu thị ý cảm thán: Vui lắm vậy thay! (Thi Kinh); Chẳng phải ta nhớ nghĩ (Thi Kinh: Trịnh phong, Xuất kì đông môn); ! Cây tiêu đấy! Mùi hương bay xa đấy! (Thi Kinh: Đường phong).

thả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vừa
2. cứ

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Vả chăng, hơn nữa (thường dùng làm lời chuyển ý). ◎ Như: "thả phù" vả chăng, "huống thả" huống hồ.
2. (Liên) Lại, mà lại. ◇ Thi Kinh : "Quân tử hữu tửu đa thả chỉ" (Tiểu nhã , Ngư lệ ) Quân tử có rượu nhiều lại ngon.
3. (Liên) "Thả" ... "thả" ... Vừa ... vừa ... ◎ Như: "thả chiến thả tẩu" vừa đánh vừa chạy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt kiến na sương lai liễu nhất tăng nhất đạo, thả hành thả đàm" , (Đệ nhất hồi) Chợt thấy từ mái hiên lại một nhà sư và một đạo sĩ, vừa đi vừa nói chuyện.
4. (Phó) Hãy, hãy thế, hãy thử. ◎ Như: "tạm thả" hãy tạm thế. ◇ Đỗ Phủ : "Thả khan dục tận hoa kinh nhãn" (Khúc Giang ) Hãy trông những đóa hoa sắp rụng hết đương bay qua mắt.
5. (Phó) Sắp, gần tới. ◎ Như: "thả tận" sắp hết. ◇ Sử Kí : "Ngô vương tòng đài thượng quan, kiến thả trảm ái cơ, đại hãi" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô vương ngồi trên đài xem, thấy sắp chém ái cơ của mình thì kinh hoảng.
6. Một âm là "thư". (Trợ) Đặt ở cuối câu, lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra. ◎ Như: Thi Kinh nói: "kì lạc chỉ thư" thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Thiều Chửu

① Vả, lời nói giáo đầu, như thả phù vả chưng.
② Lời nói chuyển sang câu khác, như huống thả phương chi lại.
③ Hãy thế, như tạm thả hãy tạm thế. Làm việc gì luộm thuộm, chỉ cầu cho tắc trách gọi là cẩu thả .
④ Sắp, như thả tận sắp hết.
⑤ Lại, như kinh Thi nói: quân tử hữu tửu đa thả chỉ quân tử có rượu nhiều lại ngon.
⑥ Vừa, lời nói lúc vội vàng, như thả chiến thả tẩu vừa đánh vừa chạy.
⑦ Một âm là thư. Lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra, như kinh Thi nói: kì lạc chỉ thư thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạm, hãy cứ, cứ: Anh tạm chờ một lát; Không nói thẳng thì đạo không sáng tỏ ra được, nên ta hãy cứ nói thẳng (Mạnh tử: Đằng Văn công thượng); Nàng hãy tạm về nhà mẹ, nay ta tạm báo lên phủ (Khổng tước Đông Nam phi);
② Và, lại, mà lại: Đường đi hiểm trở lại dài (Thi Kinh); Bất nghĩa mà giàu và sang, đối với tôi như phù vân (Luận ngữ);
③ Vừa (...vừa) (thường dùng , như ): ? (Người kia) vừa quay lại vừa đáp: Hỏi tên để làm gì? (Thuyết uyển); Long nữ vừa khóc lóc thương thảm vừa cảm tạ (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện); Vừa đi vừa nói; Nhà vua vừa giận vừa mừng (Sử kí); Vừa lui binh vừa đánh (Sử kí);
④ Tỏ ý thêm: Không những... mà còn; Và, vả lại, hơn nữa; Tấn Hầu, Tần Bá bao vây nước Trịnh, vì Trịnh vô lễ với Tấn, mà còn hai lòng với Sở nữa (Tả truyện); ? Với sức lực của ông, ngay cả cái gò nhỏ Khôi Phụ kia còn không dọn bớt nổi, nói gì đến núi Thái Hàng và Vương Ốc? Vả lại, đất đá (nếu có dọn được thì) đem đổ đi đâu? (Liệt tử);
⑤ Hay là: ? Có nhật thực, thì thiên hạ sắp có biến đổi, hay là không có? (Lễ kí); ? Đại vương cho rằng thiên hạ tôn sùng Tần, hay là tôn sùng Tề? (Chiến quốc sách);
⑥ Nếu: Nếu Tĩnh Quách Quân nghe ta mà làm theo thì đâu có mối lo ngày hôm nay (Lã thị Xuân thu: Tri sĩ); Nếu ngài muốn làm bá các chư hầu thì không thể không có Quản Di Ngô (Sử kí);
⑦ Còn: Bò còn cày được ruộng; ? Ngựa chết còn mua tới năm trăm lượng vàng, huống gì ngựa sống? (Chiến quốc sách); ? Tình người không ai không yêu thân mình. Thân mình còn không yêu, thì làm sao yêu được vua? (Hàn Phi tử); ? Người có tài trí bậc trung trở lên còn biết hổ thẹn về việc mình làm, huống hồ là bậc vua chúa? (Sử kí).

Từ ghép 5

tồ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Đi (dùng như , bộ ): Người con gái nói: Đã đi xem chưa? Chàng trai đáp: Đã đi rồi (Thi Kinh: Trịnh Phong, Trăn Vị).
thác
dù ㄉㄨˋ, luò ㄌㄨㄛˋ, tuó ㄊㄨㄛˊ, tuò ㄊㄨㄛˋ

thác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái túi không có đáy
2. đồ rèn đúc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Túi, bao, đẫy. ◇ Chiến quốc sách : "Phụ thư đam thác, hình dong khô cảo, diện mục lê hắc, trạng hữu quý sắc" , , , (Tần sách nhất ) Đội sách đeo đẫy, hình dung tiều tụy, mặt mày đen xạm, có vẻ xấu hổ.
2. (Danh) Ống bễ quạt lò, tức "phong tương" . ◇ Hoài Nam Tử : "Cổ thác xuy đóa, dĩ tiêu đồng thiết" , (Bổn kinh ) Quạt bễ thổi ống, để nấu chảy đồng và sắt.
3. (Danh) § Xem "thác đà" .
4. (Động) Đựng trong bị, giữ trong bao. ◇ Từ Kha : "Quật chi, đắc nhất đồng khí, ... nãi thác dĩ nhập thành" , ... (Hứa tứ san tàng nhũ di ) Đào lên, được một đồ bằng đồng, ... bèn đựng vô bị, đi vào thành.
5. (Trạng thanh) § Xem "thác thác" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái túi không có đáy. Con lạc đà có túi đựng nước lại có bướu để đồ tiện, cho nên cũng gọi là con thác đà .
② Ðồ rèn đúc, như thác thược cái bễ thợ rào.
③ Thác thác tiếng chày giã chan chát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Túi không có đáy;
② (văn) Đồ rèn đúc: Cái bễ thợ rèn;
③ (thanh) Côm cốp, lộp cộp, chan chát...: Tiếng giày da đi nghe lộp cộp.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Thêm vào chỗ không đủ. ◇ Mạnh Tử : "Kim Đằng (Văn Công) tuyệt trường bổ đoản, tương ngũ thập lí dã, do khả dĩ vi thiện quốc" , , (Đằng Văn Công thượng ).
2. Bổ sung sửa chữa sai sót. ◇ Sử Kí : "Dĩ vi châu dị quốc thù, tình tập bất đồng, cố bác thải phong tục, hiệp bỉ thanh luật, dĩ bổ đoản di hóa, trợ lưu chánh giáo" , , , , , (Nhạc thư ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bù vào chỗ kém cỏi.
du, thâu
tōu ㄊㄡ, yú ㄩˊ

du

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hài lòng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vui vẻ, cao hứng, hòa duyệt. ◎ Như: "du sắc" nét mặt hòa nhã vui tươi, "du khoái" vui vẻ, "du duyệt" vui mừng.
2. (Tính) Thanh âm thư hoãn.
3. (Động) Biểu thị đáp ứng, đồng ý. § Thông "du" . ◇ Sử Kí : "Ư thị thiên tử phái nhiên cải dong, viết: Du hồ, trẫm kì thí tai" , : , (Tư Mã Tương Như truyện ).
4. (Danh) Bài ca. § Thông "du" . ◇ Tả Tư : "Kinh diễm Sở vũ, Ngô du Việt ngâm" , (Ngô đô phú ).
5. Một âm là "thâu". (Tính) Cẩu thả, tạm bợ. ◇ Chu Lễ : "Dĩ tục giáo an, tắc dân bất thâu" , (Địa quan , Đại tư đồ ).
6. (Tính) Cứng đờ, khô (chết). ◇ Thi Kinh : "Uyển kì tử hĩ, Tha nhân thị thâu" , (Đường phong , San hữu xu ) (Rồi nhỡ ngài) đơ ra mà chết, Thì người khác sẽ đoạt lấy (những xe ngựa, áo mũ... của ngài mà ngài đã không biết vui hưởng).

Từ điển Thiều Chửu

① Vui vẻ. Nét mặt hòa nhã vui vẻ gọi là du sắc .
② Một âm là thâu. Cẩu thả, tạm bợ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vui vẻ: Nét mặt nó có vẻ không vui.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui vẻ — Hòa thuận — Một âm là Thâu. Xem Thâu.

Từ ghép 6

thâu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vui vẻ, cao hứng, hòa duyệt. ◎ Như: "du sắc" nét mặt hòa nhã vui tươi, "du khoái" vui vẻ, "du duyệt" vui mừng.
2. (Tính) Thanh âm thư hoãn.
3. (Động) Biểu thị đáp ứng, đồng ý. § Thông "du" . ◇ Sử Kí : "Ư thị thiên tử phái nhiên cải dong, viết: Du hồ, trẫm kì thí tai" , : , (Tư Mã Tương Như truyện ).
4. (Danh) Bài ca. § Thông "du" . ◇ Tả Tư : "Kinh diễm Sở vũ, Ngô du Việt ngâm" , (Ngô đô phú ).
5. Một âm là "thâu". (Tính) Cẩu thả, tạm bợ. ◇ Chu Lễ : "Dĩ tục giáo an, tắc dân bất thâu" , (Địa quan , Đại tư đồ ).
6. (Tính) Cứng đờ, khô (chết). ◇ Thi Kinh : "Uyển kì tử hĩ, Tha nhân thị thâu" , (Đường phong , San hữu xu ) (Rồi nhỡ ngài) đơ ra mà chết, Thì người khác sẽ đoạt lấy (những xe ngựa, áo mũ... của ngài mà ngài đã không biết vui hưởng).

Từ điển Thiều Chửu

① Vui vẻ. Nét mặt hòa nhã vui vẻ gọi là du sắc .
② Một âm là thâu. Cẩu thả, tạm bợ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cẩu thả, tạm bợ (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cẩu thả — Một âm là Du. Xem Du.
chi
zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cấp cho, chi cấp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cành. § Thông "chi" .
2. (Danh) Tránh, nhánh, bộ phận. ◎ Như: "bàng chi" nhánh phụ, "phân chi" phân nhánh.
3. (Danh) Chân tay. § Thông "chi" .
4. (Danh) Nói tắt của "địa chi" : "tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, vị (mùi), thân, dậu, tuất, hợi" , , , , , , , , , , , gọi là mười hai "chi", cũng gọi là mười hai "địa chi".
5. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị đội ngũ: cánh, đạo. ◎ Như: "nhất chi quân đội" một cánh quân. (2) Đơn vị ca khúc, nhạc khúc. ◎ Như: "lưỡng chi ca khúc" . (3) Đơn vị the, lụa, bông. (4) Đơn vị cường độ ánh sáng (watt). ◎ Như: "tứ thập chi quang" bốn mươi watt.
6. (Danh) Họ "Chi".
7. (Động) Chống, đỡ, giữ. ◎ Như: "lưỡng thủ chi trước yêu" hai tay chống nạnh.
8. (Động) Chịu đựng. ◎ Như: "đông chi bất trụ" đau không chịu đựng được.
9. (Động) Tiêu ra. ◎ Như: "thu chi" nhập vào và tiêu ra.
10. (Động) Lãnh (tiền, lương bổng). ◎ Như: "tiên chi liễu nhất cá nguyệt đích tân thủy" lãnh trước một tháng lương. ◇ Phù sanh lục kí : "Thập nguyệt diểu, thủy chi San Tả liêm bổng" , (Khảm kha kí sầu ) Cuối tháng mười, mới lãnh lương bổng ở Sơn Đông.
11. (Động) Điều khiển, sai khiến. ◎ Như: "chi phối" phân chia sắp xếp, "bả tha chi tẩu liễu" đuổi nó đi chỗ khác.
12. (Tính) Từ một tổng thể chia ra thành (bộ phận, nhánh, nhành). ◎ Như: "chi điếm" chi nhánh, "chi lưu" dòng nhánh.

Từ điển Thiều Chửu

① Chi, thứ, như trưởng chi chi trưởng, chi tử con thứ, v.v.
② Tránh, nhánh, như chi lưu dòng tránh. Phàm có một dòng mà chia ra nhiều dòng ngang đều gọi là chi cả.
③ Giữ, cầm, cố sức ứng phó gọi là chi trì .
④ Tính, nhà Thanh có bộ đạc chi giữ việc tính toán, cũng như bộ tài chính bây giờ.
⑤ Khoản chi ra.
⑥ Chia rẽ, như chi li vụn vặt.
⑦ Ðịa chi, tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, vị (mùi), thân, dậu, tuất, hợi gọi là mười hai chi, cũng gọi là mười hai địa chi.
⑧ Chân tay, cũng như chữ chi .
⑨ Cành, cũng như chữ chi .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chống, đỡ: Hai tay chống nạnh;
② Vểnh: Vểnh tai nghe;
③ Chịu đựng: Đau đến nỗi không thể chịu đựng được.
④ Sai khiến, điều khiển: Tìm cách đuổi (điều khiển) họ đi nơi khác;
⑤ Chi (tiêu), lãnh, lấy (tiền): Chi thu; Lãnh trước một tháng lương; Lấy trước một nghìn đồng; Đủ chi cho một vạn người ăn trong một năm (Hán thư);
⑥ Chi, chi nhánh, chi phái, một bộ phận: Chi điếm, chi nhánh; Chi nhánh, nhánh sông;
⑦ (loại) Cánh, đạo (quân), bài, cái, cây: Một cánh (đạo) quân; Một bài hát mới; Một cây bút máy; Bóng đèn 60 oát;
⑧ Xem [dìzhi];
⑨ (văn) Cành, nhánh (dùng như , bộ ): Cành lá rậm rạp (Hán thư);
⑩ (văn) Chân tay (dùng như , bộ );
⑪ 【】chi ngô [zhiwu] Nói thoái thác, nói quanh co, ấp úng, úp mở, không nên lời, không gãy gọn: Ăn nói quanh co (ấp úng) rất đáng nghi; Úp úp mở mở, ấp a ấp úng; Rất gãy gọn;
⑫ [Zhi] (Họ) Chi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm giữ — Chống trả — Chia ra, làm phân tán — Cành cây — Nhánh sông — Chỉ chung chân và tay. Chẳng hạn Tứ chi — Ngành họ ( một họ chia ra làm nhiều nghành ) — Lối chia năm tháng ngày giờ theo Đất, còn gọi là Địa chi. Có Thập nhị chi, từ Tí đến Hợi — Tiêu dùng tiền bạc.

Từ ghép 40

tục
sú ㄙㄨˊ

tục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thói quen
2. người phàm tục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tập quán trong dân chúng. ◎ Như: "lậu tục" tập quán xấu, thói xấu, "nhập cảnh tùy tục" nhập gia tùy tục, "di phong dịch tục" đổi thay phong tục.
2. (Danh) Người đời, người thường. ◇ Tam quốc chí : "Tính bất hiệp tục, đa kiến báng hủy" , (Ngô thư , Ngu Phiên truyện ) Tính không hợp với người đời, thường bị chê bai mai mỉa.
3. (Danh) Đời thường, trần thế, thế gian. ◎ Như: "hoàn tục" trở về đời thường (bỏ không tu nữa). ◇ Quan Hán Khanh : "Tự ấu xả tục xuất gia, tại Bạch Mã tự trung tu hành" , (Bùi Độ hoàn đái ) Từ nhỏ bỏ đời thường, xuất gia, tu hành ở chùa Bạch Mã.
4. (Tính) Thô bỉ. ◎ Như: "thô tục" thô bỉ, tồi tệ. ◇ Tam Quốc : "Quốc gia bất nhậm hiền nhi nhậm tục lại" (Gia Cát Lượng , Biểu phế liêu lập ) Quốc gia không dùng người hiền tài mà dùng quan lại xấu xa.
5. (Tính) Bình thường, bình phàm. ◇ Nguyễn Trãi : "Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn, Lạo thoái giang quang tịnh tục tâm" , 退 (Tức hứng ) Sau mưa, sắc núi làm trong trẻo mắt nhà thơ, Nước lụt rút, ánh sáng nước sông sạch lòng trần tục.
6. (Tính) Đại chúng hóa, được phổ biến trong dân gian. ◎ Như: "tục ngữ" , "tục ngạn" , "tục văn học" , "thông tục tiểu thuyết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Phong tục. Trên hóa kẻ dưới gọi là phong , dưới bắt chước trên gọi là tục .
② Tục tằn, người không nhã nhặn gọi là tục. Những cái ham chuộng của đời, mà bị kẻ trí thức cao thượng chê đều gọi là tục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phong tục, tục lệ, thói tục: Tục lệ địa phương; Thay đổi phong tục tập quán;
② Đại chúng hóa, dễ hiểu, thông thường, thường thấy: Chữ thường viết; Dễ hiểu; Tục gọi là, thường gọi là;
③ Tục tĩu, tục tằn, thô tục, phàm tục, nhàm: Bức tranh này vẽ tục tằn quá; Những chuyện ấy nghe nhàm cả tai rồi; Tục tĩu không chịu được; Tầm thường, dung tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thói quen có từ lâu đời của một nước, một vùng. Td: Phong tục — Tầm thường, thấp kém. Hát nói của Tản Đà: » Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục «.

Từ ghép 39

nhẫm
rèn ㄖㄣˋ

nhẫm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vạt áo
2. cái chiếu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vạt áo. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ).
2. (Danh) Tay áo.
3. (Danh) Cái chiếu (để nằm).
4. (Danh) Miếng gỗ chêm thân quan tài vào nắp quan tài (ngày xưa).
5. (Động) Sửa cho ngay ngắn, chỉnh lí (khăn áo). ◇ Lưu Hướng : "Nhẫm khâm tắc trửu hiện" (Tân tự ) Sửa vạt áo trước thì khuỷu tay hở ra (ý nói tình cảnh quẫn bách).
6. (Động) Nằm ngủ. ◇ Lễ Kí : "Nhẫm kim cách, tử nhi bất yếm" , (Trung Dung ) Nằm ngủ (mặc) áo giáp sắt, chết không sờn.

Từ điển Thiều Chửu

① Vạt áo.
② Liễm nhẫm lạy (dùng về bên đàn bà).
③ Cái chiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vạt áo: Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt rồi (Luận ngữ);
② Chiếc chiếu nằm thời xưa: Chiếu;
③ Xem [liănrèn] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vạt áo — Ống tay áo — Cái chiếu — Tấm nệm.

Từ ghép 5

giai
jiē ㄐㄧㄝ, xié ㄒㄧㄝˊ

giai

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đều, cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cùng, một lượt với nhau. ◎ Như: "giai hành" cùng đi, "giai nhập" cùng vào. ◇ Nguyễn Trãi : "Kính trung bạch phát giai nhân lão" (Thu nhật ngẫu hứng ) Tóc bạc trong gương cùng với người già đi.
2. (Phó) Đều, toàn bộ. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kì hỉ dương dương giả hĩ" , , , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Lên lầu này, thì trong lòng khoan khoái, tinh thần vui vẻ, sủng nhục đều quên hết, cầm chén rượu hứng gió, thích thú biết bao.
3. (Động) Làm cho đều nhau, làm cho tề chỉnh. ◇ Quản Tử : "Tu đạo lộ, giai độ lượng, nhất xưng số" , , (Ấu quan ) Sửa sang đường sá, thống nhất đo lường, thống nhất xưng số.
4. (Động) Sánh với, sánh bằng. ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Tinh cần vi sự, nhân bất khả giai dã" , (Kim khả kí ) Làm việc chăm chỉ chu đáo, không ai sánh bằng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðều.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cùng, đều: Cùng đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đều cùng.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.