hao, há, hô
hū ㄏㄨ, xū ㄒㄩ

hao

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kêu to. Cũng đọc Hào — Các âm khác là Hô, Há. Xem các âm này.

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thở ra.
② Gọi.
③ Kêu to, gọi to.
④ Một âm là há. Thét mắng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng kêu lên ở đầu câu, vẻ kinh ngạc — Các âm khác là Hao, Hô. Xem các âm này.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gọi to

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thở ra. § Đối lại với "hấp" . ◇ Liễu Tông Nguyên : "Xúc phong vũ, phạm hàn thử, hô hư độc lệ, vãng vãng nhi tử giả tương tịch dã" , , , (Bộ xà giả thuyết ) Đội gió mưa, chịu nóng lạnh, thở hít khí độc, đã bao nhiêu người chết ngổn ngang ở đây.
2. (Động) Nói là, xưng là. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ thủ san diệp hô tác bính, thực chi quả bính" , (Phiên Phiên ) Nàng lấy lá trên núi nói là bánh, (chàng) ăn quả thật là bánh.
3. (Động) Hét lớn tiếng, gào thét, reo hò. ◇ Lí Lăng : "Chấn tí nhất hô, sang bệnh giai khởi" , (Đáp Tô Vũ thư ) Phất tay hét lớn một tiếng, đau bệnh đều khỏi.
4. (Động) Kêu, gọi. ◇ Sử Kí : "Trần vương xuất, già đạo nhi hô: Thiệp!" (Trần Thiệp thế gia ) Trần vương ra, (người thợ cầy) đón đường mà kêu: Thiệp!
5. (Thán) Biểu thị cảm thán. ◇ Luận Ngữ : "Ô hô! Tằng vị Thái San bất như Lâm phỏng hồ?" ! ! (Bát dật ) Than ôi! Vậy cho rằng Thái Sơn không bằng Lâm Phỏng sao?
6. (Trạng thanh) Tiếng gió thổi. ◎ Như: "bắc phong hô hô đích xuy" gió bấc thổi ù ù.
7. (Danh) Họ "Hô".

Từ điển Thiều Chửu

① Thở ra.
② Gọi.
③ Kêu to, gọi to.
④ Một âm là há. Thét mắng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hô: Hô khẩu hiệu; Hoan hô;
② Kêu, gọi: Gọi thẳng tên;
③ (văn) Thét mắng;
④ Thở ra: Thở một hơi;
⑤ Vùn vụt: Gió bấc rít từng cơn;
⑥ Xem [wuhu];
⑦ [Hu] (Họ) Hô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thở ra ( trái với Hấp là hít vào ) — Kêu to lên — Gọi lớn — Tán thán từ, dùng khi Than thở. Thí dụ: Ô hô.

Từ ghép 28

phụ
fù ㄈㄨˋ

phụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cậy thế, ỷ thế người khác
2. vác, cõng
3. làm trái ngược
4. thua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cậy, ỷ vào. ◎ Như: "phụ ngung chi thế" cậy thế đằng sau có chỗ tựa, "tự phụ bất phàm" cậy tài khinh người. ◇ Tả truyện : "Tích Tần nhân phụ thị kì chúng, tham ư thổ địa" , (Tương Công thập tứ niên ) Ngày xưa người Tần cậy đông, tham lam đất đai.
2. (Động) Quay lưng về, dựa vào. ◎ Như: "phụ san diện hải" dựa lưng vào núi hướng mặt ra biển.
3. (Động) Vác, cõng, đội. ◎ Như: "phụ kiếm" vác gươm, "phụ mễ" vác gạo, "phụ tân" vác củi.
4. (Động) Đảm nhiệm, gánh vác. ◎ Như: "thân phụ trọng nhậm" gánh vác trách nhiệm nặng nề.
5. (Động) Có, được hưởng. ◎ Như: "cửu phụ thịnh danh" có tiếng tăm từ lâu.
6. (Động) Mắc, thiếu. ◎ Như: "phụ trái" mắc nợ.
7. (Động) Vỗ, bội, làm trái. ◎ Như: "phụ ân" quên ơn, "phụ tâm" phụ lòng, "vong ân phụ nghĩa" vong ơn bội nghĩa. ◇ Liêu trai chí dị : "Phụ tâm nhân hà nhan tương kiến?" (A Hà ) Con người phụ bạc, còn mặt mũi nào nhìn nhau nữa?
8. (Động) Bị. ◎ Như: "phụ thương" bị thương.
9. (Danh) Trách nhiệm. ◎ Như: "trọng phụ" trách nhiệm lớn.
10. (Danh) Thất bại. ◎ Như: "thắng phụ phân minh" được thua rõ ràng, "bất phân thắng phụ" không phân thắng bại.
11. (Tính) Âm (vật lí, toán học). Trái với "chánh" . ◎ Như: "phụ điện" điện âm, "phụ cực" cực âm, "phụ số" số âm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cậy, cậy có chỗ tựa không sợ gọi là phụ, như phụ ngung chi thế cậy có cái thế đằng sau có chỗ tựa chắc, cậy tài khinh người gọi là tự phụ bất phàm .
② Vác, cõng, như phụ kiếm vác gươm, phụ mễ vác gạo, v.v.
③ Vỗ, như phụ trái vỗ nợ, phụ ân phụ ơn (vỗ ơn), phụ tâm phụ lòng. Tự tủi không lấy gì mà đối với người được gọi là phụ phụ vô khả ngôn bẽn lẽn không biết nói sao.
④ Thua, như thắng phụ được thua.
⑤ Lo.
⑥ Tiếng gọi bà già.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gánh, vác: Vác củi; Gánh nặng;
② Gánh vác, chịu, giữ: Chịu trách nhiệm hoàn toàn; ô Giữ trọng trách;
③ Dựa vào: Dựa vào thế hiểm để cố thủ;
④ Bị: Bị thương; Bị oan ức;
⑤ Được hưởng, có: Có tiếng tăm từ lâu;
⑥ Mắc (thiếu) nợ: Mắc nợ;
⑦ Bội, phụ, phụ lòng mong đợi: Bội ước; Vong ơn bội nghĩa; Hành vi của anh ta làm cho mọi người thất vọng;
⑧ Thất bại, bại, thua: Thắng bại chưa rõ;
⑨ (toán) Số nhỏ hơn 0, số âm: Số âm; Dấu âm;
⑩ (điện) Âm: Âm cực; Điện âm;
⑪ (văn) Lo;
⑫ (văn) Tiếng để gọi bà già;
⑬ [Fù] (Họ) Phụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cậy vào. Ỷ vào. Td: Tự phụ ( ỷ mình ) — Vác trên lưng. Td: Đảm phụ ( gánh vác ) — Thua. Td: Thắng phụ ( được và thua ) — Thiếu nợ. Xem Phụ trái — Trái ngược lại. Đoạn trường tân thanh có câu: » Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai há dám phụ lòng cố nhân «.

Từ ghép 30

du
yóu ㄧㄡˊ, yòu ㄧㄡˋ

du

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tinh dầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dầu, mỡ (lấy từ thực vật hoặc động vật). ◎ Như: "hoa sanh du" dầu đậu phộng, "trư du" mỡ heo.
2. (Danh) Dầu đốt (lấy từ khoáng chất). ◎ Như: "hỏa du" dầu hỏa, "môi du" dầu mỏ.
3. (Danh) Món lợi thêm, món béo bở. ◎ Như: "tha tại giá nhất hạng công trình trung lao đáo bất thiểu du thủy" hắn ta trong thứ công chuyện đó chấm mút được không ít béo bở.
4. (Động) Bôi, quét (sơn, dầu, ...). ◎ Như: "du song hộ" sơn cửa sổ.
5. (Động) Bị dầu mỡ vấy bẩn. ◎ Như: "y phục du liễu" quần áo vấy dầu rồi.
6. (Tính) Giảo hoạt, khéo léo, hào nhoáng bề ngoài. ◎ Như: "du khang hoạt điều" 調 khéo mồm khéo miệng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá hầu nhi quán đích liễu bất đắc liễu, chỉ quản nã ngã thủ tiếu khởi lai! Hận đích ngã tê nhĩ na du chủy" , ! (Đệ tam thập bát hồi) Con khỉ nảy nói nhảm quen rồi, mi cứ đem ta ra làm trò cười! Tức quá, ta phải vả cái mồm giảo hoạt của mi mới được.
7. (Tính) Ùn ùn, nhiều mạnh, hưng thịnh. ◎ Như: "du nhiên" ùn ùn. ◇ Lí Bạch : "Vân du vũ bái" (Minh đường phú ) Mây ùn ùn, mưa như trút.
8. (Tính) Trơn, bóng. ◎ Như: "du lục" xanh bóng, xanh mướt.

Từ điển Thiều Chửu

① Dầu, phàm chất gì lỏng mà có thể đốt cháy được đều gọi là du, như hỏa du dầu hỏa, đậu du dầu đậu, chi du dầu mỡ, v.v.
② Ùn ùn, tả cái vẻ nhiều mạnh, như du nhiên tác vân (Mạnh Tử ) ùn ùn mây nổi.
③ Trơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dầu: Dầu lạc;
② Quét (sơn): Lấy sơn quét một lượt;
③ Láu lỉnh, láu cá: Người này rất láu cá;
④ (văn) Trơn;
⑤ (văn) 【】du nhiên [yóurán] (văn) Tự nhiên (nảy sinh), thình lình, đột ngột: Trời đột ngột nổi mây, xầm xập đổ mưa (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dầu mỡ.

Từ ghép 18

tích
jī ㄐㄧ, jì ㄐㄧˋ

tích

phồn thể

Từ điển phổ thông

dấu vết, dấu tích

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vết chân. ◎ Như: "túc tích" dấu chân, "tung tích" vết chân. ◇ Vi Ứng Vật : "Lạc diệp mãn không san, Hà xứ tầm hành tích?" 滿, (Kí toàn Tiêu san trung đạo sĩ ) Lá rụng đầy núi trống, Biết đâu tìm dấu chân đi?
2. (Danh) Ngấn, dấu vết. ◎ Như: "ngân tích" ngấn vết, "bút tích" chữ viết hoặc thư họa để lại, "mặc tích" vết mực (chỉ bản gốc viết tay hoặc thư họa nguyên bổn). ◇ Nguyễn Trãi : "Tâm như dã hạc phi thiên tế, Tích tự chinh hồng đạp tuyết sa" , (Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng ) Lòng như hạc nội bay giữa trời, Dấu vết tựa như cánh chim hồng giẫm trên bãi tuyết.
3. (Danh) Sự vật, công nghiệp tiền nhân lưu lại. ◇ Đào Uyên Minh : "Thánh hiền lưu dư tích" (Tặng Dương Trường Sử ) Thánh hiền để lại công nghiệp.
4. (Động) Khảo sát, tham cứu. ◇ Hán Thư : "Thần thiết tích tiền sự, đại để cường giả tiên phản" , (Giả Nghị truyện ) Thần riêng khảo sát việc trước, thường thì kẻ mạnh phản lại đầu tiên.
5. (Động) Mô phỏng, làm theo. ◎ Như: "nghĩ tích" phỏng theo.

Từ điển Thiều Chửu

① Vết chân. Như tung tích dấu vết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vết, dấu vết, vết chân (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dấu chân. Vết chân — Việc đời xưa. Dấu vết đời xưa để lại. Td: Cổ tích.

Từ ghép 21

hiệt
xié ㄒㄧㄝˊ, yè ㄜˋ

hiệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

tờ giấy, trang giấy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu, sọ. § Tức "não đại" .
2. (Danh) Trang, tờ.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị chỉ số trang (sách vở, văn kiện). ◎ Như: "ngã khán liễu tam hiệt thư" tôi đã xem xong ba trang sách.
4. (Tính) Thành phiến mỏng, lớp, mảng. ◎ Như: "hiệt nham" đá nham thành mảng trong lòng đất.

Từ điển Thiều Chửu

① Đầu.
② Một tờ giấy gọi là nhất hiệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trang, tờ: Trang thứ 6;
② (văn) Đầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đầu — Trang giấy — Một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 4

đối
duì ㄉㄨㄟˋ

đối

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cặp
2. đúng
3. quay về phía
4. trả lời

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thưa, đáp. ◎ Như: "đối sách" trả lời câu hỏi.
2. (Động) Ứng đáp. ◎ Như: "vô ngôn dĩ đối" không trả lời được.
3. (Động) Cư xử, đối đãi. ◎ Như: "đối nhân thành khẩn" cư xử với người một cách tận tình.
4. (Động) Hướng về, chĩa vào. ◎ Như: "đối chúng tuyên ngôn" nói rõ trước mọi người, "tương đối vô ngôn" (hướng mặt) nhìn nhau không nói. ◇ Tào Tháo : "Đối tửu đương ca, Nhân sanh ki hà?" , (Đoản ca hành ) Hướng về chén rượu hãy hát, Đời người có là bao?
5. (Động) Thích ứng, tương hợp, tùy theo. ◎ Như: "đối chứng hạ dược" tùy theo bệnh mà cho thuốc.
6. (Động) So sánh, kiểm nghiệm. ◎ Như: "hiệu đối" so sánh, đối chiếu, "đối chỉ văn" kiểm tra dấu tay.
7. (Động) Điều chỉnh. ◎ Như: "đối hảo vọng viễn kính đích cự li" điều chỉnh cự li ống nhòm.
8. (Động) Pha thêm, chế thêm. ◎ Như: "trà hồ lí đối điểm nhi khai thủy" pha chút nước sôi vào ấm trà.
9. (Động) Lắp, tra, khớp vào nhau. ◎ Như: "bả môn đối thượng" lắp cửa vào.
10. (Động) Chống, chọi. ◎ Như: "nhất cá đối nhất cá" một chọi một.
11. (Danh) Người hay vật sóng với nhau thành một đôi. ◎ Như: "tha môn chánh hảo phối thành đối" họ thật là xứng đôi.
12. (Danh) Nói tắt của "đối liên" câu đối. ◎ Như: "đối tử" câu đối, "hỉ đối" câu đối mừng.
13. (Danh) Lượng từ: cặp, đôi. ◎ Như: "tam đối phu thê" ba cặp vợ chồng.
14. (Tính) Bên kia, trước mặt. ◎ Như: "đối ngạn" bờ bên kia, "đối phương" phe bên kia, phe nghịch.
15. (Tính) Đúng, phải, bình thường. ◎ Như: "số mục bất đối" con số không đúng, "thần sắc bất đối" sắc mặt không bình thường.
16. (Giới) Với, về, trước. ◎ Như: "đại gia đối tha giá kiện sự ngận bất mãn ý" 滿 mọi người rất không hài lòng về việc ấy của hắn, "tha đối nhĩ thuyết thập ma?" nó nói gì với anh vậy?

Từ điển Thiều Chửu

① Thưa, đáp. Như đối sách trả lời câu người ta hỏi, đối phó ứng phó, v.v.
② Ðối, như đối chúng tuyên ngôn đối trước mọi người mà nói rõ, tương đối vô ngôn cùng đối nhau mà không nói gì. Ðến trước cửa tòa để quan hỏi kiện là đối chất .
③ Ðối, hai bên sóng với nhau, gọi là đối. Như đối liên câu đối.
④ Hợp, sự gì không hợp lẽ gọi là bất đối .
⑤ Xét lại, như hiệu đối so sánh xét lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thưa, đáp, trả lời: Không trả lời được;
② Đối đãi, đối phó, chọi: Đối việc chứ không đối người; Tùy bệnh cắt thuốc; Một chọi một; Dao chọi với dao, súng chọi với súng;
③ Hướng về, đứng trước, trước, đối diện, đối mặt, nhắm vào: Soi gương vuốt lại mái tóc; Nói rõ trước mọi người; Đối mặt nhau không nói gì;
④ Lẫn nhau, qua lại: 調 Chuyển đổi lẫn nhau;
⑤ Bên kia, đối địch: Bờ bên kia; Gây chống đối, làm khó dễ;
⑥ Sóng đôi (khiến hai vật phối hợp hoặc tiếp xúc với nhau): Đối câu đối; Lắp cửa vào; Cho tôi xin tí lửa;
⑦ Phù hợp, thích hợp: Ăn ý; Hoàn toàn thích hợp; Đôi bên càng nói càng vừa lòng nhau; Không hợp lẽ;
⑧ Đối chiếu lại: Hiệu đính; Đối chiếu ảnh; Đối chiếu nét chữ; Đối chiếu số;
⑨ Điều chỉnh: Điều chỉnh cự li ống dòm;
⑩ Đúng: Anh nói rất đúng; Đúng, cứ thế mà làm; Con số không đúng;
⑪ Pha: Pha tí nước sôi vào ấm trà;
⑫ Chia đôi: Một nửa; Một phần hai tờ giấy; Bửa (bổ, chẻ) đôi;
⑬ Câu đối: Câu đối mừng; Câu đối ngũ ngôn;
⑭ (loại) Đôi, cặp: Đôi chim khách; Một cặp lọ hoa; Đôi vợ chồng gương mẫu;
⑮ (gt) Đối với, cho, về, trước: Quyết không khuất phục trước khó khăn; Mỗi lời anh nói đều có gợi ý cho tôi; 滿 Mọi người rất không hài lòng về việc ấy của hắn. 【】đối vu [duìyú] Đối với, về...: Đối với (về) vấn đề đó mọi người đều nhất trí; Tôi rất thích học môn toán; Về việc học tập cổ Hán ngữ, phải hết sức coi trọng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trả lời. Chẳng hạn Đối đáp — Hướng về. Xoay mặt vào với nhau. Chẳng hạn Đối diện — Nghịch nhau. Chẳng hạn Đối đầu ( ghét nhau, không thuận ) — Hợp nhau. Thành đôi, thành cặp — Một đôi, một cặp — Ngang bằng với nhau — Lối văn đặc biệt, gồm hai câu nhang bằng nhau. Ta cũng gọi là câu đối — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là đúng. Chẳng hạn Bất đối ( sai, không đúng ).

Từ ghép 43

bang
bāng ㄅㄤ

bang

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giúp đỡ, trợ giúp, làm hộ
2. đám, lũ, tốp, đoàn, bầy
3. bang đảng
4. mạn (thuyền), bẹ (rau), mép (giày)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giúp, phụ trợ. ◎ Như: "bang trợ" giúp đỡ. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm đạo: Ngã lai bang nhĩ tư đả" : (Đệ thất hồi) (Lỗ) Trí Thâm nói: Ta lại giúp đệ đánh nó một trận.
2. (Động) Phụ họa. ◎ Như: "bang khang" phụ họa, nói theo hay làm theo người khác.
3. (Danh) Phần bên cạnh của một vật thể. ◎ Như: "hài bang" mép giày, "thuyền bang" mạn thuyền.
4. (Danh) Đoàn thể tổ chức của một số người có chung mục đích hoặc tính chất về chính trí, kinh tế, v.v. ◎ Như: "bang hội" đoàn thể, "cái bang" bang của những người ăn mày.
5. (Danh) Lượng từ: nhóm, đoàn, lũ, bọn, v.v. ◎ Như: "nhất bang nhân mã" một đoàn binh mã, một đoàn quân.

Từ điển Thiều Chửu

① Chữa mép dầy.
② Giúp, đồng đảng gọi là bang, như một đảng gọi là một bang.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lối viết chính thức của hai chữ Bang , , có nghĩa là giúp đỡ — Nhiều người kết hợp lại để làm việc chung hoặc giúp đỡ lẫn nhau.

Từ ghép 13

ngâm
yín ㄧㄣˊ

ngâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngâm thơ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rên rỉ. ◇ Đái Đồng : "Thống vi thân ngâm" (Lục thư cố ) Đau thì rên rỉ.
2. (Động) Than van. ◇ Chiến quốc sách : "Tước lập bất chuyển, trú ngâm tiêu khốc" , (Sở sách nhất ) Đứng như con chim tước, ngày than đêm khóc.
3. (Động) Ngâm, vịnh, đọc. ◎ Như: "ngâm nga" , "ngâm vịnh" . ◇ Trang Tử : "Ỷ thụ nhi ngâm, cứ cảo ngô nhi minh" , (Đức sung phù ) Tựa cây mà ngâm nga, dựa gốc ngô đồng khô mà nhắm mắt.
4. (Động) Bày tỏ, trữ tả, diễn đạt. ◇ Văn tâm điêu long : "Cảm vật ngâm chí, mạc phi tự nhiên" , (Minh thi ).
5. (Động) Kêu. ◇ Tào Thực : "Cô nhạn phi nam du, Quá đình trường ai ngâm" , (Tạp thi ) Nhạn lẻ bay về nam, Qua sân kêu thương dằng dặc.
6. (Động) Thổi, xuy tấu. ◇ Khương quỳ : "Dư mỗi tự độ khúc, ngâm đỗng tiêu, Thương Khanh triếp ca nhi họa chi" , , (Giác chiêu , Từ tự ).
7. (Động) Nói lắp bắp, nói không rõ ràng.
8. (Danh) Một thể thơ cổ. ◎ Như: "Lương phụ ngâm" của Khổng Minh, "Bạch đầu ngâm" của Văn Quân.
9. (Danh) Họ "Ngâm".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm. Ðọc thơ đọc phú kéo giọng dài ra gọi là ngâm, như ngâm nga , ngâm vịnh , v.v. Người ốm đau rên rỉ gọi là thân ngâm .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rên rỉ. Tiếng rên — Đọc kéo dài và lên giọng xuống giọng — Tên một thể văn vần, ở Việt Nam là thể Song Thất Lục bát. Td: Chinh phụ ngâm khúc — Đọc thơ với âm điệu dễ nghe. Đoạn trường tân thanh có câu: » Thông minh vốn sẵn tính trời, pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm «.

Từ ghép 14

tự
zì ㄗˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tự mình, riêng tư
2. tự nhiên, tất nhiên
3. từ, do (liên từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ khởi đầu. ◎ Như: "kì lai hữu tự" sự vật hình thành hoặc sinh ra đều có nguồn gốc.
2. (Danh) Họ "Tự".
3. (Đại) Mình, của mình. ◎ Như: "tự cấp tự túc" tạo cho mình những cái cần dùng, lo đủ lấy mình, "tự dĩ vi thị" cho mình là đúng, "các nhân tự tảo môn tiền tuyết, hưu quản tha nhân ngõa thượng sương" , mỗi người quét tuyết trước cửa nhà mình, đừng lo chuyện sương trên mái ngói nhà người khác.
4. (Phó) Chủ động, chính mình, đích thân. ◎ Như: "tự giác" chính mình biết lấy, "tự nguyện" chính mình mong muốn.
5. (Phó) Vốn là, sẵn có. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhiên bộc quan kì vi nhân, tự thủ kì sĩ" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Nhưng tôi xét người ấy, thấy vốn là một kẻ sĩ khác thường.
6. (Phó) Không miễn cưỡng, đương nhiên. ◎ Như: "bất chiến tự nhiên thành" không đánh mà thành công. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngã vô vi nhi dân tự hóa" (Chương 57) Ta vô vi mà dân tự nhiên cải hóa.
7. (Phó) Cứ, vẫn. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
8. (Giới) Từ, do. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay, "tự viễn nhi cận" từ xa đến gần. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
9. (Liên) Nếu, nếu như, như quả. ◇ Tả truyện : "Tự phi thánh nhân, ngoại ninh tất hữu nội ưu" , (Thành Công thập lục niên ) Nếu không phải là bậc thánh, yên ổn bên ngoài ắt có mối lo bên trong.
10. (Liên) Mặc dù, tuy. ◇ Sử Kí : "Phù tự thượng thánh hoàng đế tác vi lễ nhạc pháp độ, thân dĩ tiên chi, cận dĩ tiểu trị" , , (Tần bổn kỉ ) Dù bậc thượng thánh là Hoàng Đế đặt ra phép tắc cho lễ nhạc, lấy mình làm gương mẫu, cũng chỉ yên trị chẳng bao lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Bởi, từ. Như sinh hữu tự lai sinh có từ đâu mà sinh ra.
② Mình, chính mình. Như tự tu tự sửa lấy mình.
③ Tự nhiên, không phải miễn cưỡng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tự, tự mình, mình: Không tự lường sức mình; Người ta ắt tự khinh mình thì người khác mới khinh mình được (Mạnh tử);
② Từ: Từ xưa đến nay; Từ Hà Nội đến Bắc Kinh; Từ bậc thiên tử cho đến hạng thường dân (Đại học). 【】tự tòng [zìcóng] Từ..., từ khi: Từ mùa thu năm ngoái đến nay; Từ khi tôi đến đây, sức khỏe tốt lắm;
③ Tự nhiên. 【】 tự nhiên [zìrán] a. Thiên nhiên, (giới) tự nhiên: Giới thiên nhiên, thiên nhiên, tự nhiên; Chinh phục thiên nhiên; Điều kiện thiên nhiên; b. Tự khắc, tự nhiên: Đừng hỏi vội, đến lúc thì anh tự khắc rõ; Để mặc (cho) tự nhiên; c. Tất nhiên, đương nhiên, khắc (ắt) sẽ: Miễn là chịu khó học tập, ắt sẽ tiến bộ; 【】tự nhiên [zìran] Không miễn cưỡng, tự nhiên: Thái độ rất tự nhiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Từ đó. Từ. Td: Tự cổ chí kim — Chính mình.

Từ ghép 79

ám tự 暗自bất chiến tự nhiên thành 不戰自然成cố ảnh tự liên 顧影自憐lai tự 來自lai tự 来自siêu tự nhiên 超自然tác pháp tự tễ 作法自斃tự ái 自愛tự ải 自縊tự cao 自高tự cấp 自給tự cấp 自给tự chế 自制tự chủ 自主tự chuyên 自專tự cường 自强tự dĩ vi thị 自以為是tự do 自由tự do mậu dịch 自由貿易tự dụng 自用tự đại 自大tự động 自动tự động 自動tự động xa 自動車tự đương 自當tự giác 自覺tự giác 自觉tự hành 自行tự hành xa 自行車tự hào 自豪tự khí 自棄tự khiêm 自謙tự kỉ 自己tự kỷ 自己tự lai thủy 自來水tự lai thủy 自来水tự lập 自立tự lợi 自利tự lực 自力tự lực cánh sinh 自力更生tự lượng 自量tự mãn 自满tự mãn 自滿tự nguyện 自愿tự nguyện 自願tự nhiên 自然tự như 自如tự nhược 自若tự phách 自拍tự phát 自发tự phát 自發tự phụ 自負tự phụ 自负tự quyết 自決tự sát 自杀tự sát 自殺tự tại 自在tự tận 自盡tự thị 自恃tự thú 自首tự tiện 自便tự tín 自信tự trầm 自沈tự trị 自治tự trọng 自重tự truyện 自传tự truyện 自傳tự túc 自足tự tử 自死tự tư 自私tự tư tự lợi 自私自利tự ty 自卑tự ủy 自慰tự vẫn 自刎tự vệ 自卫tự vệ 自衛tự xưng 自称tự xưng 自稱tự ý 自意
cáo, cảo, hạo
hào ㄏㄠˋ, huī ㄏㄨㄟ

cáo

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Một âm khác là Hạo.

cảo

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

hạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trắng
2. sạch sẽ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trắng. ◎ Như: "hạo phát" tóc trắng. ◇ Đỗ Phủ : "Minh mâu hạo xỉ kim hà tại" (Ai giang đầu ) (Người đẹp) mắt sáng, răng trắng, bây giờ ở đâu?
2. (Tính) Sáng. ◎ Như: "hạo nguyệt" trăng sáng. ◇ Đỗ Mục : "Hàn quang thùy tĩnh dạ, Hạo thải mãn trùng thành" , 滿 (Trường An dạ nguyệt ).
3. (Danh) Mượn chỉ ông già; người già tóc trắng. ◇ Lí Bạch : "Tống nhĩ Trường Giang vạn lí tâm, Tha niên lai phỏng Nam San hạo" , (Kim Lăng ca tống biệt Phạm Tuyên ).
4. (Danh) Họ "Hạo".
5. (Động) Chiếu sáng, soi. ◇ Tạ Huệ Liên : "Tịch âm kết không mạc, Tiêu nguyệt hạo trung khuê" , (Đảo y ).
6. § Xưa dùng như "hạo" .
7. § Thông "hạo" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trắng, sáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trắng, trắng bạch, trắng bốc: Răng trắng;
② Sáng: Trăng vằng vặc giữa trời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa — Màu trắng — Một âm là Cáo. Xem vần Cáo.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.