hốt
hū ㄏㄨ

hốt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bỗng nhiên, bất chợt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chểnh mảng, lơ là, sao nhãng. ◎ Như: "sơ hốt" sao nhãng, "hốt lược" nhãng qua.
2. (Động) Coi thường, khinh thị. ◇ Lí Bạch : "Bất phú quý nhi kiêu chi, hàn tiện nhi hốt chi" , (Dữ Hàn Kinh Châu thư ) Chớ lấy giàu sang mà kiêu căng, nghèo hèn mà coi thường.
3. (Phó) Chợt, thình lình. ◎ Như: "thúc hốt" chợt thoáng, nói sự nhanh chóng, xuất ư bất ý, "hốt nhiên" chợt vậy. ◇ Đỗ Phủ : "Tích biệt quân vị hôn, Nhi nữ hốt thành hàng" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Khi chia tay lúc trước, bạn chưa kết hôn, (Ngày nay) con cái chợt đứng thành hàng.
4. (Danh) Đơn vị đo lường ngày xưa. Phép đo có thước, tấc, phân, li, hào, ti, hốt. Phép cân có lạng, đồng, phân, li, hào, ti, hốt.
5. (Danh) Họ "Hốt".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhãng, như sơ hốt sao nhãng, hốt lược nhãng qua, v.v.
② Chợt, như thúc hốt chợt thoáng, nói sự nhanh chóng, xuất ư bất ý, nói gọn chỉ nói là hốt, như hốt nhiên chợt vậy.
③ Số hốt, phép đo có thước, tất, phân, li, hào, ti, hốt. Phép cân có lạng, đồng, phân, li, hào, ti, hốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lơ là, chểnh mảng: Lơ đễnh, chểnh mảng;
② Bỗng, chợt, thình lình, đột nhiên. 【】hốt địa [hudì] Bỗng nhiên, đột nhiên, bỗng, chợt, (bất) thình lình: Ngọn đèn chợt tắt; Đột nhiên mưa; (Bất) thình lình có người đến; 【】hốt nhi [hu'ér] Đột nhiên, thình lình, bỗng chốc: Chốc cao, chốc thấp; 【】hốt nhiên [hurán] Bỗng, bỗng nhiên, đột nhiên, đột ngột, thình lình, bất thình lình: Thình lình nổi gió lớn;
③ Quên;
④ (cũ) Hốt (đơn vị đo lường bằng một phần triệu lạng);
⑤ [Hu] (Họ) Hốt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quên mất, không nhớ nữa — Khinh thường — Mau lẹ — Chỉ sự rất nhỏ.

Từ ghép 16

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa là tiếng xưng hô của các nước "Ngô" , "Sở" ở phía nam đối với các nước chư hầu của Trung Nguyên. ◇ Tả truyện : "Ngô vi phong thỉ trường xà, tiến thực thượng quốc" , (Định công tứ niên ).
2. Tiếng xưng hô của ngoại phiên đối với triều đình hoặc nước phụ thuộc đối với nước chủ.
3. Kinh sư. ◇ Tư trị thông giám : "Kim hải nội vô sự, tự thượng quốc lai giả, giai ngôn thiên tử thông minh anh vũ, chí dục trí thái bình" , , , (Đức tông kiến trung nhị niên ).
4. Khu phía tây quốc đô, do ở miền thượng du nên được gọi là "thượng quốc" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nước nhỏ gọi nước lớn — Tiếng tôn xưng nước lớn, đang cai trị nước nhỏ.

quả nhiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quả nhiên, như mong đợi, như dự đoán

Từ điển trích dẫn

1. Đúng là, quả thực. § Sự tình đúng như dự liệu. ◇ Văn minh tiểu sử : "Ngã sai trước thị nhĩ yếu hồi lai, quả nhiên hồi lai liễu, tạ thiên tạ địa" , , (Đệ tam thập cửu hồi).
2. No bụng. ◇ Bạch Cư Dị : "Phạn cật quán sấu , Môn phúc phương quả nhiên" , (Hạ nhật tác ) Ăn xong rồi rửa tay súc miệng, Vỗ bụng vẫn còn no.
3. Tên một con thú, giống như vượn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật đúng như vậy. Đoạn trường tân thanh có câu: » Này này sự đã quả nhiên, thôi đà cướp sống chồng min đi rồi «.

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là .
2. Quay vòng không dứt, tuần hoàn. ◇ Vương Bao : "Trần sa nhật nguyệt, dồng Bột Hải chi luân hồi" , (Thiện Hành tự bi ).
3. (Thuật ngữ Phật giáo) Tùy theo nhân nghiệp thiện ác, chúng sinh nối tiếp nhau ở trong "lục đạo" (xem từ này), như bánh xe xoay chuyển không dứt. ◇ Pháp Hoa Kinh : " chư dục nhân duyên, trụy đọa tam ác đạo, luân hồi lục thú trung, bị thụ chư khổ độc" , , , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ sự sống chết nối tiếp nhau, như bánh xe quay không dứt, mà không thoat ra được. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu » Trong nhật dụng sao rằng đạo khác, cái luân hồi chẳng ở đâu xa « — Luân hồi: Bánh xe quay, là cái máy quay của tạo hóa. Nhà Phật nói: Chúng sinh ở trong thế giới, từ khi đầu tiên đến nay cứ bị quay xây vần trong lục đạohết kiếp này đến kiếp kia mãi, như cái bánh xe quay mãi không thôi. Chỉ có khẻ tu hành mới thoát khỏi luân hồi ấy. » Cái quay búng sẳn trên trời, mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm. « ( Cung oán ngâm khúc ) .
hiềm
xián ㄒㄧㄢˊ

hiềm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sự nghi ngờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngờ vực, nghi. ◎ Như: "hiềm nghi" nghi ngờ.
2. (Động) Không bằng lòng, oán hận, chán ghét. ◎ Như: "hiềm bần ái phú" ghét nghèo ưa giàu.
3. (Động) Gần với, gần như. ◇ Tuân Tử : "Nhất triêu nhi táng kì nghiêm thân, nhi sở tống táng chi giả bất ai bất kính, tắc hiềm ư cầm thú hĩ" , , (Lễ luận ) Một mai mất cha mất mẹ, mà mình tống táng không thương không kính, thì cũng gần như cầm thú vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngờ, cái gì hơi giống sự thực khiến cho người ngờ gọi là hiềm nghi .
② Không được thích ý cũng gọi là hiềm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiềm nghi, nghi ngờ, ngờ vực: Tránh sự hiềm nghi;
② Hiềm, hiềm thù, hiềm ghét, không thích ý: Làm tiêu tan mọi hiềm oán trước kia; Thứ vải này rất bền, chỉ hiềm cái dày quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghi ngờ — Không vừa lòng — Ghét bỏ.

Từ ghép 9

ngộ
yù ㄩˋ

ngộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gặp gỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gặp, gặp nhau, không hẹn mà gặp. ◎ Như: "hội ngộ" gặp gỡ. ◇ Sử Kí : "Hoàn chí Lật, ngộ Cương Vũ Hầu, đoạt kì quân, khả tứ thiên dư nhân" , , , (Cao Tổ bản kỉ ) (Bái Công) quay về đến đất Lật, gặp Cương Vũ Hầu, cướp quân (của viên tướng này), đuợc hơn bốn nghìn người.
2. (Động) Mắc phải, tao thụ. ◎ Như: "ngộ vũ" gặp mưa, "ngộ nạn" mắc nạn. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc khẩu ngữ ngộ thử họa, trùng vi hương đảng sở tiếu" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ này vì lời nói mà mắc cái vạ này, lại thêm bị làng xóm chê cười.
3. (Động) Hợp, thích hợp, khế hợp, đầu hợp. ◎ Như: "vị ngộ" chưa hợp thời (chưa hiển đạt). ◇ Chiến quốc sách : "Vương hà bất dữ quả nhân ngộ" (Tần tứ ) Vua sao không hợp với quả nhân?
4. (Động) Đối xử, tiếp đãi. ◎ Như: "quốc sĩ ngộ ngã" đãi ta vào hàng quốc sĩ. ◇ Sử Kí : "Hàn Tín viết: Hán Vương ngộ ngã thậm hậu, tái ngã kì xa, ý ngã kì y, tự ngã kì thực" : , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Hàn Tín nói: Vua Hán đãi tôi rất hậu, lấy xe của mình để cho tôi đi, lấy áo của mình để cho tôi mặc, lấy cơm của mình để cho tôi ăn.
5. (Động) Đối phó, chống cự. ◇ Thương quân thư : " thử ngộ địch" (Ngoại nội ) Lấy cái này đối địch.
6. (Danh) Cơ hội, dịp. ◎ Như: "giai ngộ" dịp tốt, dịp may, "cơ ngẫu" cơ hội, "tế ngộ" dịp, cơ hội.
7. (Danh) Họ "Ngộ".

Từ điển Thiều Chửu

① Gặp. Gặp nhau giữa đường gọi là ngộ. Sự gì thốt nhiên gặp phải cũng gọi là ngộ. Như ngộ vũ gặp mưa, ngộ nạn gặp nạn, v.v.
② Hợp. Như thù ngộ sự hợp lạ lùng, ý nói gặp kẻ hợp mình mà được hiển đạt vậy. Vì thế cho nên học trò lúc còn nghèo hèn gọi là vị ngộ .
③ Thết đãi. Như quốc sĩ ngộ ngã đãi ta vào hàng quốc sĩ.
④ Ðối địch, đương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gặp, gặp gỡ, gặp phải, hội kiến, hội ngộ: Gặp mưa; Không hẹn mà gặp; Gặp ở ngoài đường (Luận ngữ);
② Đối đãi, đãi ngộ: Đãi ngộ; Đãi ngộ đặc biệt; Đãi ta như đãi hàng quốc sĩ (Sử kí: Thích khách liệt truyện); Đối đãi người cung kính (Hán thư);
③ Dịp, cảnh ngộ: Dịp may, dịp tốt; Tùy theo cảnh ngộ mà chấp nhận; Cơ hội, dịp;
④ (văn) Tiếp xúc, cảm xúc: Thần chỉ tiếp xúc bằng cảm giác chứ không nhìn bằng mắt (Trang tử: Dưỡng sinh chủ);
⑤ (văn) Chiếm được lòng tin (của bề trên hoặc vua chúa...), gặp và hợp nhau: Sắp già được gặp và hợp với vua chưa hận muộn (Đỗ Phủ: Tòng sự hành);
⑥ [Yù] (Họ) Ngộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp gỡ. Không hẹn mà gặp. Td: Hội ngộ — Hợp nhau — Đối xử. Td: Đãi ngộ.

Từ ghép 19

thinh, thính
tīng ㄊㄧㄥ, tìng ㄊㄧㄥˋ

thinh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghe, dùng tai để nghe. ◎ Như: "thính âm nhạc" nghe nhạc, "thám thính" dò la.
2. (Động) Nghe theo. ◇ Chiến quốc sách : "Sĩ Úy chứng Tĩnh Quách Quân, Tĩnh Quách Quân bất thính, Sĩ Úy từ nhi khứ" , , (Tề sách nhất ) Sĩ Úy vạch rõ (những tật xấu của Tề Mạo Biện ), Tĩnh Quách Quân không nghe theo, Sĩ Úy bèn cáo từ mà ra đi.
3. (Động) Thuận theo, phục tòng. ◎ Như: "thính giáo" vâng nghe lời dạy bảo.
4. (Động) Xử đoán, xét xử. ◎ Như: "thính tụng" xử kiện.
5. (Động) Mặc, mặc kệ. ◎ Như: "thính kì sở chi" mặc kệ đi đâu thì đi. ◇ Liêu trai chí dị : "Kí phi thống dưỡng, thính chi khả hĩ" , (Tiên nhân đảo ) Đã không đau ngứa nữa, thì cứ kệ vậy được rồi.
6. (Động) Đợi chờ. ◇ Từ Vị : "Lệnh trì hoàn hương, hưu tức tam nguyệt, nhưng thính thủ dụng" , , (Thư mộc lan ) Truyền lệnh cho về làng, nghỉ ngơi ba tháng, chờ được bổ dụng.
7. (Danh) Tai. ◎ Như: "bế mục tắc thính" nhắm mắt bưng tai.
8. (Danh) Dịch âm Anh ngữ "tin". Lượng từ: hộp, chai, lọ. ◎ Như: "nhất thính nãi phấn" một lọ phấn trang sức.
9. (Danh) Họ "Thính".
10. Một âm là "thinh". (Danh) Tòa, sảnh. § Thông "thính" . ◎ Như: "thinh sự" tòa giữa, tức là nơi tòa xét xử việc kiện cáo.

thính

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghe

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghe, dùng tai để nghe. ◎ Như: "thính âm nhạc" nghe nhạc, "thám thính" dò la.
2. (Động) Nghe theo. ◇ Chiến quốc sách : "Sĩ Úy chứng Tĩnh Quách Quân, Tĩnh Quách Quân bất thính, Sĩ Úy từ nhi khứ" , , (Tề sách nhất ) Sĩ Úy vạch rõ (những tật xấu của Tề Mạo Biện ), Tĩnh Quách Quân không nghe theo, Sĩ Úy bèn cáo từ mà ra đi.
3. (Động) Thuận theo, phục tòng. ◎ Như: "thính giáo" vâng nghe lời dạy bảo.
4. (Động) Xử đoán, xét xử. ◎ Như: "thính tụng" xử kiện.
5. (Động) Mặc, mặc kệ. ◎ Như: "thính kì sở chi" mặc kệ đi đâu thì đi. ◇ Liêu trai chí dị : "Kí phi thống dưỡng, thính chi khả hĩ" , (Tiên nhân đảo ) Đã không đau ngứa nữa, thì cứ kệ vậy được rồi.
6. (Động) Đợi chờ. ◇ Từ Vị : "Lệnh trì hoàn hương, hưu tức tam nguyệt, nhưng thính thủ dụng" , , (Thư mộc lan ) Truyền lệnh cho về làng, nghỉ ngơi ba tháng, chờ được bổ dụng.
7. (Danh) Tai. ◎ Như: "bế mục tắc thính" nhắm mắt bưng tai.
8. (Danh) Dịch âm Anh ngữ "tin". Lượng từ: hộp, chai, lọ. ◎ Như: "nhất thính nãi phấn" một lọ phấn trang sức.
9. (Danh) Họ "Thính".
10. Một âm là "thinh". (Danh) Tòa, sảnh. § Thông "thính" . ◎ Như: "thinh sự" tòa giữa, tức là nơi tòa xét xử việc kiện cáo.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghe, dùng tai để nghe gọi là chữ thính, như thính thư nghe sách, thám thính dò la.
② Thuận theo, như thính giáo vâng nghe lời dạy bảo.
③ Xử đoán, như thính tụng xử kiện.
④ Mặc, mặc kệ. Như thính kì sở chi mặc kệ đi đâu thì đi.
⑤ Ðợi chờ.
⑥ Một âm là thinh. Tòa giữa gọi là thinh sự tức là nơi tòa xét xử việc kiện cáo vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghe: Anh nghe xem ở ngoài có tiếng động gì;
② Nghe theo, thuận theo, vâng theo, tiếp thụ ý kiến: Không nghe lời; Tôi đã bảo anh ấy rồi, nhưng anh ấy không nghe; Vâng theo lời dạy bảo; Đều thuận theo lời nói và kế sách (của họ) (Ngụy thư: Thôi Hạo liệt truyện);
③ Mặc, mặc kệ, để mặc cho: Mặc cho tự nhiên, tùy; Mặc người ta muốn làm sao thì làm; Mặc cho đi đâu thì đi; Việc này cũng tùy ở người đó quyết định, không thể nói là để mặc cho trời (Thẩm Mục Phổ: Vọng giang đình);
④ (đph) Hộp: Ba hộp thịt lợn;
⑤ (văn) Tai mắt: Người nhân cai trị một nước vuông mười dặm thì sẽ có con mắt đạt thấu tới trăm dặm (Tuân tử);
⑥ (văn) Sảnh, sảnh đường (dùng như , bộ 广);
⑦ (văn) Xử đoán, xét xử: Xử kiện thì ta cũng làm giống như người khác được vậy (Luận ngữ);
⑧ (văn) Xử lí, xử trí: Xử lí cùng lúc nhiều việc (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lối viết giản dị của chữ Thính .

Từ ghép 11

bị
bèi ㄅㄟˋ

bị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. có đủ, hoàn toàn
2. sửa soạn, sắp sẵn
3. đề phòng, phòng trước
4. trang bị, thiết bị

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dự sẵn, xếp đặt trước. ◎ Như: "chuẩn bị" , "dự bị" .
2. (Tính) Đầy đủ, chu đáo. ◇ Sử Kí : "Ngô sở đãi Hầu Sanh giả bị hĩ, thiên hạ mạc bất văn" , () Ta đối đãi Hậu Sinh thật chu đáo, thiên hạ không ai không biết.
3. (Phó) Hết cả, hoàn toàn. ◇ Lễ Kí : "Nãi mệnh trủng tể, nông sự bị thu" , (Nguyệt lệnh ).
4. (Danh) Thiết trí. ◎ Như: "trang bị" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðủ.
② Dự sẵn, như dự bị dự sẵn cho đủ dùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hoàn toàn, đầy đủ, chu đáo: Săn sóc chu đáo; Nông cụ đã đủ cả rồi;
② Đề phòng, chuẩn bị, phòng bị, dự bị, sửa soạn, sẵn sàng: Phòng bị thì tránh được tai ương; Đã sẵn sàng;
③ Thiết bị: Trang bị; Quân bị, binh bị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp đặt sẵn — Hoàn toàn đầy đủ — Thận trọng.

Từ ghép 32

Từ điển trích dẫn

1. Quang minh chính đại.
2. Hiển dương, phát triển, làm cho rạng rỡ. ◇ Tô Thức : "Trẫm phương đồ nhậm cổ quăng chi thần, quang đại tổ tông chi nghiệp" , (Tặng hàn duy tam đại , Tổ bảo xu lỗ quốc công sắc ) Trẫm suy tính dùng bề tôi thân tín, để mà làm cho rạng rỡ sự nghiệp tổ tông.
3. Đầy đủ, hết mức.
4. Rộng lớn, quảng đại. ◇ Hán Thư : "Hành kì sở tri, tắc quang đại hĩ" , (Đổng Trọng Thư truyện ) Thật thi những sở tri của ông, quả là rộng lớn vậy.
5. Khoan dung, độ lượng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa rộng lớn — Chỉ việc làm ngay thẳng, không ẩn giấu gì.
nghĩ
nǐ ㄋㄧˇ

nghĩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. định
2. phỏng theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ước lượng, suy tính, cân nhắc. ◇ Dịch Kinh : "Nghĩ chi nhi hậu ngôn, nghị chi nhi hậu động" , (Hệ từ thượng ) Cân nhắc rồi mới nói, bàn xét rồi mới hành động.
2. (Động) Phỏng theo, mô phỏng, bắt chước. ◎ Như: "nghĩ cổ" phỏng theo lối cổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nghĩ "Xuân giang hoa nguyệt dạ" chi cách, nãi danh kì từ viết "Thu song phong vũ tịch"" "", "" (Đệ tứ thập ngũ hồi) Phỏng theo cách của bài "Xuân giang hoa nguyệt dạ", nên đặt tên cho bài từ là "Thu song phong vũ tịch".
3. (Động) Dự định, liệu tính. ◇ Lí Thanh Chiếu : "Văn thuyết Song Khê xuân thượng hảo, dã nghĩ phiếm khinh chu" , (Phong trụ trần hương hoa tận từ ) Nghe nói Song Khê xuân rất đẹp, cũng định bơi thuyền nhẹ lãng du.
4. (Động) Sánh với, đọ với. ◇ Tuân Tử : "Ngôn chi quang mĩ, nghĩ ư Thuấn Vũ" , (Bất cẩu ) Lời tươi sáng đẹp đẽ, sánh được với vua Thuấn vua Vũ.
5. (Động) Khởi thảo, biên chép. ◎ Như: "thảo nghĩ" phác thảo. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Na Bạch Thị bả tâm trung chi sự, nghĩ thành ca khúc" , (Độc cô sanh quy đồ nháo mộng ) Bạch Thị đem nỗi lòng viết thành ca khúc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ định, như nghĩ án nghĩ định án như thế.
② Làm phỏng theo, giống như, như nghĩ cổ làm phỏng theo lối cổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phác thảo, dự thảo, khởi thảo: Phác thảo bản đề cương; Khởi thảo một phương án;
② Nghĩ, định, dự định: Dự định tháng tới sẽ đi An Giang;
③ Bắt chước, làm phỏng theo, giống như.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đắn đo, tính toán — So sánh — Bắt chước.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.