kính
jìng ㄐㄧㄥˋ

kính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tôn trọng, kính trọng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tôn trọng. ◎ Như: "kính trọng" coi trọng người khác, "kính lão tôn hiền" kính trọng người già tôn quý người hiến tài.
2. (Động) Mời, dâng (tỏ lòng kính cẩn). ◎ Như: "kính trà" dâng trà, "kính tửu" mời rượu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hựu mệnh Bảo Ngọc: Dã kính nhĩ tả tả nhất bôi" : (Đệ ngũ thập tứ hồi) Lại sai Bảo Ngọc: Đến mời chị cháu một chén.
3. (Phó) Thận trọng, cung kính. ◎ Như: "kính tặng" kính tặng, "kính hạ" kính mừng. ◇ Luận Ngữ : "Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung" , , (Tử Lộ ) Khi nhàn cư phải khiêm cung, khi làm việc phải nghiêm trang thận trọng, giao thiệp với người phải trung thực.
4. (Danh) Sự cung kính.
5. (Danh) Lễ vật (để tỏ lòng kính trọng, chúc mừng hoặc cảm tạ). ◎ Như: "hạ kính" lễ vật kính mừng, "tiết kính" tiền của kính tặng nhân dịp tiết lễ.
6. (Danh) Họ "Kính".

Từ điển Thiều Chửu

Cung kính ngoài dáng mặt không có vẻ cợt nhợt trễ nải gọi là cung , trong lòng không một chút láo lếu gọi là kính .
② Kính biếu, mượn một vật gì đưa cho người để tỏ lòng kính của mình gọi là kính.
③ Thận trọng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kính: Kính yêu;
② Xin: Xin cám ơn;
③ Xin mời, chúc: Xin mời hút thuốc; Mời rượu, chúc rượu;
④ (văn) Thận trọng;
⑤ [Jìng] (Họ) Kính.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng nghiêm chỉnh, coi trọng người khác — Thận trọng giữ gìn ngôn ngữ cử chỉ.

Từ ghép 17

Từ điển trích dẫn

1. Hàng tỉ thế giới, tạo thành một cõi Phật. Là thế giới bao gồm tục giới và tầng thứ nhất của cung trời thuộc Sắc giới. Một ngàn nhân một ngàn nhân một ngàn là một tỉ thế giới, thường được viết tắt là "tam thiên thế giới" . Đây là một cách mô tả tính chất rộng mở mênh mông, xuyên suốt của toàn thể vũ trụ theo vũ trụ quan của người Ấn thời xưa. § Xem "tam thiên thế giới" .
huyền
xián ㄒㄧㄢˊ

huyền

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dây đàn, dây cung
2. trăng non

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây cung. ◇ Sử Kí : "Độ bất trúng bất phát, phát tức ứng huyền nhi đảo" , (Lí tướng quân truyện ) Liệu không trúng thì không bắn, (hễ đã) bắn tức thì ngay (lúc buông) dây cung là (giặc) té nhào.
2. (Danh) Dây đàn. ◎ Như: "tranh huyền" dây đàn tranh.
3. (Danh) Đàn (nhạc khí dùng dây tơ căng để gảy hay kéo cho kêu, nay thường dùng chữ "huyền" ). ◎ Như: "huyền ca bất xuyết" đàn ca không ngừng.
4. (Danh) Tuần huyền. § Lúc mặt trăng mới hiện nên nửa hình như cái cung nên gọi là "huyền". Lịch ta chia ngày 7, 8 là "thượng huyền" , ngày 22, 23 là "hạ huyền" .
5. (Danh) Cạnh huyền (trong một tam giác vuông, cạnh huyền đối diện với góc vuông).
6. (Danh) Cung. § Trong môn hình học, "huyền" là một đoạn của vòng tròn.
7. (Danh) Mạch huyền. § Sách thuốc nói xem mạch thấy mạch chạy găng mà mau như thể dương cung gọi là mạch huyền.
8. (Danh) Chỉ người vợ. § Cổ nhân ví vợ chồng như đàn cầm, đàn sắt, cho nên góa vợ gọi là "đoạn huyền" , lấy vợ kế gọi là "tục huyền" .
9. (Động) Gảy đàn. ◇ Trang Tử : "Thượng lậu hạ thấp, khuông tọa nhi huyền" , (Nhượng vương ) Trên dột dưới ướt, ngồi ngay ngắn mà gảy đàn.
10. (Động) Uốn cong. ◇ Dịch Kinh : "Huyền mộc vi hồ, diệm mộc vi thỉ" , (Hệ từ hạ ) Uốn gỗ làm cung, đẽo gỗ làm tên.

Từ điển Thiều Chửu

① Dây cung.
② Ðàn, một thứ âm nhạc lấy tơ căng để gảy hay kéo cho kêu, nay thường dùng chữ huyền .
③ Tuần huyền, lúc mặt trăng mới hiện nên nửa hình như cái cung nên gọi là huyền. Lịch ta chia ngày 7, 8 là thượng huyền , ngày 22, 23 là hạ huyền
④ Mạch huyền. Sách thuốc nói xem mạch thấy mạch chạy găng mà mau như thể dương cung gọi là mạch huyền.
⑤ Cổ nhân ví vợ chồng như đàn cầm, đàn sắt, cho nên góa vợ gọi là đoạn huyền , lấy vợ kế gọi là tục huyền .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dây cung, dây nỏ;
② Trăng khuyết: Trăng thượng huyền;
③ (toán) Huyền (cạnh đối diện với góc vuông trong một tam giác vuông);
④ (toán) Cung (một phần của đường tròn);
⑤ Dây đàn;
⑥ Dây cót (đồng hồ);
⑦ Tuần huyền (tuần trăng đầu hoặc cuối của tháng Âm lịch): Trăng hạ huyền (ngày 22 và 23 Âm lịch); Trăng thượng huyền (ngày 7 và 8 Âm lịch);
⑧ (y) Mạch huyền (mạch chạy găng và mau giống như giương cung).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây cung — Dây đàn — Một cung, danh từ toán học, chỉ một đoạn của đường tròn.

Từ ghép 6

nhân, nhơn
rén ㄖㄣˊ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng thương người
2. nhân trong hạt
3. tê liệt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thương, yêu. ◎ Như: "nhân dân ái vật" thương dân yêu vật.
2. (Danh) Đức khoan dung, từ ái, thiện lương. ◇ Luận Ngữ : "Tử Trương vấn nhân ư Khổng Tử. Khổng Tử viết: năng hành ngũ giả ư thiên hạ vi nhân hĩ. Thỉnh vấn chi, viết: cung, khoan, tín, mẫn, huệ" . : . , : , , , , (Dương Hóa ) Tử Trương hỏi Khổng Tử về đức nhân. Khổng Tử đáp: Làm được năm đức trong thiên hạ thì gọi là nhân. (Tử Trương) xin hỏi là những đức gì, Khổng Tử đáp: Cung kính, khoan hậu, tín nghĩa, cần mẫn và từ ái.
3. (Danh) Người có đức nhân. ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
4. (Danh) Người. § Thông "nhân" .
5. (Danh) Cái hột ở trong quả. ◎ Như: "đào nhân" hạt đào.
6. (Danh) Họ "Nhân".
7. (Tính) Khoan hậu, có đức hạnh. ◎ Như: "nhân chánh" chính trị nhân đạo, "nhân nhân quân tử" bậc quân tử nhân đức.
8. (Tính) Có cảm giác. ◎ Như: "ma mộc bất nhân" tê liệt.

Từ điển Thiều Chửu

Nhân. Nhân là cái đạo lí làm người, phải thế mới gọi là người. Yêu người không lợi riêng mình gọi là nhân.
② Cái nhân ở trong hạt quả, như đào nhân nhân hạt đào.
③ Tê liệt, như chân tay tê dại không cử động được gọi là bất nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lòng nhân từ, lòng thương yêu, đức nhân: Nhân chính, chính sách nhân đạo; Yêu người làm lợi cho vật gọi là nhân (Trang tử);
② Hạt nhân của quả: Hột đào, nhân đào;
③ [Rén] (Họ) Nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần gũi, thân mật — Cái hạt trong trái cây. Hạt giống — Lòng yêu thương người khác như chính mình. Đoạn trường tân thanh có câu: » Tâm thành đã thấu đến trời, bán mình là hiếu cứu người là nhân « .

Từ ghép 21

nhơn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng thương người
2. nhân trong hạt
3. tê liệt

Từ ghép 1

Từ điển phổ thông

nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)

Từ điển phổ thông

nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
cấu
gòu ㄍㄡˋ

cấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái đích cung (chỗ có khấc trên cung để dương dây)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương cung, giương nỏ. ◇ Liệt Tử : "Cam Thằng, cổ chi thiện xạ giả, cấu cung nhi thú phục điểu hạ" , , (Thang vấn ) Cam Thằng, một thiện xạ thời xưa, giương cung là thú ngã chim rơi.
2. (Danh) Cái đích cung. ◇ Mạnh Tử : "Nghệ chi giáo nhân sạ tất chí ư cấu" 羿 (Cáo tử thượng ) (Hậu) Nghệ dạy người tập bắn phải để hết tâm trí vào cái đích cung.
3. (Danh) Khuôn khổ, phạm vi sở trường. ◇ Trang Tử : "Du ư Nghệ chi cấu trung" 羿 (Đức sung phù ) Rong chơi trong phạm vi sở trường (tài bắn tên) của (Hậu) Nghệ.
4. (Danh) Vòng, tròng, cạm bẫy. ◇ Vương Định Bảo : "Kiến tân tiến sĩ chuế hành nhi xuất, hỉ viết: Thiên hạ anh hùng nhập ngô cấu trung hĩ" , : (Thuật tiến sĩ thượng thiên ) Nhìn các tân tiến sĩ nối nhau ra cửa, thích chí nói: Anh hùng thiên hạ lọt vào tròng của ta hết cả rồi.
5. (Tính) Giỏi bắn, thiện xạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đích cung. Sách Mạnh-tử có câu: Nghệ chi giáo nhân sạ tất chí ư cấu 羿 người Nghệ dạy người tập bắn phải để chí vào cái đích cung, vì thế nên cái khuôn mẫu để làm một sự gì cũng gọi là cấu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [gòu];
② Cái đích cung: 羿 Hậu Nghệ dạy người ta tập bắn phải để hết tâm trí vào cái đích cung (Mạnh tử). (Ngr) Khuôn mẫu;
③ Kéo mạnh dây cung;
④ Tròng, vòng, cạm bẫy: Sa vào cạm bẫy của ta.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giương nỏ lên. Đầy đủ sung túc.

Từ ghép 1

đồ
tú ㄊㄨˊ

đồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi bộ
2. không, trống
3. đồ đệ, học trò

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi bộ. ◇ Dịch Kinh : "Xả xa nhi đồ" (Bí quái , Sơ cửu ) Bỏ xe mà đi bộ. ◇ Phạm Thành Đại : "Chí thử tức xả chu nhi đồ, Bất lưỡng tuần khả chí Thành Đô" , (Ngô thuyền lục , Quyển hạ).
2. (Danh) Lính bộ, bộ binh. ◇ Thi Kinh : "Công đồ tam vạn" (Lỗ tụng , Bí cung ) Bộ binh của vua có ba vạn người.
3. (Danh) Người để sai sử trong phủ quan, cung vua. ◇ Tuân Tử : "Sử y phục hữu chế, cung thất hữu độ, nhân đồ hữu số, tang tế giới dụng giai hữu đẳng nghi" 使, , , (Vương bá ).
4. (Danh) Xe của vua đi. ◎ Như: "đồ ngự bất kinh" xe vua chẳng sợ.
5. (Danh) Lũ, bọn, nhóm, bè đảng (thường có nghĩa xấu). ◎ Như: "bạo đồ" bọn người hung bạo, "phỉ đồ" bọn giặc cướp, "thực phồn hữu đồ" thực có lũ đông, "tư đồ" quan đời xưa, chủ về việc coi các dân chúng.
6. (Danh) Người đồng loại. ◇ Hán Thư : "Kim thế chi xử sĩ, khôi nhiên vô đồ, khuếch nhiên độc cư" , , (Đông Phương Sóc truyện ).
7. (Danh) Người tin theo một tông giáo hoặc học thuyết. ◎ Như: "tín đồ" , "cơ đốc đồ" .
8. (Danh) Học trò, môn đệ. ◎ Như: "đồ đệ" môn đệ, "môn đồ" học trò. ◇ Luận Ngữ : "Phi ngô đồ dã" (Tiên tiến ) Không phải là học trò của ta vậy.
9. (Danh) Một thứ hình phạt thời xưa (giam cầm và bắt làm việc nặng nhọc).
10. (Danh) Khổ nạn, tội tình. ◇ Vương Thị : "Chẩm bất giao ngã tâm trung nộ. Nhĩ tại tiền đôi thụ dụng, phiết ngã tại thủy diện tao đồ" . , (Phấn điệp nhi , Kí tình nhân , Sáo khúc ).
11. (Danh) Người tội phạm phải đi làm lao dịch. ◇ Sử Kí : "Cao Tổ dĩ đình trưởng vi huyện tống đồ Li San, đồ đa đạo vong" , (Cao Tổ bản kỉ ).
12. (Danh) Đường, lối. § Thông . ◇ Đạo Đức Kinh : "Sanh chi đồ, thập hữu tam; tử chi đồ, thập hữu tam" , ; , (Chương 65).
13. (Tính) Không, trống. ◎ Như: "đồ thủ bác hổ" bắt cọp tay không.
14. (Phó) Uổng công, vô ích. ◎ Như: "đồ lao vãng phản" uổng công đi lại. ◇ Nguyễn Trãi : "Chang mộc trùng trùng hải lãng tiền, Trầm giang thiết tỏa diệc đồ nhiên" , (Quan hải ) Cọc cắm lớp này đến lớp khác trước sóng bể, Giăng dây sắt ngầm khóa sông lại cũng luống công thôi.
15. (Phó) Chỉ có, chỉ vì. ◇ Mạnh Tử : "Đồ thiện bất túc dĩ vi chính" (Li Lâu thượng ) Chỉ có thiện thôi không đủ làm chính trị.
16. (Phó) Lại (biểu thị sự trái nghịch). ◇ Trang Tử : "Ngô văn chi phu tử, sự cầu khả, công cầu thành, dụng lực thiểu, kiến công đa giả, thánh nhân chi đạo. Kim đồ bất nhiên" , , , , , . (Thiên địa ) Ta nghe thầy dạy, việc cầu cho được, công cầu cho nên, dùng sức ít mà thấy công nhiều, đó là đạo của thánh nhân. Nay lại không phải vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði bộ. Lính bộ binh cũng gọi là đồ. Như công đồ tam vạn bộ binh nhà vua tam vạn. Xe của vua đi cũng gọi là đồ. như đồ ngự bất kinh Xe vua chẳng sợ.
② Lũ. Như thực phồn hữu đồ thực có lũ đông. Ðời xưa có quan tư đồ chủ về việc coi các dân chúng.
③ Học trò. Như phi ngô đồ dã không phải là học trò của ta vậy. Tục gọi học trò là đồ đệ , đồng đảng là đồ đảng đều do nghĩa ấy.
④ Không, đồ thủ tay không.
⑤ Những. Như đồ thiện bất túc dĩ vi chính những thiện không đủ làm chính trị. Lại là tiếng trợ ngữ. Như đồ tự khổ nhĩ những chỉ tự làm khổ thôi vậy.
⑥ Tội đồ. Ngày xưa hễ kẻ nào có tội bắt làm tôi tớ hầu các nha ở ngay tỉnh kẻ ấy gọi là tội đồ. Bây giờ định ra tội đồ có kí và tội đồ không có kí, đều là tội phạt giam và bắt làm khổ vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi bộ;
② Không, không có gì: Tay không; Ngồi không. (Ngr) Vô ích: Mất công đi lại; Nay giữ không ngôi thành trơ trọi, chỉ phí tiền của và công sức vô ích (Tư trị thông giám);
③ Chỉ có: Chỉ nói suông thôi; Chỉ có thiện thôi thì không đủ để làm việc chính trị (Luận ngữ);
④ (văn) Lại (biểu thị sự trái nghịch): Tôi cho rằng phu tử việc gì cũng biết, nhưng phu tử lại có cái không biết (Tuân tử); Nay lại không phải thế (Trang tử);
⑤ Học trò, người học việc: Trọng thầy mến trò; Thợ học nghề;
⑥ Tín đồ: Tín đồ;
⑦ Bọn, lũ, những kẻ (chỉ người xấu): Lũ giặc; Kẻ phạm pháp; Bọn tù, tù phạm;
⑧ Tội đồ (tội bị đưa đi đày);
⑨ (văn) Lính bộ binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi bộ. Đi chân — Lính đánh giặc đi chân, tức Bộ binh — Đông đảo — Bọn. Nhóm người — Học trò — Không. Không có gì kèm vào — Một loại hình phạt giành cho phạm nhân. Xem Đồ hình .

Từ ghép 40

ánh
yìng ㄧㄥˋ

ánh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ánh sáng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chiếu sáng. ◇ Ngụy Nguy : "San hạ hữu nhất điều loan loan khúc khúc đích tiểu hà, bị vãn hà ánh đắc thông hồng" , (Đông phương , Đệ lục bộ đệ thập nhất chương) Dưới núi có một dòng sông nhỏ uốn khúc quanh co, ráng chiều chiếu sáng thành màu đỏ.
2. (Động) Phản chiếu. ◎ Như: "đảo ánh" phản chiếu. ◇ Dữu Tín : "Trường kiều ánh thủy môn" (Vịnh họa bình phong ) Cầu dài soi bóng xuống thủy môn (cửa điều hòa lượng nước tại đập nước ngang sông).
3. (Động) Che, ẩn giấu. ◇ Hồng Mại : "(Trần Giáp) văn đường thượng phụ nhân ngữ tiếu thanh, tức khởi, ánh môn khuy quan" (), , (Di kiên giáp chí , Mạnh Thục cung nhân ) (Trần Giáp) nghe tiếng đàn bà cười nói ở trên nhà, liền trổi dậy, núp cửa nhìn trộm.
4. (Động) Giao hòa, ứng đối. ◇ Lãnh nhãn quan : "Viễn viễn hữu chung cổ chi âm, ánh trước tiều lâu canh thác" , (Đệ tứ hồi) Xa xa có tiếng chuông trống, giao hòa cùng tiếng mõ canh chòi gác.
5. (Danh) Ánh sáng mặt trời. ◇ Đỗ Phủ : "Lạc nhật sơ hà thiểm dư ánh" (Ức tích hành ) Mặt trời lặn, ráng chiều mới hiện lóe sáng ánh mặt trời còn sót lại.
6. (Danh) Giờ Mùi . ◇ Lương Nguyên Đế : "Nhật tại Ngọ viết đình, tại Vị viết ánh" , (Toản yếu ) Ngày vào giờ Ngọ gọi là Đình , vào giờ Mùi gọi là Ánh .

Từ điển Thiều Chửu

① Ánh sáng giọi lại.
② Bóng rợp.
③ Ánh sáng mặt trời xế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① In (bóng), (ánh sáng) rọi lại, chiếu lại: In bóng trên mặt nước; Hoa đào rọi với mặt người đỏ tươi (Thôi Hộ: Đề tích sở kiến xứ);
② Chiếu: Chiếu phim mới;
③ Xem [fănyìng];
④ (văn) Bóng rợp;
⑤ (văn) Ánh mặt trời xế bóng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh lên do sự phản chiếu — Buổi xế chiều.

Từ ghép 8

lân, lận
lín ㄌㄧㄣˊ, lìn ㄌㄧㄣˋ

lân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bậc cửa
2. tiếng xe chạy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bánh xe.
2. (Danh) Bực cửa.
3. (Trạng thanh) "Lân lân" rầm rầm, xình xịch (tiếng xe chạy). ◇ Đỗ Phủ : "Xa lân lân, mã tiêu tiêu, Hành nhân cung tiễn các tại yêu" , , (Binh xa hành ) Tiếng xe ầm ầm, tiếng ngựa hí vang, Người ra đi cung tên đều mang bên lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bực cửa.
② Lân lân xình xịch, tiếng xe đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sình sịch, rầm rầm. 【】lân lân [línlín] (văn) (thanh) Rầm rầm: Xe chạy rầm rầm, ngựa hí vang (Thi Kinh);
② (văn) Bực cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bánh xe — Tiếng bánh xe lăn. Tiếng xe chạy — Cái ngưỡng cửa.

Từ ghép 2

lận

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Lận và Lận — Một âm là Lân — Cái bậc để bước lên xe.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.