long
lōng ㄌㄨㄥ, lóng ㄌㄨㄥˊ

long

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. long trọng
2. hưng thịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đầy, nhiều, dày. ◎ Như: "long trọng" trọng thể, "đức long vọng trọng" đức dày giá trọng.
2. (Tính) Hưng thịnh, hưng khởi. ◎ Như: "hưng long" , "long thịnh" .
3. (Tính) Sâu, thắm thiết. ◎ Như: "long tình hậu nghị" tình nghĩa thắm thiết.
4. (Tính, phó) Cao, gồ lên. ◎ Như: "long khởi" nhô lên, "long chuẩn" sống mũi cao.
5. (Động) Làm cho cao thêm. ◎ Như: "long tị" sửa mũi cho cao lên. ◇ Chiến quốc sách : "Tuy long Tiết chi thành đáo ư thiên, do chi vô ích dã" , (Tề sách nhất ) Tuy có nâng cao thành Tiết tới đụng trời, cũng vô ích.
6. (Động) Tôn sùng. ◎ Như: "long sư" tôn kính thầy.
7. (Danh) Họ "Long".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy ùn, đầy tù ụ, đầy đặn lại lớn lao. Vì thế nên cái gì lồi lên trội lên gọi là long khởi .
② Thịnh, dày. Như đức long vọng trọng đức thịnh giá trọng.
③ Hậu. Như chí nghị long tình nghĩa thiết tình hậu.
④ Long long ù ù, tiếng sấm động.
⑤ Tôn quý, cao nhất.
⑥ Lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trọng thể, trọng hậu: Long trọng;
② Hưng thịnh: Hưng thịnh; Thịnh vượng;
③ Sâu, hậu, thắm thiết: Tình nghĩa thắm thiết, nghĩa thiết tình hậu;
④ Gồ lên, lồi lên, u lên: Trán anh ấy va u lên một cục to;
⑤ (văn) Cao quý, tôn quý, nổi tiếng, vẻ vang;
⑥ (văn) Lớn;
⑦【】long long [lóng lóng] (thanh) Ầm ầm: Sấm sét ầm ầm;
⑧[Lóng] (Họ) Long.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp. Hưng thịnh — Phong phú, đầy đặn — To lớn — Ngọn núi nhỏ cao lên.

Từ ghép 11

nhưỡng
rǎng ㄖㄤˇ

nhưỡng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đất mềm
2. Trái Đất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất mềm, xốp.
2. (Danh) Đất trồng trọt. ◇ Quản Tử : "Nhưỡng địa phì nhiêu, tắc tang ma dị thực dã" , (Bát quan ) Đất canh tác phì nhiêu, thì tang gai dễ trồng.
3. (Danh) Đất. ◎ Như: "thiên nhưỡng chi biệt" khác nhau một trời một vực.
4. (Danh) Khu vực, địa khu. ◎ Như: "cùng hương tích nhưỡng" vùng hẻo lánh xa xôi.
5. (Danh) § Xem "kích nhưỡng" .
6. (Động) Tiếp giáp. ◇ Sử Kí : "Thả phù Hàn, Ngụy chi sở dĩ trọng úy Tần giả, vi dữ Tần tiếp cảnh nhưỡng giới dã" , , (Tô Tần truyện ) Vả lại, Hàn, Ngụy sở dĩ khiếp sợ Tần là vì bờ cõi tiếp giáp nước Tần.
7. (Tính) Trúng mùa, thu hoạch tốt, trù phú. § Thông "nhưỡng" . ◇ Trang Tử : "Cư tam niên, Úy Lũy đại nhưỡng" , (Canh Tang Sở ) Ở được ba năm, miền Úy Lũy trúng mùa lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðất mềm.
② Quả đất, như thiên nhưỡng trời đất.
③ Giàu có đầy đủ, cùng nghĩa như chữ nhưỡng .
④ Bị hại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đất xốp, đất mềm: Thổ nhưỡng, chất đất, đất đai;
② Đất, quả đất: Khác nhau như trời với đất (một trời một vực);
③ (văn) Giàu có đầy đủ (dùng như , bộ );
④ (văn) Bị hại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đất mềm — Chỉ chung đất đai.

Từ ghép 6

nú ㄋㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đày tớ, đứa ở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa, kẻ phạm tội bị đưa vào nhà quan làm tạp dịch gọi là "nô". Sau chỉ người đầy tớ. ◎ Như: "nô lệ" kẻ hầu hạ, làm tạp dịch, "nô tì" đứa ở gái.
2. (Danh) Khiêm từ dùng để tự xưng. ◎ Như: "nô gia" tiếng phụ nữ tự khiêm xưng ngày xưa. ◇ Đôn Hoàng biến văn : "Viễn chỉ bạch vân hô thả trụ, Thính nô nhất khúc biệt hương quan" , (Vương Chiêu Quân ) Xa trỏ mây trắng kêu xin ngừng lại, Hãy nghe tôi ca một bài từ biệt quê hương.
3. (Danh) Tiếng gọi khinh bỉ, miệt thị người khác. ◎ Như: "mại quốc nô" quân bán nước.
4. (Danh) Họ "Nô".
5. (Động) Sai khiến, sai bảo. ◇ Hàn Dũ : "Nhập giả chủ chi, Xuất giả nô chi" , (Nguyên đạo ) Vào thì chủ trì, Ra thì sai khiến.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứa ở. Luật ngày xưa người nào có tội thì bắt con gái người ấy vào hầu hạ nhà quan gọi là nô tì , về sau kẻ nào nghèo khó bán mình cho người, mà nương theo về họ người ta cũng gọi là nô.
② Tiếng nói nhún mình của con gái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người nô lệ, đứa ở;
② Nô dịch;
③ Từ khiêm xưng của đàn bà, con gái: Dương Thái phi rủ rèm nói chuyện với quần thần, vẫn tự xưng là nô (Tống sử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đày tớ — Tiếng tự xưng khiêm nhường của đàn bà thời cổ.

Từ ghép 13

thể
tī ㄊㄧ, tǐ ㄊㄧˇ

thể

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thân, mình
2. hình thể
3. dạng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Toàn thân. ◎ Như: "thân thể" thân mình, "nhục thể" thân xác, "nhân thể" thân người.
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎ Như: "chi thể" tay chân mình mẩy, "tứ thể" hai tay hai chân. ◇ Sử Kí : "Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể" . , (...) , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎ Như: "cố thể" chất dắn, "dịch thể" chất lỏng, "chủ thể" bộ phận chủ yếu, "vật thể" cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎ Như: "biền thể" lối văn biền ngẫu, "phú thể" thể phú, "quốc thể" hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: "quân chủ quốc" nước theo chế độ quân chủ, "cộng hòa quốc" nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎ Như: "thảo thể" chữ thảo, "khải thể" chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎ Như: "chánh phương thể" hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là "thể" . § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là "dụng" . ◎ Như: nói về lễ, thì sự kính là "thể", mà sự hòa là "dụng" vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân dĩ thân thể chi" (Phiếm luận ) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎ Như: "thể lượng" đem thân mình để xét mà tha thứ, "thể tuất dân tình" đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎ Như: "thể kỉ" riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎ Như: "thể nghiệm" tự thân mình kiểm nghiệm, "thể hội" thân mình tận hiểu, "thể nhận" chính mình chân nhận.

Từ điển Thiều Chửu

① Thân thể. Nói tất cả một bộ phận gọi là toàn thể . Nói riêng về một bộ phận gọi là nhất thể . Bốn chân tay gọi là tứ thể .
② Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể thể văn, tự thể thể chữ, chính thể , quốc thể , v.v. Lại nói như thể chế cách thức văn từ, thể tài thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể . Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hòa là dụng vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân thể: Thân thể;
② Thể, hình thể, chất: Vật thể; Toàn thể; Chất lỏng; Cá thể;
③ Thể, lối: Thể chữ, lối chữ; Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: Thể nghiệm, nghiệm thấy; Đặt mình vào đấy để xét; Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng ), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem [ti].

Từ điển Trần Văn Chánh

】thể kỉ [tiji]
① Của riêng. Cg. [tiji];
② Thân cận: Người thân cận. Xem [tê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thân mình. Td: Thân thể — Hình trạng. Td: Thể khí — Cách thức. Td: Thể thơ — Hiểu rõ. Xét biết. Td: Thể tình .

Từ ghép 68

ám thể 暗體bài thể 俳體bản thể 本體bát thể 八體biển đào thể 扁桃體biển đào thể viêm 扁桃體炎biền thể 駢體biệt thể 別體cá thể 個體cầu thể 球體chính thể 政體chỉnh thể 整體chủ thể 主體cổ thể 古體cố thể 固體cổ thể thi 古體詩cơ thể 肌體cụ thể 具體cương thể 剛體dịch thể 液體đại thể 大體đoàn thể 團體giải thể 解體hình thể 形體hồn bất phụ thể 魂不附體khách thể 客體kháng thể 抗體khí thể 氣體lao công đoàn thể 勞工團體lập thể 立體lõa thể 裸體môi thể 媒體ngọc thể 玉體nhân thể 人體nhục thể 肉體quốc thể 國體suy thể 衰體sự thể 事體sử thể 史體tân thể 新體thánh thể 聖體thân thể 身體thật thể 實體thể cách 體格thể chế 體制thể diện 體面thể dục 體育thể hiện 體現thể lệ 體例thể lượng 體諒thể nghiệm 體驗thể phách 體魄thể tài 體裁thể thao 體操thể thiếp 體貼thể thống 體統thể thức 體式thể tích 體積thi thể 尸體thi thể 屍體thực thể 實體tinh thể 星體toàn thể 全體trọng thể 重體tứ thể 四體văn thể 文體vật thể 物體xích thể 赤體
khuyết, quyết
jué ㄐㄩㄝˊ, quē ㄑㄩㄝ, què ㄑㄩㄝˋ

khuyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cửa hai lớp
2. cửa ngoài cung điện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa, ở ngoài cửa cung, hai bên có lầu đài để nhìn ra xa, giữa có lối đi gọi là "khuyết". ◇ Bạch Cư Dị : "Cửu trùng thành khuyết yên trần sinh, Thiên thặng vạn kị tây nam hành" , 西 (Trường hận ca ) Khói bụi sinh ra trên lối đi vào cung thành (của nhà vua), Nghìn cỗ xe, muôn con ngựa đi sang miền tây nam.
2. (Danh) Phiếm chỉ nơi vua ở. ◇ Trang Tử : "Thân tại giang hải chi thượng, tâm cư hồ Ngụy khuyết chi hạ, nại hà?" , , (Nhượng vương ) Thân ở trên sông biển, mà lòng (lưu luyến) ở cung điện nước Ngụy, làm sao bây giờ?
3. (Danh) Lầm lỗi. ◎ Như: Nhà Đường có đặt ra hai chức quan "tả thập di" và "hữu bổ khuyết" chuyên về việc khuyên can các điều lầm lỗi của vua.
4. (Danh) Chức quan còn để trống.
5. (Danh) Họ "Khuyết".
6. (Động) Thiếu.
7. (Tính) Còn thiếu, còn trống, chưa đủ số. § Cùng nghĩa với "khuyết" .
8. (Tính) Sót, mất. ◎ Như: "khuyết văn" văn còn sót mất.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cổng hai từng. Làm hai cái đài ngoài cửa, trên làm cái lầu, ở giữa bỏ trống để làm lối đi gọi là khuyết, cho nên gọi cửa to là khuyết. Cũng có khi gọi là tượng ngụy . Ngày xưa hay làm sở ban bố pháp lệnh ở ngoài cửa cung, cho nên gọi cửa cung là khuyết. Như phục khuyết thướng thư sụp ở ngoài cửa cung mà dâng thư.
② Lầm lỗi. Nhà Đường có đặt ra hai chức quan tả thập di và hữu bổ khuyết chuyên về việc khuyên can các điều lầm lỗi của vua.
③ Còn thiếu, còn trống. Cùng nghĩa với chữ khuyết . Phàm cái gì chưa được hoàn toàn còn phải bù thêm mới đủ thì đều gọi là khuyết. Như khuyết văn văn còn thiếu mất, còn sót chưa đủ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(cũ) Lầu gác trước cung, cửa khuyết. (Ngr) Cung khuyết, cung điện. Xem [que].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lầm lỗi: Sai trái;
② Còn khuyết, còn trống (dùng như [que], bộ ): Bài văn còn thiếu mất;
③ [Que] (Họ) Khuyết. Xem [què].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lầu nhỏ xây trên cổng thành để quan sát bên ngoài — Chỉ nơi vua ở. Bài Văn Tế Cá Sấu của Hàn Thuyên có câu: » Kinh đô đây thuộc nơi đế khuyết « — Thiếu sót — Lỗi lầm — Một âm là Quyết.

Từ ghép 3

quyết

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xuyên thủng, xuyên qua — Một âm khác là Khuyết. Xem Khuyết.
lương
liáng ㄌㄧㄤˊ

lương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nước Lương
2. đời nhà Lương của Trung Quốc
3. cầu
4. xà nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cầu. ◎ Như: "ngư lương" chỗ đắp bờ để dơm cá. ◇ Đỗ Phủ : "Hà lương hạnh vị sách, Chi sanh thanh tất tốt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Cầu sông may chưa gãy, Cành chống tiếng kẽo kẹt.
2. (Danh) Xà nhà. ◇ Đỗ Phủ : "Lạc nguyệt mãn ốc lương" 滿 (Mộng Lí Bạch ) Trăng xuống chiếu khắp xà nhà.
3. (Danh) Chỗ gồ lên của một vật: sống, đỉnh, ... ◎ Như: "tị lương" sống mũi, "tích lương" xương sống.
4. (Danh) Nhà "Lương". "Lương Vũ Đế" được nhà Tề trao ngôi cho làm vua gọi là nhà "Lương" (502-507). "Lương Thái Tổ" được nhà Đường trao ngôi cho làm vua gọi là nhà "Hậu Lương" (907-923).
5. (Danh) Đất cổ, ấp của nhà Chu thời Xuân Thu, nay thuộc Hà Nam.
6. (Danh) Nước "Lương".
7. (Danh) Châu "Lương", một châu trong chín châu của nước Tàu ngày xưa.
8. (Danh) Họ "Lương".
9. (Danh) § Thông "lương" . ◇ Tố Vấn : "Phì quý nhân tắc cao lương chi tật dã" (Thông bình hư thật luận ) Béo mập là bệnh của người phú quý (lắm) thức ăn ngon.
10. (Tính) Tin thực, thành tín. § Thông "lượng"
11. (Động) § Thông "lược" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật gì gọi là tân lương nghĩa là như cái cầu mọi người đều phải nhờ đó mà qua vậy. Chỗ đắp bờ để đơm cá gọi là ngư lương .
② Cái xà nhà.
③ Chỗ gồ ghề của một vật gì cũng gọi là lương, như tị lương sống mũi, tích lương xương sống, đồ gì có chuôi để cầm xách cho tiện đều gọi là lương cả.
④ Lục lương chạy tán loạn, nay gọi giặc cỏ là tiểu xú khiêu lương .
⑤ Cường lương quật cường, hùng hổ.
⑥ Nhà Lương. Lương Vũ Ðế được nhà Tề trao ngôi cho làm vua gọi là nhà Lương (502-507). Lương Thái Tổ được nhà Ðường trao ngôi cho làm vua gọi là nhà Hậu Lương (907-923).
⑦ Nước Lương.
⑧ Châu Lương, một châu trong chín châu của nước Tàu ngày xưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (ktrúc) Xà, rầm: Xà nhà; Xà đòn dông; Xà nhì; 殿 Điện không xà;
② Cầu: Cầu, nhịp cầu;
③ Sống, đỉnh: Sống mũi; Đỉnh núi;
④ [Liáng] Nhà Lương (thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, năm 502-557);
⑤ [Liáng] (Họ) Lương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cầu bắc ngang sông. Cũng gọi là Hà lương. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Hà lương chia rẽ đường nầy, bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi « — Cái rường nhà, sà nhà — Tên một trong chín châu thời cổ Trung Hoa, tức Lương châu, đất cũ nay thuộc tỉnh Thiểm Tây — Họ người, Hoa Tiên có câu: » Cõi Tô châu giải Ngô giang, khí thiêng đúc lại họ Lương một nhà «. » Băn khoăn đến trước đình Ba, Lương không yến đỗ, song tà nhện trăng « ( Hoa Tiên ).

Từ ghép 8

điều, điệu
diào ㄉㄧㄠˋ, tiáo ㄊㄧㄠˊ, tiào ㄊㄧㄠˋ, zhōu ㄓㄡ

điều

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chuyển, thay đổi
2. điều chỉnh
3. lên dây (đàn)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hợp, thích hợp. ◎ Như: "lê quất tảo lật bất đồng vị, nhi giai điều ư khẩu" , 調 lê quất táo dẻ không cùng vị, nhưng đều hợp miệng.
2. (Động) Chia đều, phân phối cho đồng đều.
3. (Động) Hòa hợp, phối hợp. ◎ Như: "điều vị" 調 gia vị, "điều quân" 調 hòa đều.
4. (Động) Làm cho hòa giải, thu xếp. ◎ Như: "điều giải" 調, "điều đình" 調.
5. (Động) Bỡn cợt, chọc ghẹo. ◎ Như: "điều hí" 調 đùa bỡn, "điều tiếu" 調 cười cợt.
6. (Tính) Thuận hòa. ◎ Như: "phong điều vũ thuận" 調 mưa gió thuận hòa.
7. Một âm là "điệu". (Động) Sai phái, phái khiển, xếp đặt. ◎ Như: "điệu độ" 調 sắp đặt, sắp xếp, "điệu binh khiển tướng" 調 chỉ huy điều khiển binh và tướng.
8. (Động) Đổi, dời, chuyển (chức vụ). ◎ Như: "điệu nhậm" 調 đổi quan đi chỗ khác.
9. (Động) Lường tính. ◎ Như: "điệu tra" 調 tra xét tính toán lại xem.
10. (Danh) Thanh luật trong âm nhạc, nhịp. ◇ Nguyễn Du : "Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri" 調, (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.
11. (Danh) Âm cao thấp trong ngôn ngữ. ◎ Như: "khứ thanh điệu" 調, "nhập thanh điệu" 調.
12. (Danh) Giọng nói. ◎ Như: "giá nhân thuyết thoại đái San Đông điệu nhi" 調 người này nói giọng Sơn Đông, "nam khang bắc điệu" 調 giọng nam tiếng bắc.
13. (Danh) Tài cán, phong cách. ◇ Lí Thương Ẩn : "Giả Sinh tài điệu cánh vô luân" 調 (Giả Sinh ) Giả Sinh (tức Giả Nghị) có tài năng không ai bằng.
14. (Danh) Lời nói, ý kiến. ◎ Như: "luận điệu" 調.
15. (Danh) Một thứ thuế đặt ra từ thời nhà Đường, đánh trên hàng tơ hàng vải. ◇ Phạm Đình Hổ : "Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu" , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.

Từ điển Thiều Chửu

① Điều hòa. Như điều quân 調 hòa đều nhau.
② Thu xếp cho việc nó xong xuôi cũng gọi là điều. Như điều đình 調.
③ Cười cợt. Như điều hí 調 đùa bỡn, điều tiếu 調 cười cợt, v.v.
④ Một âm là điệu. Sai phái đi. Như điệu binh 調 phái lính đi.
⑤ Đổi ngôi thứ đi cũng gọi là điệu. Như điệu nhậm 調 đổi quan đi chỗ khác.
⑥ Lường tính. Như điệu tra 調 tra xét tính toán lại xem.
⑦ Thuế hộ, một thứ thuế nhà Đường, tức là lối đánh thuế lấy hàng tơ hàng vải đời xưa vậy. (Trong ba nghĩa này ta quen dùng là chữ điều cả).
⑧ Điệu đàn điệu hát. Điệu có ý nghĩa là khí với vận ăn nhau mà nên nhịp hay. Cho nên tài cán của người cũng gọi là tài điệu 調. Nguyễn Du : Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri 調 Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hòa hợp: 調 Gia vị; 調 Mưa thuận gió hòa;
② Trêu, pha trò, cười cợt: 調 Trêu, chọc ghẹo, tán gái; 調 Nói đùa, pha trò;
③ Hòa giải;
④ Xúi giục. Xem 調 [diào].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều động, phân phối: 調 Điều động cán bộ; 調 Điều binh khiển tướng;
② Giọng nói: 調 Người này nói giọng Sơn Đông; 調 Giọng Nam tiếng Bắc;
③ (nhạc) Nhịp, nhịp điệu: 調 Điệu (hát) này rất hay;
④ (ngôn) Âm điệu. Xem 調 [tiáo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm cho hòa hợp — Xem xét, tìm biết — Một âm là Điệu. Xem Điệu.

Từ ghép 19

điệu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. điệu, khúc
2. nhử, dử (mồi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hợp, thích hợp. ◎ Như: "lê quất tảo lật bất đồng vị, nhi giai điều ư khẩu" , 調 lê quất táo dẻ không cùng vị, nhưng đều hợp miệng.
2. (Động) Chia đều, phân phối cho đồng đều.
3. (Động) Hòa hợp, phối hợp. ◎ Như: "điều vị" 調 gia vị, "điều quân" 調 hòa đều.
4. (Động) Làm cho hòa giải, thu xếp. ◎ Như: "điều giải" 調, "điều đình" 調.
5. (Động) Bỡn cợt, chọc ghẹo. ◎ Như: "điều hí" 調 đùa bỡn, "điều tiếu" 調 cười cợt.
6. (Tính) Thuận hòa. ◎ Như: "phong điều vũ thuận" 調 mưa gió thuận hòa.
7. Một âm là "điệu". (Động) Sai phái, phái khiển, xếp đặt. ◎ Như: "điệu độ" 調 sắp đặt, sắp xếp, "điệu binh khiển tướng" 調 chỉ huy điều khiển binh và tướng.
8. (Động) Đổi, dời, chuyển (chức vụ). ◎ Như: "điệu nhậm" 調 đổi quan đi chỗ khác.
9. (Động) Lường tính. ◎ Như: "điệu tra" 調 tra xét tính toán lại xem.
10. (Danh) Thanh luật trong âm nhạc, nhịp. ◇ Nguyễn Du : "Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri" 調, (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.
11. (Danh) Âm cao thấp trong ngôn ngữ. ◎ Như: "khứ thanh điệu" 調, "nhập thanh điệu" 調.
12. (Danh) Giọng nói. ◎ Như: "giá nhân thuyết thoại đái San Đông điệu nhi" 調 người này nói giọng Sơn Đông, "nam khang bắc điệu" 調 giọng nam tiếng bắc.
13. (Danh) Tài cán, phong cách. ◇ Lí Thương Ẩn : "Giả Sinh tài điệu cánh vô luân" 調 (Giả Sinh ) Giả Sinh (tức Giả Nghị) có tài năng không ai bằng.
14. (Danh) Lời nói, ý kiến. ◎ Như: "luận điệu" 調.
15. (Danh) Một thứ thuế đặt ra từ thời nhà Đường, đánh trên hàng tơ hàng vải. ◇ Phạm Đình Hổ : "Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu" , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.

Từ điển Thiều Chửu

① Điều hòa. Như điều quân 調 hòa đều nhau.
② Thu xếp cho việc nó xong xuôi cũng gọi là điều. Như điều đình 調.
③ Cười cợt. Như điều hí 調 đùa bỡn, điều tiếu 調 cười cợt, v.v.
④ Một âm là điệu. Sai phái đi. Như điệu binh 調 phái lính đi.
⑤ Đổi ngôi thứ đi cũng gọi là điệu. Như điệu nhậm 調 đổi quan đi chỗ khác.
⑥ Lường tính. Như điệu tra 調 tra xét tính toán lại xem.
⑦ Thuế hộ, một thứ thuế nhà Đường, tức là lối đánh thuế lấy hàng tơ hàng vải đời xưa vậy. (Trong ba nghĩa này ta quen dùng là chữ điều cả).
⑧ Điệu đàn điệu hát. Điệu có ý nghĩa là khí với vận ăn nhau mà nên nhịp hay. Cho nên tài cán của người cũng gọi là tài điệu 調. Nguyễn Du : Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri 調 Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều động, phân phối: 調 Điều động cán bộ; 調 Điều binh khiển tướng;
② Giọng nói: 調 Người này nói giọng Sơn Đông; 調 Giọng Nam tiếng Bắc;
③ (nhạc) Nhịp, nhịp điệu: 調 Điệu (hát) này rất hay;
④ (ngôn) Âm điệu. Xem 調 [tiáo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luật lệ của âm nhạc — Tiếng nhạc lên xuống — Dời chỗ — Sự tài giỏi.

Từ ghép 17

tráng, trượng
zhàng ㄓㄤˋ

tráng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gậy chống. ◎ Như: "thủ trượng" gậy chống. ◇ Luận Ngữ : "Thực kì trượng nhi vân" (Vi tử ) Chống gậy xuống đất rồi cào cỏ.
2. (Danh) Chỉ chung gậy, gộc, vật gì hình giống cây gậy. ◎ Như: "cán miến trượng" trục lăn bột.
3. (Danh) Hình phạt thời xưa, dùng côn, bổng, gậy đánh người phạm tội. § Xem "hình" .
4. (Động) Cầm, giữ. ◇ Lễ Kí : "Lục thập trượng ư hương, thất thập trượng ư quốc" , (Vương chế ) Sáu mươi chấp giữ việc làng, bảy mươi chấp giữ việc nước.
5. (Động) Tựa, dựa vào, trông cậy. ◇ Hán Thư : "Cận thần dĩ bất túc trượng hĩ" (Lí Tầm truyện ) Cận thần không đủ trông cậy.
6. (Động) Đánh khảo. ◇ Đường ngữ lâm : "Sảo bất như ý, tắc trượng chi" , (Bổ di ) Có chút gì không vừa ý, liền đánh đòn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gậy chống.
② Kẻ chống gậy gọi là trượng.
③ Cái trượng dùng để đánh người. Trong năm hình, trượng hình là một.
④ Một âm là tráng. Cầm, tựa.

trượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái gậy chống
2. gậy, que
3. người chống gậy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gậy chống. ◎ Như: "thủ trượng" gậy chống. ◇ Luận Ngữ : "Thực kì trượng nhi vân" (Vi tử ) Chống gậy xuống đất rồi cào cỏ.
2. (Danh) Chỉ chung gậy, gộc, vật gì hình giống cây gậy. ◎ Như: "cán miến trượng" trục lăn bột.
3. (Danh) Hình phạt thời xưa, dùng côn, bổng, gậy đánh người phạm tội. § Xem "hình" .
4. (Động) Cầm, giữ. ◇ Lễ Kí : "Lục thập trượng ư hương, thất thập trượng ư quốc" , (Vương chế ) Sáu mươi chấp giữ việc làng, bảy mươi chấp giữ việc nước.
5. (Động) Tựa, dựa vào, trông cậy. ◇ Hán Thư : "Cận thần dĩ bất túc trượng hĩ" (Lí Tầm truyện ) Cận thần không đủ trông cậy.
6. (Động) Đánh khảo. ◇ Đường ngữ lâm : "Sảo bất như ý, tắc trượng chi" , (Bổ di ) Có chút gì không vừa ý, liền đánh đòn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gậy chống.
② Kẻ chống gậy gọi là trượng.
③ Cái trượng dùng để đánh người. Trong năm hình, trượng hình là một.
④ Một âm là tráng. Cầm, tựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Cây) gậy: Gậy chống, ba toong; Chống gậy;
② Gậy gộc, vật giống gậy: Cầm dao vung gậy; Thanh gỗ cán mì;
③ Trượng (một hình cụ dùng để đánh phạt kẻ có tội thời xưa);
④ (văn) Người chống gậy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gậy để chống. Td: Thiền trượng ( gậy chống của nhà sư ) — Dựa vào. Nhờ cậy. Như chữ Trượng — Một hình phạt thời cổ, đánh tội nhân bằng gậy.

Từ ghép 12

ba, bà
pá ㄆㄚˊ

ba

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gãi, cào
2. bò, leo, trèo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bò. ◎ Như: "ba xuất môn ngoại" bò ra ngoài cửa. ◇ Thủy hử truyện : "Na hậu sanh ba tương khởi lai" (Đệ nhị hồi) Chàng trẻ (lồm cồm) bò trở dậy.
2. (Động) Leo, trèo, vin. ◎ Như: "ba thụ" trèo cây, "ba san" leo núi.
3. (Động) Nép, nằm ép mình xuống. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thặng hạ Tình Văn nhất nhân tại ngoại gian ốc nội ba trước" (Đệ thất thập thất hồi) Chỉ còn một mình Tình Văn nằm mọp trong nhà ở phòng ngoài.
4. (Động) Gãi, cào. ◎ Như: "ba dưỡng" gãi ngứa, "ba bối" gãi lưng .
5. (Động) Đào lên, móc ra, bới ra. ◇ Liêu trai chí dị : "(Nữ) hựu bạt đầu thượng trâm, thứ thổ sổ thập hạ, hựu viết: Ba chi. Sanh hựu tòng chi. Tắc úng khẩu dĩ hiện" (), , : . . (Cát Cân ) (Nàng) lại rút chiếc trâm trên đầu, chọc vài mươi nhát xuống đất, rồi lại bảo: Đào lên. Sinh làm theo. Thì thấy lộ ra một cái miệng vò.
6. (Động) (Dùng bừa, cào) cào đất, ban đất cho bằng.
7. (Danh) Cái cào, cái bừa (dụng cụ nhà nông).

Từ điển Thiều Chửu

① Gãi. Tục bảo bò cả chân cả tay là ba.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bò: Con sâu bò dưới đất;
② Trèo, leo, ngoi lên, trèo lên: Trèo cây; Tư tưởng ngoi lên (địa vị cao); Leo núi tuyết vượt đồng lầy; Trèo cao té nặng;
③ (văn) Gãi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cào, gãi — Bò bằng hai tay hai chân.

Từ ghép 4

hà, hạ
hē ㄏㄜ, hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ, kē ㄎㄜ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hoa sen

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây sen. § Còn gọi là "liên" , "phù cừ" .
2. (Danh) § Xem "bạc hà" .
3. Một âm là "hạ". (Động) Gánh, vác. ◇ Nguyễn Trãi : "Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ" , (Tặng hữu nhân ) Năm nào hẹn về Nhị Khê (quê hương của Nguyễn Trãi), Đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân.
4. (Động) Nhờ ơn, mang ơn (thường dùng trong thư từ). ◎ Như: "cảm hạ" cảm tạ.
5. (Động) Đảm đang, đảm nhiệm. ◇ Trương Hành : "Hà thiên hạ chi trọng nhậm" (Đông Kinh phú ) Gánh vác trọng trách trong thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Hoa sen.
② Bạc hà cây bạc hà, dùng cất dầu làm thuốc.
③ Một âm là hạ. Gánh vác.
④ Nhờ ơn.
⑤ Tự đảm đang lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sen, hoa sen: 【】hà hoa [héhua] a. Hoa sen; b. Sen;
② Xem [bòhe] Xem [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây sen. Hoa sen — Một âm là Hạ. Xem Hạ.

Từ ghép 12

hạ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vác trên vai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây sen. § Còn gọi là "liên" , "phù cừ" .
2. (Danh) § Xem "bạc hà" .
3. Một âm là "hạ". (Động) Gánh, vác. ◇ Nguyễn Trãi : "Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ" , (Tặng hữu nhân ) Năm nào hẹn về Nhị Khê (quê hương của Nguyễn Trãi), Đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân.
4. (Động) Nhờ ơn, mang ơn (thường dùng trong thư từ). ◎ Như: "cảm hạ" cảm tạ.
5. (Động) Đảm đang, đảm nhiệm. ◇ Trương Hành : "Hà thiên hạ chi trọng nhậm" (Đông Kinh phú ) Gánh vác trọng trách trong thiên hạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vác, gánh vác, đảm đương: Vác cuốc; Đôi vai vác nặng;
② (Làm) ơn: Làm ơn sớm trả lời; Cảm ơn Xem [hé].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo ý người khác. Chẳng hạn Bái hạ ( lĩnh ý mà làm ) — Một âm là Hà. Xem Hà.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.