cụ, quặc
jù ㄐㄩˋ, jué ㄐㄩㄝˊ

cụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sợ hãi
2. kính cẩn, khép nép

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Có vẻ kính cẩn, khép nép;
② Làm cho sợ hãi.

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Hoảng sợ, kinh hãi.
2. (Phó) Cung kính, kính phục. ◇ Đông Phương Sóc : "Ư thị Ngô vương quặc nhiên dịch dong, quyên tiến khứ kỉ, nguy tọa nhi thính" , , (Phi hữu tiên sanh luận ) Nhân đó Ngô vương kính cẩn đổi nét mặt, khiêm tốn ngồi trên ghế ngay ngắn mà nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Choáng mắt.
② Khép nép, tả cái dáng kính cẩn. Như quặc nhiên cải dong .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi hoảng hốt.
tốn
xùn ㄒㄩㄣˋ

tốn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quẻ Tốn (hạ đoạn) trong Kinh Dịch (chỉ có vạch dưới đứt, tượng Phong (gió), tượng trưng cho con gái trưởng, hành Mộc, tuổi Thìn và Tỵ, hướng Đông Nam)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Là một quẻ trong bát quái kinh Dịch, tượng cho gió. (2) Là một trong sáu mươi bốn quẻ, nghĩa là nhún thuận.
2. (Động) Nhường, từ nhượng. § Thông "tốn" .
3. (Tính) Nhún thuận, khiêm cung. ◇ Luận Ngữ : "Tốn dữ chi ngôn, năng vô duyệt hồ?" , (Tử Hãn ) Người ta lấy lời kính thuận mà nói với mình, thì làm sao mà không vui lòng được?

Từ điển Thiều Chửu

① Quẻ tốn, là một quẻ trong bát quái nghĩa là nhún thuận.
② Nhường, cùng nghĩa với chữ tốn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Quẻ tốn (trong bát quái);
② Nhường (dùng như , bộ );
③ Khiêm tốn, nhũn nhặn (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh Dịch, chỉ về cây cối, gió và con gái lớn — Dùng như chữ Tốn .

Từ ghép 1

thinh, thính
tīng ㄊㄧㄥ, tìng ㄊㄧㄥˋ

thinh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghe, dùng tai để nghe. ◎ Như: "thính âm nhạc" nghe nhạc, "thám thính" dò la.
2. (Động) Nghe theo. ◇ Chiến quốc sách : "Sĩ Úy dĩ chứng Tĩnh Quách Quân, Tĩnh Quách Quân bất thính, Sĩ Úy từ nhi khứ" , , (Tề sách nhất ) Sĩ Úy vạch rõ (những tật xấu của Tề Mạo Biện ), Tĩnh Quách Quân không nghe theo, Sĩ Úy bèn cáo từ mà ra đi.
3. (Động) Thuận theo, phục tòng. ◎ Như: "thính giáo" vâng nghe lời dạy bảo.
4. (Động) Xử đoán, xét xử. ◎ Như: "thính tụng" xử kiện.
5. (Động) Mặc, mặc kệ. ◎ Như: "thính kì sở chi" mặc kệ đi đâu thì đi. ◇ Liêu trai chí dị : "Kí phi thống dưỡng, thính chi khả hĩ" , (Tiên nhân đảo ) Đã không đau ngứa nữa, thì cứ kệ vậy được rồi.
6. (Động) Đợi chờ. ◇ Từ Vị : "Lệnh trì hoàn hương, hưu tức tam nguyệt, nhưng thính thủ dụng" , , (Thư mộc lan ) Truyền lệnh cho về làng, nghỉ ngơi ba tháng, chờ được bổ dụng.
7. (Danh) Tai. ◎ Như: "bế mục tắc thính" nhắm mắt bưng tai.
8. (Danh) Dịch âm Anh ngữ "tin". Lượng từ: hộp, chai, lọ. ◎ Như: "nhất thính nãi phấn" một lọ phấn trang sức.
9. (Danh) Họ "Thính".
10. Một âm là "thinh". (Danh) Tòa, sảnh. § Thông "thính" . ◎ Như: "thinh sự" tòa giữa, tức là nơi tòa xét xử việc kiện cáo.

thính

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghe

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghe, dùng tai để nghe. ◎ Như: "thính âm nhạc" nghe nhạc, "thám thính" dò la.
2. (Động) Nghe theo. ◇ Chiến quốc sách : "Sĩ Úy dĩ chứng Tĩnh Quách Quân, Tĩnh Quách Quân bất thính, Sĩ Úy từ nhi khứ" , , (Tề sách nhất ) Sĩ Úy vạch rõ (những tật xấu của Tề Mạo Biện ), Tĩnh Quách Quân không nghe theo, Sĩ Úy bèn cáo từ mà ra đi.
3. (Động) Thuận theo, phục tòng. ◎ Như: "thính giáo" vâng nghe lời dạy bảo.
4. (Động) Xử đoán, xét xử. ◎ Như: "thính tụng" xử kiện.
5. (Động) Mặc, mặc kệ. ◎ Như: "thính kì sở chi" mặc kệ đi đâu thì đi. ◇ Liêu trai chí dị : "Kí phi thống dưỡng, thính chi khả hĩ" , (Tiên nhân đảo ) Đã không đau ngứa nữa, thì cứ kệ vậy được rồi.
6. (Động) Đợi chờ. ◇ Từ Vị : "Lệnh trì hoàn hương, hưu tức tam nguyệt, nhưng thính thủ dụng" , , (Thư mộc lan ) Truyền lệnh cho về làng, nghỉ ngơi ba tháng, chờ được bổ dụng.
7. (Danh) Tai. ◎ Như: "bế mục tắc thính" nhắm mắt bưng tai.
8. (Danh) Dịch âm Anh ngữ "tin". Lượng từ: hộp, chai, lọ. ◎ Như: "nhất thính nãi phấn" một lọ phấn trang sức.
9. (Danh) Họ "Thính".
10. Một âm là "thinh". (Danh) Tòa, sảnh. § Thông "thính" . ◎ Như: "thinh sự" tòa giữa, tức là nơi tòa xét xử việc kiện cáo.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghe, dùng tai để nghe gọi là chữ thính, như thính thư nghe sách, thám thính dò la.
② Thuận theo, như thính giáo vâng nghe lời dạy bảo.
③ Xử đoán, như thính tụng xử kiện.
④ Mặc, mặc kệ. Như thính kì sở chi mặc kệ đi đâu thì đi.
⑤ Ðợi chờ.
⑥ Một âm là thinh. Tòa giữa gọi là thinh sự tức là nơi tòa xét xử việc kiện cáo vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghe: Anh nghe xem ở ngoài có tiếng động gì;
② Nghe theo, thuận theo, vâng theo, tiếp thụ ý kiến: Không nghe lời; Tôi đã bảo anh ấy rồi, nhưng anh ấy không nghe; Vâng theo lời dạy bảo; Đều thuận theo lời nói và kế sách (của họ) (Ngụy thư: Thôi Hạo liệt truyện);
③ Mặc, mặc kệ, để mặc cho: Mặc cho tự nhiên, tùy; Mặc người ta muốn làm sao thì làm; Mặc cho đi đâu thì đi; Việc này cũng tùy ở người đó quyết định, không thể nói là để mặc cho trời (Thẩm Mục Phổ: Vọng giang đình);
④ (đph) Hộp: Ba hộp thịt lợn;
⑤ (văn) Tai mắt: Người nhân cai trị một nước vuông mười dặm thì sẽ có con mắt đạt thấu tới trăm dặm (Tuân tử);
⑥ (văn) Sảnh, sảnh đường (dùng như , bộ 广);
⑦ (văn) Xử đoán, xét xử: Xử kiện thì ta cũng làm giống như người khác được vậy (Luận ngữ);
⑧ (văn) Xử lí, xử trí: Xử lí cùng lúc nhiều việc (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lối viết giản dị của chữ Thính .

Từ ghép 11

zhì ㄓˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cờ hiệu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cờ, tinh kì. ◇ Sử Kí : "Triệu kiến ngã tẩu, tất không bích trục ngã, nhược tật nhập Triệu bích, bạt Triệu xí, lập Hán xích xí" , , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Triệu thấy ta chạy, tất đổ hết quân ra đuổi ta, các người lập tức xông vào doanh trại quân Triệu, nhổ cờ Triệu, cắm cờ đỏ của Hán.
2. (Danh) Dấu hiệu, kí hiệu. ◇ Hậu Hán Thư : "Dĩ thải diên phùng kì quần vi xí" (Ngu Hủ truyện ) Lấy dải mũ lụa màu khâu vào xiêm của mình để làm dấu hiệu.

Từ điển Thiều Chửu

① Cờ hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cờ hiệu, ngọn (cờ), (cờ) xí: Ngọn cờ thắng lợi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá cờ dùng trong quân đội — Chỉ chung các loại cờ. Td: Kì xí ( các lá cờ, ta thường đọc trại là Cờ xí ).

Từ ghép 3

khách
kè ㄎㄜˋ

khách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khách, người ngoài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Khách" , đối lại với "chủ nhân" . ◎ Như: "tân khách" khách khứa, "thỉnh khách" mời khách. ◇ Cổ nhạc phủ : "Khách tòng viễn phương lai, Di ngã song lí ngư" , (Ẩm mã trường thành quật hành ) Khách từ phương xa lại, Để lại cho ta cặp cá chép.
2. (Danh) Tiếng xưng hô của người bán (hoặc cung cấp dịch vụ) đối với người mua (người tiêu thụ): khách hàng. ◎ Như: "thừa khách" khách đi (tàu, xe), "khách mãn" 滿 đủ khách.
3. (Danh) Phiếm chỉ người hành nghề hoặc có hoạt động đặc biệt. ◎ Như: "thuyết khách" nhà du thuyết, "chánh khách" nhà chính trị, "châu bảo khách" người buôn châu báu.
4. (Danh) Người được nuôi ăn cho ở tại nhà quý tộc môn hào ngày xưa (để giúp việc, làm cố vấn). ◇ Chiến quốc sách : "Hậu Mạnh Thường Quân xuất kí, vấn môn hạ chư khách thùy tập kế hội" , (Tề sách tứ , Tề nhân hữu Phùng Huyên giả ) Sau Mạnh Thường Quân giở sổ ra, hỏi các môn khách: Vị nào quen việc kế toán?
5. (Danh) Người ở xa nhà. ◇ Vương Duy : "Độc tại dị hương vi dị khách, Mỗi phùng giai tiết bội tư thân" , (Cửu nguyệt cửu nhật ức San Đông huynh đệ ) Một mình ở quê người làm khách lạ, Mỗi lần gặp tiết trời đẹp càng thêm nhớ người thân.
6. (Danh) Phiếm chỉ người nào đó. ◎ Như: "quá khách" người qua đường.
7. (Danh) Lượng từ: suất ăn uống. ◎ Như: "nhất khách phạn" một suất cơm khách.
8. (Danh) Họ "Khách".
9. (Động) Ở trọ, ở ngoài đến ở nhờ. ◇ Tam quốc chí : "Hội thiên hạ chi loạn, toại khí quan khách Kinh Châu" , (Ngụy thư , Đỗ Kì truyện ) Biết rằng thiên hạ loạn, bèn bỏ quan, đến ở trọ tại Kinh Châu.
10. (Động) Đối đãi theo lễ dành cho tân khách. ◇ Sử Kí : "Ngũ niên, Sở chi vong thần Ngũ Tử Tư lai bôn, công tử Quang khách chi" , , (Ngô Thái Bá thế gia ) Năm thứ năm, bề tôi lưu vong nước Sở là Ngũ Tử Tư đến, công tử Quang đối đãi như khách.
11. (Tính) Lịch sự xã giao. ◎ Như: "khách khí" khách sáo.
12. (Tính) Thứ yếu. ◇ Cố Viêm Vũ : "Truyện vi chủ, kinh vi khách" , (Nhật tri lục , Chu Tử Chu dịch bổn nghĩa ) Truyện là chính, kinh là phụ.
13. (Tính) Ngoài, ngoài xứ. ◎ Như: "khách tử" chết ở xứ lạ quê người.
14. (Tính) Có tính độc lập không tùy thuộc vào ý muốn hoặc cách nhìn sự vật của mỗi người. ◎ Như: "khách quan" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khách, đối lại với chủ .
② Gửi, trọ, ở ngoài đến ở nhờ gọi là khách.
③ Mượn tạm, như khách khí dụng sự mượn cái khí hão huyền mà làm việc, nghĩa là dùng cách kiêu ngạo hão huyền mà làm, chớ không phải là chân chính. Tục cho sự giả bộ ngoài mặt không thực bụng là khách khí , như ta quen gọi là làm khách vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khách, môn khách, thực khách, khách khanh, khách khứa: Tiếp khách; Tân khách, khách khứa; Thần nghe các quan đề nghị đuổi khách khanh, trộm nghĩ như vậy là lầm (Lí Tư: Gián trục khách thư);
② Hành khách: Xe hành khách;
③ Khách (hàng): Khách hàng;
④ (văn) Ở trọ, ở nhờ, làm khách, sống nơi đất khách: Năm năm làm khách (ở nhà) nơi Thục Quận (Đỗ Phủ: Khứ Thục);
⑤ (cũ) Người, kẻ...: Người hào hiệp; Thuyết khách;
⑥ [Kè] (Họ) Khách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ngoài tới nhà mình. Td: Chủ khách — Người đi đường. Td: Hành khách , Lữ khách . Td: Chính khách — Gửi tạm. Nhờ.

Từ ghép 75

ấp khách 揖客bạo khách 暴客bô khách 逋客chiêu khách 招客chính khách 政客chủ khách 主客chưởng khách 掌客cố khách 顧客dạ khách 夜客dã khách 野客dị khách 異客du khách 遊客đãi khách 待客điển khách 典客điếu khách 弔客hành khách 行客hiệp khách 俠客khách địa 客地khách điếm 客店khách đường 客堂khách hộ 客戶khách hộ 客户khách khí 客气khách khí 客氣khách nhân 客人khách quán 客舘khách quan 客觀khách quan 客观khách quán 客館khách sạn 客栈khách sạn 客棧khách sảnh 客厅khách sảnh 客廳khách sáo 客套khách thể 客體khách thương 客商khách tinh 客星khách tử 客死khách xa 客車khách xa 客车khê khách 溪客kiếm khách 劍客lữ khách 旅客lưu khách 畱客mặc khách 墨客mị khách 媚客nhã khách 雅客phát khách 發客phiêu khách 鏢客quá khách 過客quan khách 官客quý khách 貴客sinh khách 生客tạ khách 謝客tác khách 作客tạm khách 暫客tản khách 散客tàn khách 殘客tao khách 騷客tao nhân mặc khách 騷人墨客tân khách 賓客thanh khách 清客thích khách 刺客thục khách 熟客thuyết khách 說客thừa khách 乘客thực khách 食客thượng khách 上客tiếp khách 接客tố khách 做客tri khách 知客trích khách 謫客ưu khách 憂客viễn khách 遠客vũ khách 羽客
vịnh
yǒng ㄧㄨㄥˇ

vịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

vịnh thơ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ca hát, ngâm, đọc văn thơ có âm điệu ngân nga trầm bổng. ◎ Như: "ngâm vịnh" ca ngâm. ◇ Luận Ngữ : "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" , , , , Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hứng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
2. (Động) Diễn tả, biểu đạt. ◇ Tấn Thư : "Hoành hữu dật tài, văn chương tuyệt mĩ, tằng vi vịnh sử thi, thị kì phong tình sở kí" , , , (Viên Hoành truyện ) Hoành có biệt tài, văn chương tuyệt mĩ, đã từng diễn dịch sử thi, để gửi gắm tâm tình của mình.
3. (Động) Ca tụng, tán dương. ◇ Ban Cố : "Há vũ thướng ca, đạo đức vịnh nhân" , (Đông đô phú ) Xuống múa lên ca, Tán dương nhân đức.
4. Cũng viết là "vịnh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm vịnh, đọc văn thơ đến chỗ có âm điệu phải kéo dài giọng đọc ra gọi là vịnh. Có khi viết là vịnh .

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngâm vịnh, hát: Hát, ca hát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hát lên. Ngâm lên. Td: Ngâm vịnh. Kêu hót ( nói về loài chim ) — Dùng thơ để bày tỏ tình cảm của mình về một việc hay một sự vật. Đoạn trường tân thanh : » Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần «.

Từ ghép 11

tiêu
jiāo ㄐㄧㄠ, qiāo ㄑㄧㄠ, qiáo ㄑㄧㄠˊ

tiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây chuối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gai sống.
2. (Danh) Gọi tắt của "ba tiêu" cây chuối. Có khi gọi là "cam tiêu" hay "hương tiêu" .
3. (Danh) Củi, gỗ vụn. § Thông "tiều" . ◇ Liệt Tử : "Khủng nhân kiến chi dã, cự nhi tàng chư hoàng trung, phú chi dĩ tiêu" , , (Chu Mục vương ) Sợ người khác thấy (con hươu), vội vàng giấu nó trong cái hào cạn, lấy cành cây, củi vụn phủ lên.
4. § Thông "tiều" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gai sống.
② Cùng nghĩa với chữ tiêu .
③ Ba tiêu cây chuối. Có khi gọi là cam tiêu hay hương tiêu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Chuối: Chuối tiêu;
② (văn) Gai sống;
③ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây chuối. Còn gọi là ba tiêu. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên «.

Từ ghép 3

lệ, đãi
dài ㄉㄞˋ, dì ㄉㄧˋ, lì ㄌㄧˋ, yì ㄧˋ

lệ

giản thể

Từ điển phổ thông

1. phụ thuộc
2. lối chữ lệ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kịp đến, đuổi theo sau. § Cũng như "đãi" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tôi tớ: Nô lệ; Tôi mọi;
② (Phụ) thuộc: Lệ thuộc;
③ (Nha) dịch: Sai dịch; Lính lệ;
④ Lối chữ lệ. 【】lệ thư [lìshu] Lối chữ lệ (thời Hán);
⑤ (văn) Tập luyện, học tập;
⑤ [Lì] (Họ) Lệ.

Từ ghép 1

đãi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kịp đến, đuổi theo sau. § Cũng như "đãi" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng nghĩa với chữ đãi .

Từ điển Trần Văn Chánh

Kịp (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kịp. Kịp đến — Một trong các bộ chữ Trung Hoa.
phú, phúc, phục
fòu ㄈㄡˋ, fù ㄈㄨˋ

phú

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ ghép 2

phúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chăm non săn sóc — Lật lại — Bỏ đi. Miễn đi — Một âm là Phục. Xem Phục.

Từ ghép 2

phục

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Chấn, trên quẻ Khôn. Chỉ sự trở lại, trở về — Đáp lại. Trả lời — Báo cho biết — Một âm là Phúc. Xem Phúc.

Từ ghép 32

lãnh, lĩnh
lǐng ㄌㄧㄥˇ

lãnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đỉnh núi có thể thông ra đường cái, đường đèo: Núi cao đèo dốc; Vượt núi băng đèo;
② Dải núi cao lớn: (Núi) Nam Lĩnh; (Núi) Bắc Lĩnh; (Núi) Tần Lĩnh; (Núi) Đại Hưng An;
③ Chỉ riêng dãy Ngũ Lĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường đi trên núi — Sườn núi. Dãy núi — Cũng đọc Lĩnh.

Từ ghép 1

lĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

đỉnh núi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đỉnh núi có thể thông ra đường cái. ◇ Vương Hi Chi : "Thử địa hữu sùng san tuấn lĩnh, mậu lâm tu trúc" , (Lan Đình thi tự ) Đất này có núi cao, đỉnh lớn, rừng rậm trúc dài.
2. (Danh) Dải núi dài liên tiếp nhau. ◇ Tô Thức : "Hoành khan thành lĩnh trắc thành phong, Viễn cận cao đê các bất đồng" , (Đề Tây Lâm bích 西) Nhìn ngang thì thành dải núi dài, nhìn nghiêng thành đỉnh núi cao, Xa gần cao thấp, mỗi cách không như nhau.
3. (Danh) Tên gọi tắt của "Ngũ Lĩnh" . ◇ Hán Thư : "Sĩ tốt đại dịch, binh bất năng du Lĩnh" , (Nam Việt truyện ) Sĩ tốt bị bệnh dịch nặng, quân không thể vượt qua Ngũ Lĩnh.
4. (Danh) "Hồng Lĩnh" núi ở Nghệ Tĩnh, Việt Nam. ◇ Nguyễn Du : "Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán" (Quỳnh Hải nguyên tiêu ) Chốn Hồng Lĩnh không có nhà, anh em tan tác.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðỉnh núi có thể thông ra đường cái được gọi là lĩnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đỉnh núi có thể thông ra đường cái, đường đèo: Núi cao đèo dốc; Vượt núi băng đèo;
② Dải núi cao lớn: (Núi) Nam Lĩnh; (Núi) Bắc Lĩnh; (Núi) Tần Lĩnh; (Núi) Đại Hưng An;
③ Chỉ riêng dãy Ngũ Lĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng đọc Lãnh. Xem Lãnh.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.